You are on page 1of 4

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 

BÀI 1_KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  


VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
I. Thương mại quốc tế 
A. Lịch sử của thương mại quốc tế 
1. Trong giai đoạn nào của lịch sử loài người, con người bắt đầu biết trao đổi
hàng hóa với nhau để thỏa mãn nhu cầu riêng của mình? 
2. Những sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự ra đời và phát triển của thương
mại quốc tế? Tóm tắt diễn biến chính của những sự kiện đó.  
B. Định nghĩa về “thương mại quốc tế” 
3. Những hoạt động nào được coi là hoạt động thương mại?  
[Dựa trên: (i) Cách hiểu chung, (ii) Pháp luật quốc tế và (iii) Pháp luật quốc
gia (Luật thương mại 2005 của Việt Nam)]  
4. Liệt kê các hoạt động thương mại cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của các
Điều ước quốc tế hiện nay, mà Việt Nam là thành viên; như: các Hiệp định WTO;
hay CISG 1980; EVFTA, CPTPP… 
5. Những hoạt động thương mại nào được coi là hoạt động thương mại
“quốc tế” hay nói cách khác “yếu tố nước ngoài” của hoạt động thương mại quốc
tế thể hiện như thế nào?  
[Dựa trên: (i) cách hiểu chung, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia (Bộ
Luật Dân sự 2015)] 
C. Xu hướng thương mại quốc tế 
6. Chủ thể nào có quyền lực tuyệt đối và tối cao điều chỉnh/điều tiết hoạt
động thương mại quốc tế của 1 quốc gia? 
7. Công cụ nào thường xuyên được sử dụng để điều tiết dòng chảy thương
mại hàng hóa, dịch vụ… ra và vào thị trường của 1 quốc gia? 
8. Tự do hóa thương mại là gì? Tại sao các quốc gia có xu hướng tiến hành
hoạt động thương mại với nhau (làm rõ: (i) nguyên nhân về kinh tế và (ii) nguyên
nhân về chính trị). Lấy 1 ví dụ cụ thể.  
Trình bày ngắn gọn Học thuyết Lợi thế Tuyệt đối của Adam Smith và Lợi
thế Tương đối của David Ricardo. 
9. Bảo hộ mậu dịch là gì? Tại sao các một số Quốc gia lại có xu hướng hạn
chế tự do hóa thương mại? Lấy 1 ví dụ cụ thể. 
Trình bày ngắn gọn Chủ nghĩa Trọng thương. 
II. Luật Thương mại quốc tế 
A. Khái niệm  
10. Luật Thương mại quốc tế là gì?  
11. Luật Thương mại quốc tế khác gì với Luật Kinh doanh quốc tế; Công
pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế?  
12. Nếu như phải dịch tên môn học này ra Tiếng Anh, thì các em dịch như
thế nào?  
[“International trade law”; “international commercial law”; và “international
business law”] 
B. Chủ thể của Luật Thương mại Quốc tế  
13. Chủ thể nào thường tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế,
chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại Quốc tế? 
14. Quốc gia và Lãnh thổ hải quan trong hoạt động thương mại quốc tế có
khác nhau không? Nếu có, khác như thế nào? Quốc gia, hay Lãnh thổ hải quan sẽ
chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại quốc tế?  
15.  Quốc gia thường tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế với vai
trò gì? Quốc gia có thể tham gia vào các giao dịch thương mại cụ thể với tư cách là
1 bên trong các giao dịch không? Ví dụ như: Là bên Mua hoặc bên Bán trong 1
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Nếu có, quốc gia có được sử dụng Quyền
miễn trừ của mình để tránh mọi trách nhiệm pháp lý, nếu như vi phạm hợp đồng
không? 
16. Có phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng được tham gia vào hoạt động
thương mại quốc tế không? Nếu không, thì phải thỏa mãn những điều kiện gì?
[Liên hệ đến pháp luật Việt Nam] 
17.  Tổ chức quốc tế thường tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với
vai trò gì? Hãy liệt kê các tổ chức quốc tế là chủ thể của Luật thương mại quốc tế;
mà Việt Nam là thành viên 
C. Nguồn của Luật Thương mại quốc tế 
18. Những quy định của pháp luật thương mại quốc tế thường được chứa
đựng ở đâu (Tìm đọc ở đâu để biết được các quy định của pháp luật thương mại
quốc tế)? 
[Liệt kê tên gọi của các văn bản chứa đựa quy định của pháp luật thương
mại quốc tế] 
 Điều ước quốc tế 
19. Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của Luật thương mại quốc tế là
gì?; được giao kết giữa ai với ai; và về vấn đề gì? 
20. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết, hoặc tham gia những điều
ước quốc tế nào về thương mại? 
21. Có những loại điều ước thương mại quốc tế nào? Hãy phân loại những
loại điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia, liệt kê ở Điều 20. 
22. Điều ước quốc tế có giá trị bắt buộc đối với chủ thể nào? Với tất cả các
quốc gia, và các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại quốc tế, hay chỉ
với 1 nhóm đối tượng nhất định? 
23. Chủ thể của điều ước thương mại quốc tế có bắt buộc phải thực hiện tất
cả quy định của điều ước? 
 Pháp luật quốc gia 
24. Quy định pháp luật nào của quốc gia được coi là nguồn của thương mại
quốc tế? 
25. Những văn bản  pháp luật nào ở  Việt nam điều chỉnh hoạt động thương
mại quốc tế? 
26. Pháp luật quốc gia, khi nào được áp dụng để điều chỉnh hoạt động
thương mại quốc tế? 
 Tập quán 
27. Tập quán thương mại quốc tế là gì? Một thói quen thương mại thỏa mãn
những điều kiện nào sẽ được coi là tập quán thương mại? 
28. Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng khi nào? 
29. Tập quán thương mại quốc tế nào đang được sử dụng phổ biến tại Việt
Nam? 
 Án lệ 
30. Án lệ là gì? 
31. Khi nào án lệ được sử dụng như là nguồn của Luật Quốc tế? 
32. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã thừa nhận án lệ chưa? 
 Nguyên tắc pháp lý quốc tế 
33. Nguyên tắc pháp lý là gi? Có những nguyên tắc nào được sử dụng phổ
biến, thường xuyên trong hoạt động thương mại quốc tế? 
34. Nguyên tắc pháp lý được áp dụng khi nào? 

You might also like