You are on page 1of 54

BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT THI VẤN ĐÁP

MÔN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ


Học kỳ II, năm học 2022 – 2023
Câu 1. Nêu và phân tích khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế theo quy định của
GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Khái niệm dịch vụ:
- Định nghĩa: không có định nghĩa chung về dịch vụ. Dịch vụ là sản phẩm của lao
động, không tồn tại dưới dạng vật thể, vô hình; không lưu trữ được; quá trình
cung cấp và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu
dùng.
- Đặc điểm:
+ Tính vô hình: Tính vô hình của dịch vụ có nghĩa là các dịch vụ không thể được
nhìn thấy, nếm, cảm nhận, nghe hoặc ngửi trước khi chúng được mua. Bạn không
thể thử chúng. Chẳng hạn, hành khách của hãng hàng không không có gì ngoài
một vé và một lời hứa rằng họ sẽ đến vào một thời điểm nhất định tại một điểm
đến nhất định. Nhưng không có gì có thể chạm vào.
+ Không thể tách rời: có nghĩa là dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc.
Điều này cũng đòi hỏi rằng các dịch vụ không thể tách rời khỏi các nhà cung cấp
của họ. Trái với các dịch vụ, hàng hóa vật chất được sản xuất, sau đó được lưu
trữ, sau đó được bán và thậm chí sau đó được tiêu thụ. Dịch vụ được bán đầu tiên,
sau đó được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc. Ví dụ, khi đến nhà hàng, bạn đặt
bữa ăn, chờ đợi và giao bữa ăn, dịch vụ được cung cấp bởi lễ tân, người phục
vụ… Tất cả các bộ phận này, bao gồm các nhà cung cấp, là một phần của dịch vụ
và do đó không thể tách rời. Trong tiếp thị dịch vụ, một nhà cung cấp dịch vụ là
sản phẩm.
+ Tính không thể cất giữ: Dịch vụ không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng
sau này. Nói cách khác, dịch vụ không thể được kiểm kê. Đây là một trong những
đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ, vì nó có thể có tác động lớn đến kết quả tài
chính. Nếu như các sản phẩm, hàng hóa hữu hình có thể lưu giữ, bảo quản được
thì sản phẩm dịch vụ lại không thể cất giữ được trong kho.
→ Dịch vụ được ghi nhận trong tài liệu của Liên Hợp Quốc và tài liệu của WTO bằng
cách liệt kê các ngành, phân ngành dịch vụ.
 Trong hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của LHQ: mã CPC; PCPC
 Trong khuôn khổ WTO: liệt kê 12 ngành dịch vụ, 155 phân ngành.
Khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế:
- Khoản 2 Điều 1 GATS:
“Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch
vụ: (a) Từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên
nào khác; (b) Trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của
bất kỳ thành viên nào khác; (c) Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành
viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào
khác; (d) Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện
diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác;”
→ Khái niệm thương mại dịch vụ được định nghĩa thông qua việc thể hiện các
phương thức để dịch vụ được cung ứng, đó là 4 phương thức:
 Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply): việc cung cấp dịch
vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên
nào khác. Ví dụ: hoạt động chuyển tiền, giáo dục từ xa, tư vấn pháp lý cho
người nước ngoài qua điện thoại, mail…
 Tiêu dùng ở nước ngoài (Consumtion abroad): sự cung cấp dịch vụ trên
lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành
thành viên nào khác. Ví dụ: du lịch, du học…
 Hiện diện thương mại (Commercial presence): đây là phương thức cung
ứng dịch vụ, theo đó dịch vụ được cung ứng bởi một nhà cung ứng dịch vụ
của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở
lãnh thổ một thành viên khác. VD: lập văn phòng đại diện, Công ty liên
doanh, cty con, cty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, ngân hàng…
 Hiện diện thể nhân: là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó dịch vụ được
cung ứng bởi nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của
nhà cung ứng này ở lãnh thổ một thành viên khác. Ví dụ: Giảng viên ở
nước ngoài về VN dạy học
→ Các phương thức này được quy định trong các khuôn khổ tự do hóa thương mại
dịch vụ: FTAs, liên kết kinh tế khu vực.
Câu 2. Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về các loại nguồn điều chỉnh thương
mại dịch vụ quốc tế.
Các loại nguồn điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế bao gồm: pháp luật quốc gia và điều
ước quốc tế.
Pháp luật quốc gia:
 Định nghĩa chung: là tổng thể các quy tắc, các quy định điều chỉnh mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội của quốc gia đó.
 Trong TMDV: là hệ thống các quy phạm pháp luật của quốc gia bên người
tiêu dùng điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ của bên cung ứng.
Pháp luật quốc gia bao gồm: văn bản pháp luật; án lệ của tòa án trong nước, và các
nguồn luật khác như các tập quán thương mại của quốc gia và các nguyên tắc chung
trong xét xử của toà án quốc gia.
Về cơ bản, pháp luật của quốc gia chỉ có hiệu lực điều chỉnh đối với hành vi của chủ
thể mang quốc tịch quốc gia đó, hoặc hành vi được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia đó
- Đối tượng điều chỉnh của nguồn luật này bao gồm:
+ Nhà cung cấp ( quy định về tư cách chủ thể được phép kinh doanh dịch vụ,…)
+ Hoạt động cung ứng dịch vụ (phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ được cho
phép, thủ tục để kinh doanh dịch vụ,…)
+ Quản lý ngoại hối (có bị giới hạn ngoại tệ ra nước ngoài không?)
+ Vấn đề công nhận (VD: bằng đại học được cấp sau khóa học online có được
công nhận không)…
- Pháp luật quốc gia được áp dụng trong 3 trường hợp:
+ Các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia để điều chỉnh hợp đồng
+ Quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn pháp luật quốc gia
Điều ước quốc tế: Các điều ước là nguồn chủ yếu của pháp luật thương mại quốc tế.
 Định nghĩa chung: là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh.
 Trong TMDV: là các văn bản pháp lý quốc tế, do quốc gia và chủ thể khác của
luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên nhằm tự do hóa thương mại dịch vụ.
- Các điều ước về thương mại quốc tế có thể là điều ước song phương hoặc đa
phương, ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Các điều ước quốc tế điều chỉnh thương
mại dịch vụ quốc tế bao gồm: GATS; AFAS, CPTPP, VKFTA, EVFTA,…
- Một điều ước quốc tế sẽ được áp dụng để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch
vụ quốc tế khi các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của ĐƯQT đó (là thành viên)
Đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế bao gồm: các thành viên của điều ước
(quốc gia, EU, HongKong, Macao); Các chính sách , pháp luật của các thành
viên.
Tập quán quốc tế: Tập quán thương mại quốc tế là nguồn quan trọng của pháp luật
thương mại quốc tế. Các thương nhân, những người cùng theo đuổi các mục tiêu kinh
tế, luôn luôn nói ngôn ngữ chung, đó là các tập quán thương mại quốc tế.
Án lệ: Án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế (toà án quốc tế, trọng tài quốc tế), các
báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (viết tắt là ‘DSB’) là nguồn
quan trọng trong hệ thống nguồn luật thương mại quốc tế góp phần giải thích luật, và
là tài liệu tham khảo trong quá trình giải quyết tranh chấp
Các nguồn luật khác: Các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế rất có ý nghĩa đối
với các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, hay nguyên tắc bồi thường
công bằng và thoả đáng trong lĩnh vực FDI, v.v.. Một trong những nguyên tắc đó là
nguyên tắc thiện chí, áp dụng trong việc kiểm soát các quốc gia thực thi các quyền
của mình. Về cơ bản, các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế có tính ràng buộc
đối với mọi quốc gia.
Câu 3. Trình bày các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan tới cá nhân với tư cách là chủ
thể của quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.
Định nghĩa: Cá nhân với tư cách là chủ thể của:
- Quan hệ TMQT: là thương nhân hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
- Quan hệ TMDVQT: là người cung cấp dịch vụ hoặc người sử dụng dịch vụ có
đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ
thể hoặc không cụ thể các điều kiện đối với cá nhân khi tham gia quan hệ thương mại
dịch vụ quốc tế với tư cách chủ thể.
Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là cá nhân thì chỉ
những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thể trở
thành chủ thể trong quan hệ luật thương mại dịch vụ quốc tế.
Nếu pháp luật không quy định cụ thể về các điều kiện của chủ thể là cá nhân trong
quan hệ của luật thương mại dịch vụ quốc tế thì khi xem xét tư cách chủ thể của một
người trong quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế sẽ căn cứ vào các quy định đối với
cá nhân là thương nhân trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước đồng thời có
bổ sung một số điều kiện nhất định. Nói cách khác, trong trường hợp này, cá nhân
muốn trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế phải là thương
nhân trong quan hệ thương mại trong nước, đồng thời hội đủ các điều kiện bổ sung
theo quy định của pháp luật để có thể tham gia giao dịch thương mại dịch vụ quốc tế.
Mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung luật pháp của hầu hết
các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách chủ thể bao gồm:
- Các điều kiện về nhân thân: là các điều kiện pháp lý gắn liền với một con
người cụ thể.
+ Năng lực pháp luật.
+ Năng lực hành vi.
+ Yêu cầu khác (không bị tước quyền hay đang chấp hành án phạt tù…).
- Điều kiện về nghề nghiệp: tùy pháp luật mỗi quốc gia, cá nhân phải đáp ứng
đủ điều kiện về nghề nghiệp mới có thể cung ứng một số loại dịch vụ. (luật sư
phải có giấy phép hành nghề)
Ví dụ: theo quy định của pháp luật việt Nam thì người đủ điều kiện trở thành chủ thể
trong hoạt động thương mại trong nước, nếu muốn hoạt động thương mại với nước
ngoài thì phải có đầy đủ các điều kiện do chính phủ quy định (Điều 73 LTM 2020).
Lưu ý:
- Các quy định mà nhà nước xây dựng để xác định tư cách chủ thể của cá nhân
chỉ được áp dụng cho các công dân mang quốc tịch nước đó.
- Đối với cá nhân nước ngoài thì việc xác định hoàn toàn phụ thuộc vào luật
pháp từng nước và tuỳ vào trường hợp cụ thể.
- Các nước thường ký kết/tham gia điều ước quốc tế, kèm theo các biểu cam kết
cụ thể về cách xác định tư cách pháp lý của cá nhân đối với từng ngành dịch
vụ.
Câu 4. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của GATS.
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (viết tắt là ‘GATS’) là một hiệp định trong
khuôn khổ WTO và điều chỉnh các vấn đề về thương mại dịch vụ giữa các thành viên
WTO. Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có
hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, gồm 29 điều và nhiều phụ lục. Hiệp định
được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương
sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng
hóa như trước đó. Không giống những lĩnh vực thương mại khác, trong các cuộc đàm
phán thương mại, thương mại dịch vụ chưa được định hình rõ rệt, cho đến những
năm 80-90 của thế kỉ XX, khi các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính
sách bắt đầu phải đối mặt với nhu cầu cần có sự điều chỉnh một vấn đề ngày càng trở
nên quan trọng trong hoạt động kinh tế.
Nguyên nhân hình thành:
- Từ những năm 80-90 của thế kỉ XX, các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch
định chính sách bắt đầu phải đối mặt với nhu cầu cần có sự điều chỉnh lĩnh
vực TMDV, một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế.
- TMDV trên toàn thế giới phát triển nhanh chóng, các nước đang phát triển
cũng tham gia mạnh mẽ vào xu hướng này.
- Các rào cản vô hình (quy định, luật lệ, sự độc quyền) mà việc nhận diện hay
loại bỏ chúng đều khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình tự do hoá TMDV.
- Việc tự do hoá thương mại dịch vụ đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp luật
tốt, giúp ngăn ngừa các tác động ngược về chất lượng dịch vụ.
Nội dung và kết quả của cuộc đàm phán:
- Đàm phán về nghĩa vụ và các nguyên tắc chung
- Đàm phán các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường dịch vụ của từng thành viên.
(Nguyên tắc đàm phán được đưa vào quy định tại điều 19.2 GATS)
- Đàm phán về các phụ lục (cam kết đặc biệt của một số ngành)
Câu 5. Trình bày phạm vi áp dụng của GATS.
Quy định tại Khoản 1 Điều 1: "Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác
động đến thương mại dịch vụ của thành viên".
 Dịch vụ là gì
- Điều 1 khoản 3 GATS: dịch vụ bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh
vực, trừ dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ.
→ Theo GATS phạm vi bao gồm bất kì dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực trừ: dịch
vụ công (theo pháp luật từng nước. Ở Việt Nam là điện, nước...) và dịch vụ thuộc
lĩnh vực vận tải hàng không
- Ban thư ký WTO: dịch vụ gồm 12 ngành và 155 phân ngành được nêu trong hệ
thống phân loại sản phẩm trung tâm. -> WTO liệt kê dịch vụ
 Thương mại dịch vụ là gì?
- Theo khoản 2 điều 1 GATS: Thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ theo 4
phương thức: (1) cung ứng qua biên giới; (2) tiêu dùng ở nước ngoài; (3) hiện
diện thương mại; (4) hiện diện thể nhân.
Các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ:
+ Bất kì biện pháp nào: trực tiếp hay gián tiếp
+ Do thành viên WTO áp dụng
+ Tác động đến thương mại dịch vụ (dù là tích cực hay tiêu cực)
+ Các biện pháp ở bất kỳ hình thức nào: luật, quy định, thủ tục, hành vi hành chính
+ Được thực hiện bởi chính quyền trung ương, địa phương hoặc chủ thể được nhà
nước trao quyền
Câu 6. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên
giới” theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 2 Điều 1 GATS.
Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply): Là phương thức mà theo đó
dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một
thành viên khác,
Đặc điểm:
- Không có sự di chuyển của người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh
thổ của nhau.
- Ở phương thức này, cả người cung cấp dịch vụ lẫn người tiêu dùng dịch vụ đều
không di chuyển ra khỏi lãnh thổ nước mình, dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ
"qua biên giới".
Ví dụ: hoạt động chuyển tiền, giáo dục từ xa, tư vấn pháp lý cho người nước ngoài
qua điện thoại, mail…
Ví dụ: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại
nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để
giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với
việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của
mình, mail…mà không cần gặp gỡ trực tiếp.
Câu 7. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước
ngoài” theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 Điều 1 GATS.
Phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Là phương thức theo đó người tiêu
dùng của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu
dùng dịch vụ. Đây là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên,cho
người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác.
Đặc điểm:
 Người cung ứng dịch vụ vẫn ở tại nước của mình.
 Người sử dụng dịch vụ phải dịch chuyển để nhận một dịch vụ.
 Không có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ được cung ứng.
Phương thức cung ứng này là đặc trưng của một số ngành dịch vụ như dịch vụ du
lịch hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như khách du lịch đến một quốc gia và sử
dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó.
Câu 8. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thương mại”
theo quy định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 2 Điều 1 GATS.
Khái niệm: Là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một
thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một
thành viên khác.
Đặc điểm:
- Là hoạt động đầu tư và tạo thành phần cốt yếu của TMDV.
- Nhà cung ứng dịch vụ không nhất thiết phải dịch chuyển sang lãnh thổ nước khác.
- Có sự thành lập của một hiện diện thương mại tại nước sử dụng dịch vụ.
- Có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ được cung ứng.
Thực tế, nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện
như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh, … trên lãnh thổ
của thành viên khác để cung cấp dịch vụ.
Ví dụ:
 Ngân hàng Hoa Kỳ thành lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam.
 Công ty viễn thông Canada thành lập công ty con tại Anh.
Có thể lấy ví dụ về ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp
giấy phép thành lập tại Việt Nam. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng
thông qua hiện diện thương mại.
Câu 9. Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thể nhân” theo
quy định của GATS. Cho 01 ví dụ minh họa.
Cơ sở pháp lý: Điểm d Khoản 2 Điều 1 GATS.
Phương thức hiện diện thể nhân: Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ
của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp
dịch vụ.
Đặc điểm:
o Có sự dịch chuyển của người cung ứng dịch vụ tới lãnh thổ của một nước
Thành viên khác.
o Người sử dụng dịch vụ không phải dịch chuyển để nhận một dịch vụ.
o Nhà cung ứng dịch vụ tại phương thức này là thể nhân.
Trên thực tế, phương thức cung ứng này cũng xuất hiện rất nhiều. Ví dụ việc mời các
giáo viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự cung
ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể nhân.
Ví dụ:
 Các nghệ sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam biểu diễn nghệ thuật.
 Các giảng viên từ những trường đại học của Mỹ về Việt Nam dạy học.
Câu 10. So sánh phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới” và phương thức “tiêu
dùng dịch vụ ở nước ngoài” theo quy định của GATS.
Giống nhau:
- Đều là phương thức cung ứng dịch vụ mà trong đó nhà cung ứng dịch vụ không
xuất hiện trên lãnh thổ quốc gia của người tiêu dùng dịch vụ.
- Nhà cung ứng dịch vụ có thể là pháp nhân hoặc thể nhân.
Khác nhau:
- Khác nhau về đối tượng dịch chuyển:
 Phương thức 1 (cung ứng dịch vụ qua biên giới): đối tượng dịch chuyển ở
đây chính là dịch vụ được cung ứng. Trong ví dụ về e-learning, rõ ràng
dịch vụ được cung cấp là việc giảng dạy đã “chạy” từ nước này qua nước
kia thông qua internet.
 Phương thức 2 (tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài): đối tượng dịch chuyển
của phương thức lại là người sử dụng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ chỉ
cần ở nước của họ vì người sử dụng dịch vụ sẽ dùng dịch vụ tại nơi có nhà
cung cấp.
- Mục đích của các đối tượng dịch chuyển:
 Trong phương thức 1, 3 và 4, đối tượng dịch chuyển là dịch vụ hoặc nhà
cung ứng dịch vụ, mục đích đó là để cung ứng, mở rộng phạm vi cung ứng
dịch vụ.
 Ở phương thức 2 (tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài), đối tượng dịch chuyển
là người sử dụng dịch vụ, mục đích là để sử dụng dịch vụ
- Ví dụ:
 (1) Luật sư ở Hà Lan cung cấp dịch vụ pháp lý bằng cách gửi email tư vấn
cho khách hàng tại Việt Nam
 (2) Khách du lịch từ Hà Lan đến Việt Nam và sử dụng dịch vụ khách sạn
để cư trú tại Việt Nam trong thời gian du lịch
Câu 11. So sánh phương thức “hiện diện thương mại” và phương thức “hiện diện thể
nhân” theo quy định của GATS.
Giống nhau:
- Mục đích: cung ứng dịch vụ, mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ
- Đối tượng dịch chuyển: đều là nhà cung ứng dịch vụ
Khác nhau:
- Khác nhau về quy chế pháp lý của nhà cung ứng dịch vụ:
 Phương thức 3 (Hiện diện thương mại): nhà cung ứng dịch vụ là pháp
nhân.
Nhà cung ứng dịch vụ là đối tượng di chuyển với các hình thức hiện diện
thương mại là: + Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (pháp
nhân). + Văn phòng đại diện/chi nhánh. + Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BBC) …
 Phương thức 4 (Hiện diện thể nhân): người cung ứng là thể nhân
Nhà cung ứng dịch vụ là đối tượng di chuyển dưới hình thức thể nhân (cá
nhân): (i) thể nhân được cử đi nước ngoài làm việc (di chuyển nội bộ, nhân
danh pháp nhân); (ii) thể nhân nhân danh chính mình để sang nước khác
cung ứng (theo HĐ); (iii) thể nhân này k được hiểu là người nước ngoài
sang để tìm kiếm việc làm
Câu 12. Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.
Nguyên tắc tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc
gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Trong GATS, nguyên
tắc MFN chủ yếu quy định nghĩa vụ của thành viên nhằm thống nhất sự đối xử giống
nhau dành cho các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì thành viên nào khác.
Khoản 01 Điều 02 GATS cấm việc phân biệt đối xử giữa các dịch vụ tương tự hay
nhà cung ứng dịch vụ tương tự từ những thành viên khác nhau: “đối với bất kì biện
pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi thành viên phải dành
ngay lập tức và vô điều kiện cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ của bất kì
thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó
dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì thành viên nào
khác.”
- Áp dụng với tất cả các biện pháp tác động đến tmdv, kể cả không được ghi trong
biểu cam kết.
- Mỗi thành viên phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà
cung ứng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi
hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ
tương tự của bất kỳ nước nào khác.
- Tương tự GATT, MFN trong GATS cấm sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch
của các nhà cung ứng dịch vụ.
Ví dụ: Việt Nam không được phép chỉ từ chối lao động nước ngoài đến từ Hàn
Quốc hay chỉ cho phép các công ty đến từ Mỹ được thành lập văn phòng ở Việt
Nam.
→ Nguyên tắc MFN được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ nhưng các nước được
phép tạm thời miễn áp dụng điều khoản này đối với một số ngành dịch vụ đặc
biệt.
Căn cứ xác định việc thực hiện nghĩa vụ đối xử MFN quy định tại Điều 2.1 GATS
bao gồm 3 bước: (i) Liệu biện pháp được nói đến có chịu sự điều chỉnh của GATS
không?; (ii) Liệu các dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ có tương tự hay không?; (iii)
Và liệu một sự đối xử kém thuận lợi hơn có xảy ra đối với các dịch vụ hay nhà cung
ứng dịch vụ của một quốc gia thành viên hay không?
Ngoại lệ của MFN:
 Ngoại lệ chung (Điều XIV): Với mục đích “bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy
trì trật tự công cộng; bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc
thực vật; đảm bảo việc tuân thủ luật pháp; ….”
 Ngoại lệ do các thành viên bảo lưu (Điều II.2 GATS): các thành viên được đưa
vào biểu cam kết những ngoại lệ nhằm phân biệt đối xử giữa các thành viên. Sự
phân biệt này mang tính đơn phương, có nghĩa là các thành viên không cần phải
biện minh hay được chấp thuận bằng bất kì cam kết nào. Tuy nhiên, ngoại lệ
không được mở rộng đối với toàn bộ một ngành dịch vụ, mà phải cụ thể tới từng
biện pháp riêng biệt. Hơn nữa, Phụ lục của Điều 2 ghi rõ rằng sự hạn chế chỉ
mang tính tạm thời và nó phải được đưa ra tại thời điểm gia nhập.
 Tmdv ở khu vực biên giới (điều II.3 GATS): Các thành viên vẫn được dành cho
các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dv trong
phạm vi giới hạn của vùng biên giới.
 Theo các Thoả thuận khu vực hoặc các Hiệp định thương mại tự do: Các cam
kết trong những Văn kiện này được ưu tiên áp dụng (và do đó các nước thành
viên những Thoả thuận hay Hiệp định này có thể cho nhau hưởng đối xử ưu đãi
ở mức cao hơn so với các nước thành viên WTO không tham gia Thoả thuận hay
Hiệp định này). VD: ASEAN, EU…
Câu 13. Trình bày nội dung nguyên tắc minh bạch trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
theo quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều III, Điều III bis, Điều IV:2 GATS.
Điều III GATS đặt ra nghĩa vụ cho các thành viên phải công bố ‘tất cả các biện pháp
chung được áp dụng chung, gắn liền hoặc có ảnh hưởng đến sự áp dụng của GATS’.
Trừ tình huống khẩn cấp, các thành viên có nghĩa vụ công bố tất cả các luật, quy
định, văn bản hướng dẫn hay thậm chí các thoả thuận quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt
động của GATS. Vào thời điểm gia nhập, các thành viên phải công bố tất cả luật và
quy định liên quan đến thương mại dịch vụ và phải trả lời chất vấn từ các thành viên
khác. Để các cuộc đối thoại về pháp luật thương mại dịch vụ thuận tiện hơn, trong
vòng 2 năm kể từ khi gia nhập, các thành viên phải lập ra một cơ quan thông tin về
GATS. Hơn nữa, các thành viên cũng cam kết hàng năm sẽ thông báo cho Uỷ ban
GATS về bất cứ thay đổi nào về luật hay quy định liên quan đến thương mại dịch vụ.
Đối với một số ngành dịch vụ giữ vị trí quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc
gia, các thành viên có thể không có nghĩa vụ công bố các thông tin (i) Cản trở việc
thi hành pháp luật; (ii) Chống lại lợi ích cộng đồng; hoặc (iii) Xâm hại lợi ích chính
đáng của một doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước cụ thể.
Nhìn chung, nguyên tắc minh bạch yêu cầu các biện pháp liên quan hoặc tác động
đến tmdv phải rõ ràng, công khai và có thể dự đoán được. Nguyên tắc minh bạch còn
được thể hiện trong điều 4.2, theo đó: “Trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định
WTO có hiệu lực, các Thành viên phát triển và các Thành viên khác, trong chừng
mực có thể, sẽ thành lập các đầu mối liên hệ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung
cấp dịch vụ của các thành viên đang phát triển tiếp cận thông tin liên quan tới thị
trường của các nước đó.”
Nghĩa vụ minh bạch mang tầm quan trọng lâu dài trong quá trình tự do hoá thương
mại dịch vụ. Không giống như thương mại hàng hoá, rào cản cơ bản của dịch vụ bao
gồm các quy định có thể xuất hiện ở tất cả các cấp độ lập pháp. Vì vậy, một sự thay
đổi trong lập pháp có thể hủy hoại nghiêm trọng các nhượng bộ thương mại về NT và
MA. Vì vậy, các thành viên cần thường xuyên cung cấp thông tin cho cơ quan có
thẩm quyền của các thành viên khác biết về quá trình điều chỉnh chính sách, nhằm
ngăn chặn việc những biện pháp trong nước có thể hủy hoại các nhượng bộ thương
mại.
Câu 14. Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ theo quy định của GATS.
Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay “tiếp cận” thị trường (market access) thực chất
là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Các thành viên dựa
trên cam kết của mình để thực hiện giảm dần và tiến tới tới xóa bỏ các rào cản
thương mại để tăng cơ hội tiếp cận thị trường trong nước cho hàng hóa dịch vụ và
nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ sở pháp lý: Điều XVI, Điều XVII GATS
Nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường:
- Các nhà cung ứng dịch vụ của các thành viên được trao quyền tiếp cận vào thị
trường nội địa ở mức độ nhất định, dựa trên các cam kết trong Biểu cam kết đã
được các thành viên đàm phán. Cam kết MA được thực hiện đối với từng phân
ngành dịch vụ với mức độ mở cửa khác nhau tùy thuộc vào kết quả đàm phán của
mỗi nước.
- Các nguyên tắc và quy định tại Điều XVI chỉ áp dụng trong phạm vi mà một
thành viên đã ghi các cam kết cụ thể vào cột Tiếp cận thị trường.
- Với một ngành dịch vụ có đưa ra các cam kết về MA, thành viên có nghĩa vụ
dành cho dịch vụ hoặc người cung ứng dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế
đã được thoả thuận và quy định tại Biểu cam kết cụ thể
 Nguyên tắc mở cửa thị trường GATS khá phức tạp, chủ yếu dựa trên các cam kết
của thành viên, chưa có các biện pháp cụ thể.
Điều 16.2 GATS đưa ra danh sách 6 biện pháp hạn chế về nguyên tắc là không được
áp dụng, trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết:
 Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ
 Hạn chế tổng giá trị các giao dịch hoặc tài sản
 Hạn chế tổng số hoạt động dịch vụ hoặc dịch vụ đầu ra
 Hạn chế số lượng thể nhân được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ cụ thể
 Hạn chế hình thức pháp lý của nhà cung ứng dịch vụ
 Hạn chế tỷ lệ vốn góp
Lưu ý:
 Thứ nhất, các yêu cầu đặt ra cho các thành viên có ý nghĩa như những yêu cầu
tối thiểu. Do đó, không hạn chế một thành viên đưa ra các đối xử ưu đãi hơn,
nếu thành viên đó mong muốn. Ví dụ, mặc dù Biểu cam kết chỉ cho phép tối đa
3 nhà cung ứng dịch vụ tham gia khai thác thị trường, nhưng thành viên đó vẫn
luôn luôn được tự do cho phép 5 hay nhiều hơn nữa các nhà cung ứng dịch vụ
tham gia.
 Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 thì một thành viên được phép đưa ra hạn
chế MA không thuộc phạm vi 6 hạn chế trên (không phải đưa ra trong biểu
cam kết). Ví dụ: một thành viên có thể được phép đưa ra chế độ thuế cao đối
một ngành dịch vụ nào đó, mà thực tế có thể dẫn đến việc ngăn cản hoặc không
khuyến khích gia nhập thị trường. Tuy nhiên theo quy định của GATS thì biện
pháp hạn chế về thuế này không được nhằm tạo ra một rào cản thương mại
phiền toái không cần thiết.
Ngoại lệ:
- Ngoại lệ chung (điều 14; điều 14 bis): lợi ích công cộng, sức khỏe con người, an
ninh quốc gia
- Các hạn chế được cam kết tại Biểu cam kết
Câu 15. Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ theo quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều XVII GATS
Trong thương mại quốc tế, nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) được
hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà
cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang
và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình. Điều này có nghĩa là
nước nhập khẩu không được đối xử phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp
trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước ngoài về thuế và các khoản lệ
phí trong nước cũng như về điều kiện cạnh tranh.
Trong GATS, nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại điều 17. Nội dung cơ
bản của nguyên tắc: thành viên đối xử với dịch vụ nước ngoài, người cung cấp dịch
vụ nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với dịch vụ trong nước và người cung cấp
dịch vụ trong nước, trừ những hạn chế đã được liệt kê trong cột Hạn chế đối xử quốc
gia của Biểu cam kết cụ thể.
Mục đích: Nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong
nước và nước ngoài
Phạm vi áp dụng: Nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thì trong thương
mại dịch vụ là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về đối xử
quốc gia đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành dịch vụ.
Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại dịch vụ:
- Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại. Ví
dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại có giống
điều kiện để ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không
- Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ
tại nước sở tại. Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt
Nam của ngân hàng nước ngoài có giống với ngân hàng VN hay không.
 Nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi
nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán
đưa ra những ngoại lệ (exception).
 Ngoài các ngoại lệ, nguyên tắc NT trong GATS được áp dụng linh hoạt, cho phép
các thành viên có thể đàm phán những cam kết về các biện pháp có tác động tới
thương mại dịch vụ không được điều chỉnh bởi Điều XVI, XVII.
Câu 16. Trình bày cấu trúc một Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules
of specific commitments) trong khuôn khổ GATS/WTO
Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của một quốc gia thành viên là tập hợp tất
cả các cam kết cụ thể của nước đó về mức độ mở cửa trong từng ngành/ phân ngành
dịch vụ
Biểu cam kết gồm 3 phần: cam kết chung; cam kết cụ thể; danh mục miễn trừ đối xử
tối huệ quốc.
 Cam kết chung: Bao gồm cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ xuất
hiện trong BCK. Chủ yếu đề cập đến các chính sách kinh tế - thương mại tổng
quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp; thuế;
trợ cấp… Một biện pháp, nếu đã được bảo lưu trong phần cam kết chung thì về
nguyên tắc không cần phải xuất hiện lại trong phần cam kết cụ thể. Tuy nhiên,
trong thực tế, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một số biện pháp xuất hiện cả trong phần
cam kết chung và phần cam kết cụ thể; sở dĩ là do các nhà đàm phán muốn
khẳng định thêm "sức nặng" của biện pháp bảo lưu.
 Cam kết cụ thể: Bao gồm các cam kết áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào BCK.
Với mỗi dịch vụ được liệt kê, đều có cam kết cụ thể đi kèm, ví dụ các cam kết về
dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng hay dịch vụ vận tải.
Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ cho
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Trường hợp có khác biệt giữa cam kết
chung và cam kết cụ thể thì sẽ áp dụng cam kết cụ thể
 Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc: Liệt kê các biện pháp tuy vi phạm MFN
nhưng các thành viên thông quan đàm phán cho phép duy trì. Nguyên tắc MFN
quy định các thành viên không được phép phân biệt đối xử đối với dịch vụ và
nhà cung cấp dịch vụ giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, GATS cho phép một
thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên này đưa biện pháp vi
phạm vào danh mục miễn trừ MFN và được các thành viên khác chấp thuận.
Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột:
i) cột mô tả ngành/phân ngành;
ii) cột hạn chế về tiếp cận thị trường;
iii) cột hạn chế về đối xử quốc gia và
iv) cột cam kết bổ sung.
 Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết.
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11
ngành1 và 155 phân ngành dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàm
phán. Mỗi ngành hoặc phân ngành được xác định bằng mã CPC của Bảng phân
loại sản phẩm trung tâm
 Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp mang tính hạn chế đối
với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn
chế tại điều 16.2. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức
độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp.
 Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt
đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài. Liệt kê càng nhiều thì mức độ phân biệt đối xử càng lớn.
 Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và
tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế
về đối xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu
chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v…
Phương pháp “chọn cho” và “chọn bỏ”
 WTO sử dụng phương pháp chọn - cho là cam kết theo dạng "chỉ được làm
những gì được phép làm" khi xác định phạm vi cam kết, tức là các dịch vụ được
đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị
trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu. Với những dịch vụ không xuất hiện
trong Biểu, bên cam kết không có nghĩa vụ nào cả. Trong trường hợp của Việt
Nam, những dịch vụ như quản lý bất động sản, in ấn, xuất bản v..v không xuất
hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không cam kết
gì cho những ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của
GATS.
 Phương pháp "chọn - bỏ" (negative approach) là cam kết theo dạng "được làm
tất cả những gì không bị hạn chế", được sử dụng khi đưa ra cam kết đối với các
dịch vụ được đưa vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ các biện
pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ
Các phương thức cung ứng dịch vụ
GATS quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: 1) cung cấp qua biên
giới; 2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; 3) hiện diện thương mại; 4) hiện diện thể nhân.
- Phương thức cung cấp qua biên giới (gọi tắt là Phương thức 1) là phương thức
theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ
của một Thành viên khác, tức là không có sự di chuyển của người cung cấp và
người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Ví dụ, các dịch vụ tư vấn có thể
cung cấp theo phương thức này.
- Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (gọi tắt là Phương thức 2) là phương thức
theo đó người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một
Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, khách du lịch nước ngoài sang Việt
Nam.
- Phương thức hiện diện thương mại (gọi tắt là Phương thức 3) là phương thức theo
đó nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như
công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ
của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ thành
lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam.
- Phương thức hiện diện thể nhân (gọi tắt là Phương thức 4) là phương thức theo đó
thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một
Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, các nghệ sỹ nước ngoài sang Việt
Nam biểu diễn nghệ thuật.
Cam kết được đưa ra cho từng phương thức từ 1 đến 4 trong hai cột hạn chế về tiếp
cận thị trường và hạn chế về đối xử quốc gia.
Mức độ cam kết
Do các điều kiện được sử dụng trong Biểu cam kết của mỗi Thành viên sẽ tạo ra các
cam kết có tính ràng buộc pháp lý nên cần chính xác trong việc thể hiện có hay
không có các hạn chế về tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia. Phụ thuộc vào
mức độ hạn chế mà mỗi Thành viên có thể đưa ra, thường có bốn trường hợp sau:
 Cam kết toàn bộ: Các Thành viên không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp cận
thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một
hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện
trong Biểu cam kết của mình ký hiệu “Không hạn chế” vào các cột thích hợp của
Biểu cam kết. Trong trường hợp này, các hạn chế được liệt kê trong phần cam
kết chung vẫn được áp dụng.
 Cam kết kèm theo những hạn chế: Các Thành viên đưa ra cam kết đối với một
hoặc nhiều ngành dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp
dịch vụ nhưng liệt kê tại các cột và nội dung tương ứng của Biểu cam kết các
biện pháp hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Khi đó, các Thành viên sẽ
thể hiện trong Biểu cam kết của mình ký hiệu như “Không hạn chế, ngoại trừ
….” hoặc “Chưa cam kết, ngoại trừ...”. Trong trường hợp này, các hạn chế được
liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng
 Không cam kết: Các Thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra các biện pháp
hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ
hay một hoặc nhiều phương thức cung cấp cụ thể. Khi đó, các Thành viên sẽ thể
hiện trong Biểu cam kết ký hiệu “Chưa cam kết”. Trong trường hợp này, các hạn
chế được liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.
 Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật: Trong một số trường hợp, một
phương thức cung cấp dịch vụ có thể là không mang tính khả thi về mặt kỹ
thuật. Ví dụ, dịch vụ xây nhà cung cấp qua biên giới. Khi đó, các Thành viên sẽ
thể hiện ký hiệu “Chưa cam kết do không có tính khả thi kỹ thuật"
Câu 17. Trình bày cấu trúc Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam
trong khuôn khổ WTO.
Biểu cam kết cụ thể về TMDV của Việt Nam là tập hợp tất cả các cam kết cụ thể của
VN về mức độ mở cửa trong từng ngành/phân ngành DV. VN cam kết mở cửa 11/11
(12: DV khác) ngành và 110/155 phân ngành. Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: cam
kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc
(MFN).
Phần cam kết chung Việt Nam chỉ cam kết với phương thức 3 (hiện diện thương mại)
và 4 (hiện diện thể nhân). Bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ
xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. Các cam kết trong phần cam kết chung này đưa
ra các hạn chế về tiếp cận thị trường, hạn chế đối xử quốc gia. Phần này chủ yếu đề
cập tới các chính sách kinh tế – thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu
tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, chính sách đất đai, các biện pháp về thuế, trợ
cấp v.v… Một biện pháp, nếu đã được bảo lưu trong phần cam kết chung thì về
nguyên tắc không cần phải xuất hiện lại trong phần cam kết cụ thể. Tuy nhiên, trong
thực tế, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một số biện pháp xuất hiện cả trong phần cam kết
chung và phần cam kết cụ thể (thí dụ như tỷ lệ vốn tối đa mà các nhà đầu tư nước
ngoài được phép đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam). Sở dĩ có
hiện tượng đó là do các nhà đàm phán muốn khẳng định thêm "sức nặng" của biện
pháp bảo lưu mà thôi, không liên quan đến kỹ thuật cam kết dịch vụ của WTO.
Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào
Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như dịch vụ viễn thông,
dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, v..v sẽ có nội dung cam kết cụ
thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị
trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.
Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp được duy
trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện
pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc
MFN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ
đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.
Cấu trúc của biểu cam kết dịch vụ
Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột: i) Cột mô tả ngành/phân ngành; ii) Cột hạn chế về tiếp
cận thị trường; iii) Cột hạn chế về đối xử quốc gia và iv) Cột cam kết bổ sung.
 Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết. Theo
danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11 ngành và 155
phân ngành dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán. Mỗi ngành
hoặc phân ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của
Bảng phân loại sản phẩm trung tâm (CPC). Kiểu xác định này cũng tương tự như
xác định mã phân loại hàng hoá (HS) trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ, một
thành viên muốn đưa ra một bản chào hoặc một cam kết đối với phân ngành dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ. Trong danh mục của Ban Thư ký WTO (W/120), dịch vụ này
thuộc phần có tiêu đề chung gọi là "Dịch vụ bảo hiểm". Thông qua việc tham chiếu
đến CPC, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ có số phân loại CPC tương ứng là 8129. Do đó,
trong Biểu cam kết dịch vụ bảo hiểm nhân thọ sẽ được ghi là dịch vụ bảo hiểm nhân
thọ (CPC 8129).
 Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm: 1) Hạn
chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; 2) Hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch
hoặc tài sản; 3) Hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung
cấp; 4) Hạn chế về số lượng lao động; 5) Hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp;
6) Hạn chế góp vốn của nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp
nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng
hẹp.
 Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối
xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Biểu
cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử quốc gia thì sự
phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài càng lớn.
 Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu
dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối
xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ
thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v..
Câu 18. Lấy ví dụ đối với một loại dịch vụ không được đưa vào Biểu cam kết cụ thể
về thương mại dịch vụ của Việt Nam và cho biết, việc mở cửa thị trường dịch vụ đó
có phải tuân theo quy định nào của GATS hay không? Vì sao?
Theo danh mục phân loại ngành DV của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11 ngành và 155
phân ngành DV được các thành viên WTO tiến hành đàm phán. Mỗi ngành hoặc phân
ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của Bảng phân
loại sản phẩm trung tâm (CPC). Tuy nhiên, Việt Nam chỉ cam kết 110/155 phân
ngành thuộc 11/12 ngành DV. 11 ngành đó là: 1) Dịch vụ kinh doanh; 2) Dịch vụ
thông tin; 3) Dịch vụ xây dựng; 4) Dịch vụ phân phối; 5) Dịch vụ giáo dục; 6) Dịch
vụ môi trường; 7) Dịch vụ tài chính; 8) Dịch vụ y tế xã hội; 9) Dịch vụ du lịch và dịch
vụ liên quan; 10) Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; 11) Dịch vụ vận tải biển.
Các phân ngành Việt Nam không đưa ra cam kết có thể kể đến: - Dịch vụ pháp lý
(CPC 861 trừ: tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách
hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; DV giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan
tới pháp luật Việt Nam) - Dịch vụ vận tải hàng hóa (trừ vận tải nội địa CPC 7212)
Trong trường hợp của Việt Nam, những DV như quản lý bất động sản, in ấn, xuất
bản, … không xuất hiện trong biểu cam kết DV. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không
cam kết gì cho những ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của
GATS.
Một số dịch vụ logistics chưa được Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tại Biểu cam
kết WTO (chỉ được quy định theo pháp luật Việt Nam):
- Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không (CPC 732)
- Dịch vụ vận tải vũ trụ (CPC 733)
- Các dịch vụ bốc dỡ hàng khác (CPC 7419) (không thuộc bốc dỡ container)
Ngoài ra, còn có dịch vụ in ấn, xuất bản đối với bao bì (CPC 88442) không được đưa
vào biểu cam kết của Việt Nam nhưng vẫn cần tuân thủ các quy định trong Hiệp định
khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS).
 Việt Nam không cam kết mở cửa một số tiểu ngành dịch vụ vì những lí do nhạy cảm
về chính trị và an ninh, bảo hộ cho ngành kinh tế nội địa hoặc các đối tác không có
nhu cầu đàm phán do giá trị thương mại không đáng kể.
Theo nguyên tắc về cam kết dịch vụ trong WTO, về cơ bản, quy chế áp dụng cho các
loại dịch vụ sẽ tuân thủ yêu cầu sau:
Đối với các dịch vụ đã có cam kết (được liệt kê trong Biểu cam kết): Việt Nam buộc
phải mở cửa thị trường các dịch vụ đó cho nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu là như
mức đã cam kết (có thể mở cửa nhanh hơn, mạnh hơn mức cam kết);
Đối với các dịch vụ chưa cam kết (không được liệt kê trong Biểu cam kết): Việt Nam
có quyền cho phép hoặc không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp
các dịch vụ này tại Việt Nam theo mức độ, điều kiện mà mình quy định.
 Nếu dịch vụ không thuộc CPC, Việt Nam không có ràng buộc gì theo WTO -> Việt
Nam có toàn quyền quy định cho phép hay không cho phép dịch vụ này vào Việt Nam
để cung cấp.
Câu 19. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết chung trong Biểu cam kết cụ thể về
thương mại dịch vụ của Việt Nam tại WTO.
Phạm vi áp dụng: Tại cột mô tả ngành và phân ngành của phần cam kết chung có ghi
“tất cả các ngành và phân ngành trong Biểu cam kết”. Ghi như vậy có nghĩa là tất cả
các dịch vụ được liệt kê tại cột ngành và phân ngành trong Biểu cam kết (như dịch vụ
kinh doanh, dịch vụ xây dựng, dịch vụ tài chính v.v.) đều phải chịu sự điều chỉnh của
các biện pháp được mô tả trong phần cam kết chung. (ưu tiên áp dụng biểu cam kết vụ
thể nếu trong trường hợp có cả biểu cam kết chung và biểu cam kết cụ thể)
Biểu cam kết chung chỉ đề cập đến cột 3 và 4, còn cột 1 và 2 được quy định riêng
trong từng phân ngành ở biểu cam kết cụ thể.
Nhìn chung, nước ta đã cam kết khoảng 110/155 phân ngành thuộc 11/12 ngành DV
theo phân loại của WTO. Đã bảo vệ được những ngành, phân ngành nhạy cảm như
bảo hiểm, phân phối, du lịch...Với các ngành khác, nước ta đã có những bước tiến phù
hợp định hướng phát triển TMDV nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Và Điều
quan trọng là nước ta đã đạt được một lộ trình thực thi với thời gian chuyển tiếp trong
khoảng 3 đến 5 năm cho các cam kết chính trong các ngành DV quan trọng.
Các nội dung cơ bản:
 Thứ nhất: Không hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ theo
phương thức hiện diện thương mại (phương thức 3), dưới các hình thức: Hợp đồng
hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
trừ một số ngoại lệ được quy định tại từng 4/10 và tiểu ngành cụ thể của biểu cam
kết.
 Thứ hai: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện
tại Việt Nam nhưng các văn phòng này không được phép tham gia vào các hoạt
động sinh lợi trực tiếp.
 Thứ ba: Các doanh nghiệp nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới
hình thức chi nhánh, trừ trường hợp điều đó được cho phép theo cam kết trong từng
ngành dịch vụ cụ thể.
 Thứ tư: Các doanh nghiệp nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ
phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tổng mức vốn cổ phần do nhà đầu tư nước
ngoài nắm giữ tối đa 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp pháp
luật Việt Nam có quy định khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
cho phép. Sau 1 năm gia nhập WTO, hạn chế nêu trên (mức góp vốn tối đa 30%) sẽ
được bãi bỏ, trừ lĩnh vực ngân hàng và những ngành dịch vụ mà Việt Nam không
cam kết mở cửa.
 Thứ năm: Việt Nam chưa cam kết cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được
cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện của thể nhân (phương thức 4), trừ các
biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân thuộc các
nhóm sau: 1) Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (các nhà quản lý, giám
đốc điều hành và chuyên gia); 2) Nhân sự khác (các nhà quản lý, giám đốc điều
hành và chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế); 3) Người chào bán
dịch vụ; 4) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; 5) Nhà cung
cấp dịch vụ theo hợp đồng. Những người này được nhập cảnh để cung cấp dịch vụ
máy tính và các dịch vụ liên quan đến máy tính, dịch vụ tư vấn kĩ thuật.
 Thứ sáu: Tối thiểu 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia
của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước
ngoài sẽ được phép có tối thiểu 3 nhà quản lí, giám đốc điều hành và chuyên gia
không phải là người Việt Nam.
 Thứ bảy: Về cơ bản, hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
được hưởng đối xử quốc gia, trừ một số ngoại lệ như dành trợ cấp một lần để thúc
đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp Việt
Nam; trợ cấp dành cho nghiên cứu và phát triển; trợ cấp trong các ngành y tế, giáo
dục và nghe nhìn; trợ cấp nhằm nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho
đồng bào thiểu số.
Câu 20. Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm a, b, c
Khoản 2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam kết
cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong
khuôn khổ WTO.
Sự hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ, tổng trị giá giao dịch hay tổng số các hoạt động
dịch vụ theo quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 Điều XVI GATS bao gồm cả việc cấm hoàn
toàn (zero quota/ full limitation/ probihition) hay hạn chế theo một trong số các hình thức
được mô tả.
(a) Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số
lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế
Ví dụ: Tại biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ vận
tải biển quy định: “Số lượng liên doanh do các công ty vận tải biển nước ngoài được
phép thành lập tại thời điểm gia nhập không được vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm
một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, không hạn chế số
lượng liên doanh.”
Ví dụ: Trong ngành phân phối, việc thành lập các cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất
sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế với tiêu chí chính là số lượng các
nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị
trường, quy mô địa lý.
(b) Hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn
ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế
Ví dụ: Tại biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ngân
hàng quy định về điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân
hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài là ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô
la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
Ví dụ: BCK yêu cầu giao dịch viễn thông quốc tế phải được thực hiện qua hệ thống
đường truyền của nhà cung cấp trong nước.
(c) Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tỉnh theo
số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế
Ví dụ: Tại biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ vận
tải biển quy định ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chỉ được thực hiện các hoạt động như : Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao
dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ; đại diện cho chủ
hàng; cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu.
Ví dụ: Hạn chế tổng thời lượng chiếu phim nước ngoài trên sóng truyền hình quốc
gia.
 WTO đã đặt ra quy định cấm các thành viên không được duy trì hoặc ban hành áp
dụng các biện pháp hạn chế số lượng (trong đó có hạn ngạch) trong những lĩnh vực đã
cam kết mở cửa thị trường dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ. Đây là quy
định có tính chất bắt buộc với các nước thành viên của WTO. Như vậy, Việt Nam
hiện tại là thành viên của WTO nên cũng không được phép sử dụng các công cụ hạn
chế số lượng, trong đó có hạn ngạch. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép thực hiện hạn
ngạch trong các trường hợp ngoại lệ, như trong trường hợp có quy định khác trong
Danh mục cam kết.
Câu 21. Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm d, e, f
Khoản 2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp 01 ví dụ minh họa từ Biểu cam kết
cụ thể về thương mại dịch vụ (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong
khuôn khổ WTO.
d) Hạn chế về số lượng lao động: Có nghĩa là trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể chỉ
được phép tuyển dụng một số lượng hạn chế về tổng số lượng người lao động hoặc
một nhà cung cấp dịch vụ chỉ được phép tuyển dụng một số lượng hạn chế người lao
động.
→ Thường liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thông qua phương thức 4. Liên quan
đến việc cung ứng dịch vụ của thể nhân cũng cần quan tâm đến Phụ lục về di
chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ. Hạn chế về tổng số thể nhân được tuyển dụng
trong lĩnh vực dịch vụ vì thể không áp dụng với các biện pháp tác động đến các
thể nhân tìm kiếm cơ hội trên thị trường làm việc của một quốc gia thành viên.
Việc hạn chế bị cấm dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế
không ngăn cản thành viên áp dụng các biện pháp để kiểm soát việc nhập cảnh,
tạm trú của các thể nhân trên lãnh thổ của mình, miễn là việc này không dẫn đến
triệt tiêu hay suy giảm lợi ích mà các thành viên khác được hưởng theo các điều
kiện cam kết cụ thể.
Ví dụ: Trong biểu cam kết cụ thế về dịch vụ, được quy định tại mục cam kết chung
đối với tất cả các ngành và phân ngành trong cam kết quy định: “Số lượng các thể
nhân quy định trong hợp đồng không được nhiều hơn mức cần thiết để thực hiện hợp
đồng do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Việt Nam.”
Ví dụ: Tại cam kết về “người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp” – “ít nhất 20%
tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia phải là công đân Việt
Nam.
Ví dụ: Trong mục Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211) và
Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212), VN cam kết phương thức
số 3 - hiện diện thương mại như sau: “Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc
trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của
các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định
biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam”.
e) Hạn chế về hình thức thành lập: Có nghĩa trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể, thành
viên đặt ra yêu cầu đối với việc thành lập các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên
doanh và thông qua đó, người cung cấp mới có thể cung cấp dịch vụ.
Hình thức người cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ thông qua pháp nhân cụ thể hay
hiện diện thương mại là hình thức rất phổ biến tại Việt Nam.
Ví dụ như tại biểu cam kết cụ thể về dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, theo
phương thức dịch vụ kinh doanh, Tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành lập
hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức: Chi nhánh của tổ chức luật sư
nước ngoài; Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài; Công ty luật nước ngoài;
Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt
Nam.
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt
Nam nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các
yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
→ Có nghĩa, nếu một nhà cung cấp dịch vụ pháp lý theo mã CPC 861 này, muốn
sang Việt Nam thành lập một công ty trên lãnh thổ Việt Nam để cung cấp dịch vụ
thì chỉ được thành lập dưới các hình thức được liệt kê như trên. Đây chính là một
sự hạn chế về mặt hình thức thành lập theo Điểm e Khoản 2 Điều 16 GATS bởi
không phải hình thức nào cũng được Việt Nam cho phép thành lập để cung cấp
dịch vụ pháp lý.
f) Hạn chế góp vốn của nước ngoài: có nghĩa là trong một lĩnh vực cụ thể, thành viên
đó quy định một mức tối đa phần trăm cụ thể về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài
hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài mà nhà cung cấp dịch vụ có thể góp khi thành lập
một hiện diện thương mại trên lãnh thổ thành viên đó. Đây là một hạn chế đặc trưng
của phương thức số 3.
Ví dụ: Tại BCK Chung, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm
giữ trong một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp
đó, trừ khi pháp luật VN có quy định khác hoặc cơ quan có thẩm quyền của VN cho
phép.
Ví dụ: Đối với Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC
881), Việt Nam cam kết đối với phương thức số 3 – Hiện diện thương mại rằng: “(3)
Không hạn chế, ngoại trừ: Chỉ cho phép thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác
kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định
của liên doanh.” Ở đây Việt Nam đã đưa ra một mức phần trăm cụ thể là 51%, và các
nhà cung cấp dịch vụ CPC 881 sẽ không được góp vốn vượt quá con số này khi thành
lập hiện diện thương mại theo hình thức liên doanh.
Câu 22. Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới theo quy định
của Hiệp định CPTPP.
Các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới quy định tại CPTPP được quy
định tại chương 10 với 03 phương thức:
- Phương thức 1: Cung ứng dịch vụ qua biên giới. Cung ứng dịch vụ từ lãnh thổ
của một nước thành viên vào lãnh thổ của một nước thành viên khác, không đòi
hỏi sự dịch chuyển vật lý của cả người cung cấp và người tiêu dùng. Đối tượng
dịch chuyển là dịch vụ, người cung ứng và người tiêu dùng vẫn ở hai quốc gia
khác nhau.
- Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Người tiêu dùng dịch vụ dịch chuyển
xuyên biên giới, người cung cấp đứng yên. Dịch vụ được cung ứng trên lãnh thổ
của một nước thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ nước thành viên
nào khác.
- Phương thức 4: Hiện diện thể nhân. Nhà cung ứng dịch vụ (thể nhân) phải dịch
chuyển sang nước khác để cung ứng dịch vụ được hiểu là nhân danh chính mình
hoặc người của pháp nhân. Việc lưu trú, nhập cảnh của thể nhân được quy định cụ
thể trong chương 12 – nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh.
Hiệp định GATS quy định thương mại dịch vụ gồm 4 Mode, nhưng đến Hiệp định
CPTPP thì Chương 10 chỉ đưa ra có 3 Mode, thiếu mode “commercial presence”
(hiện diện thương mại) - là việc cung cấp dịch vụ thông qua việc nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư trực tiếp thành lập công ty cung cấp dịch vụ trực tiếp tại nước tiếp nhận
đầu tư. Đối với phương thức cung cấp dịch vụ thông qua hình thức hiện diện thương
mại, Hiệp định CPTPP quy định phương thức này tại Chương 9 – Đầu tư của Hiệp
định CPTPP. Chương 9 của Hiệp định CPTPP chỉ nói về tài sản đầu tư và các biện
pháp liên quan đến nhà đầu tư và đầu tư của Bên khác, nhưng không nói về thương
mại dịch vụ. Ngoài ra, các Chương khác của CPTPP cũng không thấy có quy định về
Thương mại dịch vụ.
→ Ở đây, TPP đã thay thế việc thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ bên
nước thành viên tương đương với việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đầu
tư vào lĩnh vực dịch vụ tại nước thành viên đó. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ của
một bên thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước
ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một thành viên khác
để cung cấp dịch vụ, ví dụ như Ngân hàng HSBC thành lập ngân hàng con 100%
vốn HSBC tại Việt Nam để kinh doanh.
→ “Biểu cam kết” mở cửa thị trường dịch vụ trong TPP (bao gồm cả 04 Mode) được
nêu trong 02 Phụ lục chung của mỗi nước cho toàn Hiệp định (chứ không nằm
riêng ở Chương Đầu tư hay Chương Dịch vụ qua biên giới).
Câu 23. Trình bày phạm vi áp dụng của Chương 10 - Thương mại dịch vụ xuyên biên
giới của Hiệp định CPTPP.
Chương này áp dụng cho các biện pháp được áp dụng hoặc duy trì bởi một Bên có
ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ xuyên biên giới bởi các nhà cung cấp dịch vụ của
một Bên khác. Trừ các trường hợp ngoại lệ hoặc bảo lưu, Chương Dịch vụ qua biên
giới trong TPP áp dụng đối với tất cả các dịch vụ được cung cấp qua biên giới giữa
các nước thành viên TPP, bao gồm các dịch vụ được cung cấp: Từ lãnh thổ của một
thành viên qua lãnh thổ của thành viên khác; Tại lãnh thổ của một thành viên cho
một chủ thể của thành viên khác, hoặc Bởi một chủ thể mang quốc tịch của một
thành viên trên lãnh thổ của một thành viên khác. (các dịch vụ được cung cấp qua 3
phương thức: cứng ứng qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài; hiện diện thể nhân)
Như vậy, các cam kết trong Chương Dịch vụ sẽ không áp dụng cho các dịch vụ được
cung cấp trên lãnh thổ của một thành viên bởi một khoản đầu tư của nhà đầu tư một
nước thành viên khác (trừ các nguyên tắc về Tiếp cận thị trường, Pháp luật nội địa và
Minh bạch vẫn được áp dụng cho các khoản đầu tư này). Các trường hợp này sẽ tuân
thủ các quy định tại Chương Đầu tư và các nguyên tắc nói trên của Chương Dịch vụ.
Chú ý, để tránh tình trạng lạm dụng, CPTPP cho phép các nước thành viên được từ
chối không áp dụng các cam kết tại Chương Dịch vụ qua biên giới trong các trường
hợp:
- Dịch vụ của nhà cung cấp có quốc tịch của một nước CPTPP khác nhưng thuộc
quyền kiểm soát của chủ thể mang quốc tịch ngoài CPTPP;
- Dịch vụ của chủ thể mang quốc tịch của chính nước CPTPP liên quan và không
có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đáng kể ngoài lãnh thổ của nước này.
Chương Dịch vụ qua biên giới không áp dụng cho các trường hợp sau đây:
 Các dịch vụ tài chính (được quy định trong Chương 11- Dịch vụ tài chính), (trừ
trường hợp đặc biệt được nêu trong Hiệp định);
 Mua sắm công;
 Dịch vụ công;
 Các khoản tài trợ hay trợ cấp của một một nước thành viên, bao gồm các khoản
vay, bảo lãnh và bảo hiểm hỗ trợ bởi nhà nước;
 Bất kỳ biện pháp nào của một nước Thành viên liên quan đến việc tiếp cận thị
lao động của người lao động nước Thành viên khác;
 Các dịch vụ hàng không, bao gồm các dịch vụ vận chuyển hàng không trong
nước và quốc tế, và các dịch vụ hỗ trợ liên quan, trừ một số dịch vụ như vận
hành, bán hàng và tiếp thị, sửa chữa và bảo trì.
Câu 24. Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường theo quy định của Hiệp
định CPTPP.
Cam kết mở cửa thị trường trong CPTPP được thực hiện theo phương thức chọn-bỏ.
(phương thức “chọn-bỏ”: chỉ những ngành nào được cam kết tại CPTPP (cụ thể là
biểu NCM) thì mới có hạn chế về tiếp cận thị trường. Đối với các ngành khác không
cam kết, nhà đầu tư nước ngoài thuộc các quốc gia thành viên CPTPP được hiểu là
sẽ được đối xử như nhà đầu tư trong nước theo đúng nguyên tắc đối xử quốc gia và
không bị áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường nào). CPTPP liệt kê những nghĩa vụ,
nguyên tắc mở cửa cơ bản cho nhà đầu tư và dịch vụ xuyên biên giới từ các nước
CPTPP khác. Các nghĩa vụ, nguyên tắc này là bắt buộc trừ khi có bảo lưu. Như vậy:
Nếu không có bảo lưu gì thì các nước thuộc CPTPP phải mở cửa cho nhà đầu tư,
cung cấp dịch vụ từ các nước CPTPP khác phù hợp với các nghĩa vụ, nguyên tắc mở
cửa cơ bản này. Nếu có bảo lưu thì ở các khía cạnh bảo lưu, các quốc gia thuộc
CPTPP được quyền không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, nguyên tắc mở cửa liên
quan mà chỉ mở cửa như mức bảo lưu.
Theo Chương 10, các Thành viên cam kết sẽ mở cửa toàn bộ thị trường các dịch vụ
theo đúng các nguyên tắc nêu tại Chương 10:
 Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT): Theo nguyên tắc này, các thành viên CPTPP
cam kết sẽ dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên
khác đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho các dịch vụ và nhà cung
cấp dịch vụ trong nước trong hoàn cảnh tương tự;
 Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN): Nguyên tắc này đòi hỏi các nước Thành
viên CPTPP phải dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước
Thành viên CPTPP khác đối xử không kém sự thuận lợi hơn đối xử dành cho các
dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các nước CPTPP khác hoặc của các nước
không phải là thành viên CPTPP trong hoàn cảnh tương tự;
 Nguyên tắc về tiếp cận thị trường (Market Access): Nguyên tắc này yêu cầu các
nước Thành viên CPTPP (i) không áp đặt các hạn chế về số lượng nhà cung cấp
dịch vụ trên thị trường, trị giá giao dịch, số lượng dịch vụ cung cấp, số lượng cá
nhân được phép tuyển dụng..; (ii) không đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải thành
lập hiện diện thương mại dưới một hình thức pháp lý nhất định tại thị trường đó
để cung cấp dịch vụ.
 Nguyên tắc về hiện diện tại nước sở tại (Local presence): Nguyên tắc này cấm các
nước Thành viên CPTPP đặt điều kiện nhà cung cấp dịch vụ CPTPP phải thiết lập
văn phòng đại diện hoặc bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào trên lãnh thổ của
mình, hay phải cư trú trên lãnh thổ mình để cung cấp dịch vụ qua biên giới
Cùng với việc đặt ra các nguyên tắc chung, Chương này của CPTPP cũng quy định
các trường hợp ngoại lệ mà các nước CPTPP không phải tuân thủ các nguyên tắc đó,
ví dụ:
- Các biện pháp đã được áp dụng ở cấp địa phương tại thời điểm CPTPP có hiệu
lực; Đây là ngoại lệ chung cho tất cả các nước CPTPP. Như vậy, các biện pháp
quản lý đầu tư và dịch vụ ở các tỉnh và cấp thấp hơn đang áp dụng vào thời điểm
CPTPP có hiệu lực sẽ không phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên.
- Các biện pháp thực hiện theo các điều kiện và lĩnh vực liệt kê trong Danh mục
các biện pháp không tương thích, quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của CPTPP
(mỗi nước sẽ có 01 Danh mục riêng). Các Danh mục này thực chất là các ngoại
lệ/bảo lưu cho phép các nước CPTPP không phải tuân thủ một số các nghĩa vụ
trong Chương Dịch vụ qua biên giới và Chương Đầu tư trong CPTPP. Mỗi Danh
mục có cơ chế/nguyên tắc áp dụng riêng.
Phụ lục I: bao gồm các biện pháp không tương thích đang áp dụng tại thời điểm
CPTPP có hiệu lực mà mỗi nước CPTPP sẽ được tiếp tục áp dụng; trường hợp có sửa
đổi thì việc sửa đổi phải đáp ứng được hai nguyên tắc sau:
o Sửa đổi theo hướng không kém thuận lợi hơn so với biện pháp đó tại thời
điểm Hiệp định có hiệu lực (nguyên tắc giữ nguyên trạng - “standtill”)
o Một khi đã sửa đổi lên một mức mới thuận lợi hơn, thì những sửa đổi sau đó
sẽ không được kém thuận lợi hơn mức mới này (nguyên tắc chỉ tiến không lùi
- “ratchet”).
Phụ lục II: bao gồm các biện pháp không tương thích mà nước Thành viên CPTPP
được phép áp dụng mà không có hạn chế gì về thời gian (hiện tại hay tương lai) và
cách thức (thuận lợi hơn hay khó khăn hơn).
Câu 25. Trình bày nội dung cơ bản của các quy định về thương mại dịch vụ trong
khuôn khổ AFTA.
AFTA: ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Trong khuôn
khổ AFTA, có hai thỏa thuận cơ bản về tmdv là AFAS (hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ) và ATISA (hiệp định ASEAN về tmdv). AFAS và các nghị định thư trong
khuôn khổ AFAS là các tiền thân của ATISA. Tuy nhiên, liên quan đến cam kết về
mở cửa thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể, AFAS và các nghị định thư vẫn
tiếp tục có hiệu lực song song với ATISA trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ với
VN là 9 năm kể từ khi ATISA có hiệu lực đối với VN.
AFAS:
 Được ký kết vào năm 1995, xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của GATS và
thừa nhận nguyên tắc “GATS cộng”
Nguyên tắc “GATS cộng” (Khoản 1 Điều IV AFAS)
● Các Quốc gia Thành viên sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh
hưởng đến thương mại trong các lĩnh vực cụ thể.
● Các cuộc đàm phán như vậy sẽ hướng tới đạt được các cam kết vượt trên các
cam kết đã được đưa vào danh mục cam kết cụ thể theo GATS của mỗi Quốc gia
Thành viên, và các Quốc gia Thành viên sẽ dành cho nhau đối xử ưu đãi đối với
các cam kết đó trên cơ sở MFN.
 Nguyên tắc đàm phán: Đàm phán dịch vụ trong khuôn khổ AFAS được thực hiện
theo hình thức Chọn – Cho giống WTO, tức là tất cả các ngành/lĩnh vực có cam kết
mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các gói cam kết, còn trường hợp không đưa vào
là không có cam kết gì.
 Về đối tượng: Hiệp định khung chỉ áp dụng đối với thể nhân và pháp nhân của các
quốc gia thành viên ASEAN.
 Phạm vi: các gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập đến 3
Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định
về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.
 Phương thức 1 và 2: không có hạn chế nào, ngoại trừ các trường hợp có lý
do hợp lý (như bảo vệ cộng đồng) và được sự đồng ý của tất cả các thành
viên trong từng trường hợp cụ thể
 Phương thức 3: cho phép tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc
ASEAN trong các doanh nghiệp lên đến 70% vào năm 2015 đối với tất cả
các lĩnh vực và từng bước loại bỏ rào cản khác.
 Cam kết về dịch vụ trong AFAS: Đến nay, trong khuôn khổ của AFAS các nước
ASEAN đã ký 10 gói cam kết về thương mại dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như:
xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng
hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7 thỏa thuận công nhận lẫn
nhau, 6 cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ hàng không. Các
cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam
kết trong khuôn khổ WTO.
 Nội dung bao gồm: Cam kết chung - Cam kết cụ thể - Danh mục miễn trừ tối huệ
quốc.
 Cam kết chung: bao gồm các nội dung cam kết được áp dụng cho tất cả các
dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ.
 Các cam kết cụ thể: Đưa ra Biểu cam kết dịch vụ, về cơ bản cấu trúc giống với
Biểu cam kết DV trong WTO gồm 4 cột: i) cột mô tả ngành/ phân ngành; (ii)
cột hạn chế về tiếp cận thị trường; (iii) cột hạn chế về đối xử quốc gia; và (iv)
cột cam kết bổ sung.
 Danh mục miễn trừ MFN: liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi
phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ.
Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ Tài chính và Vận tải hàng không cũng được đàm phán
riêng; không nằm trong các Gói cam kết chung
 Về vấn đề công nhận lẫn nhau (Điều V AFAS): Công nhận lẫn nhau được thực
hiện theo cơ chế tự nguyện, tự quyết và thỏa thuận. Mỗi QG có quyền công nhận
hoặc không công nhận trình độ, học vấn, kinh nghiệm; các yêu cầu được đáp ứng
và giấy phép hoặc chứng chỉ được cấp bởi các nước thuộc ASEAN khác tại nước
mình căn cứ vào sự công nhận đó có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, văn hóa, đạo
đức,... của nước mình hay không.
ATISA:
 Là bản nâng cấp thay thế cho AFAS. Là sự kế thừa và củng cố những hiệp định
ASEAN về dịch vụ, không chỉ AFAS mà cả những hiệp định khác được ký kết
với đối tác của ASEAN.
 Nguyên tắc đàm phán: chọn-bỏ. Cụ thể, các bên cam kết mở cửa tất cả các ngành
dịch vụ trừ các ngành/ phân ngành được liệt kê trong Danh sách các biện pháp
không tương thích. Đây là cách tiếp cận mới trái với AFAS, vốn chỉ cho phép mở
cửa những ngành được liệt kê trong Hiệp định
 So với AFAS: giảm bớt các rào cản hơn, nền tảng pháp luật vững chắc và cơ chế
minh bạch hơn cho thị trường dịch vụ khu vực.
 Nội dung chủ yếu: các nguyên tắc cơ bản (MFN, NT, MA, hiện diện nước sở tại,
ban lãnh đạo các vị trí chủ chốt); cam kết về MA; cam kết về minh bạch; hợp tác;
bảo đảm cạnh tranh; tự do thanh toán.
Ngoài ra còn một số văn bản pháp lý liên quan:
 Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP): đưa ra các cam kết thỏa thuận
về dỡ bỏ rào cản đối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của thể nhân tham
gia vào tmdv (mode 4)
 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau MRA: bao gồm các thỏa thuận về công nhận lẫn
nhau về bằng cấp và trình độ của lao động có kỹ năng
 Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF): cung cấp hệ thống các bậc trình độ
về kiến thức, kỹ năng; nhằm bảo đảm sự thống nhất cho hội nhập giáo dục và thị
trường lao động.
Câu 26. Trình bày cấu trúc và nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về thương
mại dịch vụ trong khuôn khổ AFTA.
Cam kết của VN trong AFAS:
 Cam kết chung: Bao gồm các nội dung cam kết được áp dụng cho tất cả dịch vụ
đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Các cam kết chung của VN trong AFAS về cơ bản
là giống với cam kết chung của VN trong GATS
 Cam kết cụ thể: Đưa ra biểu cam kết về dịch vụ, cấu trúc giống với biểu cam kết
dịch vụ trong WTO, gồm 4 cột: cột mô tả ngành, phân ngành; cột hạn chế tiếp cận
thị trường; cột hạn chế đối xử quốc gia và cột cam kết bổ sung.
 Các gói cam kết Việt Nam đã thực hiện
 Việt Nam đã thực hiện 10 gói cam kết chung
 Thực hiện đủ 6 gói cam kết riêng về tài chính;
 Việt Nam thực hiện được 8 gói về Dịch vụ hàng không
VN thực hiện cam kết chung:
 Các Gói cam kết 1-7 của Việt Nam có mức độ mở cửa dịch vụ chỉ thấp hơn hoặc
bằng so với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Nhưng bắt đầu từ
Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong một số phân ngành đã bắt đầu
cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một số phân
ngành mới. Từ Gói thứ 8, VN cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với 11/12 ngành
và 111 phân ngành. So với cam kết trong GATS, VN mở cửa nhiều phân ngành
hơn đối với dịch vụ ý tế, du lịch, viễn thông, vận tải và môi trường; và mở cửa ít
phân ngành hơn trong dịch vụ kinh doanh. Các ngành dịch vụ khác, số lượng phân
ngành mở cửa là như nhau.
 Về mức độ cam kết: nhìn chung, từ gói thứ 8 trở đi VN có mức độ mở cửa khá cao
đối với Mode 2 và thận trọng hơn với Mode 1 và 3. VN cam kết mở cửa cao nhất
đối dịch vụ môi trường, tài chính, y tế; thấp nhất đối với dịch vụ văn hóa-giải trí,
thể thao và dịch vụ giáo dục.
 Gói cam kết thứ 9 về dịch vụ trong AFAS có nhiều lĩnh vực Việt Nam cam kết cao
hơn và mở rộng thêm một số cam kết so với WTO. Một số cam kết dịch vụ của
Việt Nam trong Gói cam kết thứ 9 của AFAS cao hơn cam kết trong WTO: Dịch
vụ Bất động sản; Dịch vụ nghiên cứu và phát triển; Dịch vụ y tế; dịch vụ viễn
thông; dịch vụ du lịch; dịch vụ vận tải…
 Danh mục miễn trừ tối huệ quốc: Liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu
việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trù.
Nội dung giống với nội dung đưa ra trong GATS
Gói cam kết riêng về dịch vụ tài chính: Đối với Việt Nam, trong Gói cam kết 6 về tài
chính của AFAS, các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính của Việt Nam tương đương
các cam kết mở cửa trong WTO
Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không: Trong Gói cam kết thứ 8 của Việt Nam về
vận tải hàng không, các lĩnh vực dịch vụ có cam kết cao hơn so với WTO bao gồm:
 Dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không: mở cửa đối với cả 3
phương thức, không bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán vé tại Việt
Nam như trong WTO.
 Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: mở cửa đối với cả 3 phương thức, không
yêu cầu phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà
chức trách viễn thông Việt Nam.
 Dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không: chưa có cam kết trong WTO, trong
Gói 8 Việt Nam cam kết không hạn chế đối với cả 3 phương thức cung cấp
dịch vụ.
 Dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay: chưa có cam kết trong WTO, trong
Gói 8 Việt Nam cam kết chỉ duy trì hạn chế vốn góp của các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài thuộc ASEAN trong liên doanh không quá 49%.
Cam kết của VN trong ATISA
 AFAS và các nghị định thư trong khuôn khổ AFAS là các tiền thân của ATISA.
Tuy nhiên, liên quan đến cam kết về mở cửa thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ
cụ thể, AFAS và các nghị định thư vẫn tiếp tục có hiệu lực song song với ATISA
trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ với VN là 9 năm kể từ khi ATISA có hiệu
lực đối với VN.
 Bao gồm 3 phụ lục và 2 danh sách các biện pháp không tương thích: phụ lục về
dịch vụ tài chính; phụ lục về dịch vụ viễn thông; phụ lục về dịch vụ phụ trợ vận tải
hàng không.
 Tuy nhiên, VN vẫn chưa xây dựng danh sách các biện pháp không tương thích. Do
đó vẫn thực hiện mở cửa thị trường theo 10 gói cam kết.
 Đồng thời VN vẫn trong thời hạn 9 năm nên vẫn ưu tiên áp dụng các cam kết ở 6
gói dịch vụ tài chính và 10 gói dịch vụ vận tải hàng không so với 3 phụ lục.
Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN: Các cam của Việt Nam trong MNP nhìn
chung tương đương với mức cam kết của Việt Nam trong WTO (chỉ mở hơn một
chút so với WTO trong lĩnh vực Kế toán-Kiểm toán, Kỹ sư và Xây dựng), và phù
hợp với các quy định pháp luật nội địa của Việt Nam.
Câu 27. Trình bày nội dung cơ bản các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn
khổ EVFTA.
Cam kết của EU cho VN cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương đương với
mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây cưa EU. Cam kết của VN cho EU: cao
hơn cam kết của VN trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất
mà VN cho các đối tác khác trong các đàm phán FTA hiện tại của VN (bao gồm cả
CPTPP)
Cam kết trong EVFTA về Dịch vụ bao gồm các nguyên tắc mở cửa thể hiện trong
phần lời văn phần Dịch vụ của Chương 8 EVFTA và các cam kết mở cửa cụ thể nêu
trong Phụ lục 8-B-1 (cam kết mở cửa dịch vụ, đầu tư của Việt Nam) và Phụ lục 8-A-1
(cam kết mở cửa dịch vụ của EU).
Cam kết về dịch vụ trong EVFTA chỉ bao gồm các dịch vụ qua biên giới, được cung
cấp theo một trong các hình thức sau:
- Dịch vụ cung cấp từ lãnh thổ của Bên này sang lãnh thổ Bên kia (Phương thức
1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới)
- Dịch vụ cung cấp tại lãnh thổ của Bên này cho người sử dụng dịch vụ thuộc
quốc tịch Bên kia (Phương thức 2 . Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài)
Trường hợp dịch vụ được cung cấp bởi các hình thức hiện diện thương mại của Bên
này tại lãnh thổ Bên kia (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh
doanh…) cho người tiêu dùng Bên kia, thì được xếp chung vào cam kết về đầu tư
(đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Phạm vi cam kết: EVFTA về mở cửa thị trường dịch vụ được đàm phán theo nguyên
tắc chọn – cho (positive list) tương tự cách đàm phán trong WTO, theo đó Việt Nam
chỉ mở cửa theo mức như cam kết, trong các lĩnh vực đã có trong cam kết; đối với các
lĩnh vực còn lại, Việt Nam có thể quy định tùy ý. Ngoài ra, EVFTA cũng loại trừ sẵn
một số lĩnh vực dịch vụ mà hai Bên sẽ không phải tuân thủ các nguyên tắc trong
EVFTA (ví dụ dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ vận tải hàng hải hành khách ven bờ, một số
dịch vụ vận tải hàng không).
Các nguyên tắc:
Theo EVFTA, đối với dịch vụ qua biên giới của nhà cung cấp dịch vụ EU, Việt Nam
phái bảo đảm 02 nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc tiếp cận thị trường:
- Theo nguyên tắc này, đối với các dịch vụ có trong Biểu cam kết, Việt Nam
sẽ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ EU đối xử không thấp hơn
các điều kiện hạn chế cách thức như nêu trong Biểu cam kết.
- Đồng thời, đối với các ngành có trong Biểu này, Việt Nam cũng cam kết
không áp đặt các hạn chế sau đây đối với nhà cung cấp dịch vụ EU:
+ Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ
+ Tổng giá trị giao dịch dịch vụ, và
+ Tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra
 Nguyên tắc đối xử quốc gia:
Theo nguyên tắc này, đối với các dịch vụ có trong Biểu cam kết liên quan tới
các biện pháp ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, Việt Nam
cam kết đối xử với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ EU không kém thuận lợi
hơn so với dịch vụ nhà cung cấp dịch vụ nội địa tương tự trừ khi Biểu cam kết
có quy định khác.
Cam kết mở cửa của Việt Nam cho lao động từ các nước EU:
Trong EVFTA, Việt Nam không mở cửa cho lao động nói chung mà chị cho phép
nhập cảnh và lưu trú tạm thời đối với một số hình thức lao động đặc thù với những
điều kiện cụ thể.
1. Khách kinh doanh vì mục đích thành lập doanh nghiệp: là người có vị trí cao cấp
trong một pháp nhân của EU và sang Việt Nam vì mục đích thành lập một doanh
nghiệp của pháp nhân đó tại Việt Nam
2. Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: là quản lý hoặc giám đốc, chuyên gia
hoặc nhân viên thực tập đã làm cho một pháp nhân của EU ít nhất 01 năm và được
chuyển công tác tạm thời sang một doanh nghiệp của pháp nhân đó tại Việt Nam.
3. Người đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa của EU sang Việt
Nam để đàm phán, thoả thuận nhằm chào bán dịch vụ hoặc hàng hoá
4. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: là người được thuê bởi một pháp nhân của
EU - chưa có hiện diện thương mại ở Việt Nam và có hợp đồng cung cấp dịch vụ với
một người tiêu dùng tại Việt Nam – nhằm thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ đó,
với điều kiện có bằng đại học, có chứng chỉ hành nghề, ít nhất 02 năm làm việc với
pháp nhân EU liên quan, và có kinh nghiệm ít nhất 05 năm trong lĩnh vực dịch vụ
liên quan.
Câu 28. Trình bày phạm vi điều chỉnh của Chương 8 - Thương mại dịch vụ của
VKFTA.
Phạm vi điều chỉnh của chương 8 VKFTA được quy định tại Điều 8.1, theo đó chúng
sẽ điều chỉnh các biện pháp của một Bên ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ. Trong
đó, các biện pháp này sẽ bao gồm các biện pháp liên quan đến: việc mua, sử dụng
hoặc thanh toán cho dịch vụ; việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, gắn liền với việc
cung cấp dịch vụ, mà một Bên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ
biến và sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, trong lãnh thổ của mình, của
nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia.
Một bên ở đây được xác định là Chính quyền hoặc các cơ quan có thẩm quyền cấp
trung ương, địa phương; các cơ quan phi Chính phủ thực hiện các quyền do chính
quyền hoặc các cơ quan có quyền cấp Trung ương, địa phương ủy quyền.
Bên cạnh đó, Tại Điều 8.1, VKFTA còn liệt kê các dịch vụ không nằm trong phạm
vi của Hiệp định bao gồm:
(a) dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ trong lãnh thổ của
mỗi bên
(b) các biện pháp ảnh hưởng đến thương quyền vận tải hàng không, cho dù có được
cấp; hoặc các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi thương quyền vận tải
hàng không, trừ các biện pháp ảnh hưởng đến
(i) dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay;
(ii) việc bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; và
(iii) dịch vụ đặt vé qua hệ thống máy tính.
(c) dịch vụ vận tải biển nội địa;
(d) trợ cấp hoặc tài trợ của một Bên, hoặc bất kỳ điều kiện nào liên quan đến việc
nhận hoặc tiếp tục nhận trợ cấp và tài trợ, ngoại trừ quy định tại Điều 8.16; hoặc
(e) các biện pháp ảnh hưởng tới thể nhân đang tiếp cận thị trường việc làm của một
Bên và các biện pháp liên quan tới quyền công dân, việc thường trú dài hạn hay việc
làm dài hạn.
Chương này cũng không ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp điều chỉnh việc
thể nhân của Bên kia nhập cảnh hoặc tạm trú trong lãnh thổ của mình, bao gồm các
biện pháp cần thiết bảo vệ sự toàn vẹn biên giới và đảm bảo việc di chuyển có trật tự
của thể nhân qua biên giới, với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo
cách thức vô hiệu hóa hoặc tổn hại lợi ích dành cho Bên kia theo một cam kết cụ thể.
Câu 29. Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ pháp lý. Cho 01 ví dụ minh họa.
Theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý có thể định nghĩa là tổng thể các dịch vụ tư vấn
pháp luật, dịch vụ đại diện pháp lý và mọi hoạt động liên quan đến hành chính tư pháp
(thẩm phán, thư ký phiên toà, công tố...).
Theo GATS, dịch vụ pháp lý bao gồm “các dịch vụ về tư vấn và đại diện cũng như tất
cả các hoạt động khác liên quan tới tố tụng” (như hoạt động của thẩm phán, thư ký tòa
án, công tố...). Tuy nhiên, khía cạnh thứ hai (hoạt động liên quan tới tố tụng) đã bị
loại ra khỏi phạm vi của GATS bởi tại hầu hết các quốc gia, đây được coi là “loại
hình dịch vụ do chính phủ thực hiện”. Do vậy, GATS chỉ quy định về các dịch vụ đại
diện và tư vấn trong một số ngành luật và các thủ tục pháp lý.
→ GATS loại trừ các dịch vụ pháp lý có tính chất công
Trong danh mục phân loại ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ pháp lý (CPC 861) là 1
dịch vụ chuyên môn, phân ngành của dịch vụ kinh doanh bao gồm: dịch vụ tư vấn
pháp lý và đại diện liên quan đến luật hình sự (CPC 86111), dịch vụ tư vấn pháp lý và
đại diện liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác (CPC 86119), dịch vụ tư vấn và đại
diện trong các thủ tục tố tụng trước các tòa án, hội đồng bán tư pháp, v.v. (CPC
86120), dịch vụ chứng nhận và chứng thực tài liệu pháp lý (CPC 86130) và các dịch
vụ tư vấn pháp lý và thông tin khác (CPC 86190).
 CPC 86111 - Dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện liên quan đến luật hình sự: Dịch
vụ đại diện và tư vấn pháp lý trong quá trình tranh tụng và dịch vụ soạn thảo văn
bản pháp lý liên quan đến luật hình sự. Nói chung, điều này ngụ ý việc bào chữa
cho thân chủ trước cơ quan xét xử trong trường hợp phạm tội hình sự. Tuy nhiên,
nó cũng có thể bao gồm hoạt động như một công tố viên trong một trường hợp
phạm tội khi những người hành nghề pháp lý tư nhân được chính phủ thuê với
một khoản phí. Bao gồm cả việc biện hộ một vụ kiện tại tòa án và công việc pháp
lý ngoài tòa án. Công việc thứ hai bao gồm nghiên cứu và các công việc khác để
chuẩn bị một vụ án hình sự (ví dụ: nghiên cứu tài liệu pháp lý, phỏng vấn nhân
chứng, xem xét cảnh sát và các báo cáo khác), và thực hiện công việc hậu tố tụng,
liên quan đến luật hình sự.
 CPC 86119 - Dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện liên quan đến các lĩnh vực pháp
luật khác: Dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong quá trình tranh tụng và dịch vụ
soạn thảo văn bản pháp lý liên quan đến luật khác với luật hình sự. Dịch vụ đại
diện thường bao gồm hoạt động như một công tố viên thay mặt cho khách hàng,
hoặc bảo vệ khách hàng khỏi bị truy tố. Bao gồm cả việc biện hộ một vụ kiện tại
tòa án và công việc pháp lý ngoài tòa án. Công việc thứ hai bao gồm nghiên cứu
và các công việc khác để chuẩn bị một vụ án (ví dụ: nghiên cứu tài liệu pháp lý,
phỏng vấn nhân chứng, xem xét cảnh sát và các báo cáo khác) và thực hiện công
việc hậu tố tụng, liên quan đến luật khác với luật hình sự.
 CPC 86120 - Dịch vụ tư vấn và đại diện trong các thủ tục tố tụng trước các tòa án,
hội đồng bán tư pháp, v.v: Dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong quá trình kiện
tụng, và dịch vụ soạn thảo các tài liệu pháp lý liên quan đến các thủ tục luật định.
Nói chung, điều này ngụ ý đại diện của khách hàng trước một cơ quan theo luật
định (ví dụ: tòa án hành chính). Bao gồm cả việc biện hộ một vụ án trước các cơ
quan có thẩm quyền không phải là tòa án tư pháp và các công việc pháp lý liên
quan. Công việc thứ hai bao gồm nghiên cứu và các công việc khác để chuẩn bị
cho một vụ án phi tư pháp (ví dụ: nghiên cứu tài liệu pháp lý, phỏng vấn nhân
chứng, xem xét báo cáo) và thực hiện công việc hậu kiện.
 CPC 86130 - Dịch vụ chứng nhận và chứng thực tài liệu pháp lý: Dịch vụ soạn
thảo, lập và chứng thực các văn bản quy phạm pháp luật. Các dịch vụ nói chung
bao gồm việc cung cấp một số dịch vụ pháp lý liên quan bao gồm cung cấp lời
khuyên và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau cần thiết cho việc soạn thảo hoặc
chứng thực các tài liệu. Bao gồm việc lập di chúc, hợp đồng hôn nhân, hợp đồng
thương mại, điều lệ kinh doanh, v.v.
 CPC 86190 - Dịch vụ tư vấn pháp lý và thông tin khác: Dịch vụ tư vấn cho khách
hàng liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ và cung cấp thông tin về các
vấn đề pháp lý chưa được phân loại ở nơi khác. Các dịch vụ như dịch vụ ký quỹ
và dịch vụ giải quyết di sản cũng được bao gồm.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù ghi CPC 861 trong Biểu cam kết nhưng các nước
thành viên còn đưa ra cách diễn giải theo cách riêng của mình chứ không phải ghi
cụ thể 5 mã CPC trên của CPC 861. Ví dụ như:
 BCK của VN, ngoài ghi mã CPC 861 còn chia nhánh công việc, VD luật
sư ở nước ngoài không phải lúc nào cũng được tư vấn PLVN (quy định
trong mode 3, cột 2 MA của CPC 861, BCK của VN)
 BCK của TQ ghi mã CPC 861 nhưng không bao gồm pháp luật trong nước
-> chia ra 2 mảng là pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.
Luật luật sư 2012:
Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
“Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện
ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”
Dịch vụ tư vấn Dịch vụ đại diện pháp lý Hoạt động tranh tụng Hoạt động liên quan đến
hành chính tư pháp

1 hình thức trợ giúp 1 hình thức trợ giúp Trợ giúp pháp lý xảy ra hoạt động quản lí hành
pháp lý cung cấp cho pháp lý: Luật sư/văn tại cơ quan xét xử (toà, chính nhà nước đối với
công dân (những ng ko phòng luật sư được trao trọng tài) – Luật sư đứng lĩnh vực tư pháp - Tư
có chuyên môn về pháp quyền thay mặt cho cá ra dùng kiến thức pháp pháp có thể hiểu là hđ
luật) những giải thích, nhân/tổ chức để thực luật của mình để bào xét xử, được quyết định
hướng dẫn về pháp luật. hiện các thủ tục pháp lý chữa, biện hộ cho khách bởi một cơ quan nhà
-> giúp công dân, tổ (VD: soạn thảo hợp hàng mình đại diện để nước có thẩm quyền,
chức trong nước và quốc đồng, thực hiện các giấy bảo vệ quyền lợi cho bằng quyền lực nhà
tế thực hiện đúng luật và tờ, công chứng) khách hàng đó nước.
bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của họ.
VD: LS VN tư vấn pháp VD: Luật sư đại diện VD: Luật sư bào chữa hoạt động tư pháp gồm:
lý cho một thương nhân cho thương nhân làm thủ cho bị cáo tại tòa hoạt động xét xử, công
muốn thành lập doanh tục thành lập doanh tố và các hoạt động khác
nghiệp tại VN nghiệp liên quan trực tiếp đến
xét xử. hỗ trợ tư pháp
(công chứng, giám định,
luật sự, thi hành án, hoà
giải,...)

Câu 30. Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Cho mỗi phương thức 01 ví dụ minh họa.
Dịch vụ pháp lý được cam kết theo phạm vi cung cấp dịch vụ: (1); (2); (3); (4); (5).
Cung ứng qua biên Tiêu dùng ở nước Hiện diện thương mại Hiện diện thể nhân
giới ngoài
Là: Từ lãnh thổ của Là: Trên lãnh thổ của Là: Nhà cung cấp DV Là: Cá nhân từ một
nước thành viên (nước nước thành viên (nước của 1 nước thành viên nước thành viên này
cung ứng DV) đến cung ứng DV) cho ng sang nước thành viên sang nước thành viên
lãnh thổ của một nước tiêu dùng đến từ các khác thành lập công ty khác để cung cấp dịch
thành viên khác (nước nước thành viên khác (DN 100% vốn, chi vụ
SD DV) SD DV của mình nhánh,…) để cung cấp VD: Luật sư Nhật
VD: Luật sư ở Nhật VD: Một công dân DV. được mời đến Vn để
cung cấp cho DN VN Mỹ đến VN và sử VD: Baker McKenzie hỗ trợ CP VN tư vấn
về các vde liên quan dụng dịch vụ khách có chi nhánh ở HN và trong TC với Hàn
đến thành lập DN ở sạn, lữ hành…ở VN TPHCM để cung cấp Quốc
Nhật qua Internet các dịch vụ pháp lý về
TCTMQT

Câu 31. Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Rào cản tiếp cận thị trường:
 Hạn chế về quốc tịch: dựa trên chức năng công cộng: thẩm phán, công chứng
viên, đại diện tố tụng trước tòa (người nước ngoài không được làm)
 Hạn chế sự di chuyển của các nhà quản lý, chuyên gia (danh sách nhập cư)
 Hạn chế về hình thức pháp lý: không cho phép 100% vốn nước ngoài. Theo quy
định của pháp luật VN, tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành lập hiện
diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau: + Chi nhánh của tổ chức
luật sư nước ngoài; + Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài; + Công ty
luật nước ngoài; + Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công
ty luật hợp danh Việt Nam. Trung Quốc: Các công ty luật nước ngoài có thể
cung cấp dịch vụ chỉ dưới dạng các văn phòng đại diện.
 Hạn chế về vốn góp: Các hạn chế về vốn cổ phần nước ngoài dành riêng cho các
dịch vụ pháp lý không phổ biến lắm. Thông thường, hạn chế được quy định
trong luật đầu tư chung sẽ áp dụng cho các dịch vụ pháp lý. Vì hầu hết các công
ty luật vẫn thích hợp tác thành lập như hình thức pháp lý của họ
 Hạn chế về lĩnh vực hoạt động: Chỉ giải quyết luật quốc tế và luật quốc gia nơi
luật sư[văn phòng luật] đc cấp phép hành nghề. VD: LSNN, VP LSNN sẽ không
giải quyết vấn đề liên quan đến luật Trung Quốc -> sẽ uỷ thác cho vp luật
Trung Quốc.
Hạn chế đối xử quốc gia:
 Hạn chế liên kết, thuê các chuyên gia nước sở tại đã được cấp phép: hạn chế này
ngăn cản các công ty luật hoạt động với tư cách là tư vấn pháp lý nước ngoài (dẫn
đến hạn chế trong việc thực hành luật quốc tế và nước ngoài) mở rộng sang các
lĩnh vực đại diện tòa án và luật của nước sở tại bằng cách liên kết/ thuê các luật sư
có trình độ tại địa phương. Các hạn chế thường dựa trên việc các cơ quan quản lý
từ chối công nhận luật sư nước ngoài là “luật sư” và được bao gồm bởi quy định
chung về việc cấm hành nghề luật sư hợp tác với bất kỳ ai không phải là luật sư đủ
tiêu chuẩn, dựa trên các cơ sở chính sách công như bảo vệ người tiêu dùng đảm
bảo chất lượng của dịch vụ và đảm bảo tính độc lập của các chuyên gia.
 Hạn chế về thời gian cư trú: Một số quốc gia duy trì các yêu cầu về cư trú đối với
các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý dưới hình thức các hình thức sau:
o Prior residency (cư trú trước đây): mang lại lợi thế cạnh tranh cho những
nhà cung cấp dịch vụ đã cư trú tại nước sở tại trong một số năm, nơi phần
lớn các nhà cung cấp đó là công dân của nước đó.
o Permanent residency (cư trú lâu dài): mặc dù ít hạn chế hơn, cũng đặt ra
thêm gánh nặng cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, những người
phải cư trú tại nước sở tại. Hạn chế này thường xuyên được yêu cầu đối với
các dịch vụ đại diện, vì luật sư của tòa án phải cư trú trong phạm vi quyền
hạn của tòa án để có thể tiếp cận được với khách hàng, các thành viên khác
trong nghề và cùng tòa án
o Domicile (yêu cầu phải có một địa chỉ mà người ta có thể liên lạc được
trong nước hoặc ở khu vực pháp lý nơi dịch vụ được cung cấp): Không chỉ
là một biện pháp trung lập về xuất xứ (như hai loại cư trú đầu tiên) mà còn
không làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ
trong nước và nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ trong nước tất nhiên
có nhiều khả năng đã có địa chỉ ở nước họ; tuy nhiên, nỗ lực cần thiết của
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (để chọn một nơi cư trú) dường như là
tối thiểu và nó sẽ không làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh.
 Phải được nước sở tại cấp phép hành nghề
 Số năm kinh nghiệm hành nghề bên ngoài nước sở tại
Rào cản về pháp luật quốc gia:
 Công nhận là luật sư không? (Một số quốc gia coi tư vấn pháp luật nước ngoài
là luật sư, trong khi một số quốc gia khác thì không. Điều này có thể gây ra
những hậu quả quan trọng đối với việc mở rộng cho các chuyên gia tư vấn
pháp luật nước ngoài các quyền và đặc quyền dành cho luật sư trong nước.)
 Quy định được hành nghề sau khi đã được đào tạo ở nước sở tại
 Yêu cầu nhà tư vấn luật ở nước ngoài phải đăng ký với đoàn luật sư ở địa
phương
 Phải qua kỳ sát hạch chuyên môn
 Yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật nước ngoài phải thực hành một số năm
nhất định tại nước sở tại theo trình độ chuyên môn để được cấp phép làm
chuyên gia tư vấn pháp lý tại nước sở tại.
Vấn đề công nhận cũng đang trở thành vấn đề nan giải cho dịch vụ pháp lý có thể phát
triển. Việc công nhận về bằng cấp hay trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, giấy chứng
nhận,… của các luật sư tư vấn, hoặc các chủ thể khác hoạt động liên quan đến pháp
luật cũng gặp nhiều trắc trở, bởi tiêu chuẩn để được công nhận bởi Chính phủ các
quốc gia khác nhau, ngoài các tiêu chuẩn chung về bằng cấp, các quốc gia thường
kèm theo các tiêu chuẩn khá cao khác cho các chủ thể hoạt động dịch vụ đặc thù- dịch
vụ pháp lý.
Câu 32. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý trong
khuôn khổ WTO.
Dịch vụ pháp lý (CPC 861), không bao gồm:
- tham gia tố là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án
Việt Nam; - Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam)
Hạn chế tiếp cận thị trường:
(1) Cung cấp qua biên giới: Không hạn chế.
(2) Tiêu dùng ở nước ngoài: Không hạn chế.
(3) Hiện diện thương mại: Tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành lập hiện diện
thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty luật nước ngoài;
- Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam
nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu
áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
(4) Hiện diện thể nhân: Chưa cam kết trừ các cam kết chung.
Hạn chế đối xử quốc gia:
(1) Không hạn chế.
(2) Không hạn chế.
(3) Không hạn chế.
(4) Chưa cam kết trừ các cam kết chung.
Các câu hỏi:
 Tổ chức luật sư nước ngoài hiện diện tại VN có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý
nào? => Trả lời theo cột 1: Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các công
ty con, công ty liên danh với công ty Việt Nam và chi nhánh của tổ chức luật sư
nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý trừ các
dịch vụ sau (chưa cam kết): Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay
đại dịên cho khách hàng của mình trước Tòa ánViệt Nam; Thực hiện các dịch vụ
giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan đến pháp luật Việt Nam. Chú ý: Đối với
các dịch vụ pháp lý được phép thực hiện thì hiện diện của tổ chức luật sư nước
ngoài tại Việt Nam cũng phải đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể kèm theo
 Đối với dịch vụ pháp lý, các tổ chức luật sư nước ngoài có thể hoạt động tại VN
dưới các hình thức nào? => Trả lời theo cột 2, mode 3 Theo cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam, các tổ chức luật sư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt
Nam dưới các hình thức hiện diện sau kể từ ngày 11/1/2007: Lập chi nhánh tại
Việt Nam; Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; Thành
lập công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh
Việt Nam.
 Ví dụ về các loại dịch vụ pháp lý mà tổ chức luật sư nước ngoài có hiện diện tại
VN được phép thực hiện và các điều kiên kèm theo? Dịch vụ tư vấn luật trong tất
cả các lĩnh vực (riêng trường hợp tư vấn luật Việt Nam, chỉ được phép thực hiện
nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các
yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam); Luật sư nước
ngoài được phép trở thành trọng tài viên nhưng chỉ trong các vụ tranh chấp
thương mại có yếu tố nước ngoài
 Tổ chức luật sư nước ngoài không có hiện diện tại VN được phép cung cấp những
dịch vụ pháp lý nào cho khách hàng VN? Theo cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam, tổ chức luật sư nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam chỉ
được quyền cung cấp cho các khách hàng Việt Nam các dịch vụ tư vấn pháp lý
liên quan đến: Pháp luật nước ngoài (pháp luật của một nước không phải Việt
Nam); hoặc Pháp luật quốc tế (pháp luật thương mại theo các Công ước quốc tế,
các tập quán thương mại…)
Câu 33. Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ giáo dục. Cho 01 ví dụ minh họa.
Khái niệm: Dựa vào Danh sách phân loại ngành dịch vụ (Tài liệu số 120 WTO) trong
vòng đàm phán Uruguay về Hiệp định GATS, Căn cứ Phân loại sản phẩm trung tâm
tạm thời của Liên hợp quốc, dịch vụ giáo dục được định nghĩa là bao gồm các phân
ngành sau:
 CPC 921: Dịch vụ giáo dục tiểu học: gồm
+ Giáo dục tiền tiểu học (nhà trẻ, trường mẫu giáo.. để giới thiệu cho trẻ môi
trường trường học sắp tới loại trừ dịch vụ chăm sóc trẻ theo ngày);
+ Giáo dục tiểu học khác (giáo dục cơ bản học sinh ở nhiều môn học với mức
độ chuyên môn hóa thấp; không bao gồm dịch vụ giữ trẻ và dịch vụ cung cấp
chương trình xóa mù chữ cho người lớn)
 CPC 922: Dịch vụ giáo dục trung học cơ sở gồm
+ Dịch vụ giáo dục trung học phổ thông
+ Dịch vụ giáo dục trung cấp
+ Dịch vụ giáo dục trung học kỹ thuật và dạy nghề
+ Dịch vụ giáo dục trung cấp kỹ thuật và dạy nghề cho sinh viên tật nguyền
 CPC 923: Dịch vụ giáo dục bậc cao gồm
+ Các dịch vụ mang tính kỹ thuật và hướng nghiệp sau trung học.
+ Các dịch vụ giáo dục nâng cao khác: giáo dục ở trình độ đại học và tương
đương.
 CPC 924: Dịch vụ giáo dục người lớn gồm các dịch vụ giáo dục người lớn chưa
được phân vào bất kỳ tiểu mục nào; nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy
 CPC 929: Dịch vụ giáo dục khác: các dịch vụ ở cấp 1 và 2 về các vấn đề môn học
cụ thể chưa được phân vào bất kỳ tiểu mục nào; tất cả các dịch vụ giáo dục khác
không thể xác định theo cấp; loại trừ dịch vụ giáo dục cơ bản liên quan đến các
vấn đề giải trí và dịch vụ giáo dục do gia sư hoặc người dạy kèm được hộ gia đình
riêng thuê cung cấp.
Mode 1: Dịch vụ giáo dục từ xa (Nhà cung cấp dịch vụ ở 1 quốc gia cung cấp chương
trình học, khoá học cho người tiêu dùng dịch vụ ở 1 quốc gia khác)
Mode 3: Đại học RMIT Việt Nam được thành lập dưới hình thức phân hiệu đại học
của Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne - một trường đại học tại Úc. Năm
1998, Chính phủ Việt Nam ngỏ lời mời Đại học RMIT từ Úc xây dựng một trường đại
học nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2000, Đại học RMIT Việt Nam được
thành lập theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, theo đó, trường được
phép cung cấp các chương trình giáo dục bậc đại học, sau đại học, đào tạo và nghiên
cứu. Đại học RMIT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001
Câu 34. Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.
Cho mỗi phương thức 01 ví dụ minh họa.
Dịch vụ giáo dục được cung ứng theo 4 phương thức: (1) cung cấp qua biên giới, (2)
tiêu dùng ngoài lãnh thổ, (3) hiện diện thương mại, (4) hiện diện thể nhân.
 Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ
của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác. Ví dụ:
việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại
nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người
học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại
 Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một
thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác. Ví
dụ: du học, trao đổi sinh viên
 Hiện diện thương mại (Commercial presence): Đây là phương thức cung cấp
dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện
diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên khác.Ví dụ: các trường quốc
tế được thành lập bởi các đầu tư nước ngoài, giảng dạy chương trình nước
ngoài.
→ một tổ chức giáo dục của một quốc gia thành viên có thể mở hoạt động giáo dục,
đào tạo của mình tại các quốc gia thành viên khác.
 Hiện diện thể nhân (Movement of natural persons): Đây là phương thức cung
ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành
viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên
khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ chỉ
là một thể nhân. Ví dụ: việc mời các giáo viên từ các trường đại học nước
ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương
thức hiện diện thể nhân.
→ Với giáo dục, chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua di chuyển hoạt động giảng
dạy, đào tạo, nghiên cứu giữa các trường, viện, học viện, các cơ sở giáo dục và
đào tạo, các công ty giáo dục khác trong tất cả các nước thành viên.
 Chủ yếu thông qua sự dịch chuyển của sinh viên qua biên giới (phương thức 2) ->
chính sách thu hút sinh viên nước ngoài (lý do kinh tế, văn hóa).
 Thành lập các cơ sở đâò tạo ở nước ngoài (phương thức 3) cũng ngày càng tăng.
Câu 35. Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.
Rào cản với phương thức 1:
- Không công nhận bằng cấp (không công nhận chất lượng đào tạo theo hình thức
đào tạo từ xa)
- Chặn các web, thiết bị giáo dục từ xa (hạn chế về việc chuyển giao các tài liệu điện
tử của khoá học cũng như việc sử dụng, tải, nhập các tài liệu giảng dạy và học tập)
- hạn chế trong thanh toán và chuyển quỹ ra nước ngoài...
Rào cản với phương thức 2:
- Rào cản trực tiếp: về xuất cảnh, nhập cư, ngoại hối
- Rào cản gián tiếp: Sinh viên phải chuyển đổi/ xin công nhận bằng cấp ở nước ngoài
Rào cản với phương thức 3:
- Không được cấp chứng chỉ quốc gia
- Hạn chế mức vốn góp
- Yêu cầu về quốc tịch của nhà quản lý
- Kiểm tra nhu cầu kinh tế
- Hạn chế tuyển giáo viên nước ngoài
- Thuê/ mua bất động sản
- Trợ cấp cao của nhà nước với cơ sở đào tạo trong nước
- Sinh viên các trường này không được hưởng các lợi ích (về phương tiện giao thông
hay hỗ trợ tài chính như các trường trong nước)
Rào cản với phương thức 4:
- Rào cản về nhập cư
- Công nhận bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm
- Điều kiện về quốc tịch với người quản lý
Câu 36. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục
trong khuôn khổ WTO.
Phạm vi cam kết:
- Chỉ cam kết 4 phân ngành: dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922); giáo dục
bậc cao (CPC 923); giáo dục cho người lớn (CPC 924); các dịch vụ giáo dục khác
(CPC 929) bao gồm đào tạo ngôn ngữ KHÔNG CÓ phân ngành 5A Dịch vụ giáo
dục tiểu học (CPC 921).
- Lĩnh vực cam kết: Việt Nam chỉ cam kết các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên
và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán,
luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.
Những cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục trong WTO:
Thứ nhất, đối với phần cam kết chung, trong cột tiếp cận thị trường, Với Mode 3, Việt
Nam mở cửa hoàn toàn, tuy nhiên đặt ra các giới hạn. Ví dụ giới hạn hình thức thành lập
chỉ gồm: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài. Hình thức văn phòng đại diện được phép thành lập nhưng không được
tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Còn đối với chi nhánh, Việt Nam chưa cam
kết, trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể. Ngoài ra Việt Nam
cũng đưa ra một số hạn chế về thời hạn thuê đất, phần trăm vốn góp trong công ty cổ
phần. Tại Mode 4 Việt Nam chưa cam kết, trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và
lưu trú tạm thời của các thể nhân trong các trường hợp cụ thể trong Biểu cam kết. Riêng
liên quan với dịch vụ giáo dục trong cột hạn chế đối xử quốc gia, Việt Nam chưa cam kết
đối với các khoản trợ cấp trong giáo dục (bên cạnh các ngành y tế, nghe nhìn).
Thứ hai, về Biểu cam kết dịch vụ cụ thể của Việt Nam trong WTO, đối với dịch vụ
giáo dục, Việt Nam đã đưa ra những cam kết như sau:
Theo nội dung cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ
giáo dục đối với các bậc giáo dục từ đại học trở lên, bao gồm giáo dục nâng cao, giáo
dục cho người lớn và giáo dục khác. Đối với các bậc giáo dục từ trung học cơ sở trở
xuống, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo
dục nước ngoài.
Đối với các phân ngành Giáo dục bậc cao (CPC 923), giáo dục cho người lớn (CPC
924) và các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ) dưới đây:
Chương trình đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn.
Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922): Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị
trường cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài mà chỉ cho phép “không
hạn chế” ở Mode 2.
Đối với các phân ngành Giáo dục bậc cao (CPC 923), giáo dục cho người lớn (CPC
924) và các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ): Việt Nam
vẫn không cam kết tại Mode 1 và Mode 4. Ở Mode 2 Việt Nam cũng cho phép
“không hạn chế”. Riêng đối với Mode 3, tính đến thời điểm hiện nay (2021) Việt
Nam đã mở cửa hoàn toàn. Và các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài được thuê
giáo viên nước ngoài giảng dạy nhưng các giáo viên này phải có tối thiểu 5 năm kinh
nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về
mặt chuyên môn. (Trước đây nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được thành lập
liên doanh (không hạn chế tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài) ngay từ khi gia nhập.
Kể từ ngày 01/01/2009, họ được thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài).
Câu 37. Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ phân phối. Cho 01 ví dụ minh họa.
Khái niệm: Dựa vào Danh sách phân loại ngành dịch vụ1 (Tài liệu số 120 WTO)
trong vòng đàm phán Uruguay về Hiệp định GATS, Căn cứ Phân loại sản phẩm trung
tâm tạm thời của Liên hợp quốc, dịch vụ phân phối được định nghĩa là bao gồm các
phân ngành sau:
 4A. Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621):
+ Tiến hành giao dịch thay mặt cho người khác
+ Bán hàng hóa thuộc sở hữu của người khác
+ Bán hàng cho người bán buôn, bán lẻ hay các nhân
 4B. Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121):
+ Bán cho người bán lẻ, các doanh nghiệp hoặc cho những người bán buôn
khác
+ Số lượng lớn và giá cả thấp hơn giá bán lẻ
+ Không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay sở hữu sản phẩm
+ Trung gian giữa nhà sản xuất đến người bán lẻ
 4C. Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632; 61112; 6113; 6121):
+ Bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng
+ Không phụ thuộc vào quy mô
 4D. Dịch vụ nhượng quyền thương mại (Franchising - CPC8929): là hình thức
một nhà phân phối này (người nhượng quyền) bán cho nhà phân phối khác
(người được nhượng quyền) một số đặc quyền và ưu đãi cụ thể: quyền sử
dụng nhãn hiệu thương mại; bán sản phẩm nhãn hiệu thương mại)
 4E. Dịch vụ phân phối khác
Ví dụ: Coca-Cola là một hệ thống phân phối sản phẩm nhượng quyền và là công ty nước
giải khát lớn nhất thế giới. Là một nhà nhượng quyền thương hiệu sản phẩm và thương
mại, Công ty Coca-Cola cho phép các nhà nhượng quyền của mình bán và phân phối sản
phẩm cuối cùng bằng nhãn hiệu, tên thương mại và logo của nhà nhượng quyền thương
mại.
Câu 38. Trình bày về các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ phân
phối. Cho mỗi phương thức 01 ví dụ minh họa.
Dịch vụ phân phối được cung ứng theo 4 phương thức: (1) cung cấp qua biên giới,
(2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ, (3) hiện diện thương mại, (4) hiện diện thể nhân.
Cung cấp qua biên giới: Là phương thức mà theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh
thổ của một nước TV này sang lãnh thổ của một nước TV khác. VD: một thương
nhân VN bán buôn các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân từ VN sang TQ
Tiêu dùng ở nước ngoài: Là phương thức theo đó người tiêu dùng của một nước
thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một nước thành viên khác để tiêu dùng dịch
vụ. VD: một người Pháp sang VN nhận nhượng quyền quyền thương mại chuỗi nhà
hàng đồ Việt của VN
Hiện diện thương mại: Là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một nước
thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công
ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch
vụ. VD: Một tập đoàn Hàn Quốc muốn đầu tư thành lập cơ sở bán buôn sản phẩm
thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
Hiện diện thể nhân: Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một
Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một nước thành viên khác để cung cấp dịch
vụ. VD: đại diện chuỗi nhà hàng ở Mỹ sang VN kí kết hợp đồng nhượng quyền
thương mại với một thương nhân VN
Câu 39. Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.
Những hạn chế mở cửa thị trường thường gặp đối với dịch vụ phân phối:
Đối với phương thức 1: Những hạn chế đối với mode 1 đối với các dịch vụ phân phối
bao gồm các biện pháp như đánh thuế phân biệt đối xử đối với hàng hóa được giao
qua đường bưu điện.
Đối với phương thức 2 (tiêu dùng ở nước ngoài):
Biện pháp hạn chế: giới hạn về ngoại tệ và lượng chi tiêu ở nước ngoài áp đặt đối với
khách du lịch, và đôi khi bởi những hạn chế đi lại.
Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại):
 Các quốc gia cam kết nhiều nhất, đặc biệt là đối với phân ngành bán buôn.
 Các hạn chế phổ biến là:
 Hạn chế về hình thức
 Hạn chế về mức sở hữu vốn góp tối đa
 Hạn chế về quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định (ví dụ đất đai)
 Hạn chế về phạm vi hoạt động (hạn chế về số lượng và địa điểm đặt các cửa
hàng)
 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (NĐ 09/2018/NĐ-CP)
→ Yêu cầu liên doanh với các nhà cung cấp trong nước làm hạn chế quyền tự do
quyết định của các nhà cung cấp nước ngoài về phương án kinh doanh tối ưu.
→ việc áp dụng các bài kiểm tra nhu cầu kinh tế để xác định liệu có được phép
nhập cảnh mới hay không, làm giảm tính minh bạch của quy định và khiến các
nhà quản trị có quyền quyết định cao.
Đối với phương thức 4 (hiện diện thể nhân): ít được các quốc gia cam kết
Biện pháp hạn chế về sự di chuyển của thể nhân bao gồm:
o Yêu cầu về quốc tịch đối với nhân viên (ngăn cản các công ty giảm thiểu chi
phí lao động thông qua tuyển dụng quốc tế)
o Yêu cầu những người quản lý và giám đốc phải là người thường trú (trên thực
tế không gây bất lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài ngay cả khi các yêu cầu
này được áp dụng cho tất cả các nhà phân phối)
o Chính sách nhập cư
o Hạn chế về thị thực
Phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài cũng có thể thông qua việc đánh thuế
hoặc trợ cấp, mặc dù các ưu đãi về thuế đôi khi cũng có lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Các yêu cầu về hiệu suất và nội dung địa phương có thể có tác dụng điều chỉnh
các điều kiện cạnh tranh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Phân biệt đối xử với
người lao động nước ngoài cũng có thể thông qua việc đánh thuế hoặc trợ cấp, từ
chối tiếp cận các quyền lợi và tiện nghi, hạn chế quyền của người phụ thuộc và đối
xử không công bằng tại nơi làm việc.
Câu 40. Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối
trong khuôn khổ WTO.
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết 4 phân ngành dịch vụ phân phối, bao gồm:
 Dịch vụ đại lý hoa hồng;
 Dịch vụ bán buôn;
 Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp);
 Dịch vụ nhượng quyền thương mại
Phạm vi cam kết, VN không cam kết đối với các mặt hàng: thuốc lá và xì gà; Sách,
báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình; Kim loại quý và đá quý; Dược phẩm; Thuốc nổ;
Dầu thô và dầu đã qua chế biến; Gạo, đường mía và đường củ cải.
Việc hạn chế phân phối những loại mặt hàng này sẽ được dỡ bỏ dần theo lộ trình
(giảm dần các mặt hàng thuộc diện bị cấm phân phối đối với nhà phân phối có vốn
đầu tư nước ngoài).
Ngoại lệ: Hạn chế về loại hàng hóa được phép phân phối này không áp dụng đối với
các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trước
ngày 11/1/2007 (thời điểm Việt Nam gia nhập WTO) nếu giấy phép đầu tư cho phép
họ phân phối các mặt hàng này.
Danh mục chính xác các loại mặt hàng không mở cửa cho dịch vụ phân phối nước
ngoài được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công Thương). Danh mục này được xác định theo mã phân loại HS của biểu thuế
quan. Nhà phân phối nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài không được phép
phân phối các mặt hàng thuộc danh mục này tại Việt Nam.
Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài được phân phối theo lộ trình:
→ Từ 1/1/2009: máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy
→ Từ 1/1/2010: rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe, thiết bị
nghe nhìn.
Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động
phân phối tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
 Ngay sau khi gia nhập WTO: Lập liên doanh với đối tác Việt Nam với điều
kiện phần vốn nước ngoài trong liên doanh không quá 49%
 Từ ngày 1/1/2008 sẽ không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
 Từ 1/1/2009: được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
→ Tức là đến thời điểm hiện tại: không còn hạn chế về hình thức thành lập.
Một hạn chế chung trong hoạt động của các hình thức hiện diện thương mại này là họ
chỉ được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua việc lập cơ sở bán lẻ (cửa hàng,
siêu thị...). Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chỉ
được tự động mở một địa điểm bán lẻ, việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở
thứ nhất) phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Việc lập cơ sở bán buôn không
phải chịu hạn chế này.
Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở
kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ
phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa
trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số
lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định
của thị trường và quy mô địa lý.
 Trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam

You might also like