You are on page 1of 2

Chủ thể trong hoạt động TMQT:

- Về cơ bản, thương mại quốc tế có sự tham gia chủ yếu của quốc gia và các
thực thể công được hiểu là các quan hệ quốc tế ở cấp độ chính sách thương
mại, ví dụ, chính sách thuế quan và phi thuế quan, chính sách thương mại
tấn công hoặc phòng vệ, chính sách hội nhập kinh tế... của một quốc gia;
hoặc sự lựa chọn hội nhập ở cấp độ toàn cầu, khu vực, song phương hoặc
đơn phương trong hợp tác thương mại; hay mối quan hệ giữa việc thực hiện
các cam kết thương mại quốc tế và pháp luật quốc gia. Hiện nay, vấn đề đối
xử thương mại dành cho các DCs đang là một trong những mối quan tâm
của thương mại quốc tế. Như vậy, chính sách thương mại sẽ được thể hiện
rất rõ trong các điều ước thương mại quốc tế; và các mục tiêu kinh tế vẫn là
trung tâm của bất kỳ điều ước thương mại quốc tế nào.
- Chủ thể chủ yếu của các quan hệ thương mại quốc tế nêu trên là các quốc
gia (vùng lãnh thổ), các tổ chức kinh tế quốc tế, chủ thể khác.
- Các chủ thể phi nhà nước, ví dụ, các doanh nghiệp, cũng có ảnh hưởng ngày
càng tăng trong các hiệp định thương mại quốc tế vốn là ‘sân chơi’ của các
quốc gia
Nguồn luật của TMQT:
- Pháp luật quốc gia: văn bản pháp luật, án lệ của tòa án trong nước, các
nguồn luật khác của pháp luật quốc gia (T301-302)
- Pháp luật quốc tế:
(1) Tập quán thương mại: là nguồn quan trọng của pháp luật TMQT, là tập
hợp những quy tắc ứng xử bất thành văn hình thành từ các hành vi, ứng xử
của thương nhân, được thương nhân coi là “luật” của mình. Ví dụ, các điều
kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hoá quốc tế (INCOTERMS); Quy
tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP); Tập quán ngân hàng
theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBP).
+ Lex mercatoria (thương nhân luật): nhấn mạnh quyền tự do thỏa thuận
trong hợp đồng và quyền tự do chuyển nhượng các động sản. (T303)
+ ICC – Phòng TMQT: là tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động nhằm
phục vụ hoạt động thương mại trên toàn thế giới. Đóng vai trò chủ đạo trong
việc đảm bảo sự hài hòa trong thương mại quốc tế thông qua việc tập hợp
hoá các tập quán thương mại quốc tế để các thương nhân có thể áp
dụng khi thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế. Có ba nhóm quy tắc do
ICC ban hành: Ngân hàng và bảo hiểm, thương mại quốc tế và vận tải quốc
tế (T304)
(2) Điều ước: (T304)

(3) Án lệ quốc tế: (T305)

(4) Nguồn luật khác:


+ Luật mềm: là những quy tắc không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lí, tuy
nhiên trong thực tiễn lại thường được các chủ thể tuân thủ chặt chẽ. Có tính
khuyến nghị và định hướng rất cao đối với hoạt động lập pháp của quốc gia
cũng như các hoạt động đàm phán các điều ước quốc tế. (T305)

You might also like