You are on page 1of 101

LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

TS. NGUYỄN THỊ HOA


GV. KHOA LUẬT QUÔC TẾ
CHƯƠNG I
Khái quát về Luật
kinh doanh quốc tế và
hợp đồng trong kinh
doanh quốc tế
Nhập môn Luật kinh doanh quốc tế và hợp
đồng trong kinh doanh quốc tế

Văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu sẽ nghiên cứu
- BLDS;
- Luật Thương mại;
- Luật doanh nghiệp;
- Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế
(CISG)
Nhập môn Luật kinh doanh quốc tế và hợp
đồng trong kinh doanh quốc tế

I. Tổng quan về luật kinh doanh quốc tế (LKDQT);

II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế (HĐKDQT).


I. Hoạt động kinh doanh quốc tế và
khái quát về luật kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm về KD và KDQT;


2. Khái quát về LKDQT
3. Chủ thể trong quan hệ pháp luật KDQT;
4. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ KDQT.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh quốc tế


I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh quốc tế


1.1. Khái niệm kinh doanh

• Theo từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là tổ


chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi.

• Tương đồng với Khoản 21 Điều 4 của Luật Doanh


nghiệp Việt Nam (LDN):
“KINH DOANH là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục tìm kiếm lợi nhuận“
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

1.2. Khái niệm kinh doanh quốc tế


• Không có định nghĩa trong văn bản quy phạm pháp luật.
• Định nghĩa về học thuật:
Theo nhà kinh tế học Joshi Rakesh Mohan thì “kinh doanh
quốc tế có thể được hiểu là các giao dịch xuyên biên giới
của các cá nhân và doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ,
tài nguyên giữa các thương nhân của hai hay nhiều quốc gia”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

2. Luật kinh doanh quốc tế (LKDQT)


• Dưới góc nhìn của Common law

- Luật thương mại quốc tế [the law of international trade]


đề cập đến các hiệp định quốc tế công và các cơ quan
pháp lý hình thành lên hệ thống thương mại đa quốc gia và
cụ thể hóa các nghĩa vụ của luật quốc tế công vào pháp
luật nội địa”;

- “Luật về các giao dịch kinh doanh quốc tế” “law of


international business transactions” nhìn đến các vấn đề
của luật tư cần được thực hiện đối với các bên liên quan.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

2.2. Luật kinh doanh quốc tế (LKDQT) (tt)


• Dưới góc nhìn của Civil Law

- Luật kinh doanh quốc tế (Droit des affaires


internationales) có mục đích chủ yếu là cung cấp các quy
định, nguyên tắc pháp lý phù hợp để bảo đảm an ninh,
trung thực và công lý trong các mối quan hệ thương mại
mang bản chất tư.
- Luật thương mại quốc tế (Droit du commerce
international) mang tính tổng thể vì nó tồn tại trong mối
quan hệ giữa các nhà nước (rapports interétatiques).
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

2.2. Khái niệm Luật kinh doanh quốc tế (tt)


• Phân biệt giữa thương mại quốc tế và kinh
doanh quốc tế

Chủ thể tư + Chủ


thể tư
Kinh doanh quốc
tế (TMQT tư)
Chủ thể tư + chủ
TMQT (theo thể công
nghĩa rộng)

TMQT công Chủ thể công


I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3. Chủ thể trong quan hệ pháp luật KDQT

Chủ thể

Tổ chức Thương
Quốc gia
quốc tế nhân
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.1 Chủ thể là quốc gia


Quốc gia có vai trò gì đối với quan hệ KDQT?
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.1 Chủ thể là quốc gia (tt)


Từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia
• Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan
nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan
hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều
100 của Bộ luật này. (Điều 97 Bộ luật Dân sự Việt Nam
– BLDS VN).
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.1 Chủ thể là quốc gia (tt)


Phân biệt giữa nhà nước và pháp nhân do nhà nước
hoặc cơ quan nhà nước thành lập

• Khoản 3 Điều 99 BLDS VN quy định:


“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan
nhà nước ở Trung ương, ở địa phương không chịu trách
nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành
lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan
nhà nước ở Trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa
vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.2. Tổ chức quốc tế

- Có thể tham gia vào


quan hệ KDQT, ví dụ
như thông qua các
hợp đồng mua sắm.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.3. Thương nhân

• Là chủ thể cơ bản và chủ yếu của hoạt động KDQT


I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.3. Thương nhân


Tại Việt Nam

• “1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. (Điều 6
Luật Thương mại Việt Nam – LTM VN);
• “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành
lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công
nhận” (Điều 16 LTM VN).
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.3. Thương nhân


Tại Pháp

• Yếu tố đăng ký kinh doanh không phải là yếu tố bắt buộc


để xác định một chủ thể kinh doanh là thương nhân hay
không:
Điều L.121-1 của Bộ luật Thương mại Pháp: “là thương
nhân, những người thực hiện hoạt động thương mại và
thực hiện hoạt động nghề nghiệp này của mình một cách
thường xuyên”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.3. Thương nhân


Tại Pháp (tt)

• Đăng ký kinh doanh không là yếu tố bắt buộc để được


xem là thương nhân:
- Ví dụ 1: vụ việc của Viện Hồi giáo (Cass. Ch. Com. 17
mars 1981, No: 79-14.117);
- Ví dụ 2: vụ việc cá nhân kinh doanh qua mạng (TGI.
Mulhouse, 12 Janvier 2006).
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

3.3. Thương nhân


Tập đoàn kinh tế/nhóm công ty

Tại Việt Nam Tại Pháp

K1Đ194 LDN VN: Điều L.251-4 của Bộ luật


Tập đoàn kinh tế hoặc tổng Thương mại Pháp:
công ty không phải là một “Tập đoàn kinh tế được hưởng
loại hình doanh nghiệp, tư cách pháp nhân và có đầy
không có tư cách pháp nhân đủ năng lực pháp luật kể từ
nên không phải đăng ký kinh ngày đăng ký kinh doanh.
doanh
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ KDQT

Hợp
đồng
Các nguyên Pháp luật
tắc pháp lý
chung quốc gia
Nguồn

Tập
quán
ĐƯQT
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.1 Hợp đồng


Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày
22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây
dựng:
“a. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên
giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải
quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên
thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định
của pháp luật có liên quan”.

Điều 1103 Bộ luật dân sự của Pháp (BLDS Pháp): “hợp đồng được
xác lập một cách hợp pháp có giá trị như luật của các bên đã xác lập
lên nó.”
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.2. Pháp luật quốc gia

Lưu ý
PLQG- Chỉ những nguyên tắc và các quy phạm điều chỉnh
quan hệ KDQT, ví dụ:
- BLDS;
- LTM…
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.3. Điều ước quốc tế

• Điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh:
- Ví dụ Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế
(United Nation Convention on Contracts for International
Sale of Goods 1980 - CISG);
- Công ước Hamburg 1978 về vận chuyển hàng hoá quốc
tế (United Nations Convention on the Carriage of Goods,
1978-Hamburg Rules).
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.3. Điều ước quốc tế (tt)


Ví dụ về tuân thủ ĐƯQT tại VN
• Điều12 của Hiến pháp: “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại […] tuân
thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế
mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên”.
• Khoản 1 Điều 6 Luật Ký kết điều ước quốc tế quy định:
“Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước
quốc tế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó trừ Hiến
Pháp”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán


- Tập quán là gì?
- Nguồn gốc hình thành?
- Có phải chỉ tập quán quốc tế mới
được áp dụng cho quan hệ KDQT?
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Tập quán là gì?

Ví dụ :

Có nội dung rõ ràng;

Điều 5 BLDS VN
quy định “tập Lập đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài;
quán”:
Được thừa nhận trong một vùng hoặc một
lĩnh vực.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Tập quán là gì? (tt)

Được tuân thủ một


Điều I-205 Bộ luật cách thường xuyên
Thương mại thống
nhất Hoa Kỳ (UCC)
quy định “tập quán”: Trong một ngành,
một lĩnh vực hoặc
một vùng địa lý

Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ không đặt ra điều kiện đối với
tập quán phải “có nội dung rõ ràng” như pháp luật Việt Nam.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Tóm lại:
Không có định nghĩa thống nhất thế về “tập quán” trong
KDQT. Tuy nhiên có ba yếu tố của tập quán được thừa
nhận một cách rộng rãi:
Lặp đi lặp
lại nhiều lần

Tập
quán
Trong một vùng,
lĩnh vực hoặc
Trong một
một ngành thời gian dài
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Cần phân biệt giữa tập quán với thói
quen/thông lệ

Thông lệ/thói quen được áp Tập quán được tuân thủ một
dụng giữa các bên cách thường xuyên:
(Khoản 3 Điều 3 LTM VN và - trong một phạm vi địa lý, một
Điều I-205 UCC). ngành nghề hoặc lĩnh vực.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Nguồn gốc hình thành
- Thường được tìm thấy trong các bản án hoặc phán
quyết trọng tài khẳng định một quy tắc nào đó là tập
quán;
- Tập quán có thể được tập hợp thành văn bản như:
+ INCOTERMs (International Commercial Terms);
+ Bộ chứng từ tín dụng URR (Uniform Rules for Bank-to-
Bank Reimbursement);
Nhưng không phải mọi tập quán đều được tập hợp
thành văn bản.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Áp dụng tập quán trong KDQT
Tập quán có thể được áp dụng ngay cả khi đã có luật
điều chỉnh, ví dụ:
- Điều 666 BLDS 2015 quy định: “các bên được lựa chọn tập quán
quốc tế trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 664 của Bộ luật
này [xác định luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài]. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì Pháp luật Việt Nam
được áp dụng”;
- Khoản 2 Điều 5 của Luật thương mại theo đó“các bên trong giao
dịch có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước
ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài và tập
quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt” .
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Áp dụng tập quán trong KDQT (tt)
Tập quán có thể được áp dụng ngay cả khi không có
thoả thuận của các bên, ví dụ:
Khoản 2 Điều 5 BLDS VN quy định: “Trường hợp các bên
không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì có
thể áp dụng tập quán nhưng tập quán được áp dụng không
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy
định tại Điều 3 của BLDS”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Áp dụng tập quán trong KDQT (tt)
Tập quán có thể được áp dụng ngay cả khi không có
thoả thuận của các bên, ví dụ:
Khoản 1 Điều 7 Công ước Genève 1961 về trọng tài thương mại
quốc tế (European Convention on international Commercial Arbitration
– Geneva 1961) quy định: “1. Các bên tự do xác định luật mà
trọng tài cần phải áp dụng cho nội dung của tranh chấp.
Nếu không có sự thỏa thuận của các bên về luật áp dụng,
các trọng tài sẽ áp dụng luật được chỉ định bởi quy tắc
xung đột mà trọng tài cho là phù hợp trong trường hợp cụ
thể. Trong cả hai trường hợp, trọng tài sẽ tính đến những
quy định của hợp đồng và tập quán thương mại”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.4 Tập quán (tt)


Áp dụng tập quán trong KDQT (tt)
Tập quán có thể được áp dụng ngay cả khi không có
thoả thuận của các bên, ví dụ (tt):
Theo Tòa án Viên của Áo đã áp dụng Khoản 2 Điều 9 của
CISG khi giải thích rằng: “trừ thỏa thuận khác của các bên,
các chủ thể này được xem như là ngầm dẫn chiếu trong
hợp đồng và để thiết lập trong hợp đồng tất cả các tập
quán mà họ đã biết hoặc buộc phải biết và, trong thương
mại quốc tế, các tập quán này được biết đến một cách
rộng rãi và được tuân thủ một cách thường xuyên bởi các
bên của hợp đồng cùng loại trong nhánh thương mại được
xem xét xét”.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.5. Các nguyên tắc pháp lý chung

Không có định nghĩa về các nguyên tắc pháp lý chung;


• Khoa học pháp lý cho rằng các nguyên tắc pháp lý
chung:
- Thường xuất phát từ các tổ chức nghề nghiệp, các hợp
đồng mẫu được đưa ra bởi các cơ quan quốc tế hoặc
trong các phán quyết trọng tài.
I.Hoạt động kinh doanh quốc tế và khái quát
về luật kinh doanh quốc tế

4.5. Các nguyên tắc pháp lý chung của


kinh doanh quốc tế (tt)
Nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng (Pacta Sunt
Servanda);
• Vô hiệu hợp đồng do trái với thuần phong mỹ tục;
• Nguyên tắc cân bằng trong hợp đồng;
• Nghĩa vụ về thiện chí;
• Nghĩa vụ hành động một cách hợp lý;
• Không được nói ngược lại ý định của mình để gây thiệt
hại cho người khác…
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế
(HĐKDQT)

Tính
quốc tế
Trường Các
hợp nguyên
miễn tắc nền
trách tảng

HĐKDQT

Các chế
tài do vi Luật áp
phạm dụng

Điều
kiện có
hiệu lực
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1. Tính quốc tế của hợp đồng


1.1. Tính quốc tế của HĐKDQT theo pháp luật Việt Nam
• Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 theo đó “mua
bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập và
chuyển khẩu”

Có phải mọi HĐKDQT đều phải đòi hỏi có dấu hiệu về


nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.1. Tính quốc tế của HĐKDQT theo pháp luật Việt Nam
(tt)

Không có định nghĩa về HĐKDQT

Yếu tố quốc tế = Yếu tố nước ngoài

Xác định yếu tố nước ngoài theo


Khoản 2 Điều 663 BLDS VN
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.1. Tính quốc tế của HĐKDQT theo pháp luật Việt Nam
(tt)
Xác định giao dịch có yếu tố nước ngoài:
• Khoản 2 Điều 663 BLDS VN: Quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.2. Tính quốc tế của HĐKDQT theo pháp luật nước ngoài
Ví dụ tại Pháp
Không có định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật mà tìm
thấy trong án lệ theo đó:

Dựa vào quốc


tịch;

Trụ sở, nơi cư


Yếu tố quốc tế= yếu tố nước ngoài
trú;

Nơi ký kết hoặc


thực hiện hợp
đồng…
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.3. Yếu tố quốc tế của HĐKQT theo các văn bản pháp
lý quốc tế
• Các ĐƯQT xác định yếu tố quốc tế dựa trên cơ sở
trụ sở tại hai nước khác nhau của các bên:
- Điều 1 của Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng
hoá quốc tế (Convention on contracts for the
international sale of goods - CISG) quy định:
“Công ước này áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế giữa các bên có trụ sở tại các nước khác nhau…”
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.3. Yếu tố quốc tế của HĐKQT theo các văn bản pháp
lý quốc tế (tt)
• Các ĐƯQT xác định yếu tố quốc tế dựa trên cơ sở trụ sở tại hai
nước khác nhau của các bên (tt):

- Điều 1 Công ước về Luật thống nhất về việc mua bán hàng
hoá quốc tế năm 1964 (Convention relating to a Uniform
Law on the International sale of goods);
- Điều 2 của Công ước New York về thời hiệu tố tụng trong
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (có hiệu lực năm
1988) (Convention on limitation period in the international
sale of good- hiệu lực năm 1988);
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.3. Yếu tố quốc tế của HĐKQT theo các văn bản pháp
lý quốc tế
• Các ĐƯQT khác xác định yếu tố quốc tế dựa trên trụ sở
tại hai nước khác nhau (tt):
- Khoản 1 Điều 3 của Công ước của UNIDROIT về cho thuê
tài chính quốc tế 1988 (Unidroit Convention on international
financial leasing);
- Điều 1 của Công ước của UNCITRAL về các phương thức
thông tin liên lạc điện tử trong các hợp đồng quốc tế (United
Nations Convention on the use of electronic communications
in international contracts).
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

1.3. Yếu tố quốc tế của HĐKQT theo các văn bản pháp
lý quốc tế (tt)
• Bộ Nguyên tắc La Haye về chọn luật cho hợp đồng
thương mại quốc tế được công bố vào ngày 19/3/2015
tại Khoản 2 của Điều đầu tiên giải thích rằng “…hợp
đồng được xem là có tính quốc tế trừ khi các bên có trụ
sở trong cùng một nước và mối quan hệ của các bên và
tất cả các yếu tố mang tính quyết định khác liên quan
mật thiết duy nhất với nhà nước đó, không quan trọng
luật được lựa chọn là luật nào.”
• Yếu tố quốc tế được xác định dựa trên cơ sở có trụ sở tại
các nước khác nhau giữa các bên.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

Tóm tại

Xác định tính quốc


tế của HĐKDQT

Thường theo một trong hai tiêu trí tuỳ theo


luật áp dụng:
- Nếu các bên có trụ sở tại các nước khác nhau;
- Hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2. Các nguyên tắc nền tảng áp dụng cho HĐKDQT

Nguyên tắc

Tự do hợp Thiện chí – Pacta Sunt


đồng Trung thực Servanda
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

• Cơ sở pháp lý;
• Nội dung;
• Giới hạn (nếu có).
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.1. Nguyên tắc tự do hợp đồng


• Cơ sơ
Ví dụ:
- Khoản 2 Điều 3 BLDS VN;
- Điều 1102 BLDS Pháp;
- Khoản 2 Điều 7 CISG.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.1. Nguyên tắc tự do (tt)


• Nội dung
Khoản 2 Điều 3 BLDS VN: “Cá
nhân, pháp nhân xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự của mình trên
cơ sở tự do, tự nguyện cam
kết, thoả thuận…”
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.1. Nguyên tắc tự do (tt)


• Phạm vi (tt)
• Đoạn thứ nhất Điều 1102
BLDS của Pháp quy định:
“Mỗi người đều có quyền tự
do để ký kết hoặc không ký
kết, để lựa chọn đối tác và
xác định nội dung, hình thức
của hợp đồng trong những
giới hạn được xác định bởi
luật”.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.1. Nguyên tắc tự do (tt)


• Nội dung (tt)
Khoản 2 Điều 7 CISG 1980
- Các chuyên gia giải thích rằng
nguyên tắc tự do được xem là một
trong các “nguyên tắc cơ bản”
chung được đề cập trong Khoản 2
Điều 7 CISG 1980;
- Tiêu biểu cho nguyên tắc này là
các bên có thể thoả thuận không
tuân thủ quy định của CISG.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.1. Nguyên tắc tự do (tt)


• Giới hạn
• Tại Việt Nam, như quy định tại
Khoản 2 Điều 3 BLDS thì “Mọi
cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội …”;
• Theo Điều 1102 BLDS Pháp: tự
do không được trái với các quy
tắc thuộc về trật tự công cộng.

Những giới hạn của pháp luật


quốc gia đối với tự do cũng được
tôn trọng khi áp dụng văn bản
pháp lý quốc tế ví dụ như CISG.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.2. Nguyên tắc thiện chí - trung thực


• Aristote đã từng nói:

“Nếu như thiện chí bị đánh cắp đi mất thì tất cả các mối
quan hệ xã hội giữa con người với nhau sẽ ngưng tồn tại”.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.2. Nguyên tắc thiện chí - trung thực


• Cơ sở
Thiện chí Trung thực
(good faith) (honesty)
Thật thà-ngay
ý định tốt
thẳng

Đúng sự thật
- Khoản 3 Điều 3 BLDS VN.
- Điều 1104 BLDS Pháp;
- Điều 7 của CISG 1980 (thiện chí khi giải thích
Điều ước này).
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.2. Nguyên tắc thiện chí - trung thực (tt)


• Nội dung
- Nghĩa vụ tối thiểu hoá thiệt hại;
- Các bên phải hợp tác và trao đổi các thông tin hữu ích với
nhau để thi hành nghĩa vụ riêng của mỗi bên;
- Không lợi dụng việc khởi kiện như là một mánh khoé để hoãn
thi hành hợp đồng.
=> toà án và trọng tài sẽ xem xét trong từng tình huống cụ
thể về thiện chí của các bên.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.2. Nguyên tắc thiện chí - trung thực (tt)


Giới hạn

KHÔNG GIỚI HẠN


II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.3. Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda


Hiệu lực bắt buộc của hợp đồng
Cơ sở lý luận

“Hợp đồng là sự thể hiện sự độc lập của những người tự


do và bình đẳng và họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho các
vi phạm các điều khoản đã thoả thuận được xem là tốt nhất
có thể.”
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.3.1.Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda (tt)


Cơ sở pháp lý và nội dung

• Khoản 2 Điều 3 BLDS VN: “[…] Mọi cam kết, thoả thuận
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
các chủ thể khác tôn trọng”;
• Điều 1103 Code Civil Pháp;
• Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho CISG trên cơ sở
Khoản 2 Điều 7.
• Điều1.3 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng
thương mại quốc tế năm 2016.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

2.3.1. Nguyên tắc Pacta sunt servanda (tt)


Giới hạn (tt)

Xuất phát từ nguyên tắc “nguyên trạng bất biến” (Clausula


Rebus Sic Stantibus) theo đó các thoả thuận sẽ luôn có
giá trị khi các điều kiện thực hiện không thay đổi.
=> Khi hoàn cảnh thay đổi không thể lường trước được thì
việc thực hiện hợp đồng có thể thay đổi:
• Khoản 2 Điều 420 BLDS VN;
• Điều 1195 BLDS Pháp;
• Khoản 1 Điều 79 CISG.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Chọn luật áp dụng cho HĐKDQT


Pháp luật trong nước và quốc tế đều thừa nhận quyền tự
do chọn luật điều chỉnh hợp đồng của các bên.
- Khoản 2 Điều 664 của BLDS VN;
- Khoản 2 Điều 5 LTM VN;
- Mục § I-301 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
(UCC);
- Điều 6 của CISG 1980.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Chọn luật áp dụng cho HĐKDQT


- Hình thức của thoả thuận chọn
luật?
- Thời điểm chọn luật.
- Chọn nhiều hệ thống pháp luật áp
dụng cho một hợp đồng;
- Giới hạn của việc chọn luật.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Vấn đề chọn luật áp dụng cho HĐKDQT (tt)


Hình thức của thoả thuận chọn luật áp dụng

Việt Nam và
Pháp đều
không quy định
cụ thể

Suy đoán từ hình thức của “Giao


dịch dân sự được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc bằng hành
vi cụ thể.”
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Lựa chọn luật áp dụng trong HĐKDQT (tt)


Hình thức của thoả thuận chọn luật áp dụng (tt)

• CISG ghi nhận quyền của các bên trong việc chọn luật
nước ngoài và từ bỏ các quy định của CISG (Điều 6)
nhưng không có quy định nào về hình thức của thoả
thuận này.
Thoả thuận chọn luật có thể dưới mọi hình thức như văn
bản, lời nói hoặc suy luận từ hành vi.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Lựa chọn luật áp dụng trong HĐKDQT (tt)


Thời điểm chọn luật áp dụng (tt)
• Có thể là bất kỳ thời điểm nào, ví dụ:
- Khoản 6 Điều 683 của BLDS VN quy định:
“Các bên có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được
hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp
bên thứ ba đồng ý”;
- Tại Pháp thì quyền tự do chọn luật áp dung cho
HĐKDQT được xem là nguyên tắc và pháp luật không có
quy định cụ thể về thời điểm của việc lựa chọn nên về lý
luận các bên có thể chọn bất kỳ thời điểm nào.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Lựa chọn luật áp dụng trong HĐKDQT (tt)


Chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho HĐKDQT?(tt)

• Nhìn chung thì pháp luật Việt Nam, Pháp và văn bản
pháp luật lý quốc tế không cấm việc lựa chọn này.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Lựa chọn luật áp dụng trong HĐKDQT (tt)


Giới hạn của việc chọn luật

(i) Ở những quy định mang tính bắt buộc mà các bên
không được làm khác, ví dụ:
• Tại Việt Nam, BLDS quy định:
- Khoản 1 Điều 683: “các bên trong quan hệ hợp đồng được thoả thuận
chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các
khoản 4,5 và 6 Điều này”.
- Theo Khoản 4 của Điều 683 thì “hợp đồng có đối tượng là bất động
sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc
việc sử dụng bất động sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là pháp luật
của nước nơi có bất động sản” .
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Lựa chọn luật áp dụng trong HĐKDQT (tt)


Giới hạn của việc chọn luật (tt)

(i) Ở những quy định mang tính bắt buộc mà các bên
không được làm khác, ví dụ (tt):
• Khoản 3 Điều 3 Quy chế Rome I của Liên minh Châu
Âu về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng: Khẳng
định việc lựa chọn luật của các bên cũng cần phải tuân
thủ các giới hạn đặt ra bởi pháp luật quốc gia;
• Giới hạn này cũng được các chuyên gia giải thích khi áp
dụng Điều 7 CISG về quyền tự do của các bên trong đó
có tự do chọn luật.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

3. Lựa chọn luật áp dụng trong HĐKDQT (tt)


Giới hạn của việc chọn luật (tt)

(ii) Không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người thứ ba có được trước khi thay đổi pháp luật (trừ
trường hợp bên thứ ba đồng ý thay đổi).
- Khoản 5 Điều 683 BLDS Việt Nam;
- Khoản 2 Điều 3 Quy chế Rome I mà Pháp là thành viên;
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

4. Điều kiện có hiệu lực của HĐKDQT


4.1. Tổng quan về điều kiện có hiệu lực của HĐKDQT

• Điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng là tổng


thể các yêu cầu pháp lý mà các bên phải tuân thủ
khi xác lập hợp đồng;
• Việc không tuân thủ các điều kiện này có thể dẫn
đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu mà
không tạo ra sự rằng buộc về quyền và nghĩa vụ
cho các bên.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

4. Điều kiện có hiệu lực của HĐKDQT (tt)


• Việt Nam và Pháp không có quy định riêng về điều kiện có hiệu lực
của HĐKDQT;
• Điểm a Điều 4 của CISG khẳng định Công ước này không áp
dụng cho hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Xác định điều kiện có


hiệu lực của HĐKDQT
như thế nào?

Theo pháp luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng nói chung:
ví dụ Điều 117 BLDS quy định các điều kiện về:
 Về chủ thể;
 Về đối tượng và nội dung của hợp đồng;
 Về hình thức.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

4. Điều kiện có hiệu lực của HĐKDQT (tt)


4.2. Hình thức của HĐKDQT

• Ví dụ tại Việt Nam:


- Khoản 7 Điều 683 BLDS quy định “hình thức của hợp đồng
được xác định theo luật áp dụng cho hợp đồng đó. Trường hợp
hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng
theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với
hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp
đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được
công nhận tại Việt Nam”;
- Điều 129 BLDS quy định về một số trường hợp giao dịch dân
sự vi phạm về hình thức theo quy định của luật có thể không bị
vô hiệu nếu hai phần ba nghĩa vụ của hợp đồng đã được thực
hiện.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

4. Điều kiện có hiệu lực của HĐKDQT (tt)


Hình thức của HĐKDQT

• Ví dụ tại Pháp
- Tại Pháp không có quy định riêng về vấn đề này và thực tế
áp dụng theo Điều 11 Quy chế Rome 1 như :
+ Dựa trên luật áp dụng cho nội dung hoặc luật nơi ký kết hợp
đồng;
+ Hoặc luật của nước nơi các bên cư trú thường xuyên vào thời
điểm ký kết hợp đồng;
+ Hoặc luật của nước nơi có bất động sản nếu đối tượng của
hợp đồng liên quan đến bất động sản…
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

4. Điều kiện có hiệu lực của HĐKDQT (tt)


4.2. Hình thức của HĐKDQT

Ví dụ, theo CISG 1980:


- Điều 11 cho phép các bên có thể thiết lập hợp đồng dưới mọi
hình thức;
- Điều 96 cho phép các quốc gia thành viên loại trừ quy định
tại Điều 11 này nếu pháp luật quốc gia thành viên quy định
rằng hợp đồng phải tuân thủ một hình thức đặc biệt nếu như
một trong các bên trong hợp đồng có trụ sở tại quốc gia thành
viên đó. (Việt Nam đã bảo lưu để không áp dụng hai điều
này).
Nhìn chung thì hình thức của HĐKDQT sẽ được xác định tuỳ
theo lĩnh vực cụ thể và tuỳ luật áp dụng.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng

5.1. Buộc thực hiện hợp


đồng;
5.2. Phạt vi phạm hợp
đồng;
5.3. Bồi thường thiệt hại;
5.4. Tạm ngưng thực hiện
hợp đồng;
5.5. Đình chỉ và huỷ bỏ
hợp đồng.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng (tt)


5.1. Buộc thực hiện hợp đồng

• Chế tài này cho phép bên bị vi phạm yêu


cầu bên vi phạm phải thi hành nghĩa vụ
của hợp đồng theo thoả thuận.
• Chế tài này dựa trên cơ sở của nguyên
tắc Pacta Sunt Servanda.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng (tt)


5.2. Bồi thường thiệt hại (BTTH)

5.2.1 Cơ sở pháp lý;


5.2.2. Điều kiện để áp dụng;
5.2.3. Cách tính mức thiệt hại.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi


phạm hợp đồng (tt)
5.2. Bồi thường thiệt hại
5.2.1. Cơ sở pháp lý
Ví dụ:
- Điều 419 BLDS VN;
- Điều 1217 BLDS Pháp;
- Điều 74 CISG.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng (tt)


5.2. Bồi thường thiệt hại
5.2.1. Điều kiện đòi BTTH

Điều kiện chung


• Điều kiện chung được công nhận bởi hầu hết pháp luật
các nước cũng như văn bản pháp lý quốc tế.
Có hành vi
vi phạm

Điều kiện để Có thiệt hại


đòi BTTH thực tế

Quan hệ
nhân quả
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng (tt)


5.2. Bồi thường thiệt hại
5.2.1. Điều kiện đòi BTTH
Điều kiện cụ thể tuỳ theo pháp luật áp dụng
Ví dụ, tại Điều 1231 BLDS Pháp quy định:
“Trừ khi việc không thi hành đã được xác định, việc bồi
thường thiệt hại chỉ được chấp nhận là chính đáng nếu như
bên có nghĩa vụ đã được bên có quyền buộc thực hiện hợp
đồng trong thời gian hợp lý”.
Để được BTTH thì bên có quyền phải thực hiện trước đó
chế tài buộc thực hiện hợp đồng trừ trường hợp việc
không thi hành đã được xác định.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5.3. Bồi thường thiệt hại (tt)


5.3.2. Cách tính mức thiệt hại được bồi thường
- Theo Điều 419 và Điều 360 BLDS VN:
+ Toàn bộ thiệt hại cả về vật chất và tinh thần;
+ Lợi ích mà các bên có thể được hưởng từ hợp đồng theo thoả
thuận.
- BLDS Pháp quy định:
+ Điều 1231-3 “thiệt hại phải là những lợi ích hoặc mất mát mà
bên có nghĩa vụ có thể đã dự liệu được khi ký hợp đồng, trừ
trường hợp vi phạm hợp đồng là do lỗi nặng hoặc lừa dối”;
+ Điều 1231-4 “trường hợp vi phạm với lỗi nặng hoặc lừa dối thì
thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại trực tiếp và ngay sau
khi có hành vi vi phạm”.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5.3. Bồi thường thiệt hại (tt)


5.3.2. Cách tính mức thiệt hại
được bồi thường

ví dụ (tt):
- Điều 74 của CISG cũng
được áp dụng để đòi bồi
thường toàn bộ thiệt hại, cả về
vật chất và tinh thần (tương tự
BLDS VN).
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi


phạm hợp đồng (tt)
5.2. Phạt vi phạm hợp đồng

• Pháp luật có cho phép phạt vi


phạm hay không?
• Điềukiện để được phạt vi
phạm?
• Mức phạt vi phạm?
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng (tt)


5.2. Phạt vi phạm hợp đồng (tt)
Pháp luật có cho phép phạt vi phạm hay không?

Tuỳ hệ thống pháp luật, ví dụ:


-Điều 418 BLDS VN và Điều 1231-5 BLDS Pháp; Khoản
5 Điều 79 CISG cho phép áp dụng chế tài phạt vi phạm.
-Pháp luật Anh không cho phép áp dụng chế tài phạt vi
phạm.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp


đồng (tt)
5.2. Phạt vi phạm hợp đồng (tt)
Điều kiện để phạt vi phạm:
- Chỉ áp dụng khi có thoả thuận phạt:
+ Điều 418 BLDS VN;
+ Điều 1231-5 BLDS Pháp;
+ Khoản 5 Điều 79 CISG không cấm.
- Chỉ áp dụng khi hợp đồng có hiệu lực.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng (tt)


5.2. Phạt vi phạm hợp đồng (tt)
Mức phạt vi phạm:

- Các bên thoả thuận nhưng có giới hạn tuỳ theo lĩnh vực
và tuỳ theo luật áp dụng, ví dụ:
+ Điều 301 LTM VN (giới hạn phạt không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm);
+ Điều 1231-5 BLDS Pháp - Toà án Pháp có thể điều chỉnh
nếu mức phạt nếu mức các bên thoả thuận là quá đáng;
+ CISG không cấm nên được áp dụng tuỳ theo giới hạn
của pháp luật quốc gia.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5.4. Tạm ngưng thực hiện hợp đồng


Cơ sở để tạm ngưng, ví dụ:
- Điều 308 LTM VN và Điều 411 BLDS VN;
- Điều 1220 BLDS Pháp;
- Điều 71 CISG.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5.4. Tạm ngưng thực hiện hợp đồng


Điều kiện tuỳ theo luật áp dụng và thoả thuận của
các bên, như:

- Khi suy đoán rằng bên có nghĩa vụ sẽ không thực hiện nghĩa
vụ:
+ Điều 411 BLDS VN quy định “Bên phải thực hiện nghĩa vụ
trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện
nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức
không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi
bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.
+ Tương tự Điều 1220 BLDS Pháp và Điều 71 CISG;
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5.5. Đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng


• Điều kiện để đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng

Khi xảy ra tình


huống luật định,
Điều kiện để hoặc
đình chỉ hoặc
huỷ bỏ hợp đồng Khi xảy ra tình
huống do thoả
thuận
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5.5. Đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng


Điều kiện để đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng khác
nhau tuỳ theo luật áp dụng, ví dụ:

- Khi hành vi vi phạm là nghiêm trọng: Điều 423 BLDS VN;


Điều 1224BLDS Pháp; Điều 72 CISG;
- Khi suy đoán bên kia sẽ vi phạm hợp đồng: Điều 72
CIGS;
- Khi đã áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng đối với
hành vi vi phạm có nêu rõ là nếu không thực hiện nghĩa
vụ sẽ huỷ hợp đồng (Điều 1225 BLDS Pháp).
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

5. Các hình thức chế tài do vi


phạm hợp đồng (tt)
Cần chú ý:
- Luật có cho phép hay không?
- Có cần có thoả thuận hay
không?
- Có giới hạn nào hay không?
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6. Các trường hợp miễn trách nhiệm


6.1. Sự kiện bất khả kháng;
6.2. Miễn trách do lỗi của bên bị thiệt hại;
6.3. Miễn trách do thực hiện quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
6.4. Miễn trách do các bên thoả thuận;
6.5. Miễn trách do lỗi của bên thứ ba.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6. Các trường hợp miễn trách nhiệm


Chú ý:

- Danh sách nêu trên được liệt kê trên cơ sở nghiên cứu


pháp luật Việt Nam, Pháp và CISG.
- Tại các nước khác nhau có thể có các tình huống đó
nhưng có tên gọi khác nhau: ví dụ tại Pháp, nếu vi phạm
nghĩa vụ do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ thuộc trường hợp là “bất khả kháng”;
- Việc áp dụng trường hợp miễn trách nào là tuỳ theo thoả
thuận của các bên (nếu có) và tuỳ theo luật áp dụng.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.1. Sự kiện bất khả kháng


Sự kiện bất khả kháng là gì?

- Khoản 1 Điều 156 BLDS VN: “Sự kiện bất khả kháng là
sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”;
- Các yếu tố này cũng được đặt ra trong Khoản 1 Điều 79
của CISG;
- Điều 1218 BLDS của Pháp.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.2. Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị thiệt hại

- Khoản 3 Điều 351 BLDS và Điểm c Khoản 1 Điều 294


Luật Thương mại Việt Nam;
- Điều này cũng được quy định tại Điều 80 của CISG theo
đó “Một bên không thể viện dẫn việc không hoàn thành
nghĩa vụ của bên đối tác mà sự không hoàn thành này
xuất phát từ hành vi hoặc sự thiết sót của mình”;
- Điều 1219 BLSD Pháp;
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.3. Miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ


quan nhà nước có thẩm quyền.
- Điểm d Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại Việt Nam;
- Không được quy định trong CISG 1980;
- Tại Pháp không có quy định nhưng án lệ cho rằng thuộc
trường hợp bất khả kháng như:
+ Tịch thu hàng hoá của người chuyên trở bởi cơ quan có
thẩm quyền;
+ Rút giấy phép xây dựng bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền vì vấn đề vệ sinh.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.4. Trường hợp miễn trách do các


bên thoả thuận
Về nguyên tắc thì thoả thuận này
không bị cấm. Tuy nhiên, các bên cần
tuân thủ các quy định trong các lĩnh
vực cụ thể.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.5. Miễn trách nhiệm do lỗi của bên thứ ba


- BLDS và Luật Thương mại Việt Nam đều không quy định
về vấn đề này;
- Pháp luật của Pháp cũng không quy định trong tình
huống này;
- Điểm b Khoản 2 Điều 79 CISG 1980 quy định bên vi
phạm nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba và bên
thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình là do sự tác
động của sự kiện bất khả kháng.
II. Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

Liên quan đến vấn đề HĐKDQT


Cần nhớ

- Xác định tính quốc tế của hợp đồng;


- Xác định luật áp dụng cho từng vấn đề của hợp đồng;
- Các biện pháp chế tài áp dụng cho vi phạm hợp đồng;
- Chú ý thoả thuận của các bên (nếu có): có hợp pháp hay
không và có bị giới hạn hay không.

You might also like