You are on page 1of 3

Họ và tên: Hà Đoàn Quang Huy

MSV: 11216537
STT: 22
Lớp: Hội nhập kinh tế quốc tế 10
Bài làm
Câu 1: Hiểu thế nào về khái niệm hội nhập kinh tế? Phân tích những lợi ích của
HNKTQT đối với quốc gia đang phát triển và cho ví dụ minh họa?
- Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường
của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các
biện pháp tự do háo và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song
phương và đa phương.
- Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế với các quốc gia đang phát triển:
Thứ nhất, khai thác được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
Thứ hai, khai thác được lợi thế theo quy mô
Thứ ba, tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các ngành sản xuất nội địa
Thứ tư, tạo lập thương mại có thể đem lại lợi ích nhiều hơn chuyển hướng
thương mại do hình thành liên minh thuế quan.
-Ví dụ minh họa:
Khi tham gia vào hiệp định thương mại tự do FTA, nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD), thì
tới năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 3 lần đạt 328 tỷ USD (trong
đó nhập khẩu là 165,6 tỷ USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ USD). Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các nhóm
hàng sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản có xu hướng giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của các nhóm
sản phẩm như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại tăng lên, chiếm tới 27,7% tổng giá trị kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu.Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 12
tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ
năm 2014.

Câu 2: Hiểu thế nào về nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)?
Cho ví dụ minh họa
-Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là nếu một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi
nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên
khác.
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa
cùng loại trong nước.
- Cả hai quy chế trên đều giống nhau ở chỗ là mang tính không phân biệt đối xử. Tuy nhiên,
chúng khác nhau ở đối tượng hướng tới.
- Tối huệ quốc hướng đến các nhà kinh doanh, hàng hoá ở ngoài nước, thể hiện sự công bằng
dành cho những đối tượng ở ngoài biên giới. . Hai quy chế trên lúc đầu chỉ áp dụng cho hàng hoá
và thương nhân, về sau này mở rộng ra áp dụng cho cả dịch vụ, người cung cấp dịch vụ, vốn đầu
tư, nhà đầu tư, v.v...
- Ví dụ: Nước A nhập máy bơm từ nước B và nước C. Nếu cả hai nước B và C đều được hưởng
đãi ngộ tối huệ quốc thì thuế nhập khẩu đánh lên mặt hàng máy bơm từ cả hai nước này đều phải
như nhau, không có nước nào lại bị cao hơn hay được thấp hơn. Đãi ngộ quốc gia là sự không
phân biệt đối xử khi hàng hoá nhập khẩu đã qua biên giới, ở trong nước nhập khẩu. Đó là sự
công bằng giữa nhà kinh doanh, hàng hoá nhập khẩu với nhà kinh doanh, hàng hoá trong nước.
- Ví dụ: Như vậy, khi mặt hàng máy bơm đã được nhập vào nước A hợp lệ, nộp xong các khoản
thuế tại hải quan thì sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí hay những ràng buộc nào khác mà
mặt hàng máy bơm sản xuất tại nước A không phải chịu.
Câu 3: Cho biết mệnh đề sau là Đúng hay Sai và giải thích tại sao? “Hội nhập kinh tế khu vực
chỉ đem lại lợi ích cho các quốc gia phát triển”
- Mệnh đề sai
Vì :
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền
kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do háo và mở cửa thị trường
trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
Thứ nhất, các quốc gia sẽ đạt được nhiều lợi ích nếu tận dụng tốt lợi thế so sánh,...)
Thứ hai, khu vực thương mại tự do có thể tạo điều kiện cho các nước thành viên tận dụng được
lợi thế của kinh tế quy mô, thông qua việc thâm nhập thị trường mới, rộng lớn, từ đó mở rộng
quy mô và giảm chi phí sản xuất.
Thứ ba, tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các ngành sản xuất nội địa, giảm thiểu những mất
mát do độc quyền gây ra
Thứ tư, việc thiết lập liên minh hải quan, các nước thành viên có thể tác động đến thương mại
giữa họ và các nước còn lại theo hướng có lợi.
Nhờ các lợi ích trên, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung hiện nay của các nước.
\

You might also like