You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. Tên môn học: Pháp luật về Thương mại điện tử


2. Số tín chỉ: 2
3. Trình độ: cho Sinh viên năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian:
 Lên lớp: 30 tiết (Lý thuyết 20 tiết + 10 tiết thuyết trình/thảo luận)
5. Điều kiện tiên quyết:
 Môn học trước: Pháp luật đại cương
6. Mục tiêu của môn học
 Mục tiêu chung:
+ Nắm vững những khái niệm liên quan đến Thương mại điện tử (TMĐT) như:
giao dịch điện tử (GDĐT), hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, các loại hình
giao dịch điện tử và các loại hình website Thương mại điện tử
+ Hiểu và biết cách vận dụng Luật giao dịch điện tử, Nghị định về TMĐT
+ Tìm hiểu các văn bản pháp lý liên quan đến TMĐT khác
+ Vận dụng được chế tài xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự trong các
tình huống vi phạm trong lĩnh vực TMĐT
 Mục tiêu cụ thể/ chuẩn đầu ra môn học:
o Kiến thức:
 Cung cấp những kiến thức cơ bản về GDĐT; vấn đề thanh toán, an toàn và
bảo mật trong thương mại điện tử.
 Cung cấp những kiến thức cơ bản về vấn đề luật GDĐT và pháp lý liên quan
đến TMĐT.
- Thông điệp dữ liệu và gửi/nhận thông điệp dữ liệu
- Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
- Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- GDĐT trong cơ quan nhà nước
- An ninh, an toàn, bảo mật, bảo vệ thông tin trong GDĐT
- Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong GDĐT
- Các văn bản pháp lý liên quan đến TMĐT
 Kiến thức Nghị định về Thương mại điện tử
- Giao kết hợp đồng trong TMĐT
- Hoạt động website TMĐT: bán hàng, dịch vụ TMĐT
- Quản lý hoạt động TMĐT: đăng ký, thông báo website TMĐT
 Kiến thức về Luật An Ninh Mạng 2018
 Xử phạt vi phạm hành chính trong TMĐT theo một số điều của Nghị định số
98/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 Nghị định số 15/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch
điện tử
1
 Chế tài xử lý hình sự trong TMĐT theo Bộ luật hình sự 2015.
 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số
72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng
 Nghị định số 130/2018 Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về
chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
 Thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về TMĐT ở VN và trên thế giới
o Kỹ năng:
 Làm việc nhóm
 Đọc hiểu các tài liệu về luật liên quan đến TMĐT
o Thái độ, chuyên cần: Sinh viên tham dự đầy đủ các tiết học lý thuyết,
thực hành và bài tập.
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học này cung cấp các kiến thức căn bản về luật và pháp lý liên quan đến TMĐT.

8. Nhiệm vụ của Sinh viên


 Dự lớp: Tham dự tối thiểu 80% thời lượng môn học.
 Bài tập: Thực hiện đầy đủ các bài tập hàng tuần và làm đồ án môn học.
9. Tài liệu học tập

[1] Bài giảng Luật Giao dịch điện tử, Khoa Hệ thống thông tin, Đại Học Kinh Tế Luật –
ĐHQG TP.HCM
[2] Luật Giao Dịch Điện Tử 2005, Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
[3] Luật An Ninh Mạng 2018, Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
[4] Các văn bản pháp lý liên quan Thương mại điện tử (Nghị định 52/2013, Nghị định
85/2021, 98/2020, 130/2018(26/2007), 165/2018(27/2007), 35/2007, thông tư
47/2014/TT-BCT Quy định về quản lý website Thương mại điện tử (21/2018)
[5] Tài liệu Thương mại điện tử, Bộ môn Thương mại điện tử, Khoa Hệ thống thông tin,
Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM
[6] Các báo cáo thương mại điện tử của Cục TMĐT & Kinh tế số- Bộ Công thương
[7] E-Commerce Law: The Legal Compliance Handbook for Online Business 2020, Tom
James, Echion, LLC

10. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:


 Dự lớp: Tham dự tối thiểu 80% thời lượng môn học.
 Đồ án môn học: 30%
 Đánh giá quá trình (cá nhân): 20%
 Thi cuối học kỳ: (trắc nghiệm+tự luận) 50%
11. Thang điểm: 10 (Mười).
12. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1. Pháp luật đại cương
- Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật
- Quy phạm pháp luật
- Quan hệ pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

2
Chương 2. Giới thiệu Luật giao dịch điện tử
- Tổng quan về luật giao dịch điện tử
- Giới thiệu và phân tích một số điều trong luật GDĐT
- Thông điệp dữ liệu và gửi/nhận thông điệp dữ liệu
- Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
- Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- GDĐT trong cơ quan nhà nước
- An ninh, an toàn, bảo mật, bảo vệ thông tin trong GDĐT
- Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong GDĐT
- Câu hỏi và bài tập

Chương 3. Nghị định về Thương mại điện tử


- Những quy định chung
- Giao kết hợp đồng trong TMĐT
- Hoạt động TMĐT
- Quản lý hoạt động TMĐT
- An toàn, an ninh trong giao dịch TMĐT
- Giải quyết tranh chấp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Câu hỏi và bài tập

Chương 4. Các văn bản pháp lý liên quan TMĐT


- VBHN Thông tư 47/2014 về quản lý website TMĐT (TT sửa đổi 21/2018/TT-
BCT)
- Nghị định 98/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Xử lý hình sự vi phạm trong TMĐT (Chế tài xử lý hình sự: Thông tư liên tịch số
01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC và Bộ luật hình sự 2015)
- Luật an ninh mạng 2018
- Nghị định 130/2018 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số
- Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Nghị định 35/2007 về GDĐT trong hoạt động ngân hàng
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-
CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- Câu hỏi và bài tập

Chương 5. Tình hình thực thi pháp luật về TMĐT ở VN và thế giới
- Tình hình thực thi pháp luật về TMĐT trên thế giới
- Thực trạng thực thi pháp luật về TMĐT ở VN
- Câu hỏi và bài tập

Nội dung đánh giá Trọng số


1. Đánh giá trên lớp: 50%
1.1 Điểm quá trình đánh giá theo cá nhân:
- Kiểm tra nhanh 20%
- Đóng góp trên lớp
1.3 Điểm đồ án môn học: 30%

3
- Bài tập nhóm/thuyết trình
2. Thi kết thúc môn học: 50%
- Trắc nghiệm (30 câu): 6/10 điểm
- Tình huống (1 câu): 4/10 điểm
Total 100%
 
o Kiểm tra nhanh
Sinh viên có thể được yêu cầu làm bài kiểm tra nhanh trên lớp để kiểm tra kiến thức và sự
chuyên cần của sinh viên. Hình thức kiểm tra có thể là trắc nghiệm hoặc tự luận với thời gian
dưới 10 phút. Kiểm tra nhanh có thể được thực hiện ở bất kỳ buổi học nào mà không hề được
báo trước.
o Đóng góp trên lớp
Sinh viên được yêu cầu tích cực phát biểu, tham gia xây dựng bài, bày tỏ ý kiến và đặt câu hỏi
trong lớp học. Những cá nhân đóng góp tích cực trên lớp ngoài việc được đánh giá cao cho điểm
quá trình cá nhân còn được điểm thưởng vào bài thi cuối kỳ.
o Thuyết trình/ phân tích tình huống nghiên cứu
Sinh viên được yêu cầu làm việc nhóm để phân tích một tình huống nghiên cứu được cung cấp,
hoặc một vấn đề, một chủ đề phải tìm hiểu để đưa ra nhận định, đánh giá. Sau đó nhóm phải
thuyết trình trước lớp bằng công cụ trình chiếu (ví dụ: powerpoint, mindmap, …). Việc tham gia
chuẩn bị và thuyết trình phải được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm tự
xung phong đăng ký đề tài và thời gian thuyết trình, khuyến khích mỗi nhóm thuyết trình ít nhất
là một lần trong môn học. Thời gian cho một lần thuyết trình tối đa 10 phút và có từ 5-10 phút
trả lời câu hỏi.
o Đồ án môn học
Mỗi nhóm SV được phân công tìm hiểu một đề tài và trình bày, nộp cho giảng viên cả bản in và
bản mềm (file) theo lịch trình quy định. Yêu cầu bản in phải có chữ ký của tất cả các thành viên
và có ghi nhận mức độ hoàn thành công việc được giao (tính theo %) của mỗi thành viên trong
nhóm
Phụ trách và liên hệ:
Khoa: Hệ thống thông tin – UEL
Bộ môn: Thương mại điện tử
Giảng viên: ThS Phạm Mạnh Cường
Fb: facebook.com/pmcuong
Email: cuongpm@uel.edu.vn

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022


TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

You might also like