You are on page 1of 3

III.

Liên hệ với Việt Nam


1. Pháp luật Việt Nam với điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế
Việt nam hiện nay đang có một hệ thống các văn bản khá đầy đủ điều chỉnh các
quan hệ thương mại quốc tế như:
- Hiến pháp 1992
- Bộ luật dân sự năm 2005
+ Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết thi
hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Bộ luật hình sự năm 1999
- Luật thương mại năm 2005
+ Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết Luật
thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, và kinh
doanh có điều kiện
+ Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 quy định chi tiết Luật
thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam
+ Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý,
mua, bán, gia công, và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
+ Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2007 quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
+ Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
+ Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
+ Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh
+ Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2008 quy định về xử lý vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại
+ Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật
thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lôgistic và giới hạn trách nhiệm đối
với thương nhân kinh doanh dịch vụ lôgistic
2. Điều ước quốc tế với điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế ở Việt Nam
a. Điều ước quốc tế song phương :
- Các điều ước quốc tế song phương tạo nền tảng pháp lý cho các quan hệ
dân sự, kinh tế - thương mại giữa nước ta với nước ngoài.
Hiện nay, VN đã ký trên 80 hiệp định thương mại, gần 50 hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư. Các hiệp định này đều ghi nhận nguyên tắc tối huệ
quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia để tạo điều kiện cho các bên, công dân
của các bên phát triển quan hệ kinh tế thương mại. Năm 2000, VN và Hoa
Kỳ đã ký Hiệp định Thương mại (BTA) với nội dung bao quát các lĩnh vực
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các vấn đề đầu
tư liên quan đến thương mại, là những lĩnh vực mà WTO điều chỉnh. Năm
2004, Việt Nam ký Hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với
Nhật Bản (BIT) đã mở ra những cơ hội to lớn trong phát triển xuất khẩu và
thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra phải kể đến các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa VN
và chính phủ các nước nhằm điều chỉnh thống nhất các xung đột pháp luật
giữa công dân và pháp nhân VN với công dân và pháp nhân các nước ký kết.
b. Các điều ước quốc tế đa phương:
- Các điều ước quốc tế quy định những nguyên tắc pháp lý chung, mang tính
chủ đạo đối với các hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia
VD: các hiệp định của WTO, TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tụê) ; Công ước New-York 1958
về Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có sự
tham gia của Việt Nam
- Các điều ước quốc tế quy định một cách trực tiếp một hoạt động thương
mại cụ thể trong đó quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham
gia vào quan hệ thương mại quốc tế.
VD: điển hình là công ước của Liên hợp quốc : Công ước Viên 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Washington năm 1965 về
giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và các kiều dân nước ngoài về đầu
tư, Công ước Liên hợp Quốc về việc sử dụng chứng từ điện tử trong hợp
đồng quốc tế do Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc soạn
thảo và được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 9/11/2005, (ký kết ngày
6/7/2006 bởi 60 quốc gia thành viên của UNCITRAL và 10 nước quan sat
viên trong đó có VN) một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản
nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử.
Bên cạnh đó còn có các điều ước quốc tế khu vực như : Hiệp định về Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định mậu dịch tư do ASEAN-
Trung quốc, ASEAN-Ấn độ, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Úc và New
Zealand…

Theo quy định của pháp luật hiện hành VN, có 2 phương thức áp dụng điều ước
quốc tế về thương mại :
+ Thứ nhất : đối với các điều ước quốc tế về thương mại mà Nhà nước ta đã
tham gia ký kết và phê chuẩn thì sẽ áp dụng các điều ước quốc tế
+ Thứ hai: đối với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta chưa tham gia hoặc
công nhận, thì chỉ áp dụng các điều, khoản, không trái với pháp luật VN và khi
có sự thỏa thuận giữa các bên.

Tóm lại: Những điều ước quốc tế được kể trên đây sẽ là cơ sở pháp lý để Việt
Nam hoà nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại quốc tế.

You might also like