You are on page 1of 14

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
B. NỘI DUNG...................................................................................................1
1. Quy định của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ........................1
1.1 Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ.................................................1
1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ............................................1
1.3 Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ..............................................3
1.4 Thời hạn hoàn thành hợp đồng cung ứng dịch vụ................................4
1.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ
thương mại.....................................................................................................4
1.5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ...................................4
1.5.2 Quyền nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ..........................................6
1.6 Giá cung ứng dịch vụ và thời hạn thanh toán.......................................7
2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
theo quy định của pháp luật hợp đồng cung ứng dịch vụ hiện hành tại
Việt Nam, ứng dụng thực tiễn tại công ty TNHH MTV truyền thông - Sự
kiện Gia Lai.....................................................................................................7
2.1 Quá trình giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công Ty TNHH
MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai...........................................................7
2.2 Quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý Công Ty
TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai...............................................9
2.3 Tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng cung
ứng dịch vụ tư vấn pháp lý tại công ty và cách xử lý.....................................9
3. Giải pháp của thực trạng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại
Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai............................10
C. KẾT LUẬN................................................................................................11
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................12
A. MỞ ĐẦU

Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế thị trường và cả về thương
mại thì việc sử dụng hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng ngày càng nhiều.
Hợp đồng cung ứng dịch vụ được sử dụng khi hai bên thỏa thuận với nhau
về việc một bên sử dụng dịch vụ và bên còn lại cung ứng dịch vụ, sau khi
ký kết hợp đồng hai bên thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Do vậy mà
hợp đồng cung ứng dịch vụ này được sử dụng thường xuyên cũng là một
trong những điều dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại hợp
đồng cung ứng dịch vụ này. Để tìm hiểu sâu hơn về loại hợp đồng này em
xin phép được lựa chọn đề tài số 08: “Quy định của pháp luật về hợp
đồng cung ứng dịch vụ. Thực trạng quy định của pháp luật hợp đồng
cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật hợp đồng cung ứng dịch vụ
hiện hành tại Việt Nam và giải pháp.”

B. NỘI DUNG
1. Quy định của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
1.1 Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017 quy định: “Hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hợp
đồng thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Cung ứng dịch vụ là
hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch
vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán;
bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.”

1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ1

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ là bên cung ứng
dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ là khách hàng, bên sử dụng dịch vụ có thể
là cá nhân, tổ chức.
1
Nguyễn Thị Ngân, “Tìm hiểu về hợp đồng cung ứng dịch vụ”, nguồn: https://luatcongty.vn/tim-hieu-ve-hop-
dong-cung-ung-dich-vu/#Khai_niem_hop_dong_cung_ung_dich_vu, truy cập ngày 19/06/2022

1
Ví dụ: bên cung ứng dịch vụ có thể là một công ty chuyên cung cấp
mạng viettel, vinaphone…cung cấp dịch vụ mạng cho khách hàng là cá
nhân. Hay một trường hợp khác bên cung ứng dịch vụ là cá nhân, Luật sư,
chuyên viên tư vấn… cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý cho một tổ chức
công ty, doanh nghiệp.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hình
cung ứng dịch vụ nào đó nhưng tính chất của hợp đồng cung ứng dịch vụ
sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ. Hợp đồng cung ứng dịch vụ có loại
hình dịch vụ có thể là những dịch vụ đơn giản như dịch vụ gửi giữ tài sản,
dịch vụ photocopy, dịch vụ dịch thuật… hoặc những dịch vụ phức tạp hơn
trong quá trình thực hiện hợp đồng như dịch vụ tư vấn, dịch vụ quảng cáo,
dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ngân hàng…
Thứ ba, nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ là quyền và nghĩa
vụ của bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trong đó bên cung
ứng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện dịch vụ cho bên khách hàng,
còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thanh toán phí sử dụng
dịch vụ hay còn được gọi là phí dịch vụ.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể được thực
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định phải
được thiết lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó 2 (Điều 74
Luật Thương mại 2005).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng cung
ứng dịch vụ sau đây phải được lập dưới hình thức văn bản hay một hình
thức pháp lý như: hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng
cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp
đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp
đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp

2
Xem thêm Điều 74 Luật Thương mại năm 2005

2
đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển, hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo hiểm…
Có thể thấy, với đa số hợp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt
Nam đều yêu cầu hợp đồng cung ứng dịch vụ được lập dưới hình thức văn
bản để đảm bảo quyền lợi giữa các bên chứ không giống như trong các
hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung thì không có yêu cầu này. Điều
này cho thấy tính chất phức tạp của hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp
đồng mua bán hàng hóa. Tính chất pháp lý của hợp đồng cung ứng dịch
vụ được pháp luật quy định là hợp đồng song vụ có bồi hoàn3.

1.3 Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ

Căn cứ theo Điều 74 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung
năm 2017 quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại được thể
hiện dưới các hình thức sau đây:
“1. Hợp đồng cung ứng dịch vụ được thể hiện dưới hình thức bằng
lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy
định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó của
pháp luật hiện hành.”
Căn cứ theo Điều 76 Luật này về dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ
hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện như sau:
“1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính
phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế
kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh
doanh dịch vụ đó.
2. Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều
kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên
3
“Các quy định pháp lý về cung ứng dịch vụ theo pháp luật hiện hành”, nguồn: https://luatcongty.vn/cac-quy-
dinh-phap-ly-ve-ung-cung-dich-vu-theo-phap-luat-hien-hanh/, truy cập ngày 19/06/2022

3
tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật.”

1.4 Thời hạn hoàn thành hợp đồng cung ứng dịch vụ

Căn cứ theo Điều 82 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung
năm 2017 quy định về thời hạn hoàn thành hợp đồng cung ứng dịch vụ
như sau:
“1. Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ
thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp
lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng
dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu
cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành
dịch vụ.
3. Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách
hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì
bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình
cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.”

1.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ
thương mại
1.5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được ghi nhận trong
Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 cụ thể như sau:
– Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây:
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung
cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền được thay đổi điều kiện dịch vụ vì
lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của

4
bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng
dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả
tiền dịch vụ.
– Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: Trừ trường hợp có thỏa thuận
khác giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, bên cung ứng
dịch vụ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ cung ứng các dịch vụ và thực
hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa
thuận và theo quy định của Luật này;
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ bảo quản và giao lại cho khách
hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn
thành công việc;
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thông báo ngay cho khách hàng
trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo
đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin mà mình
biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp
luật có quy định.
+ Ngoài ra bên cung ứng dịch vụ còn phải có nghĩa vụ cung ứng dịch
vụ theo kết quả công việc nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng
yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định; Phải
cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất của mình; Phải hợp
tác với các bên cung ứng khác để đạt được kết quả tốt nhất nếu một dịch
vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành,.. Bên cạnh đó, bên
cung ứng dịch vụ còn phải đáp ứng các nghĩa vụ theo điều 517 Bộ Luật
Dân sự năm 2015.

1.5.2 Quyền nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

5
– Bên sử dụng dịch vụ có các quyền sau:
+ Bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực
hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa
thuận khác.
+ Bên sử dụng dịch vụ có quyền trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 trừ trường hợp có
thoả thuận khác giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thì bên
sử dụng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ
như đã thoả thuận trong hợp đồng;
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp kịp thời các kế hoạch,
chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện
không bị trì hoãn hay gián đoạn;
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ hợp tác trong tất cả những vấn đề
cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích
hợp;
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trường hợp một dịch vụ do nhiều
bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng
dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên
cung ứng dịch vụ;
+ Bên cạnh đó, bên sử dụng dịch vụ còn phải thực hiện các nghĩa vụ
theo quy định của Luật dân sự năm 2015.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên cung ứng dịch vụ và bên sử
dụng dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ vừa phải đáp ứng các yêu
cầu trong Luật thương mại năm 2005, vừa phải phù hợp với các quy định
của trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản khác ban hành kèm
theo có liên quan đến quy định của hợp đồng cung ứng dịch vụ.

6
1.6 Giá cung ứng dịch vụ và thời hạn thanh toán

Căn cứ theo Điều 86 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung
năm 2017 quy định về giá dịch vụ:
“Trường hợp không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa
thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ
dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của
loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng,
thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.”
Căn cứ theo Điều 87 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung
năm 2017 quy định về thời hạn thanh toán trong hợp đồng cung ứng dịch
vụ như sau:
“Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ
thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc
cung ứng dịch vụ được hoàn thành.”

2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
theo quy định của pháp luật hợp đồng cung ứng dịch vụ hiện hành tại Việt
Nam, ứng dụng thực tiễn tại công ty TNHH MTV truyền thông - Sự kiện
Gia Lai.
2.1 Quá trình giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công Ty TNHH
MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai

Giao kết hợp đồng khâu quan trọng trong việc ký kết hợp đồng cung
ứng dịch vụ. Theo thông thường hợp đồng ký kết theo bước:
Bước 1: Tiếp cận khách hàng
Việc tiếp cận khách hàng điều quan trọng. Hiện nay, nhu cầu truyền
thông tổ chức kiện đại tranh tụng ngày nhiều đa dạng, điều đồng nghĩa với
việc khách hàng tìm đến Công ty ngày nhiều hơn, có nhiều loại khách
hàng khác nhau. Đối với khách hàng biết đến Công ty, việc ký kết hợp

7
đồng là điều rất dễ dàng. Khách hàng có thể gọi điện trực tiếp đến công ty
gặp trực tiếp văn phòng giao dịch. Đối với khách hàng chưa biết đến
Công ty, cần có nhiều chính sách hỗ trợ bởi những lượng khách hàng này
chiếm vị trí không nhỏ. Do vậy, để thu hút lượng khách hàng này, công ty
cần sử dụng kênh quảng cáo để quảng bá thương hiệu Công ty sử dụng
kênh quảng cáo như: vô tuyến, đài, báo, internet. Như vậy, bước tiếp cận
khách hàng quan trọng khâu giúp công ty phân loại khách hàng để có
phương án thực bước tiếp theo.
Bước 2: Tư vấn giới thiệu dịch vụ sau khi tiếp cận với các khách
hàng, cần tìm hiểu nhu cầu mục đích mà khách hàng đến với Công ty. Sau
đó, tiến hành tư vấn cho khách hàng, phân bổ những người có trách nhiệm
bổ trí người có trình độ chuyên môn cao để tư vấn tiến hành thực hiện hợp
đồng cung ứng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng. Với đội ngũ nhân viên
tư vấn đào tạo thường xuyên, công ty lấy mục tiêu chất lượng làm hàng
đầu, việc tư vấn giới thiệu dịch vụ cần có nhiều bước đi rõ ràng, đòi hỏi
cần có kinh nghiệm, kỹ thuật cao trước khi bước vào hợp đồng ký kết cả
hai bên.
Bước 3: Ký kết hợp đồng sau trình tự tư vấn theo yêu cầu khách
hàng, hai bên thỏa thuận đồng ý đến ký kết hợp đồng. Tuỳ hợp đồng mà
việc ký kết diễn khác nhau, theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Luật
sư 2012 nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm:
- Tên, địa khách hàng người đại diện khách hàng, đại diện tổ chức
hành nghề luật sư luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ bên;
- Phương thức tính mức thù lao cụ thể: khoản chi phí (nếu có);
- Trách nhiệm vi phạm hợp đồng ;
- Phương thức giải tranh chấp Hình thức hợp đồng chủ yếu văn;

8
Trong số trường hợp tính chất công việc đơn giản, thời gian ngắn,
hợp đồng hai bên thoả thuận miệng dưới mẫu hợp đồng tư vấn pháp luật
thành lập doanh nghiệp mà công ty thực hiện trong thời gian vừa qua.

2.2 Quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý Công Ty
TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai

Sau ký kết hợp đồng dịch vụ tổ chức kiện với khách hàng, Công Ty
TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai tiến hành thực công việc
có liên quan tới nghĩa vụ hợp đồng theo trình tự, thủ tục nêu quy chế công
ty tất vụ việc tư vấn thực nghiêm túc theo quy trình bước:
- Nhập cuộc: tiến hành xúc tiến ban đầu chẩn đoán sơ vấn đề, lập kế
hoạch vụ việc tư vấn kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp;
- Chuẩn đốn tìm hiểu, phân tích tổng hợp việc, khảo sát chi tiết vấn
đề
- Lập kế hoạch hành động: Xây dựng giải pháp, đánh giá giải pháp
thay nhau, kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp, lập kế hoạch thực hiện;
- Thực hiện giải thích thuyết trình vụ việc, trợ giúp việc thực hiện,
kiến nghị điều chỉnh;
- Kết thúc đánh giá, báo cáo cuối.

2.3 Tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng cung
ứng dịch vụ tư vấn pháp lý tại công ty và cách xử lý.

Nếu có hành vi vi phạm hợp đồng (được ghi rõ trong hợp đồng) hợp
đồng kinh doanh thương mại việc xử lý vi phạm tuân theo Luật Thương
mại 2005. Đó là việc Công ty hạn chế tối đa tranh chấp xảy ra với khách
hàng. Vì Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai cần có sự
thỏa thuận kĩ lưỡng với khách hàng để đến thống nhất ý kiến chung trước
khi thực giao kết hợp đồng, nếu có phát sinh nhân viên công ty liên lạc
với khách hàng để tìm biện pháp giải hợp lý. Trong hợp đồng dịch vụ

9
pháp lý mà Công Ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai ký
kết có điều khoản phương thức giải tranh chấp như:
- Nếu bên có vi phạm hợp đồng thì bên có quyền đơn phương được
yêu cầu chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận
- Khi có thông tin về vi phạm điều khoản giữ bí mật thông tin khách
hàng sẽ phải bồi thường gấp 20 lần phí dịch vụ.

3. Giải pháp của thực trạng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại
Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai4.

Cần cải thiện về công tác soạn thảo hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp
lý tại công ty. Hoạt động cung ứng dịch vụ tổ chức các sự kiện trong lĩnh
vực cần phát triển mạnh mẽ hơn để tránh xảy tranh chấp không đáng có
quá trình giao kết thực hợp đồng với khách hàng. Ngoài ra, công ty nên
xây dựng điều khoản hợp đồng cung ứng dịch vụ tổ chức một cách chặt
chẽ, để tránh xảy ra tranh chấp, tránh tạo kẽ hở cho đối tượng xấu lợi
dụng để vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho công ty. Bởi vậy giải pháp
hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hợp đồng cung ứng dịch vụ truyền
thông tại Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai cần quy
định điều khoản hợp đồng như:
Thứ nhất, hình thức hợp đồng: Công ty nên đa dạng hóa hình thức
hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 tại Điều 74 đưa hình thức hợp
đồng phù hợp với các hoàn cảnh thực tế khác nhau, nhanh nhạy, linh hoạt
việc ký kết hợp đồng, phù hợp với thông lệ quốc tế tại công ty từ trước
đến giờ. Đa số hiện nay thường sử dụng hình thức hợp đồng văn bản ký
kết trực tiếp để bảo đảm chắc chắn việc ký kết hợp đồng. Nhưng ngày
nay, cần phải đổi mới và sử dụng hình thức khác phù hợp với tình hình
thực tế, vừa nhanh lại hiệu pháp luật thừa nhận bảo vệ. Đó đó là sử dụng

4
“Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”, nguồn: https://htt.edu.vn/giai-phap-hoan-
thien-phap-luat-ve-dich-vu-phap-ly-o-viet-nam/, truy cập ngày 19/06/2022

10
hợp đồng cung ứng dịch vụ dưới dạng lời nói, thông điệp, điện báo, telex,
fax…
Thứ hai, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ
khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ của công ty chưa thận trọng, dẫn
tới việc áp dụng biện pháp thực hiện hợp đồng chi số hợp đồng có giá trị
lớn. Do đó, Công ty cần sử dụng các biện pháp thế chấp tài sản để thực
hiện hợp đồng. Ngoài ra, cần thỏa thuận thêm điều khoản đó là việc công
ty áp dụng biện pháp đặt cọc sau hợp đồng ký kết để ràng buộc trách
nhiệm giữa bên mua bên bán.
Tuy nhiên biện pháp này không đủ đảm bảo để công ty thu đủ số tiền
sau khi hoàn thành hợp đồng theo thời gian quy định trong hợp đồng.
Trên thực tế, việc khách hàng chiếm dụng vốn công ty qua hình thức
chậm thanh toán tiền dịch vụ thường xuyên diễn ra hàng năm. Do đó,
Công ty nên mạnh dạn sử dụng quy định pháp luật về việc bảo đảm thực
hiện hợp đồng, bên cạnh công ty nên có biện pháp khuyến khích khách
hàng thực hiện như: tư vấn miễn phí nhân kỷ niệm sinh nhật công ty, chiết
khấu thương mại.
Thứ ba, trong điều khoản tranh chấp hợp đồng cần lưu ý đến việc
soạn thảo hợp đồng. Công Ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia
Lai nên hiểu biết kiến thức pháp luật hạn chế, yếu tố làm nên tồn thất cho
Công ty để đề phòng rủi ro không đáng có trong điều khoản giải quyết
tranh chấp hợp đồng. Đây là điều khoản có vai trò không thể thiếu trong
hợp đồng cung ứng dịch vụ của bất kỳ công ty nào.

C. KẾT LUẬN

Đất nước ta sau nhiều năm đổi mới từ nền kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường do Đảng lãnh đạo có nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh
tế thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc doanh nghiệp phải nỗ lực không
ngừng để tồn tại và đứng vững. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập WTO đã mở

11
ra nhiều cơ hội và thách thức. Nhiều doanh nghiệp bắt kịp với xu thế,
vạch chiến lược kinh doanh phù hợp hiệu quả, khẳng định vị trí thương
trường của mình thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ.

12
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại năm 2005
2. Luật Thương mại năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
3. Giáo trình Luật Thương mại 2 – Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư
pháp, năm 2017.

4. Nguyễn Thị Ngân, “Tìm hiểu về hợp đồng cung ứng dịch vụ”, nguồn:
https://luatcongty.vn/tim-hieu-ve-hop-dong-cung-ung-dich-vu/#Khai_nie
m_hop_dong_cung_ung_dich_vu, truy cập ngày 19/06/2022
5. “Các quy định pháp lý về cung ứng dịch vụ theo pháp luật hiện hành”,
nguồn: https://luatcongty.vn/cac-quy-dinh-phap-ly-ve-ung-cung-dich-vu-
theo-phap-luat-hien-hanh/, truy cập ngày 19/06/2022
6. “Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”, nguồn:
https://htt.edu.vn/giai-phap-hoan-thien-phap-luat-ve-dich-vu-phap-ly-o-
viet-nam/, truy cập ngày 19/06/2022

13

You might also like