You are on page 1of 8

1.

Điền vào chỗ trống


STT. Hiệp định WTO Tên Content
1 Nguồn cơ bản của
các Hiệp định WTO
2 Annex 1
Annex 1 A

2 Annex 1B
3 Annex 1C "Agreement on Hiệp định TRIPS đặt ra nhằm mục tiêu bảo hộ
Trade-Related và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần
Aspects of thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và
Intellectual phổ biến công nghệ, đảm bảo quyền lợi của
Property Rights, các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến
Including Trade in thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã hội
Counterfeit cũng như bảo đảm sự cân bằng giữa các
Goods". thường quyền và nghĩa vụ.
được gọi là Hiệp định đưa ra đặt ra các tiêu chuẩn tối
"TRIPS thiểu cho quy định của chính phủ quốc gia về
Agreement" hoặc nhiều hình thức sở hữu trí tuệ (IP) như áp
"Hiệp định dụng cho các công dân của các quốc gia thành
TRIPS" viên WTO khác.
4 Annex 2 "Annex 2 - Hiệp định xác lập cơ chế thương mại riêng
Agreements on cho hàng nông sản, nhằm cân bằng việc thúc
Agriculture", còn đẩy tự do hóa thương mại với bảo vệ lợi ích
được gọi là "Hiệp của quốc gia; qua việc quy định về các biện
định về Nông pháp ở cửa khẩu, và trợ cấp nông nghiệp; bởi
nghiệp". vì:
Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy
cảm trong thương mại quốc tế vì các lý do về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; nên các
quốc gia thường có xu hướng bảo hộ ngành
nông nghiệp, đi ngược lại với các cam kết mở
cửa thị trường
5 Annex 3 "Annex 3 -
Agreement on
Trade-Related
Aspects of
Intellectual
Property Rights
(TRIPS)", còn
được gọi là "Hiệp
định về Trips".
6 Annex 4 "Annex 4 - Hiệp định được ký kết nhằm: làm cho các
Plurilateral Trade Thành viên tuân thủ triệt để các quy tắc,
Agreements", còn nguyên tắc và cam kết được ghi nhận trong
được gọi là "Hiệp các Hiệp định Thương mại Đa biên và các
định đa phía về Hiệp định Thương mại Nhiều bên khi các
Thương mại". Hiệp định này có thể được áp dụng, nhờ đó hệ
thống thương mại đa biên vận hành suôn sẻ
hơn, đạt được sự minh bạch hơn và hiểu biết
nhiều hơn về các chính sách và thực tiễn
thương mại của các Thành viên.
Theo đó, cơ chế rà soát cho phép đánh giá và
thẩm định tập thể thường xuyên toàn bộ phạm
vi chính sách và thực tiễn thương mại của
từng thành viên và tác động của chúng đối với
sự vận hành của hệ thống thương mại đa biên.
Tuy nhiên, Phụ lục này không nhằm tạo ra cơ
sở cho việc thi hành các nghĩa vụ cụ thể theo
các Hiệp định hoặc theo các thủ tục giải quyết
tranh chấp, hoặc để áp đặt các cam kết chính
sách mới đối với các Thành viên.
7 Annex 4 (a)
8 Annex 4 (b)
9 Annex 4 (c)
10 Annex 4 (d)

2. Nội dung Hiệp định


a Hiệp định xác lập cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, nhằm cân bằng việc thúc đẩy
tự do hóa thương mại với bảo vệ lợi ích của quốc gia; qua việc quy định về các biện pháp ở
cửa khẩu, và trợ cấp nông nghiệp; bởi vì:
Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế vì các lý do về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; nên các quốc gia thường có xu hướng bảo hộ ngành nông
nghiệp, đi ngược lại với các cam kết mở cửa thị trường
b Hiệp định, ban đầu, được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1
tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết
Sau đó, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết
thêm những thỏa thuận thương mại mới. Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một "vòng
đàm phán." Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó ràng
buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng
rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Sau các vòng đàm phán, năm 1994, các quốc gia tham gia thống nhất ban hành Hiệp định
mới sửa đổi, bổ sung GATT 1947, để cập nhật các cam kết đạt được qua các vòng đàm phán
c Hiệp định quy định liên quan đến mua hàng hóa, dịch vụ và các công trình xây dựng, thúc
đẩy mở cửa thị trường, quản trị tốt, minh bạch và liêm chính
d Hiệp định được lập ra để Bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của
các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật, để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, vật
nuôi và động, thực vật
Do đó, Hiệp định quy định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật, gồm: Chất lượng; Bao
bì; Quy trình đóng gói; Phương tiện vận chuyển; Kiểm dịch; Lấy mẫu thống kê
e Hiệp định được ký kết nhằm: làm cho các Thành viên tuân thủ triệt để các quy tắc, nguyên
tắc và cam kết được ghi nhận trong các Hiệp định Thương mại Đa biên và các Hiệp định
Thương mại Nhiều bên khi các Hiệp định này có thể được áp dụng, nhờ đó hệ thống thương
mại đa biên vận hành suôn sẻ hơn, đạt được sự minh bạch hơn và hiểu biết nhiều hơn về các
chính sách và thực tiễn thương mại của các Thành viên.
Theo đó, cơ chế rà soát cho phép đánh giá và thẩm định tập thể thường xuyên toàn bộ phạm
vi chính sách và thực tiễn thương mại của từng thành viên và tác động của chúng đối với sự
vận hành của hệ thống thương mại đa biên. Tuy nhiên, Phụ lục này không nhằm tạo ra cơ sở
cho việc thi hành các nghĩa vụ cụ thể theo các Hiệp định hoặc theo các thủ tục giải quyết
tranh chấp, hoặc để áp đặt các cam kết chính sách mới đối với các Thành viên.
f Hiệp định điều chỉnh về thương mại hàng hóa với mục tiêu bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp không phân biệt đối xử và không tạo ra các rào
cản không cần thiết cho thương mại
Hiệp định đưa ra cơ chế để WTO để kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước
thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ.
g Hiệp định quy định về quy tắc, thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành
viên của WTO
h Hiệp định quy định về các biện pháp liên quan đến thương mại đầu tư, các quốc gia có thể
áp dụng, bao gồm các quy định của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài có tác động
tới các luồng trao đổi hàng hóa nhập khẩu có tính phù hợp cao đối với vấn đề tiếp nhận đầu
tư giữa các nước..
Nội dung cơ bản của hiệp định quy định các quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên
trong việc sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, mà cụ thể là thương mại
hàng hoá.
Hiệp định được ký kết với mong muốn thúc đẩy việc mở rộng và tự do hoá hơn nữa thương
mại thế giới và tạo thuận lợi cho đầu tư qua biên giới quốc tế nhằm mục đích tăng mức tăng
trưởng kinh tế của tất cả các đối tác tham gia thương mại, đặc biệt là của các Thành viên
đang phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo được cạnh tranh tự do
i Hiệp định TRIPS đặt ra nhằm mục tiêu bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải góp
phần thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đảm bảo quyền lợi
của các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã
hội cũng như bảo đảm sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ.
Hiệp định đưa ra đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho quy định của chính phủ quốc gia về
nhiều hình thức sở hữu trí tuệ (IP) như áp dụng cho các công dân của các quốc gia thành
viên WTO khác.
j Hiệp định quy định về các điều kiện, trình tự thủ tục để các quốc gia áp dụng các biện pháp
chống lại những hành vi bán phá giá (bán ở nước ngoài với giá thấp hơn so với giá bạn ở
trong nước), gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
k Là 1 hiệp định thuộc hệ thống WTO, ra đời năm 1995, quy định các nguyên tắc về thương
mại dịch vụ; nhằm: (i) Tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy; (ii)
Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng; (iii) Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua
việc cam kết chính sách; (iv) Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hóa
Hiệp định quy định về:
- Các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói chung
- Các Phụ lục về các điều kiện đặc biệt liên quan đến từng ngành dịch vụ cụ thể
- Các cam kết tự do hoá đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu trong Biểu cam kết
dịch vụ của nước thành viên
l Hiệp định đưa ra nguyên tắc chung về xác định trị giá hải quan cho tất cả các nước tham gia
ký kết; bởi vì:
Việc xác định trị giá tính thuế được xem là vấn đề gây nhiều mâu thuẫn giữa cơ quan thu
thuế (hải quan) và doanh nghiệp nộp thuế. Hải quan luôn có xu hướng muốn tính thuế nhiều
hơn, và vì thế chọn phương pháp tính toán nào cho trị giá hàng hoá cao nhất có thể. Doanh
nghiệp lại luôn muốn thuế thấp nhất, vì thế muốn sử dụng phương pháp tính nào đó để có trị
giá hàng hoá khai báo thấp
Do đó, để giải quyết mâu thuẫn này, tạo điều kiện thuận lợi để tự do hóa thương mại, thành
viên WTO đã đàm phán và thông qua Hiệp định
m Hiệp định bao gồm (1) tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi và tuân
thủ luật pháp; (2) thúc đẩy việc vận chuyển, thông quan hàng hóa; (3) đẩy mạnh sự phối hợp
giữa Hải quan và các cơ quan khác; (4) nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực
n Hiệp định này điều chỉnh mọi hoạt động giám định hàng hóa được thực hiện trên lãnh thổ
của các Thành viên dưới hình thức ký hợp đồng hoặc uỷ quyền của chính phủ hoặc bất kỳ
cơ quan chính phủ nào của một Thành viên.
Thành viên sử dụng phải bảo đảm các hoạt động giám định hàng hóa được thực hiện, thủ tục
và tiêu chuẩn tiến hành các hoạt động này trên cơ sở không phân biệt đối xử là khách quan
và được áp dụng thống nhất đối với mọi người nhập khẩu chịu tác động của các hoạt động
này. Thành viên sử dụng phải bảo đảm tiêu chuẩn giám định thống nhất giữa các giám định
viên của cơ quan giám định mà mình ký hợp đồng hoặc uỷ quyền.
o Thỏa thuận của các nước thành viên WTO về các qui định tiêu chí xuất xứ của hàng hóa,
nhằm mục đích hưởng những ưu đãi từ những cam kết cắt giảm thuế mang lại trong WTO.
Có bốn loại qui tắc xuất xứ cho hàng hóa:
- Qui tắc xuất xứ hàng hóa thuần túy;
- Qui tắc xuất xứ xác định theo hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa;
- Qui tắc xuất xứ hàng hóa xác định theo chuyển đổi mã số thuế của hàng hóa;
- Qui tắc xuất xứ cho từng mặt hàng cụ thể theo qui trình sản xuất.
p Hiệp định quy định việc cấp phép nhập khẩu phải được tiến hành một cách đơn giản, minh
bạch, và có thể đoán định trước được. Chẳng hạn như Hiệp định yêu cầu các thành viên phải
công bố công khai những thông tin chi tiết về việc giấy phép nhập khẩu được cấp như thế
nào, và tại sao lại được cấp. Hiệp định cũng yêu cầu các thành viên phải thông báo với
WTO khi đưa ra những thủ tục cấp phép mới hoặc thay đổi những thủ tục đang có hiệu lực.
Hiệp định còn hướng dẫn các thành viên phải đánh giá các đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu
như thế nào.
Một số loại giấy phép được cấp tự động nếu như đã thỏa mãn một số điều kiện nhất định
được đặt ra từ trước. Hiệp định quy định những tiêu chuẩn cho việc cấp phép tự động để thủ
tục này không làm cản trở trao đổi thương mại.
q Hiệp định cho phép thành viên WTO áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi sự tăng
đột biến của nhập khẩu một mặt hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong
nước.
Hiệp định là một bước đột phá mới trong việc hình thành một lệnh cấm đối với các biện
pháp “vùng xám”, và đưa ra “điều khoản hoàng hôn” đối với các hành động tự vệ. Hiệp định
quy định rằng một thành viên sẽ không yêu cầu, áp dụng hoặc duy trì bất kỳ hạn chế xuất
khẩu tự nguyện, thỏa thuận phân chia thị trường, hoặc bất kỳ biện pháp tương tự nào khác
đối với việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Bất cứ biện pháp nào như vậy có hiệu lực tại vào
thời điểm thông qua Hiệp định này phải được thực hiện phù hợp với Hiệp định hoặc từng
bước loại bỏ trong vòng 4 năm sau khi hiệp định WTO có hiệu lực.
r Hiệp định đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợ cấp cũng như các quy định
về những hành động một thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại ảnh hưởng của các
biện pháp trợ cấp. Theo Hiệp định, một thành viên WTO có thể sử dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO để yêu cầu một thành viên khác rút lại biện pháp trợ cấp mà họ đang
áp dụng, hoặc có những phương thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp trợ cấp
đó. Thành viên bị ảnh hưởng cũng có thể thực hiện điều tra riêng của mình và có thể áp một
mức thuế nhập khẩu bổ sung (được gọi là thuế chống trợ cấp) đối với hàng nhập khẩu được
trợ cấp mà theo kết quả điều tra gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước

You might also like