You are on page 1of 37

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: VỞ GHI........................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP CÂU HỎI.............................................................34

CHƯƠNG 1: VỞ GHI

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PLTMQT

2. PLTMQT mang những đặc điểm của CPQT

 Chủ thể:
 Các quốc gia độc lập chủ quyền
 Các vùng lãnh thổ (đài loan, hồng kong, ma cao)
 Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết (chủ thể đặc biệt)
 Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (chủ thể hạn chế)
FIFA không phải chủ thể vì không có sự kết hợp của các chính phủ với nhau
 Nguồn của CPQT
 Nguồn cơ bản
 Điều ước quốc tế
 Tập quán quốc tế
 Nguồn bổ trợ:
 Luật quốc gia
 Các phán quyết của tòa án quốc tế, các học thuyết quốc tế
 Chỉ được coi là nguồn của công pháp quốc tế khi nội dung của nó được chuyển
hóa vào nguồn cơ bản (thành nôi dung của điều ước quốc tế)
 Các biện pháp cưỡng chế: mang tính tương đối (vì hiệu quả hay không phụ thuộc vào thiện
chí của các quốc gia, khi một nước không thiện chí và không làm theo thì không thể mang
quân đội đến nước kia mà không thông qua Liên Hiệp Quốc, hành động này sẽ được coi là
phát động chiến tranh xâm lược)

3. Các đặc điểm riêng của PLTMQT

a. Chủ thể:
 Bao gồm

Các quốc gia Các nước


Điều 1, công ước Montevideo năm 1933: 4 tiêu chuẩn Không đưa ra định nghĩa thế nào là
 Có dân cư cư trú thường xuyên một nước
 Lãnh thổ xác định Rút ra:
 Chính phủ có khả năng điều hành quản lý đất  Thực tế độc lập nhưng không
nước (3) được thừa nhận
 Có khả năng tiến hành quan hệ với các quốc gia  Được thừa nhận nhưng
khác (4) không độc lập
Có những chủ thể thỏa mãn 3, không thỏa mãn 4 và VD: Đài Loan
ngược lại: không phải là một quốc gia.
Vẫn được tiến hành hoạt động TMQT, được gọi là chủ thể
PLTMQT tham gia với tư cách các nước
Đài Loan thỏa mãn 3, không thỏa mãn 4.

Các vùng lãnh thổ Các nhóm


quốc gia
 WTO: vùng lãnh thổ thuế quan riêng rẽ
VD: Hong Kong, Dai Loan, Ma Cao
(Liên hiệp quốc: chủ thể này không được trở thành thành viên vì thành viên của
LHQ phải là các quốc gia độc lập có chủ quyền)
 3 điều kiện:
 Là vùng lãnh thổ thuế quan riêng rẽ, kiểm soát dòng hàng hóa ra vào (có
biểu thuế quan riêng)

 Hoàn toàn tự chủ trong mối quan hệ điều hành về ngoại thương
 Đươc 1 quốc gia thành viên đỡ đầu
VD: Hà Lan đỡ đầu Indonesia. Indo sau này được nối tiếp tư cách thành
viên mà không phải đàm phán lại.

TQ, LBN, VN là những thành viên có thời gian đàm phán lâu nhất gia nhập vào WTO

b. Phạm vi điều chỉnh


 Đối tượng:
 Là các mối quan hệ thương mại quốc tế gồm:
 Quan hệ thương mại song phương: VN-HK, VN-NB, VN-EU,…
 Quan hệ thương mại khu vực: ASEAN, EU, NAFTA,…
 Quan hệ thương mại toàn cầu: WTO
 Thương mai theo cách hiểu của WTO:
 TM hàng hóa
 TM dịch vụ
 TM liên quan đến quyền SHTT
 Các mối quan hệ thương mại khác
 TMQT phải được đặt trong trạng thái “động” (do hoạt động TMQT luôn thay đổi
c. Nguồn luật
 Các điều ước quốc tế về thương mại
 Các HĐTM song phương
 Các HĐTM khu vực
 Các HĐTM ở phạm vi toàn cầu
 Các tập quán TMQT: Incoterm, tập quán trong thanh toán quốc tế
 Nguồn bổ trợ:
 Các học thuyết pháp lý về TMQT
 Học thuyết về lợi thế tuyệt đối
 Học thuyết về lợi thế so sánh
 Học thuyết về bàn tay hữu hình
 Luật quốc gia về thương mại; luạt chống bán phá giá của Hoa Kỳ
d. Nguyên tắc điều chỉnh
 Tự do hóa thương mại trên cơ sở không phân biệt đối xử
 MFN
 NT
 Hạn chế tối đa sự bảo hộ từ phía các chủ thể:
Tiến hành cắt giảm thuế quan, hạn chế áp dụng các biện pháp phi thuế dựa trên áp dụng
các biện pháp MFN và NT
Biện pháp phi thuế(biện pháp định lượng, khó xác định): biện pháp hạn nghạch thuế
quan, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất
xứ …
 Mở động phạm vi ảnh hưởng của HĐTM đến các lĩnh vực hoạt động khác: HĐTM luôn
trong trạng thái động.
 Cạnh tranh công bằng, bình đẳng, có lợi giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có chế độ chính
trị khác nhau
 Thừa nhận các hiệp định thương mại song phương và khu vực bên cạnh sự tồn tại của
HĐTM ở phạm vi toàn cầu
Ưu đãi trong hiệp định thương mại song phương là lơn hơn HĐTM phạm vi toàn cầu. VD:
ưu đãi ở EVFTA lớn hơn WTO
Có vi phạm nguyên tắc MFN? Không. PLTMQT cho phép các quốc gia ký kết hiệp định
thương mại song phương và khu vực mà ở đó có ưu đãi lớn hơn nhiều so với các HĐTM
ở phạm vi toàn cầu
 Khuyến khích sự tham gia của các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển (được
hưởng đối xử đặc biệt và khác biệt S&D trong WTO)
 Phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ các giá trị phi thương mại: MT, sức
khỏe con người… (VD: EVFTA, CPTPP)
e. Giải quyết tranh chấp và các biện pháp cưỡng chế
 Cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính đặc thù và phức tạp Vi phạm luật chơi của WTO:
sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của WTO
 Vi phạm luật chơi của ASEAN: sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN (Nghị
định thư về cơ chế GQTC năm 1996)
Cơ chế giải quyết tranh chấp của EU và WTO được đánh giá cao
 Để giải quyết thành công vụ tranh chấp, đòi hỏi phải áp dụng chính xác, linh hoạt
những cơ chế giải quyết tranh chấp này
 Biện pháp cưỡng chế mang tính chất tương đối: hiệu quả tùy thuộc vào thiện chí của các
quốc gia
 Là các biện pháp cưỡng chế đặc thù
 Khôi phục lại tình trạng ban đầu; trả lại cho nhau những gì đã nhận. vd; hoa kỳ áp dụng
thuế chống bán phá giá với tôm nước ấm của việt nam. Việt nam kiện. hoa kỳ phải
khôi phục lại tình trạng khi chưa áp dụng thuế chống bán phá giá
 Tạm ngừng thi hành các nghĩa vụ theo cam kết quốc tế
 Đình chỉ thi hành các nhượng bộ về thương mại
 Yêu cầu bồi thường thiệt hại về thương mại: vd hoa kỳ có vi phạm với việt nam. Hoa kỳ
được yêu cầu bồi thường thiệt hại về thương mại: việt nam có thể nâng thuế với mặt
hàng nhập từ hoa kỳ: khoản thuế nhận được bằng khoản mất đi do Hoa Kỳ
 Trả đũa thương mại
 Rút khỏi luật chơi chung: biện pháp cao nhất
III. Mối quan hệ giữa PLTMQT với PLTMQG và PLKDQT
1. Mối quan hệ giữa PLTMQT với PLTMQG
1.1. Pháp luật TMQT
 Là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh từ
các hoạt động TM trong phạm vi của một nước
 Đặc điểm
 Phạm vi điều chỉnh: các hoạt động thương mại
 Đối tượng áp dụng: chủ yếu là thương nhân
 Nội dung: quyền,nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các
HĐTM
 Nguồn: HP, Luật, VB dưới luật, tập quán pháp, án lệ
 HĐTM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (điều 3
khoản 1))
 Tiêu chí xác định: sinh lợi
 Trong một số trường hợp nhà nước được coi là thương nhân đặc biệt (được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp:
+ Quyền miễn xét xử
+ Quyền miễn thi hành án
 Tạo nên một vị thế bất bình đẳng
 Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối: mọi hoạt động của các quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
của quốc gia đó thì đều được coi là hợp pháp và không thể bị tòa án nước ngoài xem xét lại
 Quyền miễn trừ tư pháp tương đối: quyền miễn trừ tư pháp thường áp dụng trong các
trương hợp quốc gia thực hiện hành vi mang tính chất chủ quyền, không áp dụng với hành
vi mang tính chất tư
VD: Tranh chấp trong vụ mua bán phân chim giữa thương nhân của Bỉ và Chính phủ Peru =>
chính phủ peru phải bồi thường cho thương nhân Bỉ
Tranh chấp giữa thương nhân Trinh Vĩnh Bình và chính phủ Việt Nam
1.2. Mối quan hệ giữa PLTMQT và PLTMQG
 Là mối quan hệ giữa PLQT và PLQG
 Thuyết nhất nguyên luận (monism)
 Thuyết nhị nguyên luận (dualism)
 Quan điểm của CN Mac-Lenin
 Là mối quan hệ giữa PLQT và PLQG
 Chính sách phát triển TMQG là cơ sở để xây dựng chính sách TMQT
 Chính sách TMQT, ngược lại, sẽ tác động đến sự phát triển TM trong nước của tất cả
các quốc gia

PLTMQT và PLTMQG có sự tác động hai chiều

 Mặt tích cực


 PLTMQG là cơ sở để một QG đàm phán, xây dựng PLTMQT
 Nhiều nguyên tắc tiến bộ của PLTMQT được đưa vào trong PLTMQG : Vn : quy định về
chống bán phá giá, quy định về chống trợ cấp…
 Mặt tiêu cực
 Các nước mạnh thường dùng luật quốc gia, CSTM, sức mạnh kinh tế của mình để gây
ảnh hưởng đến PLTMQT
 Những quy định trong PLTMQT có thể làm xóa nhòa ranh giới, chủ quyền giữa các quốc
gia, phá vỡ quan niệm truyền thống về văn hóa, xã hội …
2. Mối quan hệ giữa PLTMQT với PLKDQT
2.1. PLKDQT
 PLKDQT là pháp luật điều chỉnh mối quan hệ thương mại quốc tế có sự tham gia chủ yếu
của thương nhân (hay còn gọi là các giao dịch kinh doanh quốc tế)

Vd : logistic,…

 Chủ thể: chủ yếu là thương nhân


 Quốc gia cũng tham gia hoạt động KDQT
 PLKDQT: tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh từ
hoặc liên quan đến các hoạt động kinh doanh quốc tế

Đặc điểm:

 Đối tượng áp dụng: thương nhân


 Phạm vi điều chỉnh:
 Hoạt động kinh doanh quốc tế
 Yếu tố quốc tế
 Chủ thể có quốc tịch ở ít nhất hai quốc gia khác nhau
 Chủ thể có trụ sở kinh doanh ở ít nhất hai quốc gia khác nhau
 Hàng hóa, dịch vụ có sự di chuyển qua biên giới
 Căn cứ phát sinh ở nước ngoài
 Hoạt động KDQT bao gồm:
 Mua bán hàng hóa quốc tế
 Cung cứng dịch vụ quốc tế
 Đầu tư quốc tế
 Hoạt động kinh doanh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
 Các hoạt động khác được thực hiện ở phạm vi quốc tế nhằm sinh lợi
 Giải quyết tranh chấp trong KDQT
 Cơ quan giải quyết tranh chấp: toà án quốc gia, trọng tài
 Biện pháp cưỡng chế: mang tính chất tuyệt đối (khi được công nhận và cho thi
hành bởi tòa án nước ngoài thì mới mang tính chất tuyệt đối)
 Hiện tượng phổ biến trong PLKDQT là xung đột pháp luật vì nguồn luật cơ bản bao gồm
cả luật quốc gia: quy định khác nhau nên có hiện tượng xung đột pháp luật: quy định về
1 vấn đề là khác nhau.
 Có xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật trong PLTMQT không? Không. Vì nguồn luật cơ
bản là điều ước quốc tế: thể hiện sự thống nhất giữa các quốc gia khi tham gia đàm phán
nội dung của điều ước quốc tế
(là 2 loại đư quốc tế khác nhau)
CHƯƠNG 2: WTO VÀ LUẬT CHƠI CỦA WTO

Tổng quan về WTO

1.1. Tổ chức thương mại thế giới (ITO) và hiệp định chung về thuế quan, thương mại 1947
(GATT1947)
a. Hiến chương La Havana và ý tưởng về ITO
Thời kỳ giữa hai cuộc chiến
 Là giai đoạn được đánh giá rất tồi tệ cho nền TMQT và cho chính sách tự do hóa
thương mại
 Một loạt các quốc gia đã áp dụng các chính sách bảo hộ bằng cách dựng lên rào cản
đối với TMQT
 Hoa kỳ: luật thuế hawley-smoot năm 1930: nâng thuế đối với tất cả các mặt hàng
được nhập vào hoa kỳ: từ 100-600%
 Các ưu đãi hoàng gia được áp dụng cho các quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung
(Anh và các thuộc địa của Anh) => nâng thuế đối với các nước thứ ba
 Tốc độ tăng trưởng thương mại -0,5%/năm
 Hội Quốc Liên (tiền thân của LHQ) thất bại trong các sáng kiến về tự do hóa thương
mại
 Xuất hiện những ý tưởng để khơi thông bế tắc:
Đạo luật về thỏa thuận thương mại có đi có lại năm 1934: (vai trò quan trọng trong sự
ra đời của GATT): cho phép tổng thống mỹ được đàm phán cắt giảm thuế quan lên
đến 50%
 Không có ý nghĩa trên thực tế
 Xuất hiện nhu cầu về sự tồn tại của một định chế quốc tế để điều chỉnh hoạt
động thương mại trên phạm vi toàn cầu theo hướng tự do hóa.
Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2
 Chiến tranh thế giới thứ 2 do Hitler phát động năm 1939
 Năm 1941, quân đội của Hitler chuẩn bị đánh Liên Xô
 Nhật, Italia ủng hộ Đức => hình thành khối Phát xít
 Liên xô kêu gọi các nước ngoài khối phát xít hợp nhất (hoa kỳ từ chối tham gia
 Năm 1943, hình thành khối đồng minh chống phát xít (Liên Xô, Anh, Pháp, Trung
Quốc, Hoa Kỳ sau này trở thành thành viên thường trực của LHQ và có quyền phủ
quyết ở LHQ)
 Năm 1945, đức thua trận, liên xô chịu thiệt hại lớn về người và của
 Hoa Kỳ đưa ra ý tưởng: thành lập tổ chức duy trì hòa bình và an ninh thế giới
 24/10/1945: LHQ ra đời
 Để thực hiện mục tiêu của LHQ, các nước cần phải có ngân sách tái thiết đất nước,
duy trì ổn định tiền tệ
 Thành lập IMF và WB (LHQ có hai chân kiềng)
 tuy nhiên, các quốc gia bảo hộ nên thương mại thế giới không phát triển => ý tưởng
thành lập ITO
 để thực thi đề xuất trên, mỹ đề nghị thành lập một “tổ chức TMQT”, có cơ cấu tổ
chức giống như một cơ quan chuyên môn của LHQ nằm dưới quyền quản lý cảu
ECOSOC
 18/04/1946: ECOSOC đã triệu tập “Hội nghị Thế giới về TM và việc làm, với hai cuộc
đàm phán diễn ra song song:
 Thành lập một tổ chức quốc tế điều chỉnh Tm
 Cắt giảm các rào cản thương mại
 1946-1948: nhiều cuộc dàm phán đã diễn ra và kết thúc tại La Habana, 53 quốc
gia thuộc khối Đồng minh đã ký kết được hiến chương La Habana (53 quốc gia
này k có đức,ý nhật, cũng không có liên xô vì đã chịu thiệt hại sau cuộc chiến,
muốn tập trung phát triển kinh tế đất nước)
 Muốn hiến chương (hay là đưqt )này có hiệu lực thì cần phải thông qua thủ tục
phê chuẩn
b. Sự thât bại của ITO và sự ra đời của GATT 1947
 HIẾN CHƯƠNG LAHABANA KHÔNG ĐƯỢC PHÊ CHUẨN
 Quốc hội HK cho rằng:
 Hiến chương đã hợp pháp hóa những “thực tiễn thương mại không thể chấp
nhận được”
 Hiến chương đã mở đường cho một tổ chức mang tính “chỉ huy” đối với thị
trường các sản phẩm thiết yếu
 Hiến chương thể hiện rõ sự ghi nhận đối với nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung
 Một ủy ban trong quốc hội HK được thành lập để nghiên cứu nội dung của Hiến
chương và thời điểm thành lâp ITO đã chính muồi hay chưa
 1949- 1950: chính quyền Truman không thể thuyết phục được QH thông qua Hiến
chương => quyết định rút việc phê chuẩn Hiến chương ra khỏi chương trình làm việc
của Quốc hội
 Các nước khác, khi thấy QHHK không phê chuẩn, cũng đã ngừng phê chuẩn hiến
chương này
 Hiến chương chính thức bi thất bại
Tuy nhiên, nội dung của chương IV đã được “cứu vãn”

 Từ tháng 04-10/1947: một cuộc đàm phán đa phương về cắt giảm thuế quan đã diễn ra với
sự tham gia của 23 quốc gia (23 quốc gia thuộc khối đồng minh, không có liên xô, đức, ý
nhật)
 30/10/1947: đàm phán kết thúc, đưa ra “ hiệp định chung về thuế quan và thương mại”
 GATT 1947 ra đời
Văn bản này chỉ có giá trị tạm thời đến khi ITO đi vào hoạt động
ITO chưa từng ra đời.
c. Đặc điểm của GATT 1947
 HĐ có 38 điều, quy định điều chỉnh về thương mại hàng hóa
 Giá trị pháp lý:
 Vào thời điểm ra đời, GATT có giá trị lâm thời, sẽ được thay thế bằng hiến
chương La Hân nếu ITO đi vào hoạt động
 Vì hiến chương không có hiệu lực, GATT vẫn được coi là khuôn khổ pháp lý đa
phương đầu tiên và duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế
 Tính lâm thời duy trì đến hết năm 1994
GATT chỉ là một hiệp định, chưa từng là một tổ chức
 Là một hiệp định chưa đươc QH HK phê chuẩn, trên thực tế cũng không cần phê chuẩn .
 Chỉ là 1 hiệp định: để nhấn mạnh điều này GATT sử dụng cụm từ “các bên ký kết” thay cho
“thành viên”
 Là thiết chế pháp luật đặc thù có khả nang chi phối pháp luật thương mại từng nước ký kết
cũng như thương mại toàn cầu, là hệ thống các quy định có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý
= quy phạm pháp luật quốc tế vè thương mại
 Là hiến pháp của pháp luật thương mại quốc tế
 Do các nước phát triển ký kết, được coi là luật chơi của các nước này trong TMQT
 Mặt trái của GATT
 Là câu lạc bộ nhà giàu, xây dựng luật chơi cho các nước giàu
 Không được xây dựng dành cho các nước XHCN
 Yêu cầu hủy bỏ quy định kiểm soát đầu tư nước ngoài để tạo cơ hội cho nước ngoài
chi phối ngành công nghiệp địa phương
 Hủy bỏ kiểm soát giá của chính phủ
 Chuyển nền nông nghiệp đa canh quy mô nhỏ thành nền nông nghiệp độc canh
hướng về xuất khẩu => đe dọa an ninh lương thực quốc gia
 Yêu cầu cắt giảm mạnh dịch vụ công, tư nhân hóa tối đa hoạt động của các cơ quan
công ích => người dân khó tiếp cận các dịch vụ này
1. Việc chính phủ can thiệp khi xảy ra corona có được coi là hành vi bị cấm của chính phủ
không?

Trong những tình trạng để bảo vệ trật tự xã hội, vấn đề về đạo đức, an ninh, chính phủ có thể đưa ra
các động thái mà không vi phạm các quy định của WTO

2. Trong điều kiện bình thường, địa phương giảm thuế cho doanh nghiêp nhằm mục đích thu
hút đầu tư : vi phạm vì là hành vi trợ cấp, không được phép tiến hành
1.2. Sự phát triển của TMQT dưới sự điều chỉnh của GATT – các vòng đàm phán trước vòng
Urugoay
Kết quả chủ yếu liên quan đến cắt giảm thuế quan
1.3. Vòng uruguay và sự ra đời của WTO
Bối cảnh
 Nên kinh tế thế giới rơi vào suy thoái
 Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch được mở rộng
 Đơn phương: các quốc gia dựng lên ngày càng nhiều rào cản thương mại
 Song phương: ký kết các hiệp định hạn chế xuất khẩu tự nguyên
 Khu vực: nhiều hiệp định về hội nhập kinh tế khu vực được ký kết => đưa ra các quy
định về dành ưu đãi thuế quan riêng cho các thành viên của khối
 Làm xói mòn nghiêm trọng các quy định của hệ thống GATT
 GATT 1947 còn tồn tại nhiều hạn chế
 Không phải là một tổ chức quốc tế, chỉ là 1 hiệp định: không có các cơ quan chức
năng điều khiển các hoạt động trong GATT,…
 Chỉ điều chỉnh thương mại hàng hóa
 Cơ chế giải quyết tranh chấp bộc lộ nhiều bất cập, nhất là với nguyên tắc “đồng thuận
thuận” : quyền phủ quyết của 1 quốc gia: 1 quyết định chỉ được thông qua khi tất cả
thành viên cùng thông qua, chỉ cần 1 quốc gia không thông qua thì quyết định sẽ
không được thông qua
 GATT chỉ còn điều chỉnh khoảng 1/5 nền thương mại hàng hóa toàn cầu
 Nhiều học giả đánh giá GATT đã chết
 Cần phải xây dựng nên một hệ thống thương mại đa biên mới
 20/09/1986: vòng đàm phán mới trong khuôn khổ của GATT được mở ra tại Punta del
Este (Uruguay)
 Mục tiêu:
 Đẩy lùi chủ nghĩa bảo hộ
 Thiết lập hệ thống thương mại mở hơn và tự do hơn
 Các vấn đề đàm phán tập trung vào:
 Tăng cường nội dung của GATT
 Mở rộng TMQT sang các lĩnh vực mới
 Thể chế hóa vai trò của GATT
 15/12/1993: 123 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đàm phán đạt được kết
quả cuối cùng để kết thúc đàm phán
 15/04/1994:
 Hội nghị bộ trưởng diễn ra tại Marrakesh, toàn bộ nội dung đàm phán đạt
được tại vòng Uruguay đã được thông qua và các quốc gia đã ký văn kiện cuối
cùng
 Văn kiện cuối cùng: hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới
 1/1/1995: hđ marrakesh chính thức có hiệu lực
 WTO ra đời và chính thức đi vào hoạt động
 Hiệp định marrakesh được coi là hiến pháp của WTO
Kết quả vòng đàm phán Uruguay:

 Hiệp định Marrakesh


 15 hiệp định đa biên
 4 hiệp định nhiều bên
 Đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù của WTO (đồng thuận nghịch:
một vấn đề chỉ không đươc thông qua khi tất cả các thành viên cùng đồng ý
không thông qua )
Hđ nhiều bên:

 hiệp định mua bán máy bay dân dụng


 Hiệp định mua sắm chính phủ
 HĐ ITC: hiệp định về các sản phẩm công nghệ thông tin

Lúc ký có 4 hiệp định nhiều bên

Hiệp định đa biên: có hiệu lực pháp lý bắt buộc với các thành viên

Nhiều bên: (có giá trị lựa chọn: tham gia hoặc không tham gia) không có hiệu lực bắt buộc, chỉ bắt
buộc khi các thành viên đồng ý tham gia

BÌNH LUẬN VỀ VÒNG URUGUAY

- 7,5 năm (gấp đôi so với dự kiến)


- 123 nước tham gia
- Đã thảo luận hầu như tất cả các vấn đề thương mại
 Vòng đàm phán lớn nhất từ trước đến nay, là vòng đàm phán lớn nhất trong lịch
sử các cuộc đàm phán

ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA WTO SO VỚI GATT

 Mở rộng phạm vi điều chỉnh (GATT chỉ điều chỉnh liên quan đến thương mại hàng hóa, WTO
mở rộng thêm dịch vụ và sở hữu trí tuệ)
 Tận dụng các nguồn tài nguyên thế giới sao cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững,
bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế
 Đảm bảo các thành viên đang và kém phát triển duy trì tỷ phần tăng trưởng trong thương
mại tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế
 Cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn

Khi WTO ra đời, GATT còn tồn tại không?

2. HOẠT ĐỘNG CỦA WTO


2.1. MỤC TIÊU CỦA WTO
 Tự do hóa thương mại từng bước và thông qua đàm phán
 Không phân biệt đối xử: MFN và NT (chấn nhận một các mềm dẻo các thỏa thuận riêng và
ngoại lệ)
 Thiệt lập và củng cố môi trường để thương mại quốc tế phát triển. môi trường đó phải đảm
bảo được tính trong suốt và tính có thể tiêu liệu được
 Khuyến khích sự hôi nhập của các thành viên đang và kém phát triển
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của WTO
a. Khuôn khổ định chế chung điều chỉnh và quản lý hoạt động thương mại thế giới
Marrakesh, GATT, GATs có điều khoản ghi bằng hệ số la mã
 Cơ sở pháp lý: điều II và III.1 của hiệp định Marrakesh
 Nôi dung
 Là tổ chức duy nhất ở quy mô toàn cầu điều chỉnh các hoạt động thương
mại được quy định trong các hiệp định của WTO
 WTO quản lý và thực thi các hiệp định nêu trên (các hiệp định đa biên và
nhiều bên)
 WTO có nhiệm vụ hợp tác với tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là IMF và WB
b. Khuôn khổ đàm phán thương mại đa biên
 Cơ sở pháp lý: điều III.2 của hiệp định Marrakesh
 Nôi dung:
 WTO giữ vai trò “độc quyền “trong việc tổ chức và tiến hành các vòng đàm phán về tự do
hóa thương mại
 Wto đảm bảo việc thực thi các kết quả đạt được của các vòng đàm phán đó
 Trong khuôn khổ của WTO, vòng Doha được tiến hành

Khi hoa kỳ đưa việt nam vào danh sách các nước phát triển: có tác động gì đến Việt Nam ?
là hành vi đơn phương của hoa kỳ nên không ảnh hưởng đến tư cách thành viên của việt
nam trong WTO, chỉ ảnh hưởng đến những gì trong mối quan hệ về chính sách, kinh tế
giữa việt nam với hoa kỳ
c. Cơ quan giải quyết tranh chấp
 GATT 1947
 Việc giải quyết tranh chấp được điều chỉnh bởi điều XXII và XXIII
 Có nhiều hạn chế
 Trong Wto
 Vòng Uruguay đã thông qua Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh
chấp (DSU) với việc giải quyết các tranh chấp thông qua cơ quan giải quyết tranh
chấp
 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp: đồng thuận nghịch
d. Cơ quan có chức năng rà soát chính sách thương mại của các Thành viên
- Nội dung đánh giá:
 Sự tuân thủ nghĩa vụ của các thành viên trong WTO
 Tính minh bạch và thực hiện các chính sách
 VN rà soát 6 năm 1 lần

NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC


MFN

 Là việc một quốc gia dành cho một quốc gia khác những ưu đãi thương mại không kém phần
thuận lơi hơn những ưu đãi dành cho một nước thứ ba bất kỳ nào
 Ví dụ: nếu hoa kỳ giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng bia của Australia từ 15% xuống còn
10% thì cũng phải giảm thuế nhập khẩu đối với bia của Liên minh châu Âu và tất cả các
Thành viên khác xuống 10%
 Cơ sở pháp lý:
 GATT: điều I
 Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ với NK
hoặc XK đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng XNK, hay phương thức đánh
thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong XNK, mọi lợi thế,
biệt đãi đặc quyền hay quyền miễn trừ nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có
xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không có điều kiện
 Mục đích: đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội trong việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đến
và đi từ các thành viên WTO
 Phạm vi ap dụng: đối với hàng hóa
 Các ưu đãi thương mại:
o Thuế quan và phụ thu
o Phương thức đánh thuế và phụ thu
o Luật và quy định
o Các lợi thế
o Các biệt đãi
o Các đặc quyền hoặc miễn trừ
 Thuật ngữ “ưu đãi TM” được hiểu theo nghĩa rộng nhất
LƯU Ý: Điều khoản này không chỉ cấm các biện pháp có tính chất phân biệt đối xử ngay khi nhìn vào
văn bản pháp luật, quy định hay chính sách mà còn cấm tất cả các biện pháp nhìn bề ngoài thì là
trung lập nhưng khi áp dụng trên thực tế thì lại dẫn đến sự phân biệt đối xử
VD:

 GATS: điều II
 TRIPs: điều 4

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA WTO


I. NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
1. NGUYÊN TẮC TỐI HUỆ QUỐC MFN
a. Điều I của GATT - MFN
- Nguyên tắc MFN áp dụng đối với hàng hóa

- Vụ thịt bò nhập khẩu hàn quốc: hai quầy hàng song song: xếp vào 2 tủ khác nhau: nhìn vào văn bản
thì không có phân biệt đối xử, nhưng trên thực tế thì có nên vi phạm NT

- Ví dụ về đánh thuế nồng độ cồn của nhật bản

- Quy trình để kiểm tra 1 biện pháp có thể là phân biệt đối xử hay không:

+ Biện pháp gây tranh cãi có tạo ra lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay miễn trừ gì về mặt
thương mại không

+ Liệu sản phẩm liên quan có phải sản phẩm tương tự không (rượu có nồng độ cồn cao và có
nồng độ cồn thấp có phải sản phẩm tương tự không?

+ Lợi thế được tạo ra có trao cho “tất cả các sản phẩm tương tự ngay lập tức và vô điều
kiện” không

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ: không áp dụng theo án lệ, phải xét theo từng vụ tranh chấp cụ thể. được
hiểu như chiếc đàn accocdeong.

Trong GATT không có định nghĩa “sản phẩm tương tự.”

Điều 2.6 của ADA (hiệp định chống bán phá giá:

Là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được
xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không
giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét

 Khái niệm này chỉ được áp dụng trong phạm vi ADA

Cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét tính tương tự theo từng trường hợp cụ thế, Căn cứ
vào:

+ Đặc tính vật lý của sản phẩm Rèm che nắng và rèm chắn nước không phải sản phẩm tương
tự

+ Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm

+ Người sử dụng cuối cùng của sản phẩm


+ Phân loại sản phẩm theo danh mục thuế quan HS tại các công ước quốc tế: nếu cùng mã
HS, thì sẽ phải đánh 1 mức thuế như nhau

Các tiêu chí này không có thứ tự ưu tiên, cơ quan giải quyết tranh chấp xét theo từng TH
cụ thể

Trước kia ở VN chưa có doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất xe chở người, đã sản xuất được xe
chở hàng rồi, nên để bảo hộ thị trường trong nước thì VN đánh thuế cao đối với xe chở người, thấp
đối với xe chở hàng.

NGOẠI LỆ CỦA MFN

- Những ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại khu vực, trong liên minh thuế quan và liên minh
hải quan (điều XXIV củ GATT)(VD asean, …)

- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP generalised system of preference): ưu đãi thuế quan
của 1 nước phát triển dành cho 1 nước đang và kém phát triển: là hành động đơn phương của các
nước phát triển, không có tổ chức nào có thể yêu cầu 1 nước cấp GSP cho nước khác

- Điều khoản chống cạnh tranh không lành mạnh (điều VI của GATT…): hiện tượng bán phá giá
của doanh nghiệp, 1 doanh nghiệp được hưởng trợ cấp của chính phủ

- Điều khoản miễn trừ (waiver): chỉ được miễn trừ khi thành viên đó được WTO chấp thuận

(Ngoại lệ và miễn trừ là khác nhau)

Ngoại lệ là có sẵn trong quy định của WTO, miễn trừ thì cần WTO chấp thuận

b. Điều II của GATS – MFN


Nguyên tắc MFN áp dụng đối với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ

Áp dụng đối với cả phân biệt đối xử theo pháp luật(De Jure) và phân biệt đối xử trên thực tế (De
facto)

Ngoại lệ: các miễn trừ theo điều II.2 và Phụ lục về các miễn trừ nghĩa vụ theo điều II.2

- Quy trình kiểm tra theo GATS:

+ Biện pháp được nói đến có chịu sự ảnh hưởng của GATS không

+ Các dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ có tương tự không

+ Một sự đối xử kém thuận lợi hơn có xảy ra đối với các dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ của
một thành viên không

TÍNH TƯƠNG TỰ:

Chưa có án lệ nào thuộc GATS liên quan đến tính tương tự

Tiêu chí xác định tính tương tự:

+ Các đặt điểm của dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ

+ Việc phân loại hay mô tả dịch vụ trong hệ thống phân loại các sản phẩm CPC của Liên hiệp quốc

+ Thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng đối với dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ÁP DỤNG MFN TRONG GATS VÀ GATT?

Việc áp dụng MFN trong GATT gần như là tuyệt đối, áp dụng với tất cả các loại hàng hóa

Trong GATS: việc áp dụng là khác, vì WTO phân loại dịch vụ ra thành 12 ngành với 155 phân ngành
nên trong quá trình đàm phán của các thành viên, tùy vào năng lực của các quốc gia để đưa và biểu
cam kết các ngành, phân ngành để đưa vào biểu cam kết. Chỉ căn cứ dựa vào các ngành, phân
ngành mà thành viên đó đưa vào biểu cam kết. (những ngành và phân ngành không đưa vào biểu
cam kết thì có thể thực hiện bảo hộ, hoặc phân biệt đối xử giữa… )

c. Điều 4 của TRIPS


PhẠm vi áp dụng: công dân trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên tắc tối huệ quốc:

- So với GATT 1947, MFN trong WTO đã có sự mở rộng: áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp
dịch vụ và các công dân

- Tồn tại những ngoại lệ

- MFN bản thân nó không phải là nghĩa vụ rộng đối xử thuận lợi cho một nước khác, cũng không phải
nghĩa vụ đàm phán để đạt được sự đối xử tốt hơn

- Nhược điểm: tạo nên sự ăn theo của các Thành viên


2. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA NT
National Treatment

Là nguyên tắc đòi hỏi sự đối xử công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ,... nhập khẩu đối với hàng hóa
dịch vụ,... được sản xuất, cung ứng trong nước

VD: Thuế VAT đánh vào rượu sản xuất trong nước là 10% thì cũng đánh vào rượu nhập khẩu là
10%

Cơ sở pháp lý:

+ Điều III GATT


+ Điều XVII GATS

+ Điều 3 TRIPs

a. Điều III GATT


- Áp dụng cả phân biệt đối xử theo pháp luật và theo thực tế

- chỉ áp dụng với biện pháp trong nội địa, khoong pháp các biện pháp ngoài cửa khẩu

- chỉ xem xét vi phạm NT hay không khi hàng hóa đã thực sự thông quan(hàng hóa đã thực sự thâm
nhập vào thị trường của một nước) (điều II. Nhượng bộ thuế quan, điều XI hạn chế số lượng: được
áp dụng đối với các biện pháp ngoài cửa khẩu)

Chương trình hành động người việt nam dùng hàng việt nam: có được coi là vi phạm nguyên tắc NT
hay không?

Không vi phạm NT vì không nằm trong văn bản quy phạm pháp luật mà nằm trong chính sách, nghị
quyết của đảng
II. NGUYÊN TẮC TỰ DO THƯƠNG MẠI TỪNG BƯỚC VÀ THÔNG QUA ĐÀM PHÁN
- Là một nguyên tắc của hệ thống thương mại đa biên

Tự do hóa thương mại được thực hiện nhờ:

- Cắt giảm thuế quan: Chỉ bảo hộ bằng thuế quan , thuế cắt giảm dần, không được tăng trở lại
(nên thuế trong WTO chỉ giảm không tăng)

- Cắt giảm các rào cản phi thuế

+ biện pháp cấm nhập khẩu (EU có lệnh cấm liên quan đến sản phẩm biến đổi gen, EU không đưa
ra được bằng chứng khoa học => cơ quan giải quyết tranh chấp yêu cầu gỡ bỏ rào cản thương mại
này, EU không làm… )

+ Hạn ngạch

+ Rào cản kỹ thuật

+ Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

+ Thủ tục hành chính

+ Chính sách tỷ giá

=> Việc cắt giảm này thưc hiện theo 1 lộ trình nhất định và thông qua đàm phán tại các vòng đàm
phán

3.3. NGUYÊN TẮC THƯƠNG MẠI DỄ DỰ ĐOÁN HƠN


- Ràng buộc thuế quan

+ Đưa ra các ràng buộc thuế quan: xác định mức trần thuế quan và sẽ không tăng thuế trở lại

- Cấm các Thành viên tái sử dụng các hạn chế định lượng đã bị loại bỏ

- Minh bạch hóa chính sách thương mại

IIII. NGUYÊN TẮC CẠNH TRANH CÔNG BẰNG VÀ LÀNH MẠNH


- Là nguyên tắc được thể hiện ở nhiều quy định của WTO

- Một số biện pháp cụ thể:

+ Áp thuế chống bán phá giá (xảy ra khi hàng hóa có hiện tượng bán phá giá)

+ Sử dụng thuế đối kháng trong trường hợp hàng hóa có trợ cấp (khi hàng hóa được chính phủ
trợ cấp )

+ Sử dụng biện pháp tự vệ (doanh nghiệp của nước bạn không có sự vi phạm nào cả chẳng hạn
như số lượng có sự gia tăng bất ngờ => áp các biện pháp tự vệ để ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh,
là một biện pháp phải trả phí, khác 2 bp còn lại)

Bán phá giá là hành vi của doanh nghiệp, trợ cấp là hành vi của chính phủ
V. NGUYÊN TẮC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN TM CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM
PHÁT TRIỂN S&D
 WTO cho các nước đang phát triển nới rộng khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ
 Cho các nước đang và kém phát triển được hưởng các ưu đãi và thuận lợi hơn
 WTO đưa ra các quy định yêu cầu các nước phát triển đưa ra các ưu đãi và thuận lợi hơn cho
các nước đang và kém pt

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO


Sơ đồ: Giáo trình trang 142

Cơ sở pháp lý: Điều IV Hiệp định Marrakesh

 Cơ quan có quyền lực cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng


 + Đại diện cấp bộ trưởng của các thành viên
 + Được ví là quốc hội của Wto
 Có thẩm quyền ra quyết định về tất cả các vấn đề đa phương của WTO
 + Là cơ quan lập pháp
 + Tiến hành 2 năm 1 lần
 Cấp thứ 2: Đại hội đồng
 + là cơ quan chấp hành
 + đại diện là các nhà ngoại giao ở cấp đại sứ của các thành viên
 + nhân viên của việt nam ở giơ ne vơ thương là kiêm nhiệm, còn hoa kỳ rất đông
 + họp 2 năm 1 lần xen giữa các kỳ họp của hội nghị bộ trưởng
 + Đồng thời là cơ quan và là cơ quan rà soát chính sách thương mại
 + mang tính chất tư pháp, hành pháp

TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA WTO


- WTO có tư cách pháp nhân

- WTO có quyền năng chủ thể của công pháp quốc tế

- Là một chủ thể pháp luật độc lập trong lĩnh vực thương mại quốc tế

- WTO được trao cho những đặc quyền và bất khả xâm phạm khi cần thiết

- Nhân viên của WTO cũng đươc hưởng những đặc quyền

Tính đến nay WTO có 164 thành viên, từ 29/07/2016 đến nay chưa
kết nạp thêm thành viên nào
Hiện nay WTO có các quan sát viên Iran, Iraq,....
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH VIÊN
- Xét theo thời gian gia nhập : sáng lập và gia nhập ( căn cứ vào năm 1995 )
- Xét theo thể chế kinh tế : nhóm các thành viên có nền kt đang chuyển đổi (từ nền kinh tế
phi thị trường sang nền kinh tế thị trường)
- Xét theo trình độ phát triển: có nền kinh tế kém phát triển nhất, đang pt, phát triển (tiêu
chí tự nhận)
CÁC THÀNH VIÊN CÓ NỀN KT KÉM PHÁT TRIỂN NHẤT

 WTO có cơ chế tự nhận


 Các thành viên có nền kinh tế kém phát triển nhất trên thế giới thỏa mãn tiêu chí của
LHQ thì sẽ là thành viên có nền kinh tế kém phát triển nhât trong WTO
 Tiêu chí của LHQ

- Thu nhập bình quân đầu người


- Chỉ số con người, tỉ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong ở trẻ em, tỷ lệ phổ câp giáo dục tiểu
học, trung học, tỷ lệ mù chữ ở ngườai lớn
- Tính dễ vỡ của nền kinh tế, thảm họa tự nhiên, khủng hoảng thương mại, khả năng xảy ra
khủng hoảng, kích thước nhỏ bé của nền kinh tế, chỉ số về sự xa cách của nền kinh tế

LUẬT CHƠI CỦA WTO


Hay là các hiệp định trong wto

1. CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO


DSU là thỏa thuận vèe quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong wto
TPRM là quy định về rà soát thương mại trong wto
- Hiệp định Marrakesh có giá trị pháp lý cao nhất, được coi là hiến pháp của WTO.
(khi có sự quy định khác nhau giữa hiệp định MA và các hiệp định đa biên cụ thể thì áp dụng
quy định của Ma)
- Không được bảo lưu các quy định trong hiệp định đa biên, hiệp định đa biên là quy định
bắt buộc với tất cả các Thành viên
- hiệp định nhiều bên chỉ có giá trị ràng buộc, băt buộc với các thành viên tham gia vào hiệp
định nhiều bên.
- TRIMPS chỉ quy định về đầu tư liên quan đến thương mại hàng hóa không quy định về dịch
vụ và sở hữu trí tuệ.
- Hiệp định cho ra đời sau khi thành lập WTO : hiệp định TFA, còn tất cả các hiệp định khác
đều được ra đời ở vòng đàm phán Uruguay
Từ khi ra đời, WTO chỉ ban hành 1 hiệp định mới duy nhất là TFA, còn các hiệp định khác là
của GATT 1947.
- trong 3 hiệp định nhiêu bên, Việt Nam mới tham gia vào hiệp định ITC, đang xem xét tham
gia HĐMSCP.

2. THI HÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO


2.1 Thủ tục ra quyết định
- Nguyên tắc đồng thuận:
+Mọi quyết định sẽ được thông qua nếu không có bất kỳ một thành viên nào thực hiện
ý kiến phản đối chính thức
-Khi không đạt được sự đồng thuận, các vấn đề sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số
phiếu, mỗi thành viên có một phiếu. ( Riêng Cộng đồng châu âu EC có số phiếu tương ứng
với số thành viên của EC là thành viên WTO( hiện nay all thành viên của EC đều là thành viên
của WTO)

Giải thích hiệp định của WTO :


Hội nghị bộ trưởng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích các quy địnnh trong các
hiệp định thương mại đa biên của WTO
Các giải thích sẽ được thông qua nếu đạt được sự đồng ý của ¾ số thành viên của WTO
=> Sau khi được thông qua thi sẽ có giá trị bắt buộc với tất cả các thành viên
Việc giải thích các hợp đồng thương mại nhiều bên được thực hiện theo các quy định của
hiệp định đó
2.2 Sửa đổi hiệp định
Những vấn đề nói chung : Cần số phiếu tán thành ít nhất 2/3
Một số vấn đề phải đạt được sự đồng thuận( đồng thuận thuận 100% số phiếu) khi sửa
đổi:

 Điều IX của HĐ Marrakesh,


 Điều I,II của GATT
 Điều II.I của GATS
 Điều 4 của TRIPs
 Sửa đối DSU

Sửa đổi TPRM: nhất trí => đa số phiếu (trên 50%)


Chỉ có hiệu lực với các thành viên đã tán thành, hội nghị bộ trưởng có thể biểu quyết với
¾ số phiếu cho phép các thành viên đó được tự do rút khỏi WTO
2.4. Miễn trừ nghĩa vụ

 khi hội nghị bộ trưởng cho phép ( 3/4 đồng ý ), một thành viên có thể được miễn trừ
thực hiện nghĩa vụ theo một HĐTM đa biên
 Tiến hành thực hiện cho phép miễn trừ phải bao gồm
 Tuyên bố về các “tình tiết ngoại lệ” làm cơ sở cho quyết định (ví dụ corona)
 Các yêu cầu và điều kiện điều chỉnh việc áp dụng miễn trừ nghĩa vụ
 Ngày chấm dứt quyền hưởng miễn trừ nghĩa vụ
=> quyết định hưởng miễn trừ nghĩa vụ sẽ được Đại hội đồng WTO xem xét lại hàng năm
Miễn trừ thfi có thời hạn, hết thời hạn này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ như bình thường
2.5 Công nhận hiệu lực của hiệp định và rút khỏi hiệp định
Việc rút ra khỏi Marrakesh là rút ra khỏi WTO

 Các thành viên không có quyền bảo lưu đối với các quy định của Hiệp định
Marrakesh. Được bảo lưu với các hiệp định đa biên và nhiều bên nếu hiệp định đa
biên và hiệp định nhiều bên đó có quy định về quyền bảo lưu
 Nếu có sự khác nhau giữa GATT và các hiệp định chuyên ngành (các hiệp định bên
dưới GATT ở sơ đồ) điều chỉnh thương mại hàng hóa: áp dụng hiệp định chuyên
ngành
 Bất kỳ thành viên nào cũng có quyền rút khỏi WTO, việc rút khỏi WTO có hiệu lực
ngay sau khi hết 6 tháng kể từ ngày tổng giám đốc WTO nhận được thông báo bằng
văn bản về việc rút khỏi đó

QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO


1/1/1995: WTO chính thức đi vào hoạt động
04/01/1995: việt nam nộp đơn xin gia nhập wto
08/96: vn nộp bị vong lục ( văn bản về các quy định, chính sách về vấn đề ngoại
thương) về chế độ ngoại thương
Bị vong lục được luân chuyển tới các thành viên => VN nhận được 3516 câu hỏi
07/1998: phiên họp đầu tiên của Ban công tác về việc VN gia nhập WTO
01/2002: VN đưa ra bản chào hàng hóa, dịch vụ đầu tiên
07/2004: VN ký kết được thỏa thuận hoàn thành đàm phán song phương đầu tiên với
Cuba
10/04: Kết thúc đàm phán song phương với EU
05/06: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ
(khi đàm phán ra nhập, nếu thành viên nào yêu cầu đàm phán song phương thì cần
phải đàm phán song phương)

VN có 44 thành viên WTO yêu cầu đàm phán song phương. Nỗ lực
ngoại giao giảm còn 28
10/06: kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng
07/11/06: VN chính thức được kết nạp trở thành thành viên của WTO tại cuộc họp bất
thường của đại hội đồng
28/11/06: Quốc hội việt nam chính thức phê chuẩn nghị định thư gia nhập WTO
12/12/06: Tổng giám đốc WTO nhận được văn bản phê chuẩn

TÓM TẮT
 11 năm đàm phán
 Trả lời 3516 câu hỏi
 Trải qua hơn 4000 cuộc tiếp xúc, đàm phán son phương và đa phương, trong đó :
đàm phán song phương với 28 thành viên, 14 phiên đàm phán đa phương

GATT
Thương mại hàng hóa
1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
1.1. Các quy định về thuế quan

 Thuế quan và vai trò của thuế quan trong đàm phán thương mại:
 Cam kết ràng buộc thuế quan và biểu cam kết ràng buộc thuế quan

1.1.1 Thuế quan và vai trò trong đàm phán thương mại

 Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa trước khi chúng được bán ra khỏi
lãnh thổ một nước hoặc trước khi chúng được mua về và đem vào lưu thông trong
nước qua cửa khẩu
 Vai trò của thuế quan: là nguồn thu cho ngân sách nhà nước .giúp 1 nhà nước có thể
bảo hộ sản xuất trong nước. Là cơ sở đàm phán thương mại. Phục vụ các mục tiêu
phi kinh tế khác

1.1.2 cam kết ràng buộc thuế quan và biểu cam kết ràng buộc thuế quan

 Thuế quan sau mỗi vòng đàm phán không được phép tăng cao hơn mức đã chấp
nhận và được ghi vào danh mục thuế quan ưu đãi
 Cam kết ràng buộc:
 Là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định wto/gatt
 Không tăng thuế những sản phẩm đã thỏa thuận trong đàm phán
 Biểu cam kết ràng buộc thuế quan/ danh mục thuế quan ràng buộc/ danh mục thuế
suất ưu đãi/ biểu nhân nhượng thuế
1 Doanh nghiệp có thể dựa vào biểu cam kết ràng buộc thuế quan của Việt Nam để xác
định mức thuế nhập khẩu vào việt nam trên thực tế đối với một mặt hàng không?

Không.mức thuế trên biểu cam kết ràng buộc thuế quan là căn cứ để xem Thành viên đó có
tuân thủ nghĩa vụ trong WTO hay không. nếu thành viên đó đánh thuế cao hơn mức ghi
trong biểu cam kết ràng buộc thuế quan thì được coi là không tuân thủ nghĩa vụ, còn nếu
thành viên đó đánh thuế trên thực tế thấp hơn hoặc bằng mức thuế ghi trong biểu cam kết
ràng buộc thuế quan của thành viên đó thì được coi là tuân thủ nghĩa vụ. do đó đây không
phải mức thuế thực tế mà là tiêu chí để đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ trong WTO của
các Thành viên
1) Có phải mọi loại hàng hóa được nhập khẩu từ 1 nước tham gia FTA đều được hưởng
thuế suất ưu đãi theo FTA không?

Không. Phải thỏa mãn các quy định, điều kiện do FTA đó đưa ra : ví dụ như đối với hàng dệt
may trong CPTTPP có đưa ra quy định là muốn được hưởng ưu đãi, các thành viên phải
chứng minh rằng hàng dệt may của mình thỏa mãn quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.
1 Thuế trần và thuế sàn. Thuế trần là mức thuế cao nhất có thể đánh vào 1 loại hàng
hóa
Sàn là thấp nhất
Thuế trần và thuế quan ràng buộc, cái nào cao hơn?
Thuế trần cao hơn. thuế trần được coi là sự nới rộng của thuế quan ràng buộc. các thành
viên có thể đàm phán đưa ra mức thuế cao hơn mức thuế đang áp dụng, được gọi là thuế
trần (việc này phụ thuộc vào khả năng, nỗ lực đàm phán của thành viên đó). Khi 1 thành
viên nâng mức thuế cao hơn mức thuế ràng buộc, chạm đến mức thuế trần thì không bị coi
là vi phạm nghĩa vụ trong WTO và biểu cam kết ràng buộc thuế quan của Thành viên đó
1.2. Các quy định về biện pháp phi thuế quan

 Biện pháp phi thuế quan: là những biện pháp ngoài thuế có liên quan hoặc ảnh hưởng trực
tiếp đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước
Các biện pháp phi thuế quan: hạn nghạch(khống chế về số lượng), hạn nghạch thuế
quan(dưới số lượng yêu cầu sẽ được hưởng mức thuế thấp, với số lượng lớn hơn mức này
thì sẽ áp thuế cao) , cấm nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất nhập
khẩu, xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa,...
 Hàng rào phi thuế quan: những biện pháp phi thuế được áp dụng để hạn chế sự thâm nhập
của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước.
1.2.2 Biện pháp hạn chế số lượng:
2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
 Nguyên tắc tự do hóa thương mại không triệt tiêu bảo hộ nền sản xuất trong nước
 Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và các rào cản thương mại chỉ được thực hiện trên
cơ sở đàm phán (cắt giảm từng bước và thông qua đàm phán, đã cắt giảm thì không
được quay trở lại )
 Nguyên tắc tự do hóa thương mại trên cơ sở không phân biệt đối xử

3. HIỆP ĐỊNH GATT (hiệp định nói chung điều chỉnh về thương mại hàng
hóa )
3.1 Mục tiêu của hiệp định GATT

 Trích dẫn từ lời nói đầu của hiệp định GATT.

Sau khi WTO ra đời, GATT 1947 có còn giá trị hiệu lực không?
KHÔNG chấm dứt giá trị pháp lý, tồn tại với ý nghĩa là nội dung của hiệp định GATT 1994.

 Mục tiêu của GATT: Nhằm nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập
thực tế và thu nhập thực cao và tăng trưởng vững chắc, sử dụng đầy đủ và tốt hơn
nguồn lực của thế giới và mở mang sản xuất và trao đổi hàng hóa

3.2 Nguyên tắc cơ bản của GATT

 Chỉ bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan
 Ràng buộc thuế quan(đưa ra biểu cam kết ràng buộc thuế quan và theo sát biểu cam
kết này)
 Đãi ngộ tối huệ quốc
 Đãi ngộ quốc gia

3.3 Những nội du\\\\\\\\\\\\ng cơ bản của GATT


Gồm 38 điều khoản viết bằng số la mã
3.4. S&D trong GATT

 Những quy định yêu cầu bên ký kết GATT phải áp dụng biện pháp để tạo điều kiện
thuận lợi cho các nước đang và kém phát triển trong thương mại hàng hóa. VD:
GSP:hệ thống ưu đãi phổ cập mà nước phát triển cấp cho nước đang và kém phát
triển. để các nước đang và kém phát triển được hưởng GSP thì phụ thuộc hoàn toàn
vào ý chí chủ quan và tiêu chí đánh giá của các nước phát triển
 Những quy định có tính linh hoạt hơn dành cho các nước đang và kém phát triển
trong việc chấp nhận nghĩa vụ các hiệp định của WTO.
 Các quy định về hỗ trợ kỹ thuật

4. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH ĐA BIÊN CỦA WTO VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Gồm: hàng nông sản và hiệp định nông nghiệp AOA
Rào cản thương mại và hiệp định TBT
Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và hiệp định SPS
Hiệp định tạo thuận lợi thương mại
a. Hàng nông sản và hiệp định nông nghiệp AOA
 Hàng hóa trong WTO được phân thành hàng nông sản và phi nông sản
o Nông sản bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc hoạt động từ nông nghiệp
 Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (lúa, gạo, bột, mì,..)
 Các sản phẩm phái sinh (bánh mì , bơ, dầu ăn, thịt,...)
 Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp (bánh kẹo,
xúc xích,...)
 Mít sấy, cơm cháy chà bông được coi là hàng nông sản

(khái niệm hàng nông sản của việt nam: mặt hàng đến từ hoạt động nông nghiệp –
trồng trọt,chăn nuôi , thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp – làm muối ơ
Theo WTO: sản phẩm từ chương 1 đến 24 của danh mục HS_ 2 chữ số đầu tiên của
mã HS là tên chương. (trừ cá và các sản phẩm từ cá, do đó nông sản theo cách hiểu
của WTO không bao gồm các sản phẩm thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp
Theo WTO, nông sản bao gồm: nông sản nhiệt đới và các sản phẩm còn lại (còn được
gọi là nông sản ôn đới)
AOA GIỚI HẠN VẤN ĐỀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN LIÊN QUAN ĐẾN 2 CÔNG
CỤ CHỦ YẾU
 Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu
 Trợ cấp nông nghiệp

Nguyên tắc để mở cửa thị trường của AOA:

 Thuế quan hóa các biện pháp phi thuế (thuế quan hóa không phải một
cách đánh thuế hay phương thức đánh thuế mà là lượng hóa sự tác
động của các biện pháp phi thuế)
 Bãi bỏ các hàng rào phi thuế
 Tăng thuế có điều kiện (chỉ áp dụng với các nước đang và kém phát
triển)
 Giảm dần thuế theo lộ trình
 Đảm bảo việc tiếp cận thị trường tối thiểu
 Các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG): chỉ áp dụng với hàng nông sản
thuộc trường hợp đặc biệt đủ điều kiện (còn biện pháp tự vệ thông
thườnglà SG: áp dụng được với tất cả csc loại hàng hóa bao gồm hàng
nông sản và phi nông sản )
 Biện pháp tự vệ đặc biệt SSG:
 Chỉ áp dụng đối với hàng nông sản,
 Điều kiện áp dụng dễ dàng hơn so với điều kiện chung được
quy định tại hiệp định về các biện pháp tự vệ
 Chỉ được áp dụng đối với những hàng nông sản được ghi chú
SSG trong biểu cam kết của Thành viên

Mặt hàng nông sản được coi là mặt hàng đặc biệt: chủ yếu gắn với những người
dân thu nhập thấp trong xã hội, có thể đe dọa an ninh lương thực của 1 quốc gia
 Biện pháp tự vệ áp dụng cho sản phẩm nông sản được áp dụng quy định trong Hiệp
định Nông nghiệp hay Hiệp định về Các biện pháp tự vệ?
Khi áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng nông sản: áp dụng cả 2 hiệp định : các quy định về
biện pháp tự vệ đặc biệt trong hiệp định nông nghiệp và các quy định về biện pháp tự vệ
trong hiệp định về các biện pháp tự vệ SG nói chung
Trong biểu cam kêt ràng buộc thuế quan của các thành viên: nếu hàng nông sản có gắn mã
SSG: áp dụng hiệp định nông nghiệp AOA, k gắn mã thì áp dụng hiệp định về các biện pháp
tự vệ.

 Điều kiện và cách thức áp dụng SSG:


 Điều kiện
Khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh vượt quá mức quy định(SSG khởi
phát do khối lương
Khi giá nhập khẩu cho từng chuyến hàng thấp hơn giá tham khảo (SSG khởi
phát do giá)
 Cách thức:
Áp thêm thuế bổ sung vào thuế quan thông thường
 Thời hạn áp dụng: SSG khởi phát do khối lượng: áp dụng đối với năm liên
quan; SSG khởi phát do giá chỉ áp dụng đối với chuyến gia hàng liên quan

1. Biện pháp tự vệ đặc biệt áp dụng đối với hàng nông sản. đúng hay sai?
Sai. Vì SSG chỉ áp dụng đối với hàng nông sản có ghi chú SSG trong biểu cam kết.
2. Hàng nông sản có gắn mã SSG trong biểu cam kết ràng buộc thuế quan sẽ được áp thêm
thuế bổ sung vào thuế quan thông thường khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh quá một
mức quy định. Đúng hay Sai?
Sai. Thiếu TH SSG khởi phát do giá.
3. Khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh quá một mức quy định đối với hàng nông sản có
gắn mã SSG trong biểu cam kết ràng buộc thuế quan sẽ được áp thêm thuế bổ sung vào
thuế quan thông thường.
Đúng
4. Hàng nông sản có gắn mã SSG trong biểu cam kết ràng buộc thuế quan sẽ được áp thêm
thuế bổ sung vào thuế quan thông thường khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh quá một
mức quy định hoặc giá nhập khẩu cho từng chuyến giao hàng thấp hơn mức giá tham khảo.
Đúng hay sai?
Đúng

 Lý do đưa ra để bảo hộ sản phẩm nông sản:


 Những vấn đề phi thương mại (vd: liên quan đến an ninh lương thực)
 Vấn đề môi trường
 S&D
 Những tác động có thể xảy ra khi thực hiện chương tình cải cách mở cửa đối với thị
trường nông sản.
 Trợ cấp nông sản
Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO có liên quan đến vấn
đề nông nghiệp không?
 AOA chia thành 3 loại trợ cấp trong nước
Hộp màu xanh lá cây: là loại trợ cấp được phép, không ảnh hưởng/ ít ảnh
hưởng đến thương mại (hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất, hỗ trợ đầu vào
cho nông dân có thu nhập thấp,...): hỗ trợ nghiên cứu và phát triển để nâng
cao năng suất ở vùng sâu vùng xa,kém phát triển
Hộp màu xanh da trời: không phải cắt giảm nếu đang áp dụng, không mang
tính thương mại , mức độ bóp méo ít ( hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, trợ cấp cho công tác lai tạo giống)
Hộp màu hổ phách: phải cam kết cắt giảm, bóp méo thương mại (trợ cấp về
giá)
Nhà nước mua dưa hấu với giá 10k, bán lại với chiến dịch giải cứu giá 6.1k
nên có hiện tượng trợ cấp về giá: hộp màu hổ phách
Điều khoản hòa bình trong AOA: trợ cấp ơ hộp màu xanh lá cây không bị áp thuế đối kháng,
không bị kiện .
Động thái hỗ trợ từ chính phủ cho các doanh nghiệp trong thời covid có bị kiện không?
Không. Vi trong 1 sô th đb tình hình an ninh, xã hội,… thì k bị kiện
Phi nông sản

 Rào cản thương mại và hiệp định TBT


 Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và SPS
 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại

HÀNG RÀO KĨ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI – HIỆP ĐỊNH TBT

 Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” thực chất là
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập
khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó, sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật TBT
 Là các tiêu chuẩn kỹ thuật 1 nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
 Phân loại: yêu cầu về mặt kĩ thuật của quy chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn kỹ thuật????
 Quy chuẩn kỹ thuật: là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp
bắt buộc phải tuân thủ)
 Tiêu chuẩn kỹ thuật: các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được
công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc, khuyến khích các doanh nghiệp
đạt được để nâng cao chất lượng sản phẩm
 Quy trình đánh giá sự phù hợp: của một loại hàng hóa với các quy định / tiêu chuẩn
kỹ thuật
 Theo hiệp định TBT, các biện pháp kỹ thuật mà mỗi nước thành viên WTO áp dụng
không được gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại

Làm thế nào để doanh nghiệp biết một biện pháp kỹ thuật gây ra cản trở không cần thiết đối
với thương mại?

 Tiêu chuẩn và quy chuẩn đưa ra nhằm thực hiện một mục tiêu hợp pháp (an ninh,
quốc phòng, an toàn tính mạng sức khỏe, động thực vật, bảo vệ môi trường …)=>
hợp pháp
 Những biện pháp kỹ thuật được xây dựng dựa trên hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn
quốc tế được mặc nhiên xem là đáp ứng điều kiện “không gây cản trở không cần
thiết đến thương mại “

BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ SPS


Là tất cả các quy định, điều kiện yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế
nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo
đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc
động vật, thực vật
VD: EU đưa ra lệnh cấp nhập khẩu tất cả sản phẩm thịt tươi sống có nguồn gốc xuất xứ từ
trung quốc nhằm ngăn chặn việc lây lan của covid19 đây là sps? Đúng hay sai
Đúng . Vì mục đích của sps là bảo vệ tính mạng sức khỏe con người, vật nuôi, động thực vật.
Nên EU đưa ra lệnh cấm này
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG SPS

 Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người,
động vật, thực vật và phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học (trừ một số ngoại lệ,
ví dụ dịch bệnh khẩn cấp)
 Không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không có căn cứ hoặc gây
ra cản trở trá hình đối với thương mại
 Phải dựa vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế nếu có
 Khuyến khích việc hài hòa hóa các biện pháp SPS giữa các nước
Làm thế nào để biết một biện pháp SPS không dựa trên các bằng chứng khoa học đầy đủ

 SPS dựa trên một lý thuyết khoa học đáng tin cậy được coi là thỏa mãn
 Một biện pháp sps được áp dụng để bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con người,
động thực vật khỏi các nguy cơ/Mối nguy hiểm càng cao thì càng có nhiều khả năng
được thừa nhận là có đủ bằng chứng khoa học (dù là trên thực tế giả thuyết khoa
học liên quan chưa hẳn đã thật chắc chắn
 Một biện pháp SPS Không dựa trên chứng cứ khoa học xác đáng vẫn có thể k bị coi là
vi phạm WTO => hiệp định SPS thừa nhận các trường hợp này và cho phép các nước
thành viên được “phòng tránh sớm” bằng những biện pháp SPS tạm thời, không
phải đáp ứng các điều kiện về căn cứ khoa học

PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP TBT – SPS


Gắn với quy trình (TbT)
Gắn với con người, sức khỏe (SPS)

 Lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu hay lưu hành các sản phẩm có chứa chất amiăng SPS
(do amiawng có thể gây ung thư cho người)
 buộc phải ghi rõ sản phẩm có chứa amiăng biện pháp TBT
 Quy định “buộc phải ghi rõ sản phẩm biến đổi gen trên nhãn hàng hóa đối với hàng
hóa được làm từ sản phẩm biến đổi gen biện pháp TBT
 Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo
vệ sức khỏe con người hoặc động vật biện pháp SPS
 Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm hoặc những rủi ro về
sức khỏe có thể xảy ra với người sử dụng TBT

Biện pháp bảo vệ rùa biển của hoa kỳ là biện pháp TBT (vì liên quan đến quy trình)
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP CÂU HỎI

1. Biểu cam kết ràng buộc thuế quan của Việt Nam trong WTO là mức thuế thực tế
mà Việt Nam dành cho các thành viên WTO

Không.mức thuế trên biểu cam kết ràng buộc thuế quan là căn cứ để xem Thành viên
đó có tuân thủ nghĩa vụ trong WTO hay không. nếu thành viên đó đánh thuế cao hơn
mức ghi trong biểu cam kết ràng buộc thuế quan thì được coi là không tuân thủ
nghĩa vụ, còn nếu thành viên đó đánh thuế trên thực tế thấp hơn hoặc bằng mức
thuế ghi trong biểu cam kết ràng buộc thuế quan của thành viên đó thì được coi là
tuân thủ nghĩa vụ. do đó đây không phải mức thuế thực tế mà là tiêu chí để đánh giá
mức độ tuân thủ nghĩa vụ trong WTO của các Thành viên

2. Thuế quan hóa là biện pháp định lượng tất cả các loại thuế đánh vào hàng hóa
nhâp khẩu

Thuế quan hóa (thuế quan hóa không phải một cách đánh thuế hay phương thức
đánh thuế) là biện pháp lượng hóa sự tác động của các biện pháp phi thuế vì biện
pháp phi thuế thì khó định lượng và đánh giá tác động.
Trong đó, các biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế có liên quan
hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước

3. Biện pháp tự vệ đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nông sản khi khối lượng nhập khẩu
tăng nhanh vượt quá mức quy định
Biện pháp tự vệ đặc biệt SSG: Chỉ được áp dụng đối với những hàng nông sản được
ghi chú SSG trong biểu cam kết của Thành viên

Điều kiện

 Khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh vượt quá mức quy định(SSG khởi phát
do khối lương: áp dụng đối với năm liên quan)
 Khi giá nhập khẩu cho từng chuyến hàng thấp hơn giá tham khảo (SSG khởi
phát do giá: áp dụng với chuyến giao hàng liên quan)
4. Việc áp dụng biện pháp SPS đều phải tuân thủ nguyên tắc áp dụng ở mức cần thiết
và phải có căn cứ khoa học đã được chứng minh
Nguyên tắc áp dụng SPS

 Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người,
động vật, thực vật và phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học (trừ một số ngoại lệ,
ví dụ dịch bệnh khẩn cấp)
 Một biện pháp sps được áp dụng để bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con người, động
thực vật khỏi các nguy cơ/Mối nguy hiểm càng cao thì càng có nhiều khả năng được
thừa nhận là có đủ bằng chứng khoa học (dù là trên thực tế giả thuyết khoa học liên
quan chưa hẳn đã thật chắc chắn)
 Một biện pháp SPS Không dựa trên chứng cứ khoa học xác đáng vẫn có thể k bị coi là
vi phạm WTO => hiệp định SPS thừa nhận các trường hợp này và cho phép các nước
thành viên được “phòng tránh sớm” bằng những biện pháp SPS tạm thời, không phải
đáp ứng các điều kiện về căn cứ khoa học
 VD: EU đưa ra lệnh cấp nhập khẩu tất cả sản phẩm thịt tươi sống có nguồn gốc xuất
xứ từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc lây lan của covid19. EU khi đưa ra lệnh cấm
này được coi là 1 biện pháp SPS hợp pháp. Vì mục đích của sps là bảo vệ tính mạng
sức khỏe con người, vật nuôi, động thực vật.

5. NT trong GATT áp dụng đối với những biện pháp mà nội dung của quy định chính
sách liên quan đến biện pháp đó thể hiện sự phân biệt đối xử một các rõ ràng,
minh thị

Điều khoản này không chỉ cấm các biện pháp có tính chất phân biệt đối xử ngay khi
nhìn vào văn bản pháp luật, quy định hay chính sách mà còn cấm tất cả các biện
pháp nhìn bề ngoài thì là trung lập nhưng khi áp dụng trên thực tế thì lại dẫn đến sự
phân biệt đối xử
Áp dụng cả phân biệt đối xử theo pháp luật (de jure) và theo thực tế (de facto)

6. Tiêu chuẩn kỹ thuật là các yêu cầu kỹ thuật được chấp nhận bởi một tổ chức quốc
tế đã được công nhận mang tính chất bắt buộc mà hiệp định TBT yêu cầu các
doanh nghiệp của Thành viên WTO tuân thủ

Tiêu chuẩn kỹ thuật: các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được
công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc
7. Một Thành viên đang phát triển A có thể đươc hưởng quyền miễn trừ thực hiện
nghĩa vụ từ Thành viên phát triển B, khi A được hưởng GSP từ B
- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP generalised system of preference): ưu đãi
thuế quan của 1 nước phát triển dành cho 1 nước đang và kém phát triển: là hành
động đơn phương của các nước phát triển, không có tổ chức nào có thể yêu cầu 1
nước cấp GSP cho nước khác

8. Đại hội đồng là cơ quan thường trực cao nhất của WTO bao gồm đại diện cấp bộ
trưởng của Thành viên WTO
 Hội nghị bộ trưởng là cơ quan có quyền lực cao nhất của WTO
Cấp thứ 2: Đại hội đồng
+ là cơ quan thường trực, cơ quan chấp hành của WTO
+ bao gồm đại diện của đại diện là các nhà ngoại giao ở cấp đại sứ tất cả các
thành viên WTO
+ họp 2 năm 1 lần xen giữa các kỳ họp của hội nghị bộ trưởng
+ Đồng thời là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và là cơ quan rà soát chính
sách thương mại (TPRM)
+ mang tính chất tư pháp, hành pháp

9. Khi xác định sản phẩm tương tự trong các vụ tranh chấp, khái niệm sản phẩm
tương tự được quy định tại ADP sẽ được áp dụng
10. Chủ thể của công pháp quốc tế đều có thể thực hiện hợp đồng XNK
11. WTO được hình thành trên cơ sở hiệp định Marrakesh

WTO hình thành trên cơ sở của hiệp định GATT vì do GATT còn nhiều bất cập nên
mới dẫn đến việc phải hình thành nên một tổ chức về TMQT có cơ quan tổ chức, bộ
máy quản lý và nguyên tắc hoạt động cụ thể để cover các bất cập của GATT 1947

12. Tối huệ quốc chỉ được áp dụng trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại
hàng hoá

Sai vì tối huệ quốc áp dụng cho cả hiệp định chung về thuế quan và thương mại hàng
hóa thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại về sở hữu trí tuệ

13. Sau khi WTO ra đời, GATT 1947 có còn giá trị hiệu lực không?

GATT 1947 vẫn có gtri do GATT chỉ hết hiệu lực khi hiến chương LAHABANA và ITO ra
đời nhưng trên thực tế LAHANABA và ITO chưa bao giờ ra đời nên GATT không hết
hiệu lực khi WTO ra đời mà GATT trở thành một văn bản pháp lý của WTO sau này
GATT 1947 chuyển hoá về mặt nội dung vào GATT 1994

14. Bất kì 1 hành động phi thuế quan của các thành viên đều vi phạm nghĩa vụ của
thành viên đó theo quy định của WTO
Sai vì sẽ có những hành động phi thuế quan trong điều kiện khẩn cấp như kiểu vệ
sinh dịch tễ chặt chẽ hơn trong thời buổi corona với các mặt hàng thực phẩm nhập
khẩu từ nước ngoài.

15. Hiện tượng xung đột pháp luật là hiện tượng phổ biến trong PLKDQT, nhưng ít xảy
ra hơn trong PLTMQT
Hiện tượng phổ biến trong PLKDQT là xung đột pháp luật vì nguồn luật cơ bản bao
gồm cả luật quốc gai: quy định khác nhau nên có hiện tượng xung đột pháp luật: quy
định về 1 vấn đề là khác nhau.
Không xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật trong PLTMQT. Vì nguồn luật cơ bản là
điều ước quốc tế: thể hiện sự thống nhất giữa các quốc gia khi tham gia đàm phán
nội dung của điều ước quốc tế

16. Thành viên của WTO là các quốc gia độc lâp, có chủ quyền
Các quốc gia
Điều 1, công ước Montevideo năm 1933: 4 tiêu chuẩn

 Có dân cư cư trú thường xuyên


 Lãnh thổ xác định
 Chính phủ có khả năng điều hành quản lý đất nước (3)
 Có khả năng tiến hành quan hệ với các quốc gia khác (4)
Các nước
Không đưa ra định nghĩa thế nào là một nước
Rút ra:

 Thực tế độc lập nhưng không được thừa nhận


 Được thừa nhận nhưng không độc lập
Các vùng lãnh thổ thuế quan riêng rẽ
VD: Hong Kong, Dai Loan, Ma Cao

 3 điều kiện:
 Là vùng lãnh thổ thuế quan riêng rẽ, kiểm soát dòng hàng hóa ra vào
(có biểu thuế quan riêng)
 Hoàn toàn tự chủ trong mối quan hệ điều hành về ngoại thương
 Đươc 1 quốc gia thành viên đỡ đầu
VD: Hà Lan đỡ đầu Indonesia. Indo sau này được nối tiếp tư cách thành
viên mà không phải đàm phán lại.
Các nhóm quốc gia

17. Đồng thuận nghịch được áp dụng với mọi quy trình ra quyết định tại WTO
Sai: Một số vấn đề phải đạt được sự đồng thuận( đồng thuận thuận 100% số phiếu) khi
sửa đổi:

 Điều IX của HĐ Marrakesh,


 Điều I,II của GATT
 Điều II.I của GATS
 Điều 4 của TRIPs
 Sửa đối DSU

18. Luật quốc gia là nguồn luật cơ bản của PLTMQT


Nguồn bổ trợ:
 Luật quốc gia
 Các phán quyết của tòa án quốc tế, các học thuyết quốc tế
 Chỉ được coi là nguồn của công pháp quốc tế khi nội dung của nó được
chuyển hóa vào nguồn cơ bản (thành nôi dung của điều ước quốc tế)

19. Tranh chấp giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thành viên WTO có thể giải
quyết tại DSB
20. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN trong GATT là đối xử công bằng bình đẳng
giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu

Là việc một quốc gia dành cho một quốc gia khác những ưu đãi thương mại không
kém phần thuận lơi hơn những ưu đãi dành cho một nước thứ ba bất kỳ nào

21. Để giảm bớt rào cản trong thương mại dịch vụ, các Thành viên WTO sẽ phải cắt
giảm thuế quan và giảm bớt các hàng rào phi thuế
22. Biện pháp tự vệ đặc biệt áp dụng với hàng nông sản

Sai. Vì SSG chỉ áp dụng đối với hàng nông sản có ghi chú SSG trong biểu cam kết.

You might also like