You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

BÁO CÁO MÔN HỌC


PHÁP LUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHỦ ĐỀ 1B

Giảng viên hướng dẫn: Giảng viên Phạm Ngọc Anh Thơ

Sinh viên thực hiện:


· Phạm Hùng Phát 19521999
· Nguyễn Trung Kiên 19521718
· Nguyễn Nam Anh 19520384

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghệ
Thông tin đã đưa môn học Pháp luật trong TMDT vào chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Phạm Ngọc Anh Thơ
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Pháp luật trong TMDT của cô, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau
này.
Bộ môn Pháp luật trong TMDT là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực
tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên
ngành TMDT nói riêng và sinh viên Công nghệ Thông tin nói chung. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc
dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài báo
cáo của nhóm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”.

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 15 tháng 10 năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

BÁO CÁO MÔN HỌC 1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

BÁO CÁO MÔN HỌC 2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 3

MỤC LỤC 4

I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ 6

1. Giới thiệu chủ đề thảo luận 6

2. Thực trạng chung 6

II. GIỚI THIỆU VAI TRÒ 9

III. CÁC TÌNH TRẠNG MÀ CHỦ THỂ ĐANG GẶP PHẢI 10

IV. THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG NÀY 12

V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, HƯỚNG ĐI TRONG TƯƠNG LAI 14

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15


I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

1. Giới thiệu chủ đề thảo luận

DN A (bên bán ) ký hợp đồng mua bán thiết bị máy dệt cho DN B (bên mua). Do
tính chất của hàng hóa là phải giao nhận liên tục tùy theo tình hình sản xuất của DN
dệt B nên 2 bên sẽ ký với nhau hợp đồng nguyên tắc (Hợp đồng chung) và giao
hàng dựa trên các PO ( purchase order) cụ thể. Một bên luôn muốn ký hợp đồng
giấy còn 1 bên muốn ký hợp đồng điện tử để việc mua bán nhanh chóng và thuận
tiện.
Với đề tài này nhóm sẽ chọn bên B là muốn ký kết bằng hợp đồng giấy (truyền
thống) và sẽ thuyết phục bên A ký kết bằng cách nêu lên những những lợi điểm và
bất lợi đối với ký kết hợp đồng theo truyền thống và hợp đồng điện tử.

2. Thực trạng chung

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Các doanh nghiệp đã buộc phải chuyển từ trạng thái làm
việc trực tiếp sang làm việc từ xa. Đây được coi là một thách thức lớn đối với doanh
nghiệp khi phải tiến hành mọi hoạt động kinh doanh bao gồm cả các công việc phức
tạp như xử lý nghiệp vụ, quan hệ khách hàng và thực hiện giao dịch.

Trong hoàn cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các giải pháp công nghệ số
để có thể vượt qua khó khăn và nâng cao vị thế. Trong đó, giải pháp tối ưu được đa
số doanh nghiệp lựa chọn đó là sử dụng hợp đồng điện tử thay thế cho hợp đồng
truyền thống.

Tại cuộc hội thảo trực tuyến về giải pháp ký kết điện tử do Công ty Hệ thống
Thông tin FPT (FPT IS) tổ chức, một cuộc khảo sát với sự tham gia của 500 doanh
nghiệp đã được công bố, trong đó có 94% cho biết họ gặp khó khăn trong việc ký
kết hợp đồng với đối tác do giãn cách xã hội và 92% doanh nghiệp đồng cho rằng
ký kết điện tử sẽ là xu hướng dịch chuyển tất yếu nhưng nỗi e ngại lớn nhất là tính
pháp lý.
Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam đã ban hành luật
Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 với các điều khoản đầy đủ về chứng từ điện
tử/hợp đồng điện tử. Bên cạnh đó còn có Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại
điện tử.
Chỉ trong vài tuần tới, Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định 52/2013/NĐ-
CP sắp ban hành sẽ chính thức quy định quy trình cấp đăng ký cho các Tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract
Authority). Việc này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xu hướng ứng dụng hợp đồng điện
tử tại Việt Nam.

“Việc giao kết qua phương thức hợp đồng điện tử không phải là yếu tố chứng
minh giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Hợp đồng có giá trị hay không có giá trị
thì cần phải xem xét trên các yếu tố cụ thể về mặt nội dung hợp đồng. Còn hình thức
giao kết có thể lựa chọn bằng giấy, bằng phương thức điện tử,” ông Vĩnh nói.
Ngoài ra còn những vấn đề thực trạng hợp đồng điện tử và những vướng mắc
pháp luật về HDĐT như sau:
- Nhà nước chưa có quy định pháp luật để điều chỉnh hợp đồng thương mại điện
tử.
Hiện nay hợp đồng thương mại điện tử theo mẫu của người bán lại tự soạn cho mình
một mẫu hợp đồng với các điều khoản có lợi cho mình. Việc giao kết hợp đồng trực
tuyến hiện nay được tiến hành chủ yếu thông qua website của doanh nghiệp hoặc
sàn giao dịch thương mại điện tử của các nhà cung cấp trung gian.

Khác với thư điện tử trao đổi trực tiếp giữa hai bên, giao kết hợp đồng trên website
có thể được thực hiện qua sự tương tác giữa khách hàng và chức năng đặt hàng trực
tuyến của website hoặc thông qua những hợp đồng truyền thống được đưa lên
website mà thông thường đây là những hợp đồng mẫu. Pháp luật hiện hành chỉ mới
quan tâm điều chỉnh về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
có chức năng đặt hàng trực tuyến, còn đối với nội dung hợp đồng mẫu vẫn chưa có
quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh và hướng dẫn các bên tham gia.

Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản rập khuôn do tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đơn phương soạn thảo để giao dịch với
nhiều người tiêu dùng. Nội dung của hợp đồng đã được người bán chuẩn bị sẵn,
người tiêu dùng chỉ có mỗi quyền tuyên bố chấp nhận hay không chấp nhận chứ
không có cơ hội thảo luận, thương lượng về từng điều khoản của hợp đồng.

- Hiện tại chưa có các quy định về công chứng hợp đồng thương mại điện tử.
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của
văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp
luật quy định phải công chứng. Công chứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc
bảo đảm an toàn pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh tế…

Nếu trước đây, để thiết lập một giao dịch, hợp đồng, người ta chỉ có thể thể hiện ý
chí, nguyện vọng của mình dưới hình thức là giao kết bằng miệng hoặc giao kết
bằng văn bản, nay nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà chúng ta có thêm hình thức
giao kết bằng phương tiện điện tử. Vì vậy, dù giao dịch được thực hiện bằng phương
thức gì thì những nguyên tắc chung, cơ bản nhất áp dụng trong giao dịch, hợp đồng
vẫn đương nhiên được áp dụng. Do đó, vai trò của công chứng viên cần phải được
tiếp tục duy trì và phát huy trong giao dịch điện tử.

- Chưa có các quy định điều chỉnh vấn đề tài sản ảo.

Vài năm gần đây, vấn đề tài sản ảo trở thành chủ đề nóng ở Việt Nam cùng với trào
lưu phát triển các trò chơi trực tuyến (game online). Điều 105 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định tài sản bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Vậy
tài sản ảo có phải là tài sản hay không? Để xác định tài sản ảo là một loại tài sản cần
phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Xét về tính pháp lý thì tài sản ảo là
một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài
khoản game online… Nhưng phổ biến nhất là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến,
tên miền.

Xét về mặt giá trị, tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng
những nhu cầu của con người. Trò chơi trực tuyến đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên
miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu…
Trong thực tế, các giao dịch liên quan đến tài sản ảo được thực hiện khá phổ biến,
mặc dù pháp luật không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này là đối tượng
của giao dịch dân sự nhưng giá trị của các loại tài sản ảo này là rất lớn, có thể trị giá
hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.

II. GIỚI THIỆU VAI TRÒ

Các chủ thể có trong đề bao gồm:


Bên A ( bên bán ): Bên bán là bên có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng địa điểm thỏa
thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp không nêu địa điểm trong hợp đồng thì
người bán giao tại nơi có đất đai liên quan tới người mua, tại kho chứa hàng hoặc tại
địa điểm kinh doanh của bản thân.

Ngoài ra còn phải giao hàng đúng thời điểm thỏa thuận. Bên cạnh đó nghĩa vụ
giao hàng là việc giao đúng số lượng và chất lượng hàng hóa, cụ thể: bên bán có
nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng hàng hóa mà theo quy định của hợp
đồng giữa các bên. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về việc xem xét thế nào là
hàng hóa không phù hợp với hợp đồng tại Điều 39 Luật thương mại 2005 (sai hàng,
không đảm bảo chất lượng, không bảo quản/đóng gói,...)

Bên B ( bên mua ): Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng
theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc
thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên
mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư
hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất
mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra (Điều 50 Luật Thương mại 2005);
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua phải thanh toán cho bên bán vào
thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 55
Luật Thương mại 2005)

Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc
hợp lý để giúp bên bán giao hàng.

Bên thứ 3 (cung cấp dịch vụ internet và chứng thực chữ ký): Người thứ 3 là
người có khả năng ảnh hưởng, tác động tới hợp đồng. Cũng có thể là bộ phận giải
quyết tranh chấp trong trường có mâu thuẫn

III. CÁC TÌNH TRẠNG MÀ CHỦ THỂ ĐANG GẶP


PHẢI

Theo đề tài DN A (bên bán) muốn ký kết hợp đồng mua bán bằng hợp đồng điện
tử nhưng bên DN B lại muốn ký kết bằng hợp đồng truyền thống. Mỗi bên sẽ có các
điểm lợi và bất lợi như sau:
- Với vai trò bên bán (DN A): Muốn ký kết bằng hợp đồng điện tử với lí do
là tiện lợi, nhanh chóng, mất it thời gian, thanh toán nhanh chóng, đảm bảo được
tiến độ sản xuất vì tính chất của hàng hóa là liên tục phải giao nhận tùy vào sản xuất
bên DN B. Đó là lí do DN A muốn kí kết bằng hợp đồng điện tử
- Với vai trò bên mua (DN B): Muốn ký kết bằng hợp đồng truyền thống
với những lí do là đây là hợp đồng theo nguyên tắc (hợp đồng khung) và giao hàng
dựa trên các PO cụ thể, bên mua không muốn 1 bên thứ 3 tham gia vào trong hợp
đồng tránh xảy ra tình trạng , khi xảy ra tranh chấp thì cần gặp mặt để nói chuyện
giải quyết cho dễ dàng hợp lí. Đó là lí do DN B muốn kí kết bằng hợp đồng điện tử
Hợp đồng truyền thống Hợp đồng điện tử
Quy trình giao kết Dễ dàng thấy được ý chí của Khó có thể thấy được
2 bên khi kí HD, nói chuyện thiện chí giữa 2 bên chỉ
làm rõ các vấn đề để đi đến thông qua thiết bị điện tử
thống nhất. 2 bên sẽ xác định dẫn đến 2 bên it có sự gẫn
được mặt hàng , chất lượng gũi, thân quen khi xảy ra
sản phẩm, bên bán an tâm mâu thuẫn dẫn đến hợp
năng lực bên mua để đảm bảo đồng đổ vỡ gây ra tranh cãi
cho việc thanh toán khi giao không đáng có.
hàng

Thời điểm, địa Được xác định cụ thể ở 1 Dễ dàng thống nhất qua
điểm giao kết địa điểm, khu vực mà 2 bên internet, thuận tiện sắp xếp
có thể đến được. Nếu ở xa thì thời gian cho 2 bên, không
là điểm bất lợi cho đôi bên cần phải di chuyển xa.
mất thời gian, lịch trình, công
sức, tiền bạc di chuyển.

Chữ ký trong Là chữ kí viết máy không Là chữ kí điện tử cần


hợp đồng cần bên thứ 3 đảm bảo xác một bên thứ 3 xác nhận,
nhận hợp đồng. chứng thực.
Lưu trữ bảo Cần tốn kém xây dựng kho Tất cả được lưu trên hệ
quản gốc hợp lưu trữ hợp đồng, chi phí duy thống máy chủ DN trên
đồng trì, bảo dưỡng internet, thuận tiện cho
việc lưu trữ, tìm kiếm
IV. THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI
VỚI TÌNH TRẠNG NÀY

Về mặt pháp lý, ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự sẽ
được áp dụng cho cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử, do tính chất đặc
thù của hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử và do những vấn đề pháp lý đặc
biệt nảy sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng điện tử, mà loại hợp
đồng này thường còn phải được điều chỉnh bởi một hệ thống quy phạm pháp luật
đặc thù, dành riêng cho hợp đồng điện tử. Ngày nay, ở nhiều nước, bên cạnh các đạo
luật về hợp đồng truyền thống, người ta đã phải ban hành Luật Giao dịch điện tử,
Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký
điện tử,…:
Tiêu chí Hợp đồng truyền thống Hợp đồng điện tử
(HĐ giấy)

Căn cứ pháp lý - Bộ luật Dân sự 2015 - Luật Giao dịch


điện tử 2005
- Luật Thương mại 2005
- Luật Thương mại
2005
- Luật mẫu Thương
mại điện tử của
UNCITRAL (năm
1996)
- Nghị định
130/2018/NĐ-CP về
chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký
số

Phương thức giao kết - Giao dịch bằng văn bản - Giao dịch bằng
phương tiện điện tử
- Giao dịch bằng lời nói
hay còn được gọi là
- Giao dịch bằng hành giao dịch bằng văn
động bản điện tử.
- Các hình thức khác do - Được ký bằng chữ
hai bên thỏa thuận ký điện tử để thể
hiện việc giao kết.
Các giao dịch trao đổi với
nhau bằng các phương tiện Các bên tham gia
“giấy tờ”, “vật chất” và ký không cần gặp mặt
bằng chữ ký tay để thể trực tiếp, chỉ cần
hiện việc giao kết. trao đổi qua môi
trường điện tử và đi
Các bên tham gia phải gặp đến việc ký hợp
mặt trực tiếp rồi mới đi đồng
đến việc ký hợp đồng
V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, HƯỚNG ĐI TRONG
TƯƠNG LAI

- Hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng TMĐT, sửa đồi, bổ sung những điều luật
để phù hợp với hiện tại.
- Thực hiện chính sách phát triển hạ tầng công nghệ theo từng giai đoạn, xây dựng
thêm các cổng thông tin, kho dữ liệu để quản lí, duy trì tránh phụ phuộc vào các
bên trung gian.
- Học hỏi có chọn lọc từ các case ở các nước khác, tham khảo các bộ luật của các
nước tiên tiến như Mĩ , Singapore, Hàn Quốc,... để đáp ứng với nhu cầu, tình
hình hiện nay trong nước và thế giới.
- Phía các doanh nghiệp luôn cập nhật và trang bị kiến thức về pháp luật, những
đổi mới trong các bộ luật để điều chỉnh một cách kịp thời.
- Kết hợp cả hai hợp đồng điện tử và truyền thống, linh hoạt sử dụng để tiết kiệm
chi phí, nhân sự, tài nguyên ,....
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa (lawfirms.vn)
Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 (thuvienphapluat.vn)
Quyền và nghĩa vụ của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa -
(startuphouse.vn)
https://luatduonggia.vn/hop-dong-khung-la-gi-hop-dong-khung-co-phai-la-hop-dong-
nguyen-tac-khong/
https://savis.vn/hop-dong-dien-tu-va-nhung-uu-nhuoc-diem-can-biet

You might also like