You are on page 1of 14

Tập quán thương mại quốc tế

Nguyên nhân hình thành tập quán thương mại quốc tế


Sự khác biệt giữa giao dịch quốc tế và giao dịch nội địa là động lực ra đời tập quán
thương mại quốc tế à Phục vụ lợi ích cho thương nhân (chủ yếu dựa trên nguyên nhân kinh tế)
- Pháp luật La Mã tỏ ra hạn chế trong việc điều chỉnh nhiều mặt của quan hệ giao nhận
quốc tế
- Từ thời kỳ Trung Cổ, nhu cầu trao đổi hàng hoá lớn tại các khu chợ kéo theo việc vận
dụng thường xuyên “thói quen”, cách xử sự chung của thương nhân
Vai trò
Bổ sung :
- Các quan hệ chưa được điều chỉnh
- Giảm bớt sự can thiệp của PLQG
Thuận lợi hoá quan hệ PLTMQT
- Tối ưu, đơn giản hoá việc điều chỉnh của quy tắc
- Tăng cường tính dự đoán
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Cuối thế kỷ XVII: Hội chợ châu Âu – thoả mãn nhu cầu thực tế của thương nhân (đặc
biệt khi giải quyết tranh chấp)
Khoảng thế kỷ XIX: ĐƯQT về thương mại xuất hiện, ảnh hưởng sự phát triển vốn nhanh
chóng trước đây của tập quán TMQT
Hiện nay: Có sự hỗ trợ của nhiều nguyên nhân (tính phổ biến của nhiều tập quán toàn cầu
của thương nhân được thừa nhận rộng rãi)
VÍ DỤ TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: INCOTERMS, UCP (Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ), ISBP (Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế), ISP
(Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế trong thanh toán quốc tế Quy tắc của
UNCTAD/ICC về chứng từ trong vận tải đa phương thức
ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN CỦA TẬP QUÁN:
- Là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại quốc tế.
- Hình thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục, lặp đi lặp lại trong không gian và thời
gian;
- Có nội dung cụ thể, rõ ràng;
ĐIỀU KIỆN CHỦ QUAN: Thói quen thương mại đó được đại đa số các chủ thể trong
giao dịch thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận, coi nó là “luật”. (Nhưng phải không trái với
trật tự công cộng đạo đức, …)
KHÁI NIỆM TẬP QUÁN TMQT: “Tập quán thương mại quốc tế là tập hợp những quy
tắc ứng xử bất thành văn hình thành từ các hành vi, cách ứng xử của thương nhân và được các
thương nhân coi là “luật” của mình.”
PHÁP LUẬT VIỆT NAM : 1. BLDS 2015 khoản 1 Điều 5: “Tập quán là quy tắc xử sự
có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ
thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.
2. Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận
rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội
dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thương mại” (Điều 3, khoản 4).
PHÂN LOẠI TẬP QUÁN:
- Tập quán TMQT mang tính toàn cầu (được công nhận ở nhiều nước và nhiều vùng trên
thế giới).
- Tập quán TMQT mang tính địa phương (được áp dụng ở từng khu vực nhất định). Theo
PICC, tập quán thương mại có nguồn gốc từ quốc gia, địa phương không có hiệu lực đối với các
giao dịch có tính quốc tế, trừ một số ngoại lệ: Ngay cả khi các bên không dẫn chiếu thì 1 số tập
quán như vậy vẫn có thể được áp dụng như tập quán tồn tại trong các sàn giao dịch hang hoá, hội
chợ triển lãm hoặc hải cảng nếu chúng thường xuyên được tuân thủ ngay cả với người nước
ngoài hoặc tập quán tại nơi thương nhân nước ngoài nào đó đã ký kết nhiều hợp đồng tương tự
tại đó.
TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG TẬP QUÁN TMQT:
(i) Được các bên thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng
(ii) Được các ĐƯQT liên quan quy định áp dụng
(iii) Được luật trong nước quy định áp dụng
(iv) Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán TMQT
trong giao dịch thương mại QT của họ (thói quen kinh doanh)
LEX MERCATORIA VẤN ĐỀ 2. TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Định nghĩa:
- Không có định nghĩa thống nhất
- Tham khảo định nghĩa sau: “Luật của thương nhân và là một phần của luật thương mại
được sử dụng bởi các thương nhân trên khắp châu Âu thời kỳ trung cổ. Nó phát triển thành một
hệ thống các tập quán và thực tiễn tốt nhất mà được thực thi bởi hệ thống các toà thương nhân
(merchant court) dọc các tuyến giao thương chính”
Lex mercatoria mô tả luật bất thành văn giữa các thương nhân trong điều chỉnh hoạt động
thương mại xuyên biên giới, không phải luật của riêng quốc gia nào.
VÍ DỤ: • Thoả thuận không chính thức (informal) cũng có giá trị ràng buộc;
• Việc sở hữu đơn thuần vận đơn vô danh (bearer bill of lading) tạo ra quyền đòi thanh
toán;
• Người mua ngay tình hàng hoá có được do trộm cắp được bảo vệ khi hàng hoá được
mua ở chợ trời (open market)
• V…v…
2. Đặc điểm:
(i) Là luật xuyên quốc gia (transnational law), bao gồm tất cả các luật điều chỉnh hành
động hoặc sự kiện vượt ra khỏi biên giới quốc gia (tức là bao gồm cả luật trong nước như luật về
hợp đồng, antitrust law, tư pháp quốc tế cho đến luật quốc tế công, gồm luật tập quán và các điều
ước quốc tế).
Có những quan điểm khác nhau liên quan đến việc lex mercatoria liệu có tính độc lập
giống như luật quốc gia hay không. [mercatorists" and "anti-mercatorists”]
(ii) Nguồn chủ yếu của lex mercatoria chính là các tập quán của thương nhân (mercantile
custom);
“By 1622, the system was defined sufficiently enough for Gerard Malynes, a merchant, to
characterize it as "a comprehensive body of authority which had been created not by kings or
judges but by the custom of merchants, which was international rather than national in character,
and which was distinct from the common law of England."
(iii) Thủ tục nhanh chóng và tự do (informal)
(iv) Nhấn mạnh quyền tự do hợp đồng và tự do chuyển nhượng động sản;
(v) Phán quyết liên quan không phải do các phán quyết gia chuyên nghiệp thực hiện
mà bởi chính các thương nhân (yếu tố lịch sử);
(vi) (vi) Lex mercatoria được cơ quan xét xử sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp
thường đảm bảo vụ việc được giải quyết theo nguyên tắc công bằng (‘ex aequo et bono’ – in
equity).
3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
(i) Ra đời từ thời kỳ Trung cổ (khoảng thế kỷ XII-XVII) – Old law merchant, phạm vi
điều chỉnh nhiều vấn đề thương mại như: giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng, vi phạm hợp
đồng, tín dụng thư, sổ sách kế toán, hối phiếu, vận đơn (bill of lading), thành lập công ty, phá
sản, sáp nhập, nhãn hiệu .
Đây cũng được coi là thời kỳ 1 của lex mercatoria ở châu Âu, bao gồm các quy tắc tập
quán quốc tế thực sự điều chỉnh cộng đồng tinh hoa của thương nhân quốc tế ở đại dương và lối
hành xử tại các hội chợ.
ii. Khoảng thế kỳ XVIII, Lex mercatoria được quy định trong hệ thống pháp luật của từng
nước. (Ví dụ: Tại Anh, lex mercatoria là 1 phần của luật UK và được áp dụng bởi các toà án
thương mại) và dần trở thành một bộ phận của Thông luật nhờ hoạt động của các vị thẩm phán
như John Holt (Chánh án toà án tối cao thời kỳ 1689 – 1710) và Mansfield (Chánh án Toà tối
cao, thời kỳ 1756 – 1788).
Thực tế, toà quốc gia khác nhau áp dụng không hoàn toàn thống nhất lex mercatoria mặc
dù có thể nội dung điều chỉnh cơ bản là giống nhau.
iii. Từ thế kỷ XIX – nay (new lex mercatoria, bắt đầu từ khoảng những năm 1960), lex
mercatoria bị ảnh hưởng bởi việc ra đời và áp dụng thường xuyên hơn các điều ước quốc tế điều
chỉnh giao dịch thương mại quốc tế. Tuy vậy, lex mercatoria vẫn phát triển, thông qua đóng góp
của các tổ chức thương mại toàn cầu như ICC, UNCITRAL.
VÍ DỤ
• Luật thống nhất về mua bán hang hoá quốc tế (Hague Convention 1964 – ULIS và
ULF);
• Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT PICC);
• Công ước viên 1980 của Liên hiệp quốc về mua bán hang hoá quốc tế (CISG);
• Uniform Customs and Practice for Documentary Credits của ICC 1993; (UCP)
• INCOTERMS 1990;
• Công ước UN về Công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài (Công ước
New York 1958)
• Các điều kiện tiêu chuẩn (standard conditions) của các hiệp hội thương mại (ví dụ như
FIDIC)
LEX MERCATORIA VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Hầu hết các tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết bằng hình thực trọng tài.
Các hợp đồng TMQT thường có điều khoản về thoả thuận trọng tài. Thoả thuận có thể là 1 phần
của hợp đồng hoặc là 1 thoả thuận độc lập.
- Mối quan hệ giưã lex mercatoria và trọng tài thương mại quốc tế
+ Lex mercatoria: Được lựa chọn làm luật nội dung điều chỉnh tranh chấp phát sinh (Lex
Mercatoria customs = rules of decision)
+ Thực tế, battle of forms (xung đột điều khoản mẫu) là 1 vấn đề thường xuyên trong các
giao dịch thương mại quốc tế khi các thương nhân trao đổi thư từ, email và các dạng tiêu chuẩn
khác để hình thành hợp đồng mà lại bao gồm các điểu khoản mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán.
Trong các trường hợp này, nếu sử dụng toà án (litigation) sẽ phức tạp, các thương nhân sẽ có xu
hướng lựa chọn các phương thức mềm dẻo hơn.
+ Việc sử dụng lex mercatoria trong các giao dịch cũng làm tiềm tàng nguy cơ của xung
đột điều khoản mẫu.
LEX MERCATORIA và CISG
- Cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng với tính chất như là luật nội dung
Cùng kết hợp trong điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế. Nhưng cũng dễ dẫn
đến “battle of forms” – mâu thuẫn điều khoản mẫu.
- CISG là điều ước thể hiện nỗ lực hài hoà hoá, nhất thể hoá các quy tắc, luật lệ về mua
bán hang hoá quốc tế. Nhiều quy định của CISG có nền tảng là lex mercatoria – các thói quen,
tập quán kinh doanh bất thành văn của các thương nhân.
Với thế mạnh ra đời sau, thể hiện sự nhất trí cao không chỉ của các thương nhân mà còn
của nhà nước, CISG có nội dung chi tiết, mang tính tổng hợp, chính thống, dễ tra cứu là công cụ
được sử dụng rộng rãi trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế.
- CISG
• Điều 9.2
2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng
những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến
trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng
cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều
chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.
• Điều 8.3
3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế
nào, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên
đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên
LEX MERCATORIA và UNIDROIT
- UNIDROIT là tổ chức có nhiều đóng góp cho sự phát triển của new lex mercatoria
- UNIDROIT Principles as (new) law merchant
PICC quy định: “1. Các bên trong hợp đồng bị rang buộc bởi những tập quán mà họ đã
thoả thuận và các thói quen đã được xác lập giữa họ. 2. Các bên trong hợp đồng bị rang buộc bởi
những tập quán phổ biến trong thương mại quốc tế và thường được áp dụng giữa các bên cho các
hợp đồng trong ngành nghề kinh doanh có liên quan, trừ khi việc áp dụng chúng là không hợp
lý”.
PICC và LEX MERCATORIA
+ PICC không có dính líu đến 1 hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể, thể hiện tính chất
xuyên quốc gia (transnational) của lex mercatoria; từng nội dung cụ thể trong PICC đều được
biên soạn trên cơ sở nghiên cứu, so sánh luật của nhiều quốc gia, nhiều hệ thống luật quốc tế.
+ PICC cũng phản ánh những thói quen, thực tiễn lex mercatoria. Đặc biệt, PICC có quy
định rõ tại Điều 1.8 tính rang buộc của các tập quán này không chỉ khi các bên nhất trí về vấn đề
này mà ngay cả khi không có. PICC cũng liên hệ lex mercatoria trong nhiều điều khoản khác;
+ PICC cũng dễ áp dụng do được biên soạn đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, trung lập, rõ
rang.
LUẬT THƯƠNG MẠI
• Điều 12 Luật Thương mại 2005 quy định: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên
được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các
bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật”.
• Điều 13 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp pháp luật không quy định, các
bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập
quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong
BLDS”
Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 nêu những trường hợp áp dụng tập quán thương mại,
như sau:
“1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác
với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương
mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.".
• Điều 235 Luật Thương mại 2005 khi quy định về quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics:
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
• Còn được quy định trong 1 số quy định khác như Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh
bảo hiểm,…
INCOTERMS
1. Tổng quan về INCOTERMS 2010
- Mục đích của INCOTERMS
- Giá trị pháp lý của INCOTERMS:
Có giá trị pháp lý bắt buộc khi các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng
Những điều khoản riêng do các bên giải thích trong hợp đồng có giá trị pháp lý cao hơn
mọi điều giải thích của INCOTERMS
Các phiên bản INCOTERMS có giá trị áp dụng như nhau
2. Cấu tạo của INCOTERMS 2010
* Phân nhóm: 11 điều kiện/2 nhóm
* Cấu tạo từng điều kiện: 10 tiêu đề
- Nghĩa vụ của bên bán: A1 đến A10
- Nghĩa vụ của bên mua: B1 đến B10
3. Nội dung cơ bản của từng điều kiện INCOTERMS 2010
EXW (Ex Work) – Tên địa điểm giao hàng
- Người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua ngay tại xưởng người bán
hoặc một địa điểm cụ thể.
- Người mua phải:
+ Chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa từ lúc hàng được giao cho mình;
+ Chi trả bất kì khoản chi phí thêm nào do không nhận hàng khi người bán đã giao, hoặc
không thông báo phù hợp, miễn là hàng hóa phải được xác định rõ là hàng hóa trong hợp đồng;
+ Khi cần, chi trả tất cả các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế và lệ phí, cũng như chi phí làm
thủ tục hải quan khi xuất khẩu;
+ Thanh toán lại cho người bán tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán phải bỏ ra để hỗ
trợ người mua.
- Chuyển rủi ro: Kể từ thời điểm đặt hàng hoá dưới sự định đoạt của người mua tại nơi
giao hàng.
FCA (Free Carrier) – Tên địa điểm giao hàng
- Người bán giao hàng đã xong thủ tục thông quan xuất khẩu cho người vận tải hoặc một
người khác do người mua chỉ định. Hàng được giao tại địa điểm đã thống nhất vào ngày đã thống
nhất/trong thời hạn đã thống nhất.
- Địa điểm giao hàng được lựa chọn có ảnh hưởng đến các nghĩa vụ bốc/dỡ hàng của
người bán: Tại cơ sở của người bán – người bán chịu trách nhiệm bốc hàng; Tại một nơi bất kì
nào khác: người bán không chịu trách nhiệm bốc hàng, và thậm chí dỡ hàng – chỉ giao hàng cho
người vận chuyển trên phương tiện vận tải của người bán, hàng sẵn sàng để dỡ.
- Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục thông quan xuất khẩu, giấy phép, ủy quyền
chính thức, thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải;
- Chuyển rủi ro: Hàng được giao vào quyền định đoạt của người vận tải tại chỗ thống
nhất tại địa điểm giao hàng.
FAS (Free Alongside Ship) – Tên cảng đi
- Trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản
xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa
hàng xếp dọc mạn tàu.
- Người bán giao hàng:
Ø Đã thông quan xuất khẩu;
Ø Đặt dọc theo mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng đi.
FOB (Free on Board) – Tên cảng đi
- Trách nhiệm của người bán là giao hàng lên tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên
tàu an toàn tại cảng đi.
- Chuyển rủi ro: Kể từ thời điểm hàng hóa đã được xếp lên boong tàu do người mua chỉ
định tại điểm bốc hàng tại cảng đi, trừ phi người mua không thông báo hoặc tàu do người mua
chỉ định không đến đúng hạn nên không thể nhận hàng, hoặc kết thúc nhận hàng sớm hơn thời
gian thông báo.
CFR (Cost and Freight) – Tên cảng đến
- Người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở hàng hóa đến cảng dỡ hàng, còn chi phí
dỡ hàng do người mua chịu. Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển).
- Người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá lên boong tàu tại cảng đi và ký kết hợp
đồng và trả chi phí vận chuyển đến cảng đến.
- Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu.
- Chuyển rủi ro: kể từ thời điểm hàng được giao lên tàu tại cảng đi.
CIF (Cost, Insurance and Freight) – Tên cảng đích
- Người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR nhưng có thêm nghĩa vụ mua bảo
hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển; Giá CIF = Giá FOB +
F (cước vận chuyển) + I (phí bảo hiểm).
CPT (Carriage Paid to) – Tên địa điểm giao hàng
- Điều kiện này tương tự CFR nhưng thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị
trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu. CPT= CFR + F (Cước
phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa
nước nhập khẩu).
- Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng và trả cước phí vận chuyển đến điểm đến người
bán chỉ định;
- Người bán làm thủ tục xuất khẩu;
- Chuyển rủi ro: kể từ khi hàng hóa được giao đến người vận tải đầu tiên.
CIP (Carriage and Insurance Paid) – Tên địa điểm giao hàng
- CIP = CIF + (F+I) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận
hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu).
- Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển, mua bảo hiểm hàng
hoá cho đến khi hàng đến được vị trí nhận hàng do người bán chỉ định;
- Người bán làm thủ tục xuất khẩu;
- Người bán mua hợp đồng bảo hiểm;
- Chuyển rủi ro: kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên.
DAT (Delivered At Terminal) – Tên ga/ cảng/đích đến
- Người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến tại 1 bến
theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến an toàn
(kho, bãi, ga, cảng...);
- Người bán giao hàng có trách nhiệm với tất cả các chi phí và cước phí để giao hàng đến
tận bến, cảng hoặc địa điểm được chỉ định dưới sự định đoạt của người mua;
- Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan;
- Người mua có trách nhiệm làm các thủ tục nhập khẩu và thủ tục hải quan.
DAP (Delivered At Place) – Tên điểm đến
- Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người
mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
- Người bán giao hàng:
Ø Đã được thông quan cho xuất khẩu;
Ø Trên phương tiện vận tải đến, giao vào quyền định đoạt của người mua, trong tình
trạng sẵn sàng dỡ xuống, tại điểm đích cụ thể;
- Người bán ko phải trả các chi phí thuế và khai hải quan.
Muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm khác trong
nội địa nước nhập khẩu thì nên dùng điều kiện DAP
DDP (Delivered Duty Paid) – Tên điểm đến
- Tương tự điều kiện DAP nhưng người bán chịu thêm thêm nghĩa vụ thông quan nhập
khẩu.
- Người bán giao hàng:
Ø Đã thông quan cho xuất nhập khẩu;
Ø Đặt vào quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu trên phương tiện
vận tải đến, sẵn sàng để dỡ tại điểm đích;
- Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc mang hàng đến điểm đích
và có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan cả xuất và nhập khẩu, thanh toán cả thuế xuất và nhập
khẩu, và thực hiện mọi thủ tục hải quan.
Tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế

1. Tổng quan về các tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế
ICC soạn thảo và ban hành:
(1) Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C): Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practices for Documentary Credits UCP)
(2) Phương thức nhờ thu (Collection): Các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC
(The Uniform Rules for Collections - URC)
2. Bộ quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600)
2.1. Giới thiệu chung
- Do ICC soạn thảo và ban hành;
- Ban hành lần đầu tiên năm 1933: UCP 82
- Sửa đổi:
+ 1951: UCP 151
+ 1962: UCP 222
+ 1974: UCP 290
+ 1983: UCP 400
+ 1993: UCP 500
+ 2007: UCP 600 (có hiệu lực từ 01/07/2007)
Mục đích:
(1) Đơn giản hóa, hài hòa hóa kỹ thuật và tập quán của các ngân hàng trên thế giới
(2) Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu.
(1) Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C (International
Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits – ISBP
745 2013)
- 280 quy tắc
- Áp dụng đương nhiên cùng UCP 600
(2) Phụ trương của UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử (Supplement to UCP 600
for Electronic Presentation version 1.1 2007 ICC – eUCP 1.1)
- Bổ sung cho UCP 600
- Điều chỉnh việc xuất trình chứng từ điện tử hoặc kết hợp chứng từ điện tử và chứng từ
văn bản
(3) Quy tắc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (Uniform Rules for
bank-to-bank reimbursement under Documentary credits – URR 725 ICC)
- Có hiệu lực từ 1/10/2008
- Điều 13 UCP 600 cho phép lựa chọn áp dụng URR bản có hiệu lực lúc L/C được phát
hành hoặc Điều 13 (b) UCP 600.
2.2. Nội dung cơ bản của UCP 600
a. Phạm vi áp dụng (Điều 1)
• Đối tượng: bất kì tín dụng chứng từ nào
• Điều kiện: Khi nội dung của tín dụng chỉ rõ nó là đối tượng của các quy tắc này.
• Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi điều này bị thay đổi hay loại bỏ một
cách rõ ràng.
(1) Tín dụng chứng từ (Article 2)
Tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả và đặt tên như thế nào, là
không thể hủy bỏ, và theo đó là một sự cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành để thanh toán
khi xuất trình phù hợp.
(2) “This Credit is subject to ICC Uniform Customs and Practice for Documentary
Credit, Publication No 600, 2007 Revision”.
(3) Chủ thể (Article 2)
(1) Người yêu cầu (Applicant) là người nhập khẩu – yêu cầu ngân hàng phát hành thư
tín dụng
(2) Ngân hàng phát hành (Issuing bank) là ngân hàng cung cấp thư tín dụng theo đề
nghị của người yêu cầu (người mở thư tín dụng), hoặc với danh nghĩa của chính ngân hàng.
(3) Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên mà vì người đó nên thư tín dụng được phát
hành
(4) Ngân hàng thông báo (Advising bank) means the bank that advises the credit at
the request of the issuing bank.
(5) Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) means the bank that adds its confirmation
to a credit upon the issuing bank’s authorization or request. Confirmation means a definite
undertaking of the confirming bank, inaddition to that of the issuing bank, to honour or negotiate
a complying presentation.
b. Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Chứng từ trong L/C
(1) Chứng từ tài chính: Hối phiếu
(2) Chứng từ thương mại:
- Hóa đơn (Invoice)
- Giấy chứng nhận:
+ Chất lượng (Certificate of quality)
+ Số lượng trọng lượng (Certificate of weigh and quantity)
+ Xuất xứ (Certificate of origin)
+ Giám định (Certificate of inspection); …
- Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (Bill of lading);…
- Chứng từ bảo hiểm: Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance)
2) Người yêu cầu và ngân hàng phát hành
3) Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng
4) Ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo
5) Ngân hàng thông báo và người thụ hưởng
6) Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có)
7) Ngân hàng xác nhận và người thụ hưởng (nếu có)
(1) Hợp đồng mua bán giữa bên yêu cầu và người thụ hưởng
(1) Hợp đồng mua bán hình thành trước, L/C hình thành sau
(2) HĐMB quy định phương thức thanh toán bằng L/C
(3) Nội dung HĐMB là cơ sở để người yêu cầu tạo lập Đơn yêu cầu phát hành L/C
(4) Ngân hàng phát hành dựa vào HĐMB để chấp nhận Đơn yêu cầu phát hành L/C
Tính độc lập của thư tín dụng Credits v. Contracts
Thanh toán (Honour) nghĩa là:
1) Việc trả tiền ngay, nếu thư tín dụng có giá trị trả ngay.
2) Cam kết trả chậm và trả khi đáo hạn, nếu thư tín dụng có giá trị trả chậm.
3) Sự chấp nhận hối phiếu (bill of exchange – draft) do người thụ hưởng kí phát và trả khi
đáo hạn, nếu thư tín dụng có giá trị chấp nhận.
Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
Án lệ số 13/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày
14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm
2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ (Standard for Examination of Documents)
- Ngân hàng: kiểm tra tính phù hợp của bộ chứng từ
Xuất trình “phù hợp”:
- Phù hợp với các điều khoản của L/C
- Phù hợp với các quy định của UCP 600 2007 ICC
- Phù hợp với quy định về kiểm tra bộ chứng từ theo ISBP 745 2013 ICC
Thời gian xuất trình:
Điều 14.c UCP 600 quy định thời gian xuất trình bộ chứng từ là “không muộn hơn 21
ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định trong các Quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường
hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng”.
Kiểm tra chứng từ: Chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để quyết định, thể hiện trên bề mặt của
chúng, tạo thành một xuất trình có phù hợp hay không.
- Kiểm tra tính hợp lệ/phù hợp của chứng từ được xuất trình
- Không phải để kiểm tra tính xác thực của các thông tin trong chứng từ
- Không kiểm tra hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán.
Thời hạn kiểm tra chứng từ: Tối đa 05 ngày làm việc của ngân hàng, tính từ ngày tiếp
theo ngày xuất trình.
3. Các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC số 522 (URC 522)
- The Uniform Rules for Collections - URC
- Do ICC soạn thảo và ban hành;
- Ban hành lần đầu tiên năm 1956
- Sửa đổi:
+ 1967
+ 1978
+ 1995: URC 522 (có hiệu lực từ 01/01/1996)
Nội dung cơ bản của URC 522
a. Phạm vi áp dụng (Điều 1)
• Đối tượng: tất cả nhờ thu như đã định nghĩa trong điều 2 (2)
• Điều kiện: Thể hiện trong “Chỉ thị nhờ thu”/Collection Instructions (3)
• Ràng buộc tất cả các bên liên quan, trừ : (1) Thỏa thuận khác (2) Trái PL liên quan
Nhờ thu/ Collection (Article 2)
"Nhờ thu" có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ như đã định nghĩa ở Điều
phụ 2 (b) theo đúng các chỉ thị đã nhận được để:
1. Thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc
2. Giao các chứng từ nếu được thanh toán (D/P) và/hoặc Giao chứng từ nếu được
chấp nhận thanh toán (D/A)
3. Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện (D/TC).
Chứng từ/Documents
(1) Chứng từ tài chính/Financial documents: là bao gồm các hối phiếu, kỳ phiếu, séc
hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền.
(2) Chứng từ thương mại/Commercial documents: gồm các hoá đơn, các chứng từ
vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào
khác miễn là không phải là các chứng từ tài chính.
Đặc điểm
(1) Phương thức thanh toán do người bán thực hiện.
(2) Sau khi người bán thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng, thì người mua mới thực hiện
nghĩa vụ trả tiền.
Phân loại NHỜ THU
Nhờ thu phiếu trơn/Clean collection - Chứng từ tài chính
- Là phương thức thanh toán mà theo đó, người bán (nhà xuất khẩu) sau khi gửi hàng hóa
cho người mua (nhà nhập khẩu), chỉ ký phát tờ hối phiếu đòi tiền người mua và yêu cầu ngân
hàng thu hộ mình số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào của
việc trả tiền. - Không điều kiện nghĩa là người bán chỉ việc xuất trình hối phiếu là được trả tiền.
Nhờ thu kèm chứng từ/ Documentary collection - Chứng từ tài chính kèm theo các chứng
từ thương mại - Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính.
Là phương thức thanh toán mà theo đó, người bán (nhà xuất khẩu) nhờ ngân hàng thu hộ
mình số tiền từ người mua (người nhập khẩu) căn cứ không chỉ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào
bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm hối phiếu, với điều kiện, nếu người mua chấp nhận trả tiền hoặc
chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua đi nhận hàng.
(3) Chủ thể (Article 3)
(1) Người nhờ thu (principal) là bên giao uỷ thác nhờ thu cho một ngân hàng
(2) Ngân hàng nhờ thu (remitting bank) là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao uỷ
thác nhờ thu
(3) Người trả tiền (drawee) là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta theo quy
định của chỉ thị nhờ thu
(4) Ngân hàng thu hộ (collecting bank) là bất kz một ngân hàng nào mà không phải là
ngân hàng nhờ thu thực hiện quy trình nhờ thu.
(5) Ngân hàng xuất trình (presenting bank) là ngân hàng thu hộ có nhiệm vụ xuất
trình chứng từ tới người trả tiền.
Quy trình thanh toán bằng phương thức Nhờ thu kèm chứng từ
Người trả tiền: (1)Thanh toán (2)Chấp nhận thanh toán (3)Thực hiện các điều kiện, điều
khoản khác
Ngân hàng: Bộ chứng từ
Hối phiếu là tờ lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu
người này khi nhìn thấy lệnh hoặc đến ngày cụ thể xác định trong tương lai phải trả số tiền nhất
định cho người nào đó; hoặc theo yêu cầu của người này, trả cho người khác hoặc trả cho người
cầm lệnh đó.
Công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bills of
Exchange – Geneve Convention 1930 - ULB 1930).
Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong
tương lai cho người thụ hưởng.
(Khoản 2 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam)
Xuất trình
(1) Ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền người trả tiền.
(2) Chứng từ xuất trình phải nguyên vẹn như lúc nhận từ người nhờ thu
Chỉ thị nhờ thu (Collection Instructions):
1. Thông tin của ngân hàng nhờ thu
2. Thông tin của bên nhờ thu
3. Thông tin của bên trả tiền
4. Thông tin của ngân hàng xuất trình
5. Tổng số tiền, loại tiền tệ
6. Danh mục chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ
7. a. Terms and conditions upon which payment and/or acceptance is to be obtained.
b. Terms of delivery of documents against:
1) payment and/or acceptance
2) other terms and conditions
Điều kiện D/P (Documents against Payment):
- Điều kiện D/P là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình
(payable at sight).
- Trong Chỉ thị nhờ thu phải có chỉ thị "Release Documents against Payment".
Điều kiện D/A ( Documents against Acceptance)
- Thời hạn thanh toán trả chậm.
- Đối với điều kiện D/A, trong Chỉ thị nhờ thu phải có chỉ thị: "Release Documents
against Acceptance".
- Người nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hối phiếu, có nghĩa là, phải kí chấp nhận
thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định. Khi đã kí chấp nhận, người Nhập khẩu được
nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng.
- Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(1) Trách nhiệm của ngân hàng nhờ thu (remitting bank)
1. Trung gian thu hộ tiền cho khách hàng
2. Có phải chịu trách nhiệm khi việc thu hộ tiền không đạt kết quả không?
3. Có trách nhiệm gì đối với bộ chứng từ do người nhờ thu (principal)?
(2) Phương thức thu phí nhờ thu (Điều 21)
1. Quy định trong chỉ thị nhờ thu
TH1. Quy định do người nhập khẩu trả
- Nếu người nhập khẩu không trả: ngân hàng giao chứng từ , không cần thu phí → người
nhờ thu trả hoặc trừ vào số tiền thu được.
- Nếu chỉ thị nhờ thu quy định phí nhờ thu không thể bỏ qua, phải thu, mà người nhập
khẩu từ chối thanh toán → hệ quả?
TH2. Quy định do người xuất khẩu trả
Ngân hàng nhờ thu được thu lại bất kỳ số tiền nào mà nó đã chi từ người nhờ thu mà
không phụ thuộc việc thu tiền được hay không.

You might also like