You are on page 1of 24

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần làm tốt các việc sau:
• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
• Đọc tài liệu:
o Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Chủ biên: PGS.TS Trần Văn Nam
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua
email.
• Trang Web môn học.
Nội dung
• Khái niệm Thương mại quốc tế và Luật Thương mại quốc tế
• Chủ thể trong thương mại quốc tế
• Nguồn của Luật thương mại quốc tế
• Nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế
• Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế
Mục tiêu
Bài học này nhằm giúp sinh viên như sau: .
✓ Hiểu được các nội hàm của thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
✓ Nhận dạng các loại chủ thể của luật thương mại quốc tế, điều kiện của chủ thể khi
tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
✓ Hiểu được các nguồn luật điều chỉnh của luật thương mại quốc tế
✓ Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế.
✓ Hiểu được khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của các thiết chế cơ bản điều
chỉnh thương mại quốc tế. Đặc biệt, tìm hiểu về thiết chế có vai trò quan trọng trong
thương mại quốc tế là Tổ chức thương mại thế giới WTO.
BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Hướng dẫn học


Để học tốt bài này, sinh viên cần làm tốt các việc sau:
• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
• Đọc tài liệu:
o Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Chủ biên: PGS.TS Trần Văn Nam
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
• Trang Web môn học.
Nội dung
• Thương mại quốc tế và Luật Thương mại quốc tế
• Chủ thể trong thương mại quốc tế
• Nguồn của Luật thương mại quốc tế
• Nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế
• Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế
Mục tiêu
Bài học này nhằm giúp sinh viên như sau: .
✓ Hiểu được các nội hàm của thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
✓ Nhận dạng các loại chủ thể của luật thương mại quốc tế, điều kiện của chủ
thể khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
✓ Hiểu được các nguồn luật điều chỉnh của luật thương mại quốc tế
✓ Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế.
✓ Hiểu được khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của các thiết chế cơ bản
điều chỉnh thương mại quốc tế. Đặc biệt, tìm hiểu về thiết chế có vai trò quan
trọng trong thương mại quốc tế là Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tình huống dẫn nhập
Xác định sự khác nhau giữa hai tình huống sau:
1. Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EU) đã chính thức ký kết
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
2. Công ty A có trụ sở chính tại Việt Nam ký hợp đồng mua lô hàng tủ lạnh từ Công ty
B có trụ sở tại Thái Lan.

1. Xác định chủ thể của các quan hệ trên ?


2. Xác định loại quan hệ xã hội trong hai tình huống trên?
3. Nguồn luật nào sẽ điều chỉnh những quan hệ trên?
1.1. Thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
1.1.1. Thương mại quốc tế
Trên cơ sở tiếp cận từ nền tảng lý luận về đối tượng điều chỉnh của một lĩnh vực pháp
luật, để xây dựng khái niệm luật thương mại quốc tế, trước hết cần hiểu thương mại quốc
tế là gì. Thương mại quốc tế được hiểu thông qua tìm hiểu lịch sử hoạt động thương mại
quốc tế:
Lịch sử có thể chia làm 04 giai đoạn và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và giao thông vận tải
- Thời kỳ thứ nhất, bắt đầu từ thế kỷ 19 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công
nguyên. Trong thời kỳ này, hoạt động thương mại quốc tế đã được coi là hình thành khi
mà các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa không còn bị bó hẹp trong từng quốc gia
nhất định mà đã vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia nhưng ở quy mô nhỏ, điển hình
sự hình thành của “con đường tơ lụa”.
- Thời kỳ thứ hai kéo dài từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13. Trong thời kỳ này do chiến tranh liên
miên giữa các thế lực phong kiến nên thương mại quốc tế kém phát triển.
- Thời kỳ thứ ba được tính từ thế kỷ 14 đến năm 1945. Đây là thời kỳ đánh dấu sự phát
triển mạnh của thương mại quốc tế, hoạt động thương mại hàng hóa phát triển cùng với
sự phát triển của vận tải đường biển phát triển. Đặc biệt, hàng loạt các dịch vụ liên
quan tới hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển như dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm....
- Thời kỳ thứ tư được xác định từ năm 1945 đến nay. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
chưa từng có của thương mại quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ này có được nhờ những
thành tựu khoa học kỹ thuật và sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia đối với thương
mại quốc tế mà mở đầu bằng việc hình thành GATT (1947) và sự ra đời của WTO
(1995).
Như vậy, thương mại quốc tế đã dần có sự thay đổi cả về đối tượng và chủ thể:
- Về nội dung: từ hàng hóa đến dịch vụ và sở hữu trí tuệ
- Về chủ thể: không chỉ có cá nhân mà có sự tham gia của nhiều pháp nhân và các quốc
gia
Với sự đa dạng trên nên khái niệm thương mại quốc tế khó được dùng một cách thống
nhất trong các nguồn luật. Có thể tham khảo khái niệm này trong pháp luật quốc gia
của các nước, ví dụ: Việt Nam có khái niệm “hoạt động thương mại” tại Khoản 1 Điều
3 và khái niệm “Mua bán hàng hóa quốc tế” tại Điều 27 Luật thương mại 2005.
Khái niệm thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế được hiểu là các hoạt động
thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan.
Cần phân biệt giữa “thương mại quốc tế” (International trade) và “kinh doanh quốc
tế”(International commerce). Trong phạm vi môn học này, thương mại quốc tế được
hiểu là theo nghĩa rộng bao gồm cả quan hệ thương mại quốc tế diễn ra giữa các quốc
gia và thực thể công (thương mại quốc tế theo nghĩa hẹp), và kinh doanh quốc tế, quan
hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân
1.1.2 Luật thương mại quốc tế
Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lý nhất định.
- Trong thời kỳ đầu tiên, hoạt động thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi thỏa thuận do
chính thương nhân xây dựng và thực hiện, gọi là “thỏa thuận quân tử”
- Sau này, Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
Khái niệm: Luật thương mai quốc tế: Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc,
các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Dựa trên cơ sở khái niệm hoạt động thương mại quốc tế, cũng cần phân biệt giữa Luật
Thương mại quốc tế và Luật kinh doanh quốc tế. Trong đó, Luật thương mại quốc tế theo nghĩa
rộng bao gồm Luật thương mại theo nghĩa hẹp ( Luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế
theo nghĩa hẹp) và Luật kinh doanh quốc tế. Hai mảng này điều chỉnh những nhóm quan hệ
khác nhau nên có nguồn khác nhau.
Theo khái niệm trên, có ba nhóm vấn đề của Luật thương mại quốc tế cần nghiên cứu:
- Chủ thể
- Nguồn luật điều chỉnh
- Nguyên tắc cơ bản
1.2 CHỦ THỂ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Theo nội hàm khái niệm Thương mại quốc tế, Luật thương mại quốc tế ở trên, có thể
thấy rằng chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và chịu sự điều chỉnh của
Luật thương mại quốc tế gồm bốn nhóm sau:
- Cá nhân
- Pháp nhân
- Quốc gia
- Chủ thể khác
Mỗi loại chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế với tư cách pháp lý riêng
biệt, để có những hình dung cơ bản nhất về những loại chủ thể này cần phải xem xét một
số yếu tố như:
- Khái niệm chủ thể
- Điều kiện để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thương mại quốc tế
1.2.1 Cá nhân
Cá nhân hay còn gọi là thể nhân, tự nhiên nhân
- Điều kiện tham gia quan hệ thương mại quốc tế: Có thể được quy định cụ thể hoặc
không cụ thể, quy định riêng cho hoặc phải theo quy chế của thương nhân. Pháp luật các
nước quy định khác nhau về điều kiện này nhưng nhìn chung gồm hai nhóm điều kiện cơ
bản: Điều kiện về nhân thân, điều kiện về nghề nghiệp.
+ Điều kiện về nhân thân: Gắn với một con người cụ thể, gồm năng lực pháp luật,
năng lực hành vi và những yêu cầu khác như không bị tước quyền kinh doanh, không đang
chấp hành án phạt tù…
Ví dụ: Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự nói chung được quy định tại Bộ
Luật dân sự 2015.
+ Điều kiện về nghề nghiệp: Làm một số nghề nhất định sẽ không được tham gia hoạt
động thương mại nói chung, hoạt động thương mại quốc tế nói riêng:
Ví dụ:
- Pháp: Theo Luật thương mại của Cộng hòa Pháp thì một số nghề không được tham gia
vào hoạt động thương mại quốc tế như luật sư, bác sĩ, công chứng viên, chấp hành
viên.
- Việt Nam: Pháp luật Việt Nam quy định các điều kiện để cá nhân trở thành thương
nhân, tham gia hoạt động thương mại nói chung tại Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam
2005
1.2.2 Pháp nhân
Khái niệm: Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi thỏa
mãn các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.
Hình thức tồn tại của pháp nhân trong thương mại quốc tế rất đa dạng như các loại
hình công ty và các chủ thể kinh doanh khác khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc
tế được gọi là thương nhân.
Để trở thành thương nhân, pháp nhân phải thỏa mãn các điều kiện được quy định trong
pháp luật quốc gia, thương là luật thương mại của các nước.
Ví dụ: Việt Nam quy định các điều kiện của thương nhân tại Điều 6 Luật thương mại
2005.
Khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế, thương nhân có thể phải thỏa mãn các
điều kiện bổ sung được quy định dành riêng cho thương nhân nước ngoài bên cạnh các
quy định dành riêng cho thương nhân nói chung.
1.2.3 Quốc gia
Quốc gia tham gia vào nhiều hoạt động thương mại quốc tế khác nhau, có thể là giữa
quốc gia các quốc gia, thực thể công khác, hoặc giữa quốc gia với các thực thể tư như cá
nhân, pháp nhân. Cụ thể, quốc gia tham gia vào mối quan hệ thương mại quốc tế trong hai
trường hợp sau:
+ Ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về thương mại quốc tế hay còn gọi là cam
kết thương mại quốc tế, ấn định quyền và nghĩa vụ của quốc gia và các thực thể công khác
trong hoạt động thương mại quốc tế. Những thỏa thuận này hình thành chính sách thương
mại quốc tế về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ… của các quốc
gia. Đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế.
Ví dụ: Các hiệp định trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam- Liên Minh Châu Âu (EU)
+ Tham gia các quan hệ thương mại quốc tế với các chủ thể khác như cá nhân, pháp
nhân.
Ví dụ: Quốc gia ký hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư như hợp đồng BOT, BTO, BT..
với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong mối quan hệ thứ hai, với tư cách là chủ thể có chủ quyền, quốc gia được hưởng
quyền miễn trừ về chủ quyền (sovereign immunity), do vậy trong quan hệ hợp đồng
thương mại quốc tế với cá nhân, pháp nhân khác một số nguyên tắc cơ bản trong giao dịch
hợp đồng sẽ bị hạn chế áp dụng như nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật.
- Nguyên tắc bình đẳng: Trong quan hệ hợp đồng các bên chủ thể luôn bình đẳng với nhau.
Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên chủ thể là quốc gia thì
nguyên tắc bình đẳng hầu như không được đặt ra. Nói cách khác, khi một hợp đồng kinh doanh
quốc tế được ký kết giữa quốc gia và thương nhân (thể nhân hoặc pháp nhân) thì nguyên tắc
bình đẳng giữa các bên chủ thể không được áp dụng.
- Nguyên tắc chọn luật: Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế giữa các thương nhân
với nhau thì các bên được tự do thỏa thuận về luật áp dụng. Các bên có thể chọn luật từ các
nguồn luật khác nhau của hợp đồng thương mại quốc tế như pháp luật quốc gia, điều ước quốc
tế, tập quán thương mại quốc tế…Trong đó, riêng nguồn pháp luật quốc gia thì có thể lựa chọn
pháp luật quốc gia nơi các bên có quốc tịch, luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp
đồng, luật nơi có tài sản…Tuy nhiên, vấn đề chọn luật sẽ không đặt ra trong quan hệ hợp đồng
giữa quốc gia với cá nhân, pháp nhân, pháp luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ
hợp đồng đó sẽ là luật điều chỉnh của hợp đồng.
Những ưu đãi từ nguyên tắc miễn trừ chủ quyền quốc gia trên tạo ra sự không bình đẳng,
tâm lý không an tâm cho các thương nhân trong quá trình tiến hành giao dịch thương mại quốc
tế với quốc gia, gây cản trở các giao dịch này trong thương mại quốc tế. Do đó, trong xu thế
hội nhập nền kinh tế quốc tế, để khuyến khích và thu hút các hoạt động nguyên tắc trên đã
không còn được các quốc gia sử dụng triệt để, thay vào đó là áp dụng nguyên tắc miễn trừ chủ
quyền quốc gia tương đối. Trong khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, học thuyết về quyền
miễn trừ quốc gia có giới hạn (The doctrine of restricted state immunity) đã và đang ngày càng
được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế. Theo học thuyết này thì
quốc gia có thể tự hạn chế quyền miễn trừ của mình. Trong trường hợp này quốc gia sẽ chịu
trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng giống như các chủ thể khác và kể cả có thể chấp
nhận bị thương nhân nước ngoài kiện ra các cơ quan tài phán.
Ý nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc miễn trừ chủ quyền tương đối là việc thúc đẩy thúc
đẩy các giao dịch thương mại quốc tế, tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa các bên tham
gia quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế.
Cách thức quy định trong pháp luật quốc gia hoặc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế.
Ví dụ: Luật về miễn trừ chủ quyền nước ngoài của Hoa kỳ năm 1976 (Foreign Sovereign
Immunities Act 1976); Công ước Washington (1965) về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh
vực đầu tư giữa các quốc gia và các công dân nước khác; Các hiệp định đầu song phương
(BITs), hiệp định thương mại tự do (FTAs) có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Ngoài những chủ thể trên có thể có một số chủ thể khác tham gia vào quan hệ thương mại
quốc tế như các tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế…Chủ thể này không mang
tư cách của quốc gia hay cá nhân, pháp nhân nhưng cũng tham gia vào các quan hệ thương mại
quốc tế.
1.3 NGUỒN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Có bốn loại nguồn của Luật thương mại quốc tế
- Pháp luật quốc gia
- Điều ước quốc tế
- Tập quán thương mại quốc tế
- Nguồn khác
Dưới đây sẽ nghiên cứu từng loại nguồn dựa trên cơ sở một số tiêu chí như: khái niệm,
hình thức và điều kiện áp dụng nguồn luật…
1.3.1. Pháp luật quốc gia
* Khái niệm: Luật quốc gia trong thương mại quốc tế, là tổng hợp các quy định điều chỉnh
các hoạt động của các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
* Hình thức: Phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật nhất định có thê Với tư cách là nguồn
của luật thương mại quốc tế, luật quốc gia có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản không
được thể hiện dưới hình thức văn bản. Nguồn luật này được thể hiện dưới hình thức nào thì
hoàn toàn phụ thuộc vào từng hệ thống pháp thống pháp luật nhất định.
* Áp dụng luật của mỗi quốc gia:
Pháp luật của mỗi quốc gia được áp dụng trong những trường hợp sau
Một là: khi các bên chủ thể trong thương mại quốc tế thoả thuận áp dụng pháp luật quốc
gia. Có thể thỏa thuận:
+ Pháp luật quốc gia của các bên trong hợp đồng
+ Pháp luật của nước thứ ba có liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế như luật nơi
ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi có tài sản…
Ví dụ: pháp luật Việt Nam được lựa chọn áp dụng cho quan hệ hợp đồng thì những quy
định trong các văn bản như Bộ Luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005, các văn bản pháp luật
chuyên ngành như Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm, … hoặc án lệ (nếu có) sẽ
được áp dụng cho quan hệ hợp đồng.
Hai là: pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.
Trong trường hợp, mặc dù các bên chủ thể không thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng, nhưng
trong các nguồn luật liên quan có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của một quốc
gia nào đó, thì pháp luật được dẫn chiếu sẽ trở thành luật áp dụng cho quan hệ thương mại quốc
tế.
Các hệ thuộc luật thường được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.
Luật quốc tịch của các bên chủ thể (Lex nationalis)
Luật nơi cư trú của các bên chủ thể (Lex domicilii)
Luật nơi có vật (Lex rei sitae)
Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus)
Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex loci solutioniss)
Ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai quốc gia thỏa thuận luật áp dụng để xác định
hình thức của hợp đồng là luật nơi ký kết hợp đồng, trong khi đó nơi ký kết hợp đồng là Việt
Nam thì có nghĩa pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng cho quan hệ hợp đồng đó.
1.3.2. Điều ước quốc tế
* Khái niệm:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các quốc gia, tổ chức quốc
tế và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế như thương mại hàng hóa, thương mại
dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
Điều ước quốc tế có nhiều tên gọi khác nhau như hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,
thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
* Phân loại điều ước quốc tế
- Căn cứ vào số lượng chủ thể của điều ước quốc tế, có thể chia thành hai loại:
Điều ước quốc tế song phương (hai bên): Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA),
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh Châu Âu (EVFTA)
Điều ước quốc tế đa phương (nhiều bên): Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT) 1994, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
- Căn cứ vào tính chất điều chỉnh của điều ước mà điều ước quốc tế mà chúng được chia
thành hai loại: loại điều ước quy định những nguyên tắc chung và loại điều ước quy định một
các cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế.
- Điều ước quy định những nguyên tắc chung là loại điều ước chỉ đưa ra những nguyên tắc
mà theo đó các bên phải tuân thủ trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại
quốc tế: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994, Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Liên Minh Châu Âu (EVFTA)
- Loại điều ước quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên là loại điều ước chứa đựng
các quy phạm điều chỉnh một cách rõ ràng, cụ thể đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong
giao dịch thương mại quốc tế: Công ước Viên (1980) của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế (CISG), Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường
biển 1924 (Công ước Brucxen hay Quy tắc Hague).
* Áp dụng điều ước quốc tế
Trong quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế được áp dụng trên các nguyên tắc
sau đây:
- Điều ước quốc tế về thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên
chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế, nếu các bên chủ thể này có quốc tịch hoặc có nơi
cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên của điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế về thương mại và luật
trong nước của nước là thành viên điều ước quốc tế đó thì quy định của điều ước quốc tế được
ưu tiên áp dụng.
- Các bên thỏa thuận áp dụng các điều ước quốc tế mặc dù không mang quốc tịch hoặc
không có nơi cư trú ở các nước thành viên của một điều ước quốc tế.
1.3.3. Tập quán thương mại quốc tế
* Khái niệm
Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung
cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế
chấp nhận một cách phổ biến.
Ví dụ: INCOTERMS, UCP
* Đặc điểm
- Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời và phải
được áp dụng liên tục.
- Tập quán thương mại phải có nội dung cụ thể rõ ràng.
- Tập quán thương mại phải là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại quốc tế.
- Tập quán thương mại phải được đại đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế hiểu biết
và chấp nhận.
* Áp dụng tập quán thương mại quốc tế
- Tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng.
- Tập quán thương mại được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng.
- Tập quán thương mại quốc tế được luật trong nước quy định áp dụng.
- Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc
tế trong giao dịch thương mại của họ.
Ngoài các loại nguồn cơ bản trên, một số loại nguồn khác cũng đóng một vai trò quan
trọng trong điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế như các nguyên tắc về hợp đồng, các luật
mẫu được ban hành bởi các tổ chức quốc tế, các án lệ quốc tế của các cơ quan tài phán quốc tế
và các bản hợp đồng mẫu được ban hành bởi các tổ chức quốc tế độc lập hoặc những hiệp hội
ngành nghề có liên quan.
1.4 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.4.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
* Khái niệm: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu trong cam kết thương mại một
nước dành cho nước đối tác sự ưu đãi có lợi không kém những ưu đãi mà nước đó đang và sẽ
dành cho nước đối tác thứ ba.
Nguyên tắc này có nghĩa trong cam kết thương mại nếu một thành viên dành ưu đãi cho
một thành viên khác như áp thuế thấp, miễn trừ nghĩa vụ cho một sản phẩm nhập khẩu nào đó
thì các thành viên khác cũng sẽ được hưởng sự ưu đãi đó.
* Mục đích: Đảm bảo sự đối xử bình đẳng và không phân biệt giữa các thành viên của
cam kết thương mại trong mối quan hệ với một thành viên khác.
* Cơ sở pháp lý: được quy định trong nhiều hiệp định thương mại, ví dụ trong một số hiệp
định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Điều I khoản 1 GATT 1947, Điều II khoản 1
GATS, Điều 4 khoản 1 TRIPs.
* Ngoại lệ, nguyên tắc này không được áp dụng tuyệt đối, trong các điều ước thương mại
quốc tế quy định các ngoại lệ khác nhau cho nguyên tắc này. Ví dụ: Hiệp định GATT 1994 đưa
ra một số ngoại lệ như sau:
- Chế độ ưu đãi đặc biệt
- Hội nhập kinh tế khu vực (Điều 24 GATT 1994): Không áp dụng đối với khu vực mậu
dịch tự do hoặc đồng minh thuế quan.
- Các biện pháp đặc biệt với các nước đang phát triển: Điều 18 GATT 1947. Chế độ ưu
đãi phổ cập – GSP được đưa vào GATT năm 1971 vì được áp dụng trong lĩnh vực thuế
quan nên nó còn được gọi dưới tên “ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập”. Ngoài GSP còn có
S&D (đối xử đặc biệt và khác biệt) bao gồm một số ưu đãi, miễn nghĩa vụ trong một thời
gian nhất định, trợ giúp kỹ thuật.
- Ngoại lệ khác: Điều 20, 21, 25 GATT 1994
1.4.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
* Khái niệm: Nguyên tắc này dựa trên cam kết theo đó một nước sẽ dành cho sản phẩm,
dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơm so với ưu đãi mà nước đó
đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước mình.
* Mục đích: Nguyên tắc này tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa chủ thể kinh
doanh trong và ngoài nước.
* Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong các điều ước thương mại quốc
tế khác nhau. Ví dụ: được ghi nhận trong các hiệp định thương mại đa biên của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) như quy định tại Điều III của GATT 1994, Điều XVII của GATS, và Điều
3 của TRIPs.
* Đối tượng áp dụng nguyên tắc: Những ưu đãi của nguyên tắc này liên quan trực tiếp tới
các biện pháp, luật lệ và chính sách của thành viên cam kết thương mại về ba nhóm đối tượng
sau:
- Thuế và lệ phí trong nước
- Quy chế mua bán
- Quy chế số lượng
* Ngoại lệ: Nguyên tắc này cũng không được áp dụng tuyệt đối vì còn có một số ngoại lệ
theo quy định của từng điều ước.
Ví dụ: Theo Hiệp định GATT 1994 có các ngoại lệ sau: Cung cấp các khoản tiền trợ cấp
đối với người sản xuất trong nước (Điều 3.8.b); Phân bổ thời gian chiếu phim; mua sắm chính
phủ.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia được coi là hai quy chế pháp
lý của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
1.4.3. Mở cửa thị trường
Đây còn được gọi là nguyên tắc tự do hóa thương mại từng bước và thông qua đàm phán,
được ghi nhận từ Hiệp định GATT 1947, là công cụ để thực hiện mục tiêu tự do hóa và mở
rộng thương mại
* Điều kiện: Các nước thành viên phải cam kết và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường cho
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
* Lý do tồn tại nguyên tắc: Nguyên tắc này được áp dụng trong thương mại quốc tế vì để
một là đảm bảo không mở hết “mở toang” thị trường nội địa, hai là tạo điều kiện cho thành
viên đang và kém phát triển có một khoảng thời gian thực hiện các hoạt động chuyển đổi nhằm
tiến hành cải cách và tự do hóa thương mại từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội
trong và ngoài nước.
Biện pháp thực hiện: Nguyên tắc này được thực hiện thông qua các biện pháp:
- Cấm áp dụng các biện pháp về hạn chế số lượng
- Giảm và tiến tới xóa bỏ các hàng rào thuế quan
Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan
Hiệp định GATT 1947 và tiếp theo các hiệp định của WTO đã đưa ra các điều khoản
và qui tắc nhằm ràng buộc và thúc đẩy các nước thành viên mở cửa thị trường thông qua đàm
phán. Các vòng đàm phán diễn ra vì lý do:
- GATT 1947 và WTO không có chức năng tự làm ra luật
- Muốn cắt giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại khác chỉ có thể đạt được
qua đàm phán.
- 8 vòng đám phán của GATT làm cho các nước phát triển cắt giảm thuế đối với hàng
công nghiệp ở cuối những năm 80 thế kỷ 20 xuống còn 6,3%; Các rào cản khác: ở vòng
Uruguay.
- WTO: Vòng đàm phán DOHA- Vòng đàm phán vì sự phát triển
1.4.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
* Khái niệm: Thương mại công bằng được hiểu là thương mại quốc tế được tiến hành trong
điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau.
* Điều kiện cạnh tranh bình đẳng của các quốc gia dễ bị bóp méo sẽ ảnh hưởng tới thương
mại công bằng. Ví dụ: trợ cấp xuất khấu, tăng cường áp dụng các biện pháp phi thuế quan
Ví dụ: Hiệp định GATT 1947 đã đưa ra một loạt các quy định liên quan tới các biện
pháp phi thuế quan đảm bảo cạnh tranh công bằng. Sau đó, trong khuôn khổ của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO đã có một loạt các hiệp định đa biên điều chỉnh riêng các biện pháp
phi thuế quan, cụ thể:
- Hiệp định về chống phá giá và thuế đối kháng,
- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
- Hiệp định về các biện pháp tự vệ
- Hiệp định về định giá hải quan
- Hiệp định kiểm tra sản phẩm trước khi xuống tàu
- Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại
- Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ
- Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu.
Các hiệp định này nằm trong Phụ lục 1A Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
1.4.5. Nguyên tắc minh bạch
* Mục đích: Minh bạch cho phép các nhà nhập khẩu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và quyền
sở hữu trí tuệ có khả năng dự đoán trước về hệ thống pháp lý và chính sách về thương mại của
các nước thành viên, cũng như giúp phát hiện sớm các biện pháp vi phạm quy định nhằm tạo
ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán trong thương mại quốc tế
* Cơ sở pháp lý: Ví dụ Điều X Hiệp định GATT 1994, Điều III Hiệp định GATS
Nghĩa vụ của quốc gia thành viên: thông báo nhanh chóng về luật lệ mới, việc sửa đổi các
quyết định tư pháp, quyết định hành chính …..liên quan tới thương mại quốc tế và tiến hành
các hoạt động khác có thể làm ảnh hưởng tới tính minh bạch của môi trường kinh trong thương
mại quốc tế.
Trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kiểm điểm chính sách của
thành viên thông qua Ban thư ký WTO được chia làm ba nhóm theo thời hạn 2, 4 hoặc 6 năm
một lần kiểm điểm trừ ngoại lệ.
1.5 CÁC THIẾT CHẾ CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.5.1. Khái niệm và phân loại các thiết chế điều chỉnh thương mại quốc tế
* Khái niệm: Thiết chế thương mại điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế được hiểu là các
cơ quan, các tổ chức, các liên kết do quốc gia và các chủ thể khác trong pháp luật quốc tế thỏa
thuận xây dựng hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bên hữu quan.
*Phân loại: Có nhiều tiêu chí để phân loại các thiết chế quốc tế.
Căn cứ vào chủ thể thành lập: thiết chế được chia thành tổ chức quốc tế công, tổ chức quốc
tế tư, hoặc chia thành tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức quốc tế phi chính phủ.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là các tổ chức thường trực do hai hay nhiều quốc gia thành
lập để tiến hành các hoạt động vì lợi ích chung. Ví dụ như các Cộng đồng kinh tế Châu ÂU,
Hiệp định thương mại tự do EVFTA, NAFTA…
Tổ chức quốc tế phi Chính phủ:Tổ chức quốc tế phi Chính phủ bao gồm tổ chức quốc tế
phi chính phủ phi lợi nhuận và tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức quốc tế phi Chính phủ phi lợi nhuận, ví dụ, Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn khoa
học (ICSU), Liên đoàn các Hiệp hội kỹ thuật quốc tế (UITA), Liên đoàn các Hiệp hội giao
nhận quốc tế (FIATA)...
Tổ chức quốc tế phi Chính phủ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, ví dụ: các Công ty xuyên
quốc gia (TNCs) hay Công ty đa quốc gia (MNCs), đây thực chất là những công ty có nhiều
công ty con hoặc chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau.
Căn cứ vào chế độ thành lập, tổ chức và hoạt động, sự tham gia của các thành viên, yếu tố
địa lý và sự tác động của tổ chức đối với các hoạt động thương mại quốc tế, có thể chia các tổ
chức thương mại quốc tế thành ba loại: các tổ chức toàn cầu, các tổ chức khu vực và các tổ
chức chuyên ngành.
- Các tổ chức toàn cầu có phạm vi hoạt động toàn cầu, ví dụ: Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Phòng Thương mại quốc tế (ICC).
- Các tổ chức khu vực có phạm vi hoạt động trong một khu vực nhất định, ví dụ: Hiệp định
Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA); Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)...
- Các tổ chức chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, sở hữu trí tuệ,
giao thông vận tải, lao động ..., ví dụ: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
(WIPO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)...
1.5.2. Liên Hợp Quốc (UN)
Liên Hợp Quốc chính thức đi vào hoạt động ngày 24 tháng 10 năm 1945 khi Hiến
chương Liên Hơp Quốc được phê chuẩn bởi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh Quốc, Hoa Kỳ
và đa số các quốc gia ký kết. Tổng số 51 quốc gia thành viên, thành viên hiện tại là 193 quốc
gia.
Trụ sở đặt tại NewYork, Hoa Kỳ.
Ngôn ngữ: sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Ả rập, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha.
Mục tiêu của tổ chức này là nhằm:
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết
- Thưc hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do
cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
- Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu
chung.
Cơ cấu tổ chức: Liên Hợp Quốc bao gồm sáu cơ quan chính là
- Đại hội đồng Liên Hợp quốc
- Hội đồng bảo an
- Hội đồng Kinh tế xã hội,
- Hội đồng quản thác,
- Toà án Công lý quốc tế
- Ban thư ký
Lưu ý ngoài các cơ quan trên, Liên Hợp Quốc cũng còn có các Quỹ, Chương trình, Ủy
ban và các tổ chức có liên quan. Các tổ chức có hoạt động liên quan trực tiếp tới khía cạnh kinh
tế, thương mại bao gồm:
- Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC)
- Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCILTRAL)
- Cơ quan về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD)
- Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)
Tuy nhiên, cần chú ý các “tổ chức chuyên môn”, gồm 15 tổ chức như WHO, ILO, FAO…
không phải cơ quan chuyên môn của Liên Hợp quốc mà là tổ chức liên chính phủ độc lập có
quan hệ mật thiết với Liên Hợp quốc theo Điều 57 Hiến chương Liên Hợp quốc.
1.5.3. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
* Khái quát quá trình ra đời của WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại, gọi tắt theo tiếng Anh là GATT, còn gọi là Hiệp định GATT 1947. Hiệp định
này là một công cụ đa biên duy nhất điều chỉnh nền thương mại quốc tế từ năm 1948 cho tới
khi thành lập WTO.
*Lịch sử sự ra đời của Hiệp định GATT 1947 như sau:
Theo đề nghị của Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc đã triệu tập Hội nghị thương mại và việc làm
của Liên Hợp Quốc.
- Tháng 2-1946, Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc chấp nhận đề nghị của Hoa
Kỳ.
- Tháng 10-1947, Hội nghị thương mại và việc làm họp tại La Havana (Cuba) đã thông qua
Hiến chương La Havana về Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO), một tổ chức chuyên môn của
Liên Hợp quốc dưới quyền quản lý của Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC). Mục tiêu của ITO
là tạo việc làm đầy đủ và tăng trưởng thương mại. Đến ngày 24-3-1948 đã có 53 quốc gia ký
Văn kiện cuối cùng của Hội nghị La Havana. Hiến Chương này là cơ sở pháp lý cho hoạt động
của ITO sau này. Tuy nhiên, Hiến chương La Havana đã không thể có hiệu lực và ITO đã
không ra đời được do Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Hiến chương La Havana. Sau đó,
theo Hoa Kỳ, các quốc gia khác cũng không phê chuẩn Hiến chương nên ITO không ra đời
được.
- Ngày 30-10-1947, 23 quốc gia đã ký Nghị định thư áp dụng tạm thời “Hiệp định chung
về Thuế quan và Thương mại” (Hiệp định GATT 1947), Hiệp định này có hiệu lực vào gày 1-
1-1948. Trong bối cảnh, khi Hiến chương La Havana chưa được phê chuẩn nên các quốc gia
trên đã nhất trí lấy một phần về chính sách thương mại trong Hiến chương làm nội dung chính
của Hiệp định này nhằm cam kết về việc cùng miễn giảm thuế. Khi ra đời Hiệp định này có
tính chất tạm thời vì nếu Hiến chương La Havana có hiệu lực thì sẽ Hiệp định sẽ hết hiệu lực.
Mục đích chính của Hiệp định GATT 1947 là tự do hóa thương mại quốc tế, đặt ra các biểu
thuế quan và các điều kiện trao đổi thương mại giúp các nước thành viên ổn định giá cả và tăng
cường trao đổi hàng hóa với nhau. Đây là khuôn khổ pháp lý đa phương đầu tiên về thương
mại hàng hóa.
Hiệp định GATT 1947 có 8 vòng đàm phán kể từ khi ra có hiệu lực, trong vòng đàm phán
thứ 8 các quốc gia đã đi tới thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tổ chức này được
ra đời kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 dựa trên nền tảng pháp lý là Hiệp định Marrakesh về
thành lập WTO.
Hiệp định GATT 1947 và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có những khác biệt quan
trọng về tư cách pháp lý, phạm vi điều chỉnh và cơ chế giải quyết tranh chấp.
* Mục tiêu của WTO
Trong Lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO đã ghi nhận các mục tiêu
của tổ chức này như sau:
- Nâng cao mức sống;
- Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, đảm bảo tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu
thực tế;
- Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới;
- Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá.
* Chức năng của WTO

Theo Điều III Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản
như sau:
- Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này và
các Hiệp định thương mại đa biên khác, cũng như các Hiệp định nhiều bên.
- Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại giữa các
nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO, và thực thi kết quả của các
cuộc đàm phán đó.
- Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên trên cơ sở Quy định và Thủ tục Giải quyết
Tranh chấp.
- Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương
mại
- Nhằm đạt được một sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách thương mại
toàn cầu, khi thích hợp, WTO sẽ phối hợp với IMF, WB và các cơ quan của các tổ chức này.
* Các nguyên tắc cơ bản của WTO
Các quy định của WTO được xây dựng trong nhiều văn kiện khác nhau trên cơ tuân thủ
những nguyên tắc cơ bản sau đây: .
- Thương mại không có sự phân biệt đối xử ( Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN); Đãi ngộ Quốc
gia (NT)
- Chỉ bảo hộ bằng thuế quan
- . Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại
- Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán
- Nguyên tắc "khước từ" và khả năng áp dụng các hành động khẩn cấp
- Các thoả thuận thương mại khu vực
- Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển
* Cơ cấu tổ chức của WTO
Gồm những cơ quan chính như sau:
- Hội nghị Bộ trưởng (MC).
- Đại hội đồng (GC)
- Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB)
- Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại (TPRB)
- Ban thư ký
- Các ủy ban, tiểu ban và các hội đồng
Đại hội đồng giải quyết các vấn đề của WTO thay mặt cho Hội nghị Bộ trưởng và báo
cáo lên Hội nghị Bộ trưởng. Đại hội đồng cũng đồng thời là Cơ quan Giải quyết Tranh chấp
(DSB) và Cơ quan Rà soát chính sách (TPRB).
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp giải quyết tranh chấp có hai cơ quan trực thuộc Ban
Hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body). Ban hội thẩm không phải là cơ
quan thường trực, có từ 3 đến 5 thành viên, trong khi đó Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body)
là cơ quan thường trực có 7 thành viên theo nhiệm kỳ 4 năm. Tranh chấp được giải quyết theo
hai cấp, trước hết sẽ được đưa ra Ban Hội thẩm, nếu thành viên đồng ý với kết quả giải quyết
của Ban hội thẩm và có kháng nghị thì sẽ đưa tranh chấp ra Cơ quan phúc thẩm.
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng
Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng
Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách
một lĩnh vực riêng. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu
trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi
trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác.
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn
riêng biệt. Cụ thể, dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1
ủy ban đặc thù; dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban
đặc thù; dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc
thẩm. Ví dụ, Uỷ ban về Thương mại và Phát triển, Thương mại và Môi trường, Hiệp định
Thương mại Khu vực, Hạn chế bảo vệ Cán cân Thanh toán, Uỷ ban về Ngân sách, Tài chính
và Quản lý, và Tiểu ban về các nước Chậm phát triển. Bên cạnh các uỷ ban đó là các Nhóm
công tác về Gia nhập, và Nhóm Công tác về Mối quan hệ giữa Đầu tư và Thương mại, về Tác
động qua lại giữa Thương mại và Chính sách cạnh tranh, về Minh bạch hoá Mua sắm của Chính
phủ. Ngoài ra còn có hai uỷ ban về các hiệp định nhiều bên.
*Thành viên của WTO

Có nhiều loại thành viên khác nhau, có thể được phân loại như sau:

- Xét theo thời gian gia nhập: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập
- Xét theo trình độ phát triển: nhóm các nước kém phát triển nhất (least-developed
countries –LDCs); nhóm các nước đang phát triển (developing countries); nhóm các nước phát
triển (developed countries)
* Hệ thống hiệp định của WTO

Luật lệ của WTO được thể hiện thông qua hệ thống hiệp định của tổ chức này, WTO
không có chức năng làm ra luật nên những hiệp định này do các thành viên của WTO đàm
phán và ký kết, điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các thành viên. Hệ thống hiệp định của
WTO điều chỉnh ba lĩnh vực chính của thương mại quốc tế là thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

Hiệp định Marrkesh về thành lập WTO

Phụ lục 1

1A. Các hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa

Hiệp định chung về thuế quan thương mại (GATT 1947,1994):

C¸c HiÖp ®Þnh kÌm theo:

+ HiÖp ®Þnh vÒ thùc hiÖn §iÒu VII cña GATT 1994 (XĐ TG tÝnh thuÕ HQ )

+ HiÖp ®Þnh vÒ gi¸m ®Þnh hµng ho¸ tríc khi göi hµng (PSI)

+ HiÖp ®Þnh vÒ c¸c hµng rµo kü thuËt ®èi víi th¬ng m¹i (TBT)

+ HiÖp ®Þnh vÒ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p kiÓm dÞch ®éng thùc vËt (SPS)

+ HiÖp ®Þnh vÒ thñ tôc cÊp phÐp nhËp khÈu (ILP)

+ HiÖp ®Þnh vÒ c¸c biÖn ph¸p tù vÖ (AoS)

+ HiÖp ®Þnh vÒ trî cÊp vµ c¸c biÖn ph¸p ®èi kh¸ng (SCM)

+ HiÖp ®Þnh vÒ thùc hiÖn §iÒu VI cña GATT 1994 (Chèng b¸n ph¸ gi¸-ADP)

+ HiÖp ®Þnh vÒ c¸c biÖn ph¸p ®Çu t liªn quan ®Õn th¬ng m¹i (TRIMs)
+ HiÖp ®Þnh DÖt may (ATC)

+ HiÖp ®Þnh N«ng nghiÖp (AoA)

+ HiÖp ®Þnh vÒ Quy t¾c xuÊt xø (RoO)

1B. GATS

1C. TRIPS

Phụ lục 2: Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU)

Phụ lục 3: Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM)

Phụ lục 4: Các Hiệp định thương mại nhiều bên: Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng,
Hiệp định về mua sắm chính phủ, Hiệp định về sản phẩm sữa, Hiệp định về sản phẩm thịt bò,
Hiệp định về các sản phẩm công nghệ thông tin

Ngoài Hiệp định còn có c¸c V¨n kiÖn gi¶i thÝch vµ c¸c QuyÕt ®Þnh

+ V¨n kiÖn vÒ c¸c Quy t¾c vµ thñ tôc gi¶i quyÕt tranh chÊp;

+ V¨n kiÖn vÒ c¸c ®iÒu kho¶n vÒ C¸n c©n thanh to¸n cña GATT 1994;

+ QuyÕt ®Þnh liªn quan ®Õn c¸c trêng hîp c¸c nhµ chøc tr¸ch h¶i quan cã lý do ®Ó nghi
ngê vÒ tÝnh x¸c thùc cña trÞ gi¸ ®îc khai b¸o (QuyÕt ®Þnh vÒ chuyÓn tr¸ch nhiÖm chøng
minh),

+ V¨n kiÖn vÒ viÖc diÔn gi¶i §iÒu XVII cña GATT 1994 (Doanh nghiÖp th¬ng m¹i Nhµ
níc

+ V¨n kiÖn vÒ DiÔn gi¶i §iÒu II: 1(b) cña GATT 1994 (Rµng buéc nh©n nhưîng thuÕ
quan),

+ QuyÕt ®Þnh vÒ thư¬ng m¹i vµ m«i trưêng, C¬ chÕ rµ so¸t chÝnh s¸ch thư¬ng m¹i.

Liên quan đến từng thành viên trong WTO còn có những văn kiện pháp lý trong quá trình
gia nhập, đây là nền tảng pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động thương mại của từng nước,
ví dụ: Việt Nam có Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Việt Nam và Các Biểu cam kết
của Việt Nam trong WTO.

Mối liên quan về hiệu lực của các hiệp định trong WTO được quy định rõ trong Điều II
của Hiệp định Marrakesh như sau:

- WTO lµ mét khu«n khæ ®Þnh chÕ chung ®Ó ®iÒu chØnh c¸c mèi quan hÖ th-¬ng m¹i gi÷a
c¸c Thµnh viªn cña tæ chøc vÒ nh÷ng vÊn ®Ò liªn quan ®Õn c¸c HiÖp ®Þnh Marrakesh vµ c¸c v¨n
b¶n ph¸p lý kh«ng t¸ch rêi gåm c¶ nh÷ng Phô lôc cña HiÖp ®Þnh Marrakesh.
- C¸c HiÖp ®Þnh vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p lý kh«ng t¸ch rêi gåm c¶ Phô lôc 1, 2 vµ 3 (d-íi
®©þ ®-îc gäi lµ "C¸c HiÖp ®Þnh Th-¬ng m¹i §a biªn") lµ nh÷ng phÇn kh«ng thÓ t¸ch rêi HiÖp
®Þnh nµy vµ rµng buéc tÊt c¶ c¸c Thµnh viªn.

- C¸c HiÖp ®Þnh vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p lý kh«ng t¸ch rêi trong Phô lôc 4 (d-íi ®©þ ®-îc
gäi lµ "C¸c HiÖp ®Þnh Th-¬ng m¹i NhiÒu bªn") còng lµ nh÷ng phÇn kh«ng thÓ t¸ch rêi khái
HiÖp ®Þnh nµy vµ rµng buéc tÊt c¶ c¸c Thµnh viªn ®· chÊp nhËn chóng. C¸c HiÖp ®Þnh Th-¬ng
m¹i NhiÒu bªn kh«ng t¹o ra quyÒn hay nghÜa vô g× ®èi víi nh÷ng n-íc Thµnh viªn kh«ng chÊp
nhËn chóng.

- HiÖp ®Þnh Chung vÒ ThuÕ quan vµ Th-¬ng m¹i n¨m 1994 ®-îc nªu cô thÓ trong Phô
lôc 1A (®-îc gäi lµ "GATT 1994") ®éc lËp vÒ mÆt ph¸p lý ®èi víi HiÖp ®Þnh chung vÒ ThuÕ
quan vµ Th-¬ng m¹i ngµy 30 th¸ng 10 n¨m 1947 (®-îc gäi lµ "GATT 1947").

*Cơ chế ra quyết định

Các quyết định của WTO được thông qua bằng sự đồng thuận, khi không đạt được sự nhất
trí thì cho phép các bên bỏ phiếu, mỗi quốc gia có một phiếu và qyết định được thông qua nếu
có đa số tán thành. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ như sau:

Đồng ý của tất cả thành viên: Sửa đổi các nguyên tắc cơ bản như MFN, NT.

- ¾ số quốc gia thành viên tán thành: Giải thích bất kỳ hiệp định đa biên nào hoặc quyết
định phủ quyết một sự từ bỏ nghĩa vụ của một thành viên cụ thể trong một hiệp định đa biên.

- 2/3 số quốc gia thành viên tán thành: quyết định kết nạp thành viên mới.
- Tất cả hoặc 2/3 số quốc gia thành viên tán thành: sửa đổi các điều khoản của hiệp định
đa biên.
Tóm lược cuối Bài 1
Bài 1 đã giới thiệu toàn bộ những nội dung chính của Luật Thương mại quốc tế, giúp
nhận biết lĩnh vực pháp luật này trong hệ thống pháp luật quốc tế. Các khái niệm thương mại
quốc tế, luật thương mại quốc tế và những nội dung như chủ thể, nguồn luật điều chỉnh, các
nguyên tắc và các thiết chế cơ bản trong thương mại quốc tế đã được phân tích, làm rõ. Từ đó,
giúp nhận biết đâu là các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế, những loại nguồn
chứa đựng các quy định thương mại quốc tế hiện nay, các nguyên tắc cơ bản của Luật Thương
mại quốc tế trong điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế và hiểu được khái niệm, đặc điểm,
vai trò cũng như những vấn đề của một số thiết chế thương mại quốc tế.
Câu hỏi ôn tập
KHẲNG ĐỊNH HOẶC PHỦ ĐỊNH VÀ GIẢI THÍCH
1. Luật kinh doanh quốc tế không phải là bộ phận của Luật thương mại quốc tế

2. Quốc gia không phải là chủ thể của các quan hệ hợp đồng trong thương mại quốc tế

3. Điều kiện để cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại do pháp luật quốc gia quy

định
4. Hợp đồng mẫu là một loại nguồn của Luật thương mại quốc tế

5. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) tạo ra sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong

và ngoài nước.
6. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ban hành ra các hiệp định để điều chỉnh quan

hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.

You might also like