You are on page 1of 16

TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC – HAI NĂM NHÌN LẠI

Trương Đình Tuyển

I. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế


1. Bản chất kinh tế của toàn cầu hoá
Có hàng trăm định nghĩa về toàn cầu hoá. Sở dĩ như vậy là do toàn cầu
hoá là một quá trình phức tạp, và là một quá trình đang vận động, có mặt thuận
nhưng cũng có mặt nghịch, vừa hợp tác vừa đấu tranh, tạo ra nhiều cơ hội nhưng
cũng đặt ra lắm thách thức. Toàn cầu hoá ngày nay được gọi là toàn cầu hoá 3
chấm (toàn cầu hoá ở cấp độ 3)
Do tình phức tạp của nó mà mỗi người có cách tiếp cận khác nhau nên
cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hoá.
Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế, toàn cầu hoá là sự dịch chuyển tự do
các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ (gồm: hàng hoá, vốn,
công nghệ và cả lao động nữa) từ nước này sang nước khác trong phạm vi toàn
cầu thông qua các cam kết về mở của thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư
theo các hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA) hiệp định mậu dịch tự do
khu vực (RTA ) và rộng hơn là trên quy mô toàn cầu là tổ chức thương mại thế
giới (WTO).
a/ Mở của thị trường về hàng hoá: (1) các nước cam kết bãi bỏ các hàng
rào phi quan thuế ( như quota, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, tạo
thuận lợi cho xuất, nhập khẩu, …(2) giảm thuế nhập khẩu, đưa thuế suất giảm
thấp, thậm chí xuống 0% theo một lộ trình thoả thuận, tham gia các hiệp định
giảm thuế theo ngành- đưa ngay thuế nhập khẩu xuống 0% hoặc theo lộ trình
được rút ngắn.
b/ Mở của thị trường về dịch vụ theo ba yêu cầu còn gọi là 3 phương thức
(tiếng anh viết là mode).
- Phương thức 1, Cung ứng qua biên giới: các tổ chức và cá nhân nước
ngoài không đăng ký kinh doanh ở một nước nhưng có quyền cung cấp dịch vụ
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

cho các tổ chức và cá nhân nước này ( ví dụ một công ty luật không lập trụ sở và
đăng ký kinh doanh ở Việt nam, không phải nộp thuế cho chính phủ Việt nam
nhưng vẫn có quyền cung ứng dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp việt nam hay
một công ty phân phối nước ngoài không đăng ký kinh doanh ở một nước vẫn có
thể bán hàng qua mạng cho người tiêu dùng của nước đó nếu điều này được ghi
vào cam kết).
- Phương thức 2, Sử dụng ngoài lãnh thổ: Tổ chức và cá nhân của một
nước được quyền sử dụng các dịch vụ ngoài lãnh thổ nước mình do những tổ
chức hoặc cá nhân nước ngoài cung cấp. Ví dụ một công ty vận tải biển của Việt
nam có thể mang tàu ra nước ngoài để sưa chữa , các công dân Việt nam có thể
ra nước ngoài học tập, chữa bệnh, mua các loại hình bảo hiểm hoặc sử dụng các
dịch vụ ngân hàng ở nước ngoài.
- Phương thức 3, Hiện diện thương mại. Các tổ chức và cá nhân nước
ngoài có thể lập cơ sở kinh doanh ở một nước khác. Ví dụ mở ngân hàng, các
công ty bảo hiểm, lập các trung tâm phân phối tại nước khác.
- Phương thức 4, Hiện diện thể nhân (còn gọi là di chuyển thể nhân) Công
dân người nước ngoài có thể vào nước khác để hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên,
đây là lĩnh vực nhạy cảm nên việc mở cửa cho di chuyển thể nhân hiện còn rất
hạn chế.
c/ Mở cửa thị trường đầu tư. Các tổ chức và cá nhân nước ngoài có quyền
đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế của nước khác, trừ những lĩnh vực có
liên quan đến an ninh quốc gia, vị phạm đến truyền thống văn hoá và đạo đức
của quốc gia đó.
Để bảo đảm cho việc mở cửa thị trường là đúng thực chất và công bằng,
khi mở cửa thị trường các nước phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây:
+ Không phân biệt đối xử. Bao gồm: (1) không phân biệt hàng hoá, dịch
vụ và doanh nghiệp của nước này với hàng hoá , dịch vụ và doanh nghiệp nước
khác về thuế, các loại phí và các điều kiện tiếp cận thị trường.. và được gọi là
nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) (2) không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch
vụ nước mình với hàng hoá dịch vụ nước khác, giữa doanh nghiệp nước mình
với doanh nghiệp nước khác đây là nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

2
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

+ Thực hiện minh bạch, công khai các cơ chế chính sách quản lý để mọi
người ( kể cả người nước ngoài) có cơ hội tiếp cận như nhau, có quyền góp ý về
các chính sách đó.
+ Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ thông qua việc cam kết thực hiện
hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ ( hiệp định Trips ) có chế tài
quốc gia đủ mạnh kể cả xử theo luật hình sự để xử lý các trường hợp vi phậm tài
sản trí tuệ.
+ Tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp chung do tổ chức mà mình tham
gia quy định và phải thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp
của tổ chức này.
Ngoài ra phải thực hiện hàng chục hiệp định và quy định khác.
2. Động lực của toàn cầu hoá
Có các đông lực chủ yếu:
a/ Sự phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ, thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi nước, trước hết là những nước công nghiệp phát triển.
Kinh tế dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc
gia. Loài người đang chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp
và đang bước nhanh vào ngưỡng cửa của xã hội thông tin, nền kinh tế số hoá;
điều này làm lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, vùa tạo khả năng vừa đặt
ra yêu cầu tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Đây chính là “nội
năng” của toàn cầu hoá.
b/ Các tập đoàn xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính dồi dào và tiềm lực
công nghệ hùng mạnh gia tăng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Chính sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế ở mỗi nước và sự hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc
gia tạo nên làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước, làm sâu sắc thêm
xu thế quốc tế hoá quá trình sản xuất, hình thành sự phân công lao động mới và
các “chuỗi giá trị toàn cầu”. Các nước đều ganh đua để vươn lên chiếm lĩnh
những công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị đó.
c/ Sự phát triển lực lượng sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
từng nước, tạo ra động lực cho tiến trình “toàn cầu hoá” và sự liên kết kinh tế

3
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

giữa các nước. Vì vậy, “toàn cầu hoá” là một tiến trình đang vận động. Mặc dù
chứa đầy mau thuẫn, tiến trình này vẫn tiến lên phía trước.
(sẽ nói thêm tại mục 2 này bối cảnh mới của thế giới hiện đại và các
chuyển hương cơ bản trong các nền kinh tế nếu có thời gian)
3. Hội nhập kinh tế quốc tế
Nói một cách đơn giản nhưng đủ chính xác thì: Một nước hội nhập kinh tế
quốc tế là nước đó tham gia vào quá trình “toàn cầu hoá kinh tế.”
4. Việt nam đã hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào
Việt nam đã hội nhập kinh tế quốc tế trên cả 3 kênh: song phương (FTA):
Ta đã kết thúc đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt nam - Nhật bản,
đang đàm phán về hiệp định mậu dịch tự do với Chi lê; kênh khu vực (RTA):
tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN- Trung quốc, ASEAN- Hàn
quốc, ASEAN - Nhật bản, ASEAN- Ấn độ, ASEAN- Austraylia, Newzealand,
đang đàm phán hiệp định mậu dịch tự do ASEAN- EU ( sẽ nói thêm các nội
dung cơ bản của các hiệp định này.)
Lâu nay khi nói về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ta thường nói
nhiều về WTO mà ít nói về FTA và RTA như vậy là tự hạn chế độ sâu và bề
rộng của toàn cầu hoá. Thực ra có một số nội dung mở củă thị trường trong FTA
và RTA tác động lớn hơn nhiều. Ví dụ về thương mại hàng hoá thì mức giảm
thuế trong FTA và RTA sâu rộng hơn nhiều so với WTO. Trong WTO mức
giảm thuế bình quân của cả biểu thúê của Việt nam chỉ trên 4% ( tuy nhiên do
chỉ tập trung vào khoảng 40% số giòng thuế nên mức giảm của các giòng thuế
trong khoảng 4.000 giòng này là lơn hơn.) Trong các hiệp định mậu dịch tự do
ASEAN, ASEAN+ mức giảm thuế sauu hơn nhiều, đến năm 2015 hầu hết các
giòng thuế phải đưa về 0%. Với WTO sức ép về cải cách thể chế và dịch vụ
trước mắt là mạnh hơn.

II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập


1/ Cơ hội.
Một là, Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với
việc ký kết các hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA ) khu vực ( RTA )

4
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO ) chúng ta có thị trường rộng lớn
cho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ với mức thuế ngày càng được cắt giảm và
chế độ không phân biệt đối xử. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp mở rộng thị
trường, xuất khẩu. Qua đó phát triển sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
Thị trường rộng lớn cũng giúp doanh nghiệp đạt được quy mô kinh tế, và do đó,
giảm được chi phí cố định.
Hai là, Do quá trình toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ với việc hình thành
các chuỗi giá trị, doanh nghiệp không nhất thiết phải tham gia vào toàn bộ các
công đoạn của chuỗi giá trị đó mà có thể lựa chọn công đoạn nào mình có lợi thế
cạnh tranh tốt nhất nên cơ hội để lựa chọn là rộng hơn nhiều. Đây là đặc điểm
quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp
với lợi thế của mình.
Ba là, trên phạm vị quốc gia cơ hội lớn nhất là thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài gắn với việc chuyển giao công nghệ qua đó, thúc đẩy dịch chuyển cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong từng doanh nghiệp, toàn cầu hoá
kinh tế gắn liền với việc tự do hoá các luồng vốn, trong điều kiện đó, doanh
nghiệp dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính để đầu tư , kinh doanh và
đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý là những yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp., qua đó mà mở rộng thị trường Đương nhiên doanh
nghiệp phải có phương án kinh doanh có hiệu quả.
Bốn là, tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế,
nước ta có địa vị bình đẳng như các nền kinh tế khác trong việc hoạch định
chính sách thương mại toàn cầu, nhằm xây dựng một cơ chế thương mại công
bằng và bình đẳng hơn. Đương nhiên, vị thế của nước ta trong cuộc chơi này
còn tuỳ thuộc vào thế và lực và khả năng tập hợp lực lượng của ta.
Năm là, Nước ta có vị thế mới để triển khai có hiệu quả đường lối đối
ngoại của Đảng theo phương châm Việt nam muốn là bạn là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình hợp tác và phát triển, có
vị thế mới để xử lý có hiệu quả hơn quan hệ với các nước lớn trong một khu vực
địa chiến lước như khu vực Đông Nam Á.
2/Thách thức:
5
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

Cùng với những cơ hội nêu trên, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
cũng đặt ra cho doanh nghiệp những thác thức không nhỏ:
- Trước hết, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt. Cạnh tranh giữa sản phẩm của
nghiệp mình với sản phẩm của doanh nghiệp khác, bao gồm cả doanh nghiệp
nước ngoài không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nội địa.
Không dừng ại ở đó! Một doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ
chưa chắc đã chiếm lĩnh được thị trường và đến được với người tiêu dùng nếu
năng lực tổ chức thị trường, năng lực xúc tiến thương mại không tốt. Như vậy,
canh tranh đã chuyển sang cấp độ mới, cao hơn: cạnh tranh giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp ( cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài )
không chỉ trên thị trường nước ngoài mà ngay trên thị trường trong nước. Nói
cách khác, cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là cạnh tranh giữa
sản phẩm với sản phẩm và khả năng tổ chức thị trường, xúc tiến thương mại của
doanh nghiệp. Trong trường hợp này Câu nói “ Thị trường là chiến trường”
hoàn toàn chính xác. Trong chiến tranh, muốn chiến thắng phải dành được đất,
giữ được dân. Trên thị trường muốn chiến thắng phải có mạng lưới kinh doanh
rộng lớn và phải “kéo được” người tiêu dùng mua sản phẩm ( hàng hoá và dịch
vụ ) của doanh nghiệp mình. Đây là thách thức bao trùm. Từ thách thức này sẽ
đặt ra một loạt các thách thức về chất lượng nguồn nhân lực, quản trị doanh
nghiệp, công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, quan hệ với khách hàng Tuy
nhiên, doanh nghiệp có thể phản ánh tất cả nhưng tự nó không quyết định tất cả.
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp của một nước còn phụ thuộc rất lớn vào
hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế vào chất lượng nguồn nhân lực, vào
kết cấu hạ tầng và đội ngũ cán bộ công chức thực thi chính sách và pháp luật.
Đây là 4 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh giữa Chính phủ với chính phủ. Tích
hợp sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và khả năngcạnh tranh của
Chính phủ thành sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế- Sức cạnh tranh quốc
gia.
- Hai là, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với việc canh tranh
quyết liết sẽ làm chênh lệch giàu nghèo ngày càng doãng ra, có những bộ phận
dân cư, đặc biệt dân cư nông nghiệp và nông thôn dễ bị tổn thương trong tiến
trình hội nhập, một bộ phận doanh nghiệp không trụ vững trong cạnh tranh sẽ

6
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

gặp khó khăn thậm chí phá sản, dễ gây ra những hậu quả xấu về mặt xã hội nếu
Chính phủ không thực thi chính sách tốt : tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá
đói giảm nghềo, thực hiện tiến bộ công bằng trong từng bước và từng chính sách
phát triển.
- Ba là, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tính tuỳ
thuộc giữa các nền kinh tế. Sự biến động của thị trường thế giới nhất là các yếu
tố có tính ổn định kém của kinh tế toàn cầu như thị trường dầu mỏ , luông vốn
đầu tư và thị trường tài chính tác động rất nhanh rất mạnh đến thị trường trong
nước. Đây cũng là thách thức lớn đối với các cơ quan nhà nước cũng như đối
với doanh nghiệp vốn còn nhiều hạn chế về quản lý nhà nước và quản trị doanh
nghiệp nước ta, nhất là khả năng dự báo và phân tích kinh tế, năng lực phản ứng
chính sách và phòng ngừa rủi ro. Nếu chất lưọng dự báo, khả năng phân tích
không tốt sẽ dẫn đến phản ứng chính sách không đúng, gây bị động, thua thiệt.
thậm chí rơi vào khủng hoảng ( trên phạm vi quốc gia ) hoặc phá sản ( trong
phạm vi doanh nghiệp)
- Bốn là, Quá trình công nghiệp hoá gắn với hội nhập kinh tế quốc tế dễ
dẫn đến ô nhiễm môi trường xuyên biên giới do các nhà đầu tư nước ngoài có
thể đưa các công nghệ không thân thiện với môi trường, thậm chí gây ô nhiễm
vào nước ta nếu ta không cảnh giác, do nóng vội tiếp nhận đầu tư mà không chịu
sàng lọc, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, phải trả giá đắt và ảnh hưởng đến phát
triển bền vững.
- Năm là, hội nhập kinh tế dẫn đến gia tăng giao lưu văn hoá và di chuyển
con người, cùng với việc tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại cũng có thể du
nhập những sản phẩm văn hoá trái với thuần phong mỹ tục và bản sắc và truyền
thống văn hoá của dân tộc. Các loại sản phẩm này có thể tác động đến một bộ
phận dân cư, nhất là lớp trẻ, làm băng hoại giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của
dân tộc, gây tác động xấu về mặt xã hội. Một số phần tử thù địch có thể vào
nước ta qua con đường đầu tư, kinh doanh để tuyên truyền các vấn đề dân chủ
nhân quyền, tôn giáo , dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng
đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên cần nhận thức rõ rằng cơ hội tự nó không biến thành lợi ích,
không biến thành sức mạnh kinh tế trên thị trường mà phải thông qua hoạt động
7
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

của chủ thể; chủ thể đó là nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp; thách thích tuy
là sức ép trực tiếp nhưng ép đến đâu còn tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội
của chúng ta. Nếu tận dụng tốt cơ hội chúng ta sẽ đẩy lùi được thách thức và sẽ
tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại không tận dụng tốt cơ hội thì thách thức sẽ
lấn át và sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Vì vậy sự
hoạt động năng động và có hiệu quả của nhà nước và doanh nghiệp là quyết định.

III. Tác động của việc gia nhập WTO- hai năm nhìn lại
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khoá X đã ra Nghị quýêt 08 về
một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền
vững khi Việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nghị
quyết đã lường định những tác động nhiều mặt, những cơ hội có được cũng như
những thách thức mà nước ta phải vượt qua khi gia nhập tổ chức này.
Gần hai năm đã qua, thời gian chưa dài để đánh giá toàn diện và lượng
hoá đầy đủ tác động của sự kiện đó. Nhưng chúng ta đã có thể thấy rõ tác động
của nó.
1. Những cơ hội mới xuất hiên.
a/ Đầu tư, đặc biệt là đầu tư nuớc ngoài tăng mạnh.
Do phải thực hiện cam kết, chúng ta tạo ra được môi trường đầu tư thông
thoáng, minh bạch, không phân biệt đối xử. Đây là những yếu tố khuyến khích
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, với việc gia nhập WTO, các nhà
đầu tư có được thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm của mình mà không bị
phân biệt đối xử. Đây cũng là yếu tố làm tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư.
Thực tế đã xuất hiện làn sóng đầu tư đổ vào nước ta từ cuối năm 2006,
trong đó có các tập đoàn và công ti lớn khi các nhà đầu tư đã thấy rõ khả năng
Việt nam có thể gia nhập WTO trong năm 2007. Làn sóng này tiếp tục mạnh
hơn trong năm 2007 và đặc biệt là năm 2008. Năm 2007 cả nước đã tiếp nhận
gần 20,7 tỷ USD vốn FDI tăng 100% so với năm 2006; năm 2008 mức tăng còn
mạnh mẽ hơn với mức vốn đăng ký trên 64 tỷ USD trong đó có nhiều dự án có
vốn lớn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Đầu tư từ khu vực dân doanh
trong nước năm 2007 cũng tăng nhanh và tăng khoảng 20% so với năm 2006,

8
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

đưa tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên trên 40% GDP. ( năm 2008 do các giải pháp
kiềm chế lạm phát tổng đầu tư toàn xã hội tăng 39% nhưng đầu tư tư nhân vẫn
tăng 7% ) Đây là cơ sở rất quyết định để thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế,
tạo thêm công ăn việc làm và bảo đảm tăng trưởng.
b/ Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng cao.
Gia nhập WTO chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn bao gồm hơn
150 thành viên với mức cam kết về thuế nhập khẩu đã và sẽ được cắt giảm và
các biện pháp phi quan thuế đã và sẽ được loại bỏ theo nghị định thư gia nhập
của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2007
đạt 48 tỉ 600 triệu USD Tăng 22% so với cùng kỳ 2006 có 3 điểm đáng chú ý là
(1) Lần đầu tiên trong nhiều năm, tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực 100% vốn
trong nước cao hơn khu vực có vốn nước ngoài (22,1% so với 18,6% ) chứng tỏ
các doanh nghiệp trong nước đã năng động khai thác thị trường- cơ hội do việc
gia nhập WTO mang lại.(2) Do không bị khống chế về hạn ngạch khi trở thành
viên của WTO, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 7 tỉ 750 triệu USD, tăng 33,4%
và chiếm trên 16% tổng kim nghạch xuất khẩu. (3)Xuất khẩu các mặt hàng
thuộc nhóm các hàng hoá khác mà chúng ta không thống kê được các sản phẩm
cụ thể tăng mạnh, tỉ lệ tăng 38,9% với kim ngạch 8 tỉ 700 triệu USD và chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu thống kê rõ được chi tiết các sản phẩm,
chúng ta sẽ có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn. Năm 2008 mặc
dầu lãi suất ngân hàng tăng cao, xuất khẩu vẫn đạt kết quả nổi trội, kim ngạch
xuất khẩu đạt khoảng 63 tỷ, tang trên 30% so với năm 2007, là mức tăng cao
nhất trong 10 năm qua. Xuất khẩu tăng ngoài yếu tố về giá ( chiếm 70% ) còn do
lượng hàng xuất khẩu tăng và thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Đầu tư và xuất khẩu tăng, thị trường nội địa được mở rộng tạo điều kiên
cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, nên GDP năm 2007 tăng 8,5%, là mức
tăng cao nhất trong 10 năm qua. Riêng năm 2008 do ưu tiên kiềm chế lạm phát
chúng ta phải thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt nên mức tăng
GDP bị tụt giảm( chỉ tăng 6,23% ) Đây cũng là năm kinh tế toàn cầu bị suy giảm
nhưng Việt nam vẫn có mức tăng trưởng cao trong khu vực.
c/Hình thành tư duy quản lí mới và chuẩn mực kinh doanh mới.
9
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

Mặc dầu chúng ta chủ động đổi mới hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế
để hội nhập khu vực và quốc tế, nhưng do sự níu kéo của tư duy cũ nên tiến
trình đổi mới diễn ra thiếu đồng bộ, tư tưỏng bao cấp còn nặng,còn có sự phân
biệt đối xử giữa quốc doanh và dân doanh, tính công khai và minh bạch
kém,chậm hìmh thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trưòng. Điều này, một
mặt,chưa phát huy đầy đủ tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế,
làm cho việc phân bố nguồn lực thiếu hiệu quả, giảm sức cạnh tranh. Mặt khác,
không tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm
cho doanh nghiệp ít quan tâm đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh và tổ
chức thị trường, phát hiện lợi thế so sánh và tìm cách tạo ra lợi thế so sánh mới,
xây dựng chuẩn mực kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp mà thường dựa dẫm
vào sự bao cấp của nhà nước, thiên về“kinh doanh cơ hội” có tính “chộp dựt” .
Việc thực thi các cam kết về mở cửa thị trường, áp dụng nguyên tắc
không phân biệt đối xử, xoá bỏ bao cấp và các loại trợ cấp bị cấm, công khai
minh bạch các cơ chế chính sách kinh tế, thực hiện các tiêu chuẩn SPS và TBT,
bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ… chẳng những thúc đẩy việc hình thành tư
duy mới, các chuẩn mực quản lí mới trong quản lý nhà nước mà còn buộc các
doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức thị
trường, tạo dựng thương hiệu, hình thành chuẩn mực kinh doanh và văn hoá
doanh nghiệp.
Đương nhiên, hiệu quả của của tác động này là khác nhau tuỳ thuộc vào
cố gắng của từng cơ quan, doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, tác động này là
khá rõ. Chúng ta đã đạt được những kết quả cụ thể trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật kinh tế, những tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính. Ban
chấp hành Trung ương đản đã ra Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta. Khu vực doanh nghiệp cũng có sự phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng các bộ
tiêu chuẩn quản lí theo ISO, 6- SIGMA và các thực tiễn quản trị tốt. Phong trào
xây dựng và quảng bá thương hiệu diễn ra khá rầm rộ. Các mô hình liên kết
giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như giữa doanh nghiệp trong nước với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất hiện
2. Những thách thức đang tác động rõ hơn

10
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

a/ Cạnh tranh gay gắt hơn, nhập siêu tăng mạnh.


Tuy có được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ phải thẳng thắn
thừa nhận rằng những chuyển biến tích cực nêu trên là không đồng đều và
không đủ mạnh để có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, tạo ra những bứt
phá mới. Cải cách hành chính tuy có đạt được những kết quả nhất định nhưng
nhiều khâu còn trì trệ, gây phiền hà và làm tăng chi phí giao dịch. Chúng ta
chưa xây dựng được một bộ chuẩn mực về thủ tục hành chính để áp dụng chung
cho các địa phương trên cơ sở phân tích và tổng kết những thực tiễn tốt nhất. Hệ
thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, chồng chéo, vừa kém hiệu quả, vừa tăng
gánh nặng pháp lý lên người dân và doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông,
năng luợng còn rất yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đang tạo ra những
điểm nhẽ tăng trưởng. Tất cả những yếu tố nêu trên làm chúng ta không thể khai
thác hết cơ hội mà việc gia nhập WTO mang lại. Môi trường kinh doanh của
nước ta-theo đánh giá năm 2007 của ngân hàng thế giới(WB) vẫn đứng ở nửa
dưới của bảng xếp hạng ( thứ 91/181) Trong đó, các tiêu chí về thời gian nộp
thuế, làm thủ tục hải quan, khả năng tiêp cận nguồn tín dụng, thời gian cần thiết
để gia nhập thị trường, phá sản doanh nghiệp là những khâu có vị trí xếp hạng
thấp hơn cả.( năm 2008 đánh giá mới đây có tốt hơn ) Năng lực cạnh tranh toàn
cầu của nước ta teo xếp hạng năm 2007 bị tụt đi 4 bậc và xếp thứ 68/131 so với
vị trí 64 một năm trước đó. ( Sự tụt hạng này có lí do là có 3 trên 8 nền kinh tế
mới đưa vào xếp hạng năm nay xếp trên nước ta). Nếu xét riêng năng lực cạnh
tranh từng sản phẩm cụ thể (một trong những thách thức mà ta phải đương đầu
được nhấn mạnh trong NQ08 ) theo công thức ( Xuất- Nhập) / (Xuất + Nhập )
thì trừ một số sản phẩm nông nghiệp ( gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu) năng lực
cạnh tranh phần lớn sản phẩm của ta là thấp. Ngay cả mặt hàng dệt may, mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 sau dầu thô thì cũng phải nhập tới 70 -
80% nguyên, phụ liệu. Các mặt hàng dày dép, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp
điện… đều trong tình trạng tương tự. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng nhập siêu lớn trong năm 2007 và năm 2008. Trước khi gia nhập WTO,
tỷ lệ nhập siêu của nước ta luôn ở mức dưới 20% kim ngạch xuát khẩu khẩu ,
Riêng các năm 2005, 2006 còn xuống dưới 15% nhưng các năm 2007, 2008
nhập siêu đã lên đến28- 30% Điều này bắt nguồn từ cơ cấu sản xuất dịch

11
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

chuyển chậm, công nghiệp phụ trợ kém phát triển, làm cho nền kinh tế nước ta
phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá,
sự biến động từ thị trường bên ngoài tác động rất nhanh, rất mạnh đến thị trường
trong nước, điều cũng đã dược nêu rõ trong NQ08. Công nghiệp phụ trợ phát
triển chậm, làm gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường thế giới , đẩy chi phí trung
gian lên cao, nhất là khi giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng mạnh.
b/ Khoảng cách giàu nghèo ngày càng dãn ra
Mặc dầu chúng ta đạt được những kết quả tốt đẹp trong công cuộc xoá đói
giảm nghèo được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao nhưng việc vận hành nền
kinh tế theo cơ chế thị trường và gia nhập WTO cũng làm cho khoảng cách giàu
nghèo ngày càng doãng ra.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê, năm 2004 thu nhập của 20% dân cư
có thu nhập cao nhất đã gấp 8,3 lần thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp
nhất. Khoảng cách này là lớn hơn Kămpuchia (4,7 lần ) Lào ( 5,4 ) Indonesia
(5,2 ) Malaysia (7,1 ) Thái lan ( 7,7 ). Chưa có số liệu khảo sát mới nhưng có thể
cảm nhận rằng khoảng cách này đang tăng lên. Nông nghiệp và nông thôn đang
chịu sức ép cạnh tranh lớn trong điều kiện hội nhập, một bộ phận rất dễ bị tổn
thương, tỷ lệ tái nghèo cao.
c/ Sự biến động của thị trường thế giới tác động rất nhanh , rất mạnh đến
thị trường trong nước, đặc biệt là các thành tố có tính ổn định kếm của nền kinh
tế toàn cầu như thị trường dầu mỏ, luồng vốn đầu tư và thị trường tài chính.
Trong khi khả năng dự báo và phân tích kinh tế của cán bộ quản lý nhà nước,
cán bộ quản trị doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia của chúnh ta còn hạn chế và
bất cập.
Chính điều này đã làm chúng ta chậm đưa ra các phản ứng chính sách
thích hợp. Thí dụ rõ nhất là chậm nhận biết lạm phát đã tác động đến nền kinh tế
từ năm 2004. vì vậy vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ kéo dài
nhiều năm, điều này cũng thấy rõ trong điều hành và thực hiện hoạt động xuất
nhập khẩu, nhất là đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn. Sự biến động
mạnh của thị trường chứng khoán nước ta cũng phản ánh sự biến động trên thị
trường chứng khoán các nước.

12
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

Thực tiễn phát triển của đất nước sau hai năm là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới có thể khảng định rằng WTO không phải là thuốc thần,
cũng không phải là cạm bẫy, chỉ có cơ hội và thách thức là hiện hữu và đang tác
động đến kinh tế xã hội nước ta. Cơ hội là lớn nhưng chúng ta chưa tận dụng
thật tốt, do nhứng điểm nghẽn cản trở tăng trưởng, thách thức cũng nặng nề
chúng ta chưa đương đầu tốt do thể chế chưa hoàn thiện, trình độ cán bộ chưa
đáp ứng được yêu cầu.

IV. Làm thế nào các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội vươn lên
trụ vững trong cạnh tranh vươn lên trụ vững trong cạnh tranh
1.Trách nhiệm của quản lý nhà nước:
a/ hoàn thiện thể chế kinh tế, hình thành đồng bộ các yếu tố kinh tế thị
trường gắn với việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng công bằng giữa
các thành phần kinh tế.
b/ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ( giao thông, năng lượng ) trước hết
ở những vùng có dung lượng hàng hoá lớn, có khả năng kết nối vận tải cao.
c/ Phát triển nguồn nhân lực có trình độ, coi nguồn nhân lực là lợi thế
cạnh tranh cơ bản và dài hạn . là yêu cầu bất biến để ứng phó có kết quả trước
mọi yếu tố khả biến trong thế giới đương đại
d/ Thực hiện có kết quả cải cách thủ tục hành chính gắn với việc xây dựng
đội ngũ cán bộ nhà nước có tinh thần phục vụ dân và doanh nghiệp, góp phần
giảm chi phí giao dịch cho người dân và doanh nghiệp
e/ Trên cơ sở hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và xây
dựng môi trường khuyến khích cạnh tranh và phát triển giáo dục đào tạo và khoa
học công nghệ mà chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ mô hình tăng trưởng dựa
vào khai thác tài nguyên để xuất khẩu và tăng vốn, nhất là vốn nhà nước ( bao
gồm vốn của doanh nghiệp nhà nước) sang mô hình tang trưởng dựa trên lợi thế
so sánh, khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế và tăng sự đóng góp của
các nhân tố năng suất tổng hợp ( bao gồm công nghệ hiện đại, chất lượng lao
động và trình độ quản lý tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công
nghệ và lao động )

13
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

f/ Quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, khu vực dễ bị tổn
thương trong tiến trình hội nhập.
g/ Có cơ chế hộ trợ những vùng khó khăn thực hiện tốt chủ trương tăng
trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, hoàn thiện các chính sách an sinh
xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách và từng
bước phát triển.
2. Đối với doanh nghiệp
Trong điều kiện khoa học và công nghệ- động lực của sự thay đổi- phát
triển rất nhanh, các doanh nghiệp nước ta mà chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và
vừa cũng có những lợi thế , có khả năng hạn chế những điểm yếu của mình. Có
thể nói do sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, ngày nay có hai yếu tố rất quyết
định trong quá trình lập nghiệp và phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân (1)
Tốc độ - Quy mô không bằng tốc độ. Như vậy quy mô nhỏ không phải là bất lợi
quá lớn đối với doanh nghiệp mà chính tốc độ “đẻ” ra quy mô. Điều quan trọng
là doanh nghiệp phải tạo ra tốc độ phát triển cao. (2) Tư duy -Tư duy mạnh hơn
kinh nghiệm. Cũng chính sự thay đổi nhanh này mà vai trò của kinh nghiệm tuy
vẫn còn nhưng ngày càng giảm, vai trò của tư duy ngày càng tăng. Nói cho đầy
đủ là tư duy cọng với trí tưởng tượng - hay bay bổng hơn - tư duy cùng với một
chút lãng mạn là cơ sở chủ yếu quyết định thành công chứ không phải là kinh
nghiệm, vì cái hôm qua không còn đúng cho ngày hôm nay trong một thế giới
toàn cầu hoá và biến đổi không ngừng. Như vậy doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ (thường là mới thành lập, ít kinh nghiệp thương trường) cũng
không phải là hạn chế lớn. Có thể dẫn ra đây vài ví dụ để khẳng định hai điều
vừa nêu: Microsoft bắt đầu là một doanh nghiệp bé, thậm chí rất bé do sinh viên
Bill Gates cùng với anh bạn lập ra. Nhưng nhờ tư duy tuyệt vời với chiến lược
phát triển đúng đắn, trong một thời gian rất ngắn, ông đã biến công ty thành
một tập đoàn hàng đầu thế giới và bản thân ông trở thành người giàu nhất nước
Mỹ, tập doàn Sony nổi tiếng của Nhật ngày nay cũng bắt đầu từ một công ty gia
đình buôn bán bóng đèn và công tắc…. Có thể kể ra nhiều ví dụ nữa.
Để khai thác hai yếu tố này các doanh nghiệp cần:
Trước hết, lụa chọn chiến lước kinh doanh đúng đắn, cụ thể là lựa chọn
chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường đúng đắn trên cơ sở phân tích kỹ
14
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

lợi thế so sánh của doanh nghiệp và luôn tìm cách duy trì và tạo ra lợi thế so
sánh mới nhằm chiếm lĩnh được các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong
chuỗi giá trị của sản phẩm ( hiện được phân thành nhiều công đoạn khác nhau và
ngày càng sâu ) Gần đây trong một cuộc hội thảo ở Thành phố Hồ chí minh,
giáo sư Michael E. Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại có nói: vấn
đề không phải là làm ra sản phẩm tốt nhất mà là sản phẩm phù hợp nhất. Tại sao
lại như vậy? Vì nếu làm ra sản phẩm tốt nhất thì sẽ có hai giới hạn.(1) chỉ có
một số đối tượng tiêu dùng mới có khả năng tiếp cận với sản phẩm tốt nhất,
trong khi phổ tiêu dùng rất rộng ( tại sao hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt nam đều cảm thấy xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ đễ hơn so với thị
trường EU hay Nhật bản.Vì ở Hoa kỳ , một đất nước có dân số gần 250 triệu
người lại là một quốc gia đa sắc tộc , mức thu nhập dân cư rất khác nhau, phổ
tiêu dùng rất rộng, dễ tim đối tượng khách hàng phù hợp hơn so với EU hay
Nhật bản ) (2) bản thân doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có khả năng làm
ra sản phẩm tốt nhất. Vấn đề là phải phân lớp được thị trường và khách hàng, và
chọn phân khúc thị trường và khách hàng phù hợp với lợi thế và khả năng của
doanh nghiệp. Đến đây sẽ xuất hiện câu hỏi: Có thể cũng có doanh nghiệp chọn
phân khúc thị trường và khách hàng mà doanh nghiệp mình đã lựa chọn. Vậy sẽ
xử lý thế nào? Phải tạo ra cái độc đáo, cái bản sắc riêng của doanh nghiệp mình
Hai là, Lựa chọn đúng công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý để bảo đảm
nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, hạ giá thành và phí lưu thông.Có thể
nói, giống như một quốc gia, công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý và chất
lượng nguồn nhân lực ( sẽ được nói ở điểm cuối cùng) là các yếu tố quyết định
để chuyển doanh nghiệp từ mô hình tăng trưởng do các yếu tố đầu vào ( chủ yếu
là do vốn ) sang mô hình tăng trưởng chủ yếu do các yếu tố năng suất tổng hợp,
và do đó, bảo đảm cho doanh nghiệp tạo ra năng suất cao với chi phí vốn thấp và
tăng khả năng khả năng chống chịu tốt hơn với các rủi ro, các biến động từ bên
ngoài, bảo đảm tăng trưởng bền vững. Đồng thời phải luôn luôn đổi mới và nâng
cấp năng lực công nghệ và quả lý, không được ngủ quên trước những thành quả
đã có vì cuộc ganh đua sẽ rất quyết liệt. Chính lợi thế cạnh tranh được tạo ra nhờ
sự đổi mới.

15
- Toàn -cầu
Khủng hoảng
hóa và hội tài
nhậpchính
kinhtoàn cầu tế:
tế quốc -
Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại -

Ba là , Phát triển mạng lưới kinh doanh và quan hệ bạn hàng thông qua
việc xác lập quan hệ dài hạn với khách hàng, xây dựng các của hàng, trung tâm
phân phối hoặc đại lý mua bán hàng cho mình. Phải coi mạng lưới bán hàng là
“cứ điểm kinh doanh” của doanh nghiệp.
Bốn là. Quan tâm khai thác thị trường nội địa. cần nhớ rằng muốn cạnh
tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế, phải cạnh tranh thắng lợi trên thị trường
nội địa, nơi doanh nghiệp Việt nam có lợi thế hơn so với doang nghiệp nướpc
ngoài; phải coi thị trường trong nước là quyết định, thị trường nước ngoài là
quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây còn là một trong
những yếu tố làm gia tăng sức mạnh mềm của quuóc gia, hạn chế khả năng phát
huy sức mạnh mềm của nướpc khác .
Năm là, Thiết lập quan hệ liên kết và hợp tác có lựa chọn không chỉ theo
chiều dọc của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng, liên kết theo cụm ngành mà cả
theo chiều ngang với các doanh nghiệp khác theo nguyên tắc cùng chia xẻ lợi
ích với nhận thức rằng cạnh tranh không loại trừ hợp tác mà hợp tác nhằm bổ
sung những hạn chế chế của doanh nghiệp qua đó mà phát huy ưu thế của doanh
nghiệp mình vì lợi ích của khách hàng của mình. Các hãng kinh doanh nước
ngoài cạnh tranh nhau gay gắt nhưng vẫn sẵn sàng hợp tác với nhau. “Đối với
các công ty thì từ ngữ của ngày nay là sát nhập, liên minh, đối tác chiến lược
hợp tác và sự toàn cầu hoá siêu quốc gia” ( Micheal Porter )
Sáu là, Cần đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức thông tin, dự báo và
phân tích thị trường để có phản ứng chính sách kịp thời và chính xác. Điều này
đặc biệt quan trọng trong thời đại mà mọi thứ biến đổi rất nhanh như thời đại
chúng ta đang sống.
Bảy là, Coi trọng việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, trong đó chú ý xác
định giá trị nền tảng làm cơ sở cho việc xây dựng văn hoá mang bản sắc riêng
của doanh nghiệp mình
Tám là, Phấn đấu tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp trên cơ sở nhận
thức đúng về thương hiệu.
Cuối cùng, Phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực riêng cho doanh
nghiệp mình. Đây là tiền đề để tạo lập công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý
yếu tố quyết định đối với việc tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp./.
16

You might also like