You are on page 1of 26

TỔNG QUAN VỀ LUẬT

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


1
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
◦ Về thương mại quốc tế

Thế kỷ XIX Thế kỷ V-Thế kỷ Thế kỷ XIV- 1945-nay


(TCN)-Thế kỷ XIII 1945
IV
• Xuất hiện • Hoạt động • Thương mại • Thương mại
hoạt động TMQT diễn quốc tế phát quốc tế tiếp
TMQT; ra ở một số triển; tục phát triển;
• Hình thành thành phố tại • Nhiều dịch vụ • Sự ra đời của
“con đường châu Âu và liên quan tới GATT (1947)
tơ lụa” nối Trung Đông; thương mại và WTO
châu Á với • Chiến tranh quốc tế được (1995).
châu Âu. giữa các thế hình thành và
lực phong phát triển như
kiến nên dịch vụ tài
TMQT kém chính, ngân
phát triển. hàng, bảo
hiểm, v.v…

2
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
◦ Khái niệm giao dịch thương mại
- Giao dịch thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác.
- Giao dịch thương mại có thể có các hình thức là: giao dịch thương mại trực tiếp và
giao dịch thương mại gián tiếp (qua trung gian).
→ Giao dịch thương mại quốc tế là giao dịch thương mại có yếu tố quốc tế (yếu tố
nước ngoài)

3
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế

→ giao dịch thương mại quốc tế là giao dịch thương mại có các yếu tố:
(i) chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau;
(ii) sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài
(đối với ít nhất một bên);
(iii) đối tượng của quan hệ thương mại (hàng hóa, dịch vụ,...) ở nước ngoài;
(iv) hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia.

4
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
◦ Về luật thương mại quốc tế
- Trong thời kỳ đầu hình thành thương mại quốc tế, giao dịch mua bán giữa các thương
nhân được điều chỉnh bởi các hợp đồng/ thỏa thuận giữa họ;
- Khi có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại quốc tế, các quy định
pháp luật được hình thành;
- Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ
giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế với hai nhóm vấn đề:
(i) Vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của nhà nước trong lĩnh vực thương mại
quốc tế;
(ii) Vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thương mại
quốc tế
5
Nguồn của luật thương mại quốc tế

Luật
quốc
gia

Điều
ước
quốc tế

Tập
quán
thương
mại
quốc tế
6
Nguồn của luật thương mại quốc tế

1. Pháp luật quốc gia


◦ Pháp luật quốc gia là tổng thể các quy tắc, quy định điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội của quốc gia đó;
◦ Luật quốc gia trong TMQT là tổng hợp các quy định điều chỉnh các hoạt động của các
chủ thể trong hoạt động TMQT;
◦ Các quy tắc, quy phạm pháp luật quốc gia có thể được thể hiện dưới hình thức văn
bản hoặc không thành văn bản, tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia.

7
Nguồn của luật thương mại quốc tế

1. Pháp luật quốc gia


◦ Pháp luật quốc gia có thể được áp dụng khi các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia
– đây có thể là pháp luật của quốc gia chính các bên trong giao dịch thương mại quốc
tế hoặc là pháp luật của một quốc gia khác có liên quan tới giao dịch của các bên;
◦ Pháp luật quốc gia có thể được áp dụng khi có quy phạm xung đột hoặc điều ước
quốc tế dẫn chiếu đến

8
Nguồn của luật thương mại quốc tế

2. Điều ước quốc tế


◦ Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những
quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối
với nhau. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, điều ước quốc tế chủ yếu được trình bày
dưới dạng thành văn.
→ Điều ước quốc tế về thương mại: là sự thỏa thuận giữa các quốc gia, dân tộc, tổ chức
quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thương mại quốc tế
◦ Bất cứ điều ước nào được ký kết nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại có yếu tố
nước ngoài đều được coi là nguồn của Luật TMQT;

9
Nguồn của luật thương mại quốc tế
2. Điều ước quốc tế
◦ Phân loại điều ước quốc tế:

Căn cứ vào số lượng Căn cứ vào tính chất


chủ thể tham gia ký điều chỉnh của điều
kết ước quốc tế

Điều ước quy định


Điều ước quốc tế
những nguyên tắc
song phương
chung

Điều ước quy định


Điều ước quốc tế cụ thể quyền và
đa phương nghĩa vụ cụ thể của
các bên 10
Nguồn của luật thương mại quốc tế
2. Điều ước quốc tế
Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế:
◦ Điều ước quốc tế về TMQT chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên chủ thể trong
giao dịch TMQT nếu các bên chủ thể này có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các quốc gia là
thành viên của điều ước quốc tế đó;
◦ Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế và luật trong nước
của quốc gia là thành viên điều ước quốc tế đó thì quy định của điều ước quốc tế được ưu
tiên áp dụng;
◦ Trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch TMQT không mang quốc tịch hoặc không
có nơi cư trú ở các nước thành viên của một điều ước quốc tế thì các quy định trong điều
ước này vẫn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên nếu các bên thỏa thuận áp dụng các
điều khoản của điều ước quốc tế đó và điều ước quốc tế đó cho phép.

11
Nguồn của luật thương mại quốc tế
3. Tập quán thương mại quốc tế
◦ Tập quán TMQT là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ
ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong giao dịch TMQT chấp nhận một cách
phổ biến;
◦ Tập quán TMQT phải là thói quen duy nhất trong giao dịch TMQT – đây là cơ sở để xác định
chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên khi họ sử dụng tập quán TMQT;

12
Nguồn của luật thương mại quốc tế

◦ Các trường hợp áp dụng tập quán TMQT:


(i) được các bên thỏa thuận áp dụng và ghi trong hợp đồng;
(ii) được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng;
(iii) được luật trong nước quy định áp dụng;
(iv) cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng tập quán TMQT có thể được áp dụng.

13
BT tình huống

Trong hợp đồng, các bên chưa thỏa thuận luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng.
Lúc này, A cho rằng cần áp dụng nguyên tắc lex loci venditoris (luật của quốc
gia bên bán) để sử dụng luật của quốc gia A. B phản đối và yêu cầu sử dụng
nguyên tắc chung của luật thương mại quốc tế.
Hỏi: hội đồng trọng tài nên sử dụng luật nào để xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng?

14
Chủ thể trong các giao dịch thương mại quốc tế


nhân

Pháp
nhân

Quốc
gia

15
Chủ thể trong các giao dịch thương mại quốc tế

◦ Cá nhân
- Cá nhân trong TMQT là thương nhân hội tụ đủ các điều kiện mà pháp luật quy định;
- Pháp luật các nước khác nhau có thể quy định khác nhau về thương nhân, VD Luật Việt Nam
quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”, “Thương nhân
nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nước ngoài được pháp luật nước ngoài công nhận”;
- Quy định của nhà nước về tiêu chuẩn pháp lý của thương nhân chỉ áp dụng cho thương nhân
mang quốc tịch nước đó.

16
Chủ thể trong các giao dịch thương mại quốc tế

◦ Pháp nhân
- Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội tụ đủ các điều kiện
pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận
được chia cho các thành viên;
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác;
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định
của pháp luật quốc gia.

17
Chủ thể trong các giao dịch thương mại quốc tế

◦ Quốc gia – chủ thể đặc biệt của thương mại quốc tế
- Quốc gia không phải là chủ thể thường xuyên trong các giao dịch thương
mại quốc tế;
- Quốc gia được hưởng quy chế đặc biệt khi tham gia quan hệ thương mại
quốc tế

18
Chủ thể trong các giao dịch thương mại quốc tế

◦ Quốc gia
- Quốc gia tham gia là chủ thể của quan hệ TMQT trong hai trường hợp:
(i) Ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về TMQT: quốc gia thỏa thuận về quyền và
nghĩa vụ của mình trong TMQT;
(ii) Tham gia giao dịch TMQT với các chủ thể khác: quốc gia là chủ thể đặc biệt và được
hưởng quy chế đặc biệt.
- Một số nguyên tắc trong giao dịch TMQT có thể bị hạn chế nếu quốc gia không từ bỏ đặc
quyền của mình:
(i) Nguyên tắc bình đẳng;
(ii) Nguyên tắc chọn luật

19
Các thiết chế điều chỉnh thương mại quốc tế

◦ Là các tổ chức, diễn đàn hoặc thỏa thuận thương mại, có thành viên là các
quốc gia được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế và phù hợp với pháp
luật quốc tế nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế.
◦ VD:
- Thiết chế là tổ chức: ASEAN, WTO,…
- Thiết chế là diễn đàn: APEC, ASEM,…
- Thiết chế là thỏa thuận thương mại: GATT, EVFTA, CPTPP,…

20
Các thiết chế điều chỉnh thương mại quốc tế

Phân loại
thiết chế Thiết chế thương mại khu vực
thương mại
căn cứ vào
mục đích và
cơ chế hình Thiết chế thương mại toàn cầu
thành, tổ
chức hoạt
động và
phạm vi điều Thiết chế thương mại chuyên
chỉnh:
ngành
21
Các thiết chế điều chỉnh thương mại quốc tế

◦ Vai trò của các thiết chế thương mại quốc tế:
- Ban hành các bộ quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế;
- Tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc xác lập quan hệ thương mại giữa các quốc
gia và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại đó

22
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế

◦ Yếu tố nước ngoài?


◦ Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
(Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015)

23
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế

◦ Theo Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp quốc (Công
ước Viên 1980), hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài khi các
bên trong hợp đồng có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
◦ Theo Công ước LaHaye 1964, yếu tố nước ngoài tồn tại khi:
- Các bên trong hợp đồng có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau;
hoặc
- Hàng hóa được vận chuyển qua biên giới; hoặc
- Hợp đồng được xác lập ở nước ngoài (với ít nhất một bên.

24
Khái niệm giao dịch thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế

◦ Theo UNCITRAL (Ủy ban về luật thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc),
yếu tố nước ngoài tồn tại khi:
- Các bên trong quan hệ thương mại mang quốc tịch, có nơi cư trú hoặc có
trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau; hoặc
- Quan hệ thương mại được xác lập, hoặc được thực hiện ở nước ngoài (với ít
nhất một bên); hoặc
- Tài sản liên quan đến quan hệ thương mại ở nước ngoài.

25
BT tình huống

Thương nhân A (bên bán, quốc tịch New Zealand) và thương nhân B (bên mua, quốc
tịch Nhật Bản) ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng, các bên thỏa
thuận rằng sau khi nhận hàng, B có 30 ngày để kiểm định hàng hóa và phải thông báo
lại với A trong vòng 30 ngày này nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng. B phải thanh
toán cho A sau khi nhận hàng.
Sau khi nhận hàng giao từ A, B tiến hành kiểm tra và thấy rằng hàng hóa không đạt
được chất lượng như hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, B không thông
báo cho A về điều này trong thời hạn 30 ngày như các bên thỏa thuận ban đầu.
Đã quá 30 ngày mà B đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán, A yêu cầu B thanh toán
tiền hàng thì nhận được câu trả lời từ B rằng hàng hóa không đảm bảo chất lượng nên
B không có nghĩa vụ thanh toán cho A.
A phản đối điều này và khởi kiện B ra trọng tài thương mại.
26

You might also like