You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

I. Câu hỏi lý thuyết (3d)


1. Nêu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và cho biết những mặt hàng
đó đang phải chịu những rào cản thương mại phi thuế quan nào?
2. Phân tích các nguyên nhân của chủ nghĩa bảo hộ và lấy một số ví dụ thực
tiễn để chứng minh.
3. Trong những năm qua ngoại thương của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu và những hạn chế nào? Lấy dẫn chứng cụ thể?
4. Thuế quan là gì? Phân tích lợi ích và chi phí của việc áp dụng công cụ
thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế. Liên hệ thực tiễn với các
chính sách thuế quan của Việt Nam?
5. Nêu những nội dung cơ bản của Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA). Tham gia AFTA Việt Nam sẽ thu được những lợi ích cũng như sẽ
gặp phải những thách thức gì?
6. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài?
Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước tiến hành đầu
tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư. Lấy một số ví dụ tại Việt Nam?
7. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài?
Phân tích tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt
Nam thông qua các dẫn chứng cụ thể?
8. Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế. Lấy ví dụ từ
thực tiễn hoạt động kinh tế của Việt Nam để minh họa cho sự phân tích đó.
9. Tỷ giá hối đoái là gì? Chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những thay đổi gì trong chính
sách tỷ giá hối đoái. Lấy ví dụ chứng minh sự thay đổi chính sách tỷ giá ảnh
hưởng tới nền kinh tế Việt Nam?
10. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu ngoại hối. Nhận xét về sự
biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối của Việt Nam.
11. Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế khu vực. Hiện nay Việt Nam
đang hội nhập ở hình thức nào. Hội nhập ở hình thức đó mang lại cho Việt
Nam những cơ hội và thách thức gì?
12. Trình bày hiểu biết của anh(chị) về liên minh Châu Âu (EU)? Lấy dẫn
chứng chỉ ra rằng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU ngày càng bền vững
và phát triển?
13. Phân tích cơ sở khách quan và nội dung của xu hướng tự do hóa thương
mại và xu hướng bảo hộ thương mại? Mối quan hệ giữa chúng? Biểu hiện
của hai xu hướng này ở Việt Nam?
14. Phân tích đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của các nước đang
phát triển trong bối cảnh gia tang tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa?
Liên hệ với Việt Nam?
15. Phân tích những đặc điểm lớn của nển kinh tế thế giới và nêu sự tác
động của nó đối với chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam?
16. Phân tích các vấn đề toàn cầu cả thế giới và từng quốc gia đang đối mặt
và cùng giải quyết . Việt Nam đã, đang tham gia và được thụ hưởng những
lợi ích gì?
17. Phân tích bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới và tác động của nó đối
với Việt Nam?
18. Thương mại tự do có tối đa hóa lợi ích của thế giới không? Vì sao mỗi
quốc gia cần có chính sách thương mại quốc tế của họ, và vì sao lại sử dụng
các công cụ hạn chế thương mại?
19. Phân tích những lý lẽ hợp lý và không hợp lý của chủ nghĩa bảo hộ
thương mại? Chủ nghĩa bảo hộ “mới” có đặc điểm gì? Tác động của nó đến
thương mại quốc tế như thế nào?
20. Phân tích các đặc điểm và hình thức của FPI, từ đó làm rõ các ưu, nhược
điểm của FPI. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
21. Phân tích các đặc điểm và hình thức của FDI, từ đó làm rõ các ưu,
nhược điểm của FDI. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
22. Phân biệt FDI và FPI. Ý nghĩa của sự phân biệt này đối với việc hoạch
định chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam?
23. Đánh giá ưu nhược điểm của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian
qua và những giải pháp thúc đẩy việc thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?
24. Trình bày thực tế áp dụng các công cụ sử dụng trong chính sách thương
mại quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Tại sao thuật ngữ NTB (rào cản
phi thuế quan) được thay thế bởi thuật ngữ NTMs (biện pháp phi thuế
quan)?
25. Theo bạn, xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế hiện nay có những
đặc điểm nào? Có nên tồn tại chính sách bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay?
II. Câu hỏi trắc nghiệm (3d)
3 câu trắc nghiệm, mỗi câu 1d (chọn phương án đúng 0,5d giải thích
đúng 0,5d)
III. Câu hỏi bài tập (4d)
Dạng 1: Tính toán liên quan tới lý thuyết thương mại quốc tế
Có số liệu sau về chi phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở hai
nước Việt Nam và Mỹ:

Việt Nam Mỹ

Gạo (giờ công/tấn) 4 2

Thép (giờ công/tấn) 5 2

Giả thiết lao động là yếu tố sản xuất duy nhất của 2 nước.

a. Tính chi phí cơ hội sản xuất thép của Việt Nam và của Mỹ.

b. Nước nào có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng
nào? Giải thích vì sao.

c. Theo lý thuyết của D. Ricardo nước nào sẽ chuyên môn hóa sản xuất mặt
hàng nào? Nếu hai nước tiến hành trao đổi thương mại với nhau thì tỷ lệ
trao đổi như thế nào sẽ có lợi cho cả hai nước? Lấy một một tỷ lệ trao đổi
phù hợp và chứng minh hai nước sẽ được lợi khi tiến hành trao đổi thương
mại.
d. Giả sử Việt Nam có 16 đơn vị lao động, Mỹ có 20 đơn vị lao động, vẽ
đường giới hạn khả năng sản xuất của hai nước trên cùng một đồ thị. Chỉ ra
trên đồ thị điểm sản xuất của mỗi nước sau khi có thương mại và vẽ các
đường phản ánh giới hạn tỷ lệ trao đổi giữa hai nước.
Dạng 2: Tính toán liên quan tới công cụ thuế quan
Biết phương trình đường cầu và cung ô tô:

P = 850 – 0,02QD P = 0,03QS

Với giá P - triệu đồng/chiếc và QD và QS là chiếc

a. Tính giá và sản lượng cân bằng khi không có thương mại?

b. Giả sử giá ô tô cùng loại trên thị trường thế giới là 180 triệu đồng. Tính
lượng cầu, lượng cung, lượng nhập khẩu trong trường hợp thương mại tự do
và khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu ô tô 100% và tính sự thay đổi thặng dư
sản xuất, thặng dư tiêu dùng, doanh thu thuế của chính phủ và sự mất không
về lợi ích ròng.

c. Vẽ đồ thị minh họa cho các trường hợp trên.


Dạng 3: Tỷ giá hối đoái
- Tại sở giao dịch Hà Nội có niêm yết các tỷ giá: USD/CAD = 3,2;
USD/EUR = 0,8277; GBP/USD = 1,7559 và USD/JPY = 112,34.
Hãy tính tỷ giá: CAD/EUR; CAD/GBP; EUR/GBP; JPY/CAD;
EUR/JPY; GBP/JPY
CAD: Đô la Canada, EUR: Euro, GBP: Bảng Anh, JPY: Yên Nhật
- Giả sử năm N, tỷ giá bình quân là 16.000 đ/$, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
là 8% và ở Mỹ là 3%, năm N+1, tỷ giá bình quân là 16.580 đ/$, tỷ lệ
lạm phát ở Việt Nam là 12% và ở Mỹ là 4%. Hãy tính tỷ giá hối đoái
thực tế năm N và N+1
- Một sáng đẹp trời anh (chị) mang 10.000.000 VND đến ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Hà Nội thì thấy ngân hàng niêm yết các tỷ giá:
USD/VND = 20000/30
EUR/VND = 24370/55
Tính số tiền USD, EUR tối đa mà anh (chị) có thể mua được.

You might also like