You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: Điều khoản giao dịch chung trong các hợp


đồng trên các sàn thương mại điện tử hiện nay có đẩy
bất lợi cho người tiêu dùng?
Mã lớp học phần: 21C1LAW51103902
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Mai Nguyễn Dũng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phú Ân – Nhóm 4 – Lớp EC002

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2021


E-commerce law – ThS. Mai Nguyen Dung

I. Lời mở đầu.

Hiện nay, việc thực hiện giao kết hợp đồng trực tuyến chủ yếu thông qua
website của doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử của các bên
trung gian. Việc giao kết được thực hiện trên website thông qua sự tương tác
giữa khách hàng và chức năng đặt hàng online của website hoặc thông qua
những hợp đồng truyền thống được đưa lên website mà thông thường đây là
những hợp đồng mẫu. Pháp luật hiện hành bao hàm những quy định cụ thể về
quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử có chức năng đặt
hàng online, mà nội dung về hợp đồng mẫu vẫn chưa có những qui định rõ
ràng, trong khi các giao dịch này đang phát triển một cách nhanh chóng và tự
phát khiến cho người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Các hợp đồng mẫu thể hiện sự mất cân xứng về thông tin, mất cân xứng về
khả năng đàm phán. Người bán bao giờ cũng nắm rõ những thông tin về hàng
hóa, dịch vụ do mình cung cấp hơn người mua, vì vậy, họ thường hay soạn các
hợp đồng với nhiều điều khoản dài dòng không bình đẳng, không rõ ràng, dồn
phần bất lợi cho người mua như bỏ qua những quy định về quyền của người
mua khi giao kết hợp đồng; lờ đi hoặc giảm nhẹ những nghĩa vụ của người bán,
chẳng hạn như người bán được rút ngắn hoặc miễn trừ thời hạn chịu ràng buộc
vào nghĩa vụ bảo hành hay trách nhiệm bảo đảm chất lượng hàng hóa, sử dụng
những thuật ngữ hàn lâm, chuyên ngành trong các điều khoản hợp đồng mà
không lý giải rõ ràng cho người tiêu dùng hiểu...

Ngược lại, người tiêu dùng thường tiếp xúc với hợp đồng khi họ cần mua
một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng,
điều người tiêu dùng quan tâm hơn cả chính là các điều kiện khuyến mãi và giá
cả của sản phẩm hoặc dịch vụ, nên họ thường phớt lờ đi các điều khoản khác
trong hợp đồng. Hợp đồng càng cồng kềnh với nhiều điều khoản rắc rối, phức
tạp thì người tiêu dùng càng ít quan tâm và thay vì đọc hết nội dung của hợp
đồng người tiêu dùng sẽ chú ý đến các vấn đề khác. Điều này đã dẫn đến việc
người tiêu dùng vội vàng nhấp vào nút đồng ý giao kết mà không hề biết rõ
ràng về những điều khoản của hợp đồng như thế nào và những hậu quả pháp lý
nào mình phải chịu khi có rắc rối xảy ra.

Do những bất cập về vấn đề giao kết hợp đồng mẫu, nên điều quan trọng lúc
này là phải có một quy chế pháp lý điều chỉnh sao cho vừa không ảnh hưởng
đến quá trình đi đến thỏa thuận trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử,
vừa bảo vệ được quyền lợi cho người tiêu dùng, vừa cân bằng quyền lợi của
các bên. Chính vì vậy, ở bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn các
chế tài pháp lý về bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong hợp đồng
thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam.

Final report
E-commerce law – ThS. Mai Nguyen Dung

II. Nội dung


1. Điều khoản giao dịch chung trong hợp đồng TMĐT.

Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố
để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề
nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này
(Khoản 1 Điều 406 BLDS 2015). Đồng thời, khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cũng có nhắc đến điều kiện giao dịch chung là
những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do cá nhân, tổ chức kinh
doanh dịch vụ, hàng hóa công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng. Ngoài ra,
Điều 32 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng quy định một số thông tin về điều
khoản giao dịch chung trên website.

Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề điều kiện giao dịch chung, Điều 16, Điều
18 và Điều 19 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định chi tiết
các vấn đề về điều kiện giao dịch chung như: Quy định về điều khoản của hợp
đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực
khi nào; thực hiện điều kiện giao dịch chung; kiểm soát điều kiện giao dịch
chung; doanh nghiệp phải có nghĩa vụ như: Trước khi giao kết với người tiêu
dùng phải thông báo công khai điều kiện giao dịch chung, đăng ký điều kiện
giao dịch chung; kiểm soát điều kiện giao dịch chung trong trường hợp kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, v.v.
Ngoài ra, Điều 8, Điều 13 và Điều 16 của Nghị định 99/2011/NĐ-CP cũng có
một số quy định về trách nhiệm đăng ký, phạm vi xem xét nội dung và kiểm
soát các vấn đề của điều khoản giao dịch chung.

Tuy nhiên, đối với giao dịch trên môi trường thương mại điện tử: Bản chất
của hình thức giao kết này được thể hiện thông qua việc khi tiến hành giao dịch
trên website của doanh nghiệp, người tiêu dùng lúc đó coi như đã chấp nhận
toàn bộ những điều khoản hợp đồng, Điều kiện giao dịch chung do doanh
nghiệp đơn phương xây dựng sẵn và công bố trên website, cũng như chịu sự
ràng buộc của các quy tắc, điều khoản đó. Như vậy, trong bất kỳ hình thức giao
kết nào của hợp đồng, người tiêu dùng vẫn luôn “đóng vai trò” là bên yếu thế
cả về mức độ kiến thức, tiếp cận thông tin và không có cơ hội tham gia đàm
phán, thương thảo hợp đồng với doanh nghiệp.

2. Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong hợp đồng TMĐT.

Ở Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ
của quản lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Vị
thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ hợp đồng thương mại điện tử cũng
là yếu điểm của họ khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại điện tử. Việc
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Final report
E-commerce law – ThS. Mai Nguyen Dung

là điều cần thiết và phải được quan tâm nhiều hơn để tạo sự bình đẳng hơn
trong quan hệ hợp đồng.

Ngày 17 tháng 11 năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được
Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trong đó, điều 8 của Luật quy định về các quyền của người tiêu dùng, người
tiêu dùng có hai trong tám quyền cơ bản là: (i) “Được cung cấp thông tin chính
xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao
dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn,
chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng
hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng”; (ii) “Yêu cầu bồi thường
thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất
lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc
cam kết”.

Đồng thời, Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về các
hành vi bị cấm, trong đó, quy định cấm “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt
động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch,
không chính xác về một trong các nội dung sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ mà
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; b) Uy tín, khả năng
kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng
với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Tuy nhiên, qua việc tiếp nhận thông tin phản ánh, khiếu nại của khách hàng,
trong những năm qua nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương
mại điện tử vẫn vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng và pháp luật chuyên ngành khác. Cụ thể như sau:

- Không cung cấp thông tin đầy đủ hoặc cung cấp thông tin không đúng về
nguồn gốc, đặc điểm, tính chất, công dụng và các tính năng khác của hàng
hóa, sản phẩm cung cấp cho khách hàng, dẫn đến việc bán hàng hóa cho
người tiêu dùng không đảm bảo chất lượng như doanh nghiệp đã thỏa thuận
hoặc quảng cáo.

- Quảng cáo, chào bán sản phẩm, hàng hóa không trung thực, đặc biệt là sử
dụng những hình ảnh, từ ngữ không đúng với thực tế; chào bán sản phẩm
với giá quá cao bất hợp lý; quảng cáo không đúng về các chương trình
khuyến mãi gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Final report
E-commerce law – ThS. Mai Nguyen Dung

- Không cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người tiêu dùng trong trường
hợp có sự thay đổi (về thời gian, cách thức cung cấp, giao hàng, chương
trình khuyến mãi…) đối với hàng hóa, dịch vụ đã giao kết cung cấp cho
người tiêu dùng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Qua đó, thấy được các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2011 trực tiếp điều chỉnh về hình thức giao kết tiêu dùng qua thương mại điện
tử là không nhiều và mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chủ yếu vừa điều
chỉnh nhưng cũng vừa định hướng cho các chủ thể tham gia giao kết đảm bảo
phù hợp quy định pháp luật. Bên cạnh đó, một số quy định về hợp đồng mẫu
cũng được đưa ra trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2011, cụ
thể là điều 17 và điều 19 của Luật, nhưng dường như nó chỉ mới điều chỉnh các
hợp đồng mẫu giao kết theo phương thức truyền thống mà chưa tính đến hợp
đồng điện tử.

3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng TMĐT.

Để giải quyết vấn đề, tạo sự bình đẳng của các bên trong quan hệ hợp đồng
điện tử và nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng điện tử, pháp luật đã có
những quy định đảm bảo nghĩa vụ cung cấp thông tin. Theo đó Nghị định
52/2013/NĐ-CP quy định thương nhân và người sở hữu Website thương mại
điện tử bán hàng có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin trên trang chủ
website của thương nhân để khách hàng có thể biết và lựa chọn.

Do có những khó khăn và trở ngại trong mối quan hệ hợp đồng nên luật cho
phép người tiêu dùng có quyền rút lui khỏi hợp đồng, đối với các website
TMĐT cung cấp dịch vụ trực tuyến lâu dài thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời
những thông tin, thủ tục cần thiết về việc chấm dứt hợp đồng, tạo điều kiện để
người tiêu dùng có thể chấm dứt hợp đồng một cách nhanh chóng và thuận tiện
khi không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Cũng nhằm bảo vệ lợi
ích của người tiêu dùng, Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định các website phải
có quy trình cho phép người tiêu dùng kiểm tra, bổ sung, sửa đổi và xác nhận
những nội dung đã lựa chọn trước đó trước khi quyết định chấp nhận giao kết
hợp đồng hay không chấp nhận việc đặt hàng thông qua chức năng đặt hàng
online của website về tên hàng hóa, giá trị, số lượng, khuyến mãi, thanh toán
theo hình thức nào… các thông tin này phải được in ấn, lưu trữ trên hệ thống
thông tin của khách hàng khi cần thiết.

Trong hoạt động lĩnh vực thương mại điện tử, việc xử lý các hành vi vi
phạm, xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng được quy định trong Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại điện tử, và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi
Nghị định 185/2013/NĐ-CP Theo điều 67 Nghị định 185/2013/NĐ-CP xử lý

Final report
E-commerce law – ThS. Mai Nguyen Dung

phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đối với hành vi Ký kết hợp đồng với người
tiêu dùng với ngôn ngữ, hình thức hợp đồng không đúng quy định; Trước khi
giao kết hợp đồng không cho người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trong
trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử theo quy định.

Điều 82 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi trong Nghị định


185/2013/NĐ-CP về các trường hợp vi phạm quy định về thông tin và giao
dịch trên website thương mại điện tử với khách hàng, cụ thể như các hành vi:
Không cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về thương nhân, cá nhân, tổ
chức sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về
hàng hóa, dịch vụ, giá cả, phương thức thanh toán, vận chuyển, giao nhận, các
điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến
hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng online trên website thương
mại điện tử hoặc ứng dụng di động; Không cho khách hàng rà soát, sửa đổi, bổ
sung hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng
online trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động để gửi đề nghị
giao kết hợp đồng….

Xử lý các hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong
giao giao kết hợp đồng thương mại điện tử còn được quy định tại Điều 83 Nghị
định 124/2015/NĐ-CP được sửa đổi như sau: Không công bố rõ ràng trên
website về các quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng
và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên
website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
Không công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình
giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử và website đấu giá trực tuyến
hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử; Không hỗ trợ khách hàng bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh mâu thuẫn với người bán trong giao
dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ
thương mại điện tử... và một số hành vi khác như: buôn bán hàng giả không có
giá trị sử dụng, công dụng, buôn bán hàng hoá hết hạn sử dụng, buôn bán hàng
giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (Điều 11, Điều 13 Nghị định
185/2013/NĐ-CP)…
III. Kết luận
Pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm tại những quy định bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng đã được hình thành nhưng vẫn còn phân tán ở một số văn bản
pháp luật, việc điều chỉnh các lĩnh vực chuyên môn chưa tập trung thành một
văn bản thống nhất và sửa đổi nhiều lần nên thỉnh thoảng cũng gây khó khăn,
hạn chế cho người tiêu dùng khi muốn tiếp cận các quy định này để làm cơ sở
bảo vệ mình trước các hành vi vi phạm của các chủ kinh doanh trên mạng điện
tử. Mặt khác, những mức xử phạt đôi khi quá nhẹ so với lợi ích thu được từ
những hành vi vi phạm nên các quy định này chưa có tính răn đe để hạn chế
được các hành vi xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng ngày càng gia tăng

Final report
E-commerce law – ThS. Mai Nguyen Dung

như hiện nay, và những thủ tục chứng minh thiệt hại (về chất lượng, độ an toàn
của sản phẩm, nguyên nhân gây thiệt hại, mức độ thiệt hại…) hiện nay là khá
phức tạp, vì lẽ đó, người tiêu dùng rất ngại khiếu nại tố cáo lên cơ quan chức
năng, mà thường để mặt khi lợi ích của mình đã bị xâm hại. Từ đó, vô hình
chung các điều khoản giao dịch chung trong các hợp đồng trên các sàn thương
mại điện tử lại đẩy bất lợi cho người tiêu dùng. Vì vậy, cần phải ban hành và
xây dựng các quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện giao kết hợp đồng theo
mẫu trên các website thương mại điện tử, cũng như xây dựng thiết chế công
chứng về hợp đồng thương mại điện tử để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

IV. Tài liệu tham khảo.

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. (2011)


http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?
class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=98755

- Bộ luật dân sự 2015 (thuvienphapluat.vn)

- Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(thuvienphapluat.vn)

- Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử (thuvienphapluat.vn)

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính hoạt động thương mại sản xuất
bảo vệ người tiêu dùng (thuvienphapluat.vn)

- Nghị định số 124/2015/NĐ-CP. (2015)


https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-124-2015-ND-CP-
sua-doi-185-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-san-xuat-buon-ban-hang-
gia-cam-295892.aspx

- Hợp đồng thương mại điện tử: thực trạng và hướng hoàn thiện (lapphap.vn)

Final report

You might also like