You are on page 1of 13

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1) Khái niệm và đặc điểm của LTMQT


1.1) Giải thích:
1.1.1) Thuật ngữ thương mại
LTM 2005 không có khái niệm thế nào là thương mại, mà chỉ nêu định nghĩa về:
- Hành vi TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác (Đ3K1)
- Hoạt động TM (Đ5)
1.1.2) Thuật ngữ tính quốc tế
- “Quốc tế” là gì?
- Ví dụ: Một DNVN ký kết HĐ với 1 DN Pháp thì có gọi là mang tính “quốc tế”
không?
TÍNH QUỐC TẾ
- Căn cứ vào quốc tịch của các bên tham gia giao dịch
- Tuy nhiên, 1 số ĐƯQT cho rằng: sử dụng quốc tịch của các bên như là 1 cơ sở
để xác định tính Quốc tế ⇒ có 1 số bất cập / hạn chế
- Xung đột PL ⇒ nhiều hệ thuộc có thể sử dụng để xác định Quốc tịch của các
bên
- Căn cứ vào trụ sở thương mại
Trong TMQT công, có phải xác định “tính quốc tế” cũng dựa vào trụ sở TM
không?
- TMQT công là quan hệ thương mại giữa các bên chủ thể: quốc gia, tổ chức
quốc tế ⇒ tham gia vào hoạt động thương mại nhằm xác lập ra các ĐƯQT về
thương mại
⇒ “Tính quốc tế” căn cứ vào quốc tịch
TÍNH QUỐC TẾ TRONG PL VIỆT NAM
- Trong PL VN không sử dụng từ “tính quốc tế”, mà sử dụng thuật ngữ
gần giống ⇒ “có yếu tố nước ngoài”
- Đ5 LTM: Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa
thuận áp dụng PL nước ngoài, tập quán TMQT nếu PL nước ngoài, tập quán
TMQT không trái với nguyên tắc cơ bản của PL VN
- Đ758 BLDS “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là quan hệ dân sự
+ có ít nhất 1 trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người VN định cư ở nước ngoài
+ các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức VN nhưng căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo PL nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài
+ tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
1.2 Chủ thể của LTMQT
1.2.1 Quốc gia
- Chủ thể đặc biệt (chủ thể có quyền)
- Quyền miễn trừ tư pháp
+ Miễn trừ xét xử
+ Miễn trừ đảm bảo sơ bộ vụ kiện
+ Miễn trừ thi hành án
VÍ DỤ
- Nhật Bản ký HĐ đầu tư với Hoa Kỳ
- Nếu NB được miễn trừ xét xử (VD: NB vi phạm nghĩa vụ HĐ) thì Tòa án của
Hoa Kỳ không được quyền xét xử
- Đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện: ko đc tịch thu, kê biên TS, áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời
- Trường hợp 1 QG đồng ý cho Tòa án xét xử thì bản án của Tòa cũng phải đc
QG tự nguyện thi hành, ko đc phép buộc QG thi hành bản án của Tòa
- Nếu QG vẫn giữ “quyền miễn trừ tư pháp” như là 1 hệ thuộc của chủ quyền thì
không ai muốn làm việc với QG, ko ai tiến hành đầu tư, ko ký kết HĐ xuất
nhập khẩu với QG
THUYẾT MIỄN TRỪ TƯ PHÁP TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN TỒN TẠI

HỌC THUYẾT CHỦ QUYỀN QUỐC GIA


Miễn trừ tuyệt đối Miễn trừ tương đối
. Miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong bất . Cơ quan tư pháp của QG khác - bản
kỳ giai đoạn xét xử nào tại cơ quan tư chất, mục đích của giao dịch cụ thể
pháp của QG khác - Ngoại giao: miễn trừ tư pháp
. Không cần cân nhắc đến bản chất (jure imperii)
hành vi của QG khác - Thương mại: như TN (cá
. Ko đc áp dụng rộng rãi nhân, pháp nhân) bình thường
- PL Anh trước năm 1938 và - VD: Công ước Washington
- PL Hoa Kỳ trước 1926 1965

1.2.2 Tổ chức quốc tế


. WTO
. EU
. ASEAN
- Các tổ chức TMQT là chủ thể đặc biệt do ko tham gia trực tiếp vào các
TMQT ( như thương nhân ) và cũng ko trực tiếp điều chỉnh hoạt động
TMQT (như quốc gia)
- Tổ chức TMQT thiết lập khung pháp lý làm cơ sở cho sự phát triển
TMQT, đảm bảo quyền lợi KT của QG thành viên đc cân bằng
1.2.3 Thương nhân
. Thương nhân (thế nhân, pháp nhân): những chủ thể hành nghề độc lập, lấy các giao
dịch thương mại làm nghề nghiệp chính và thực hiện chúng vì mục đích LN
. LTMVN: ĐIỀU 6. Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức KT đc thành lập hợp pháp, cá nhân HĐTM 1
cách độc lập, thường xuyên và có ĐKKD
2. Thương nhân có quyền HĐTM trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các
hình thức và theo các phương thức mà PL ko cấm
- Thương nhân có nghĩa vụ ĐKKD theo qđ của PL
- PL mỗi nước đc quyền đưa ra những yêu cầu, điều kiện đối với công dân của
mình, cty,... để đc phép kinh doanh QT, kinh doanh vs các chủ thể có yếu tố
nước ngoài
- Cty đa quốc gia (chủ thể phổ biến + phức tạp)
. VD: Coca Cola, Nokia, Pepsi…
. PL nơi ĐKKD có khả năng điều chỉnh các hướng của các DN đó, PL nơi họ hoạt
động cũng được quyền điều chỉnh
. VD: Unilever đặt trụ sở tại Hà Lan, HĐKD tại VN → chịu sự điều chỉnh của PL HL
và PL VN
KHÁI NIỆM:
. LTMQT: tổng thể các QPPL, nguyên tắc điều chỉnh mqh giữa các chủ thể trong
TMQT
. LTMQT công: quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc thực hiện ĐƯQT
song và đa phương về TM (cắt giảm thuế quan, phi thuế quan)
. LTMQT tư: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong HĐ
→ TMQT là tổng thể các QPPL được ghi nhận trong ĐƯQT, PLQG điều chỉnh
hoạt động của các chủ thể: QG, TCQT và thương nhân trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại sở hữu trí tuệ có yếu tố nước
ngoài (TMQT)
2. Một số xu hướng cơ bản trong hoạt động TMQT
2.1 Tự do hóa thương mại: toàn cầu hóa, khu vực hóa
2.2 Bảo hộ mậu dịch bảo hộ TM
- Xu hướng NN áp dụng các chính sách điều tiết KT nhằm:
+ Chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các DN trong nước với DN nước
ngoài
+ Sd các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa
nước ngoài
+ Nâng đỡ các DN trong nước bành trướng ra thị trường nc ngoài
2.3 Thương mại ko phân biệt đối xử
+ Đối xử tối huệ quốc (Most - favored nation): ko phân biệt đối xử giữa HH,DV
của các QG khác nhau
+ Đối xử quốc gia (National Treatment): Ko phân biệt đối xử giữa HH,DV trong
nước và nước ngoài
3. Nguồn của Luật TMQT
• Là nơi chứa đựng và thể hiện các QPPL của LTMQT
• Phân loại:
- Điều ước quốc tế
- Pháp luật QG
- Tập quán quốc tế
- Án lệ
3.1 ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
• Văn bản pháp lý được các QG, tổ chức quốc tế ký kết hoặc tham gia nhằm điều
chỉnh hoạt động TMQT
• Phân loại
- Căn cứ vào Thành viên tham gia:
+ ĐƯQT Đa phương
+ ĐƯQT Song phương
- Tính chất điều chỉnh:
+ ĐƯQT điều chỉnh Gián tiếp: nguyên tắc
+ ĐƯQT điều chỉnh trực tiếp: quy phạm thực chất thống nhất
Khi nào được quyền áp dụng các ĐƯQT
• ĐƯQT được áp dụng đc các bên ký kết hoặc là thành viên ký kết hoặc là thành viên
tham gia vào ĐƯQT đó
• Có những ĐƯQT cho phép bảo lưu, có ĐƯQT không cho bảo lưu
→ ĐƯQT chỉ có giá trị pháp lý đv thành viên tham gia và có giá trị ply ở mức độ
ntn thì tùy thuộc vào qdinh cụ thể của từng ĐƯQT
3.2 PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI CỦA QUỐC GIA
• KN: là tổng hợp các QPPL do quốc gia ban hành
• Phân loại:
- Quy định chung mang tính chất bắt buộc:
» Năng lực chủ thể
» Hàng hóa, dịch vụ, vốn được phép lưu thông
» Thuế (loại thuế, thuế suất ...)
- Quy phạm thực chất: được áp dụng khi
» Có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
» Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
3.3 TẬP QUÁN QUỐC TẾ
• KN: là các thói quen thương mại phổ biến được áp dụng thường xuyên trên phạm vi
toàn cầu hoặc từng địa phương mà trên cơ sở đó có thể xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên
• Điều kiện:
- Được hình thành từ lâu trong lịch sử;
- Được phổ biến rộng
- Được sử dụng thường xuyên, lặp đi lặp lại trong quá trình sử dụng
- Khi vận dụng, các bên phải tin chắc đó là xử sự đúng
• Ưu thế:
- Rút ngắn thời gian đàm phán HD
- Hiểu thống nhất, hạn chế xung đột PL
3.4 ÁN LỆ
• Án lệ (quyết định của cơ quan tài phán quốc tế) là các bản án do cơ quan tài phán
hay trọng tài quốc tế đưa ra để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể
• Phân loại:
- Án lệ trong hệ thống PLQG
- Án lệ quốc tế trong PLQT
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG GATT/WTO
1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống TM GATT/WTO
1.1 Bối cảnh cho sự ra đời của hệ thống thương mại GATT
1.2 GATT – định chế thương mại quốc tế ad hoc và các vấn đề phát sinh
1.3 Các nghĩa vụ cơ bản trong khuôn khổ hệ thống GATT
1.4 Các vòng đàm phán
2. Tổ chức Thương mại thế giới
2.1 Khái quát
2.2 Mục tiêu, chức năng và cơ cấu tổ chức của WTO
2.3 Khung pháp lý của hệ thống thương mại WTO
2.4 Quy trình và thủ tục ra quyết định của WTO
3. Mối quan hệ giữa PL WTO với PL QG
4. Quy chế thành viên WTO
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TM
GATT/WTO
1.1 BỞI CẢNH CHO SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI GATT
1944, Hội nghị BRETTON WOODS
• IMF - International Monetary Fund
• WB- World Bank
•ITO - International Trade Organization
- Hội nghị Hanava bàn về Hiến chương ITO bắt đầu vào ngày 21/11/1947
- Hiến chương của ITO được nhất trí thông qua vào tháng 3 năm 1948, nhưng đã
không được phê chuẩn bởi một số quốc gia (điển hình là Mỹ)
⇒ ITO không thể trở thành hiện thực
➜ GATT trở thành công cụ đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại thế giới từ
1948 cho đến khi WTO ra đời.
1.2 GATT – ĐỊNH CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ AD HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ
PHÁT SINH
• Mang tính tạm thời; không có cơ cấu tổ chức rõ ràng
• Các vấn đề phát sinh:
➜ sự xuất hiện các loại hình bảo hộ phi thuế, hỗ trợ và trợ cấp khác
➜ thực tiễn TM xuất hiện nhiều loại hình mới: SHTT, dịch vụ,..
➜ thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả
1.3 CÁC VÒNG ĐÀM PHÁN

NĂM ĐỊA ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG ĐÀM SỐ NƯỚC


PHÁN
1947 Geneva Thuế quan 23

1949 Annecy Thuế quan 29


1951 Toruquay Thuế quan 32
1955-1956 Geneva Thụy Sĩ Thuế quan 33
1960-1961 Vòng Dilon (Geneva) Thuế quan 39
1964-1967 Vòng Kennedy (Geneva) Thuế và các biện pháp 74
chống bán phá giá
1973-1979 Vòng Tokyo (Geneva) Thuế, các biện pháp phi 99
thuế quan
1986-1993 Vòng Uruguay Thuế, các biện pháp phi 117 (thành
thuế quan, các nguyên viên GATT)
tắc, dịch vụ, quyền shtt,
nông nghiệp, đầu tư

- Vòng Geneva: Nhượng bộ thuế quan cho 45.000 dòng thuế


- Vòng Annecy: Nhượng bộ thuế quan cho 5.000 dòng thuế
- Vòng Toruquay: Nhượng bộ thuế quan cho 8.700 dòng thuế
- Vòng Geneva: Đề ra chiến lược chính sách của GATT đối với các nước đang phát
triển
- Vòng Kenney: Mức thuế suất trung bình giảm còn 35%, 3.500 dòng thuế quan mang
tính bắt buộc; ký hiệp định chống bán OG và trị giá tính thuế
- Vòng Tokyo: Mức thuế suất trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp tại các
nước OECD chỉ còn 6% quy tắc tự hành xử đối với tất cả các vấn đề phi thuế
VÒNG URUGUAY
• 1986-1994
• Bắt đầu với 103 quốc gia và kết thúc với 117 quốc gia
• Punta del Este, Uruguay
- Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan các vấn đề của vòng Tokyo, dịch vụ, SHTT,
kiểm định trước khi bốc hàng, xuất xứ hàng hóa, các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại, giải quyết tranh chấp, minh bạch
- Mức thuế suất trung bình giảm 1/3 lần; thành lập WTO; Hiệp định đa phương về
thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ
2. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
2.1 Khái quát:
- 1/1/1995, là kết quả của vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1993) / Marrakesh/
Geneve – Thụy Sĩ
- 164 thành viên và 25 quan sát viên
2.2. Mục tiêu, chức năng và cơ cấu tổ chức của WTO
2.2.1. Mục tiêu của WTO
1. Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu...;
2. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp
thương mại giữa các nước thành viên...;
3. Bảo đảm cho các nước đang phát triển ... được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ
sự tăng trưởng của thương mại quốc tế ... và khuyến khích các nước này hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
4. Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo
đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
2.2.2. Chức năng của WTO (Điều 3 HĐ MARRAKESH)
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành việc thực thi các Hiệp
định thương mại trong khuôn khổ WTO
• Diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước Thành viên
• Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên
• Theo dõi Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (Trade Policy Review Mechanism
- TPRM)
• Hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF), ngân
hàng thế giới (WB)
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của WTO
• Điều 4: Cơ cấu của WTO
- Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), Cơ
quan kiểm điểm chính sách thương mại (TPRB)
- Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPs, các ủy ban và nhóm công tác
- Các cơ quan thực hiện chức năng hành chính – thư ký. Tổng giám đốc và Ban thư ký
WTO

2.4. Quy trình và thủ tục ra quyết định của WTO


Điều 9: Quá trình ra quyết định
1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như quy định trong
GATT 1947[1]. Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên
cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ
phiếu.

2.4.1 Cơ chế ra quyết định của WTO


- Cơ chế ra quyết định
+ Điều IX HĐ Marrakesh
- Thủ tục thông thường: Đồng thuận (Consensus); Bỏ phiếu (Voting)
+ Điều X HĐ Marrakesh; DSU
- Thủ tục đặc biệt: Nhất trí; đồng thuận nghịch

ĐỒNG THUẬN
Điều IX.1 Hiệp định Marrakesh: Tại các cuộc họp của WTO, mỗi thành viên của
WTO có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau. 1) Quyết định sẽ được thông qua trên
cơ sở đồng thuận (consensus). (Như quy định GATT 1947)
Đồng thuận là cơ chế ra quyết định mà tại thời điểm thông qua quyết định đó không
có thành viên nào (có mặt tại phiên họp) chính thức phản đối quyết định được dự kiến.
- Quyết định đc thông qua trên cơ sở đồng thuận
- Nếu ko đạt đc ⇒ bỏ phiếu
- NT đồng thuận nếu chỉ có 1 phiếu phản đối → ko đc thông qua
- NT đồng thuận nghịch nếu tất cả TV phản đối → ko đc thông qua
+ 1 phiếu thuận
+ 1 phiếu ko ý kiến
⇒ đc thông qua
- NT nhất trí ⇒ 100% TV biểu quyết tán thành
- HĐ Marrakesh có giá trị pháp lý cao nhất
- Phụ lục 1,2,3: HĐ đa biên
- Phụ lục 4: HĐ đa phương (nhiều bên)
+ Phụ lục 1: GATT 1994 (quan trọng) GATT, GATS, TRIPS
+ Phụ lục 2: DSU - cơ chế giải quyết tranh chấp
+ Phụ lục 3: TPRM - HĐ cơ chế rà soát TM
+ Phụ lục 4: HĐ TM máy bay dân dụng (còn hiệu lực); HĐ mua sắm chính phủ (còn
hiệu lực); HĐ về sữa; HĐ về thịt bò
- PL WTO có giá trị pháp lý cao hơn
- PL WTO áp dụng ưu tiên hơn PLQG
- HĐ đa biên chỉ nêu ra những nguyên tắc chứ ko chi tiết
- Ràng buộc TV/TV nội lực hóa
- TV sáng lập có ưu đãi đặc quyền hơn TV gia nhập
2) Nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận Quyết định sẽ được
thông qua bằng hình thức bỏ phiếu (voting). (Trừ TH khác).

Thủ tục thông thường


¾ thành viên tán thành ⅔ thành viên tán thành ⅔ của ½ thành viên tán
thành
Quyết định giải thích theo Quyết định cho phép gia Quyết định thông qua quy
thẩm quyền; nhập WTO; chế tài chính và dự toán
Quyết định cho phép miễn Quyết định bổ sung điều ngân sách hàng năm
nghĩa vụ của thành viên khoản của các hiệp định
thương mại

Thủ tục đặc biệt


Nguyên tắc nhất trí Nguyên tắc đồng thuận nghịch
Quyết định sửa đổi liên quan đến các Xem xét thông qua một số quyết định
hiệp định quan trọng của WTO trong thủ tục giải quyết tranh chấp

5. QUY CHẾ THÀNH VIÊN WTO


1. Tư cách thành viên
Thành viên sáng lập – Điều 11 HĐ Marrakesh
• Kể từ ngày HD này có hiệu lực, các bên ký kết HĐ GATT 1947 và Cộng đồng Châu
âu đã thông qua HĐ này và các HĐ TM Đa biên... sẽ trở thành Thành viên sáng lập
của WTO...
• Thành viên gia nhập – Điều 12 HD Marrakesh
“Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự
chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác quy định
trong HĐ này và các HĐ TM Đa biên đều có thể gia nhập HĐ này theo các điều
khoản đã thỏa thuận giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đối với WTO..."
5. QUY CHẾ THÀNH VIÊN WTO
1.1 Quy trình gia nhập

• Bước 1: QG hay Vùng lãnh thổ thuế quan có nguyên vòng nộp đơn xin gia nhập
WTO WTO thành lập Ban Công tác (theo Quyết định của Đại hội đồng)
• Bước 2 Đàm phán gia nhập
GĐ đàm phán gồm
- Minh bạch hóa chính sách (Nộp bản Bị vong lục cung cấp thông tin về chính sách
thương mại liên quan đến việc thực hiện các Hiệp định của WTO)
- Đàm phán mở cửa thị trường cả ở cấp độ đa phương và song phương
• Bước 3: Kết nạp
- Trình văn kiện lên Hội nghị Bộ trưởng Đại hội đồng thông qua
- Tiến hành thủ tục phê chuẩn trong nước
- 30 ngày sau khi Ban thư kỷ nhận được thông báo về việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn
trong nước thì QG hay vùng lãnh thổ thuế quan đã tiến hành đàm phun gia nhập số
chính thức có tư cách thành viên
THỦ TỤC GIA NHẬP
BƯỚC 1: NỘP ĐƠN XIN GIA NHẬP
Nộp đơn xin gia nhập → Thành lập ban công tác (Quyết định của ĐHĐ)
BƯỚC 2: GIAI ĐOẠN LÀM RÕ CHÍNH SÁCH BAN CÔNG TÁC
Nộp bản bị vong lục (trình bày về chính sách TM liên quan đến việc thực hiện các HĐ
của WTO) → giai đoạn đàm phán:
+ ĐP đa phương về các nguyên tắc
+ Thảo luận đa phương về hỗ trợ nông nghiệp và trợ cấp XK
+ ĐP song phương và mở cửa TT đối với hàng hóa và dịch vụ
Ban công tác tổng hợp và hoàn tất bộ văn kiện gồm:
1. Báo cáo của Ban công tác
2. Biểu cam kết mở cửa TT hàng hóa và dịch vụ
3. Dự thảo nghị định thư gia nhập
BƯỚC 3: PHÊ CHUẨN
Trình văn kiện lên hội nghị BT/ĐHĐ thông qua (⅔ tán thành) → Thủ tục phê chuẩn
trong nước → 30 ngày sau khi ban thư ký nhận đc thông báo về việc hoàn tất thủ tục
phê chuẩn trong nước thì chính thức
2. Quy trình gia nhập và rút khỏi WTO
2.1 Quy trình gia nhập
• 2/3 số thành viên WTO có mặt tại phiên họp đồng ý tại Hội nghị bộ trưởng
• Trong thời gian giữa các khóa họp của Hội nghị bộ trưởng, thì việc thông qua này sẽ
được thực hiện tại Đại hội đồng
2.2 Quy trình rút khỏi WTO
- CSPL Điều 15 HĐ Marrakesh
- Chủ thể muốn rút ra khỏi WTO gửi thông báo bằng văn bản cho Tổng Giám đốc
WTO trước 06 tháng
- Về thủ tục trong nước, mỗi thành viên sẽ tự xác định thủ tục này
Điều XV - Rút lui
1. Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi
đó sẽ áp dụng cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biến và sẽ có
hiệu lực ngay sau khi hết 6 tháng kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông
báo bằng văn bản về việc rút khỏi đó.
2. Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào được điều chỉnh
theo các quy định của Hiệp định đó.

MFN
- Vô điều kiện: 2 QG sẽ dành cho nhau những chế độ ưu đãi đặc biệt mà ko đòi hỏi
phải đi kèm theo bất kỳ điều kiện nào khác
- Được xây dựng trên định hướng là ko có điều kiện nào cả, nói cách khác là những
thành viên của WTO khi mà đã áp dụng những chế độ MFN với tất cả thành viên khác
thì nó sẽ ko đòi hỏi những thành viên đó phải áp dụng chế độ MFN này ngược trở lại
với mình
- Một khi đã gia nhập vào WTO sẽ đc hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc từ tất cả các
thành viên còn lại của WTO mà ko đòi hỏi yêu cầu là có thể cho họ cái gì thì họ mới
cho lại mình cái đó.
BT1:
1. A ko vi phạm nguyên tắc MNF. Vì A dành cho D ko phải là thành viên của WTO
mức thuế 10% thì A phải dành cho B thành viên của WTO mức thuế ko đc vượt quá
10%. A buộc phải áp dụng thuế NK cho C tương tự như cách mà A dành ưu đãi cho B
(bởi C cũng là thành viên của WTO)
2. A ko thể áp thuế NK cho xe B và C là 10% (phải nhỏ hơn hoặc bằng 5% như đã áp
với D)
3. Không vi phạm vì nó Trong Điều 1 của GATT không quy định buộc các thành viên
của WTO là ko đc áp dụng chế độ ưu đãi cho các nước bên ngoài, thì áp thuế bao
nhiêu cũng được.

So sánh nguyên tắc MNF và nguyên tắc NT


- NT: áp dụng đối với chủ yếu là hàng hóa đã qua cửa khẩu hải quan, bảo đảm ko có
sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa NK và hàng hóa nội địa (trong nước)
- NFM: nguyên tắc chi phối chính sách thương mại đối với hàng hóa trước khi thâm
nhập vào thị trường của 1 QG / đối tượng là các QG khác nhau / ko phân biệt đối xử
giữa hàng hóa của các QG từ các nguồn khác nhau và sẽ áp dụng trước khi thâm nhập
vào thị trường quốc gia

XĐ 2 hàng hóa có tương tự ko ? Có cạnh tranh với nhau ko ?

You might also like