You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

E-logistics

Chương 6
Cơ sở sở pháp lý của E-logistics
Chương 6: Cơ sở sở pháp lý của E-logistics

Luật mẫu
của
Luật giao Các văn
Một số vấn UNCITRAL
dịch điện bản pháp
đề pháp lý và luật giao Luật mẫu
tử của một quy liên
liên quan dịch điện của
số quốc gia quan tới E-
tới E- tử của một UNCITRAL
trên thế Logistics tại
Logistics số quốc gia
giới Việt Nam
trên thế
giới
Tài liệu tham khảo
v Bộ môn Kinh tế và Kinh doanh Thương mại, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân (2019). Bài giảng E-Logistics.
v Bộ Công Thương (2020), Báo cáo logistics Việt Nam, Nhà xuất
bản Công thương.
v Nguyễn Văn Hồng và cộng sự (2013), Giáo trình Thương mại điện
tử căn bản, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.
v Pettit, S., & Wang, Y. (Eds.). (2016). E-Logistics: Managing Your
Digital Supply Chains for Competitive Advantage. Kogan Page
Publishers.
Một số vấn đề pháp lý liên quan tới E-Logistics
v Dịch vụ logistics và E-logistics
- Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết
và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản
phẩm, từ việc nhập nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ
sản phẩm cuối cùng.
- Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân
lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin và công nghệ, được phối
kết hợp trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp
- Các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng
và hiệu quả, tạo ra được sự thỏa mãn khách hàng ở mức độ cao
nhất
- E-logistics có những khác biệt rất lớn so với dịch vụ logistics truyền
thống, mang tính hiện đại và hiệu quả cao hơn, hướng đến phát
triển theo khuynh hướng dịch vụ logistics bên thứ năm
Một số vấn đề pháp lý liên quan tới E-Logistics
v Pháp luật hiện hành còn thiếu quy định về khái niệm e-
logistics, gây khó hiểu và khó thực hiện
- Logistics cũng như thương mại điện tử đang bùng nổ và là xu
hướng phát triển
- Hiểu chưa đúng và chưa phân biệt được hai khái niệm e-
logistics và logistics
- Đồng nhất hai khái niệm này với nhau
=> Nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng vị trí, vai trò
của hai hoạt động logistics và e-logisitics trong thương mại điện
tử
Một số vấn đề pháp lý liên quan tới E-Logistics
v Việc phân loại các hoạt động logistics còn nằm rải rác ở nhiều văn
bản pháp luật khác nhau
- Dịch vụ logistics góp phần mở rộng thị trường TMĐT
- Là cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các
thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm
- Việc phân loại dịch vụ logistics thường theo phương pháp liệt kê,
trình bày được quy định ở quá nhiều văn bản
VD: Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, logistics bao gồm
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa
Þ Cần thiết phải bổ sung định nghĩa về dịch vụ e-logistics,
Þ Việc phân loại dịch vụ logistics cũng cần có quy định thống nhất
Một số vấn đề pháp lý liên quan tới E-Logistics
v Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh logistics trong hoạt động
TMĐT chưa đồng bộ
- Trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan nhà nước trong
việc quản lý hoạt động logistics chưa nhất quán
- Logistics được xem là “yếu tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc
đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác nhưng chưa được quản lý
thống nhất
- Logistics là một chuỗi hoạt động bao gồm rất nhiều công việc khác
nhau liên quan đến nhiều ngành nghề như: vận tải, đóng gói, làm
thủ tục thuế, hải quan…
- Đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít
nhất hai tầng điều kiện kinh doanh
=> Điều này thực sự chưa hợp lý vì vừa không phục vụ mục tiêu quản
lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của DN
Một số vấn đề pháp lý liên quan tới E-Logistics
v Quy định về phân cấp quản lý hoạt động logistics:
+ Bộ Giao thông Vận tải được giao là cơ quan cấp giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức
+ Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về logistics
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cấp phép đăng ký kinh
doanh logistics
+ Bộ Thông tin Truyền thông và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra hoạt động giao dịch điện tử, nếu
hoạt động logistics thông qua các phương tiện điện tử
Þ Chỉ riêng một hoạt động vận tải thông qua phương tiện điện tử đã có
tới bốn cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chuyên biệt.
Þ Để thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp phải thông qua nhiều thủ
tục hành chính với các khoản phí, lệ phí
Một số vấn đề pháp lý liên quan tới E-Logistics
v Một số quy định của pháp luật hiện hành về vận chuyển hàng hóa
truyền thống không phù hợp trong hoạt động TMĐT
- Ví dụ: Về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên
thị trường quy định nếu không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc rõ
ràng của hàng hóa thì sẽ bị xử phạt
- Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của hoạt động TMĐT, TMĐT một
ngày có hàng trăm đơn hàng, có đơn hàng chỉ vài chục nghìn đồng
thì thực sự rất khó có thể kẹp hóa đơn cho từng đơn hàng.
Thực trạng ứng dụng CNTT trong các DN
v Ứng dụng CNTT trong vận tải đường bộ
- Tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát
tuyến đường, lịch trình, thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng
- Một hình thái của kinh tế chia sẻ, sự nổi lên mạnh mẽ của các
công ty như Grab, Be, Gojek32
v Giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng
chặng cuối và chuyển phát nhanh
- Đã xuất hiện những ứng dụng tự động hóa kho hàng TMĐT
như Lazada, Tiki, Shopee…
- Đang tiếp tục thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều công ty
lớn trong ngành
Thực trạng ứng dụng CNTT trong các DN
v Hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất
- Nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động rất hiệu quả
- Xuất hiện robot trong quá trình đưa linh kiện, bán thành
phẩm, thành phẩm trong nhà máy, việc kiểm kê hàng…Điển
hình như Nhà máy sản xuất của Samsung
v Ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí
tuệ nhân tạo
- Ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới
khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng
- Một số ít nhà bán lẻ trong nước đang triển khai
Thực trạng ứng dụng CNTT trong các DN
v Xu hướng ứng dụng CNTT
- Chưa nhiều DN logistics nội địa đầu tư nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ mới
- Trình độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp logistics Việt
Nam đang ở mức độ thấp, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải
đường bộ
- Yếu tố khiến cho các DN khó có thể vận hành một cách có hiệu
quả, tối ưu chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Thực trạng ứng dụng CNTT trong các DN
Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
v Được Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) thông qua
năm 1996
v Công bố tại Hội nghị lần thứ 6 của Đại hội đồng LHQ năm 1996
v Có hiệu lực áp dụng đối với những mối quan hệ phát sinh khi áp
dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử
v Đưa ra một hệ thống các quy tắc được thừa nhận trên phạm vi quốc
tế về việc loại bỏ các trở ngại trong việc công nhận giá trị pháp lý
của thông điệp được lưu chuyển bằng phương tiện điện tử
v Tạo sự bình đẳng giữa những người sử dụng tài liệu trên cơ sở giấy
tờ và những người sử dụng thông tin trên cơ sở các dữ liệu điện tử
v Cơ sở định hướng giúp các nước thành viên tham khảo khi xây dựng
một đạo luật cho thương mại điện tử
Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
Nội dung
v Quy định các điều kiện luật định đối với các thông tin số hoá,
công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số hoá, về văn bản
viết, chữ ký, bản gốc, tính xác thực và khả năng được chấp
nhận của thông tin số, việc lưu giữ thông tin số
v Quy định về hình thức của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp
đồng, các bên ký kết hợp đồng phải công nhận giá trị pháp lý
của các thông tin số hoá, xuất xứ của thông tin số hoá, việc
xác nhận đã nhận được thông tin, thời gian, địa điểm gửi và
nhận thông tin số hoá
v Quy định các giao dịch TMĐT trong một số lĩnh vực như vận tải
hàng hóa
Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
v Quy định các hành vi liên quan đến hợp đồng vận tải hàng
hoá, quy định về hồ sơ vận tải hàng hoá
v Tạo điều kiện để các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ
thống pháp luật về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ
thông tin mới
v Ban hành văn bản hướng dẫn việc chuyển hoá các quy định
của Đạo luật mẫu vào hệ thống nội dung luật của các quốc
gia.
v Đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật về sử dụng
các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho
các tài liệu bằng giấy đối với các quốc gia
Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
Ưu điểm và hạn chế
v Kích hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại được thực
hiện bằng phương tiện điện tử
v Khắc phục những trở ngại phát sinh từ các điều khoản luật
định có thể không được thay đổi theo hợp đồng
v Cung cấp đối xử bình đẳng đối với thông tin trên giấy và thông
tin điện tử.
v Cho phép sử dụng thông tin liên lạc không cần giấy tờ, thúc
đẩy hiệu quả trong thương mại quốc tế.
v Văn bản lập pháp đầu tiên áp dụng các nguyên tắc cơ bản về
không phân biệt đối xử, tính trung lập về công nghệ và tính
tương đương về chức năng
v Một số điều khoản đã được sửa đổi bởi Công ước truyền thông
và điện tử và Công ước về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL
v Luật mẫu về chữ ký điện tử được thông qua năm 2000
v Hướng dẫn các quốc gia xây dựng khung pháp lý thống nhất
và công bằng, giải quyết hiệu quả các vấn đề về chữ ký điện
tử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao dịch TMĐT
v Nêu lên những vấn đề cơ bản của chữ ký điện tử, chữ ký số
hóa và các vấn đề về người ký, bên thứ ba và chứng nhận chữ
ký số
v Đưa ra các hướng dẫn cụ thể và chi tiết, phân tích và hướng
dẫn cho từng điều khoản của luật mẫu
v Góp phần loại bỏ những cản trở trong việc sử dụng chữ ký
điện tử trong các giao dịch TMĐT ở phạm vi quốc tế.
Công ước của LHQ về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp
đồng TMQT
v Công ước Liên Hợp Quốc về Sử dụng Chứng từ điện tử trong
Hợp đồng thương mại quốc tế
v Do Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL) xây dựng
v Được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2005
v Đưa ra một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản
nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương
tiện điện tử
v Đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản giấy và văn
bản điện tử trong các giao dịch quốc tế,
v Công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường buôn bán quốc
tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.
Công ước của LHQ về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp
đồng TMQT
v Áp dụng rộng rãi và đồng nhất những quy định này giữa các
quốc gia, góp phần xóa bỏ trở ngại đối với việc sử dụng chứng
từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc tế
v Nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lý cũng như
tính ổn định về phương diện thương mại của hợp đồng điện tử
v Giúp doanh nghiệp tiếp cận được những phương thức tiến
hành thương mại hiện đại, hiệu quả nhất
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ
v Ấn định các nguyên tắc cơ bản cho thương mại điện tử, kiến
nghị cho nền thương mại điện tử toàn cầu
v Môi trường pháp lý cho TMĐT dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản:
- Tự do xác lập quan hệ hợp đồng khi thấy phù hợp
- Có tính chất trung lập về mặt công nghệ và phải có tính mở
cho tương lai
- Được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới trong trường hợp cần
thiết
- Công bằng cho cả các doanh nghiệp đã áp dụng rộng rãi các
công nghệ mới và các doanh nghiệp còn chưa áp dụng
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ
v Khung kết cấu TMĐT toàn cầu
- Doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò chủ đạo
- Hạn chế những yêu cầu không cần thiết của Chính phủ đối với
TMĐT
- Chính phủ tham gia TMĐT nhằm tạo lập môi trường luật pháp
TMĐT hợp lý, đơn giản, ngắn gọn
- Chính phủ phải thừa nhận tính độc đáo riêng của mạng
Internet
- Thúc đẩy TMĐT trên cơ sở toàn cầu
v Luật và dự luật điển hình: Dự luật miễn thuế internet (1998),
công ước thương mại số của kỷ nguyên - HR 1320 (1999),
Luật thống nhất về Giao dịch điện tử (1999), Luật Chữ ký điện
tử trong thương mại quốc gia và quốc tế (2000)
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore
v Thương mại điện tử ở Singapore phát triển mạnh mẽ, ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
v Luật giao dịch điện tử (1998) được ban hành nhằm giải quyết
vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý khi các chủ thể tham gia
vào các giao dịch trong một môi trường phi giấy tờ
v Nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo luật về giao dịch điện tử
- Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và mô hình quốc tế
- Tránh các quy định quá chặt chẽ
- Linh hoạt và trung lập về mặt công nghệ
- Rõ ràng, minh bạch và có khả năng tiên liệu trước
=> Tạo môi trường pháp lý phù hợp, xóa bỏ các trở ngại trong
các quy định hiện hành, tạo lòng tin cho DN và cá nhân tham gia
vào TMĐT
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Canada
v Một trong những nước đi đầu trên thế giới trong nghiên cứu và ứng
dụng TMĐT
v Luật về chữ ký điện tử, cho phép sử dụng chữ ký điện tử trong các
giao dịch thương mại điện tử, xác định được mối liên hệ giữa chữ ký
điện tử với người ký tài liệu điện tử
v Luật bí mật cá nhân liên bang (1982), quy định về thu thập, sử dụng
và tiết lộ thông tin về cá nhân
v Luật bảo vệ thông tin cá nhân và tài liệu điện tử, được áp dụng với
khu vực tư nhân do pháp luật liên bang điều chỉnh, đối với các thông
tin liên quan đến hoạt động mua bán
v Hiệp ước về thuế đối với TMĐT giữa Canada và các nước thành viên
OCED, hướng dẫn xử lý việc chuyển giá, áp dụng thuế tiêu thụ đặc
biệt và hàng rào thuế quan
Khung pháp lý về thương mại điện tử của EU
v Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị quy định về việc
bảo đảm quá trình chuyển giao dữ liệu cá nhân và việc chuyển giao tự
do những dữ liệu này (1995)
v Quốc hội và Hội đồng Châu Âu ban hành Chỉ thị về việc bảo vệ hợp
pháp các cơ sở dữ liệu (1996)
v Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã đưa ra Chỉ thị về bảo vệ người tiêu
dùng trong các hợp đồng trên mạng (1997),
v EU ban hành Chỉ thị về Chữ ký điện tử, tạo cơ sở pháp lý cho việc sử
dụng và công nhận hợp pháp các chữ ký điện tử
v Chỉ thị về thương mại điện tử của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, tạo
lập một thị trường chung trong lĩnh vực thương mại điện tử (2000)
v Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị về bản quyền và
các quyền có liên quan trong xã hội thông tin (2001)
v Uỷ ban Châu Âu đã tổ chức đàm phán thành công hiệp ước về tội phạm
mạng toàn cầu, chỉ rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet
và những quan tâm về bản quyền
Khung pháp lý về thương mại điện tử của APEC
v APEC đã vạch ra chương trình công tác về thương mại điện tử cho
khu vực (1997), triển khai vào việc ứng dụng trong từng nước và
giữa các nước thành viên trong khu vực
v APEC tiến hành “chương trình hành động về thương mại điện tử”,
1998, tập trung nỗ lực phát triển thương mại điện tử ở các doanh
nghiệp có điều kiện, có hiểu biết về thương mại điện tử, nâng cao
vai trò của chính phủ trong việc tạo môi trường pháp lý
v APEC xây dựng xong chương trình hoạt động chung, thực hiện
thương mại điện tử vào năm 2005 đối với các nước phát triển và
năm 2010 đối với các nước đang phát triển
v Hội đồng phát triển thương mại điện tử của Nhật đơn giản hóa thủ
tục thương mại điện tử ở Nhật, xây dựng lòng tin và đưa ra nhiều
phương án tiếp cận với khách hàng
v Nhật cho ra đời văn bản pháp luật về chữ ký điện tử, tạo điều kiện
cho thương mại điện tử phát triển bền vững
Khung pháp lý về thương mại điện tử của ASEAN
v ASEAN thành lập các tiểu ban điều phối thương mại điện tử (1992).
v Hội nghị cấp cao ASEAN đã thông qua hiệp định khung về thương
mại điện tử ASEAN (E-ASEAN) (2000)
v Singapore là nước đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử và có
tốc độ phát triển thương mại điện tử cao nhất trong khu vực
v Malaysia ban hành Luật chữ ký số tạo hành lang pháp lý về chữ ký
điện tử (1997) và thành thành lập tiểu ban chuyên trách và uỷ ban
quốc gia về thương mại điện tử (1998)
v Thái Lan, áp dụng thương mại điện tử (từ năm 1998) và sau đó ban
hành số văn bản pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử như luật
bảo vệ dữ liệu, luật tội phạm máy tính, luật trao đổi thông tin điện
tử, luật chữ kí điện tử
Những tập quán quốc tế liên quan đến TMĐT
Incoterms 2010
v Điều kiện thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế - ICC
ban hành (1936)
v Tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm
của các bên trong hợp đồng ngoại thương
v Bổ sung phương thức giao dịch thương mại điện tử, thừa nhận giá trị
pháp lý của các chứng cứ điện tử
v Thoả thuận mua bán trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử, có
thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử (EDI) tương đương
v Cho phép trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương
với việc trao đổi thông tin bằng giấy khi được các bên đồng ý hoặc
theo tập quán
=> Incoterms 2010 giúp cho việc trao đổi thông tin và xuất trình các
chứng từ được thuận lợi hơn
Những tập quán quốc tế liên quan đến TMĐT
eUCP
v Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ
v Bản phụ trương các Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ đối với xuất trình chứng từ điện tử “eUCP” đã ra đời
bổ sung vào các Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ (2002)
v Điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử hoặc kết hợp chúng
với việc xuất trình các chứng từ bằng văn bản
v eUCP định nghĩa rất rõ về “chứng từ điện tử”, “chữ ký điện tử”, “nơi
tiếp nhận, xuất trình”…
v eUCP bao gồm các điều khoản quy định về việc xuất trình chứng từ
điện tử, kiểm tra chứng từ điện tử, thông báo từ chối, chứng từ gốc
và chứng từ sao, ngày phát hành, các chứng từ vận tải, sửa đổi
chứng từ
=> eUCP ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng, các bên
tham gia giao dịch trong việc xuất trình các tín dụng, chứng từ điện tử
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Luật công nghệ thông tin
v Được Quốc hội thông qua năm 2006 và có hiệu lực từ năm 2007
v Thiết lập nền tảng pháp lý cơ bản cho việc đẩy mạnh giao dịch điện
tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng
v Quy định liên quan trực tiếp đến ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động thương mại,
v Tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng
và phát triển CNTT,
v Tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát triển kinh tế tri thức, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
v Tạo sự đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan
đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội
nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với ASEAN, APEC, WTO…
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Luật giao dịch điện tử
v Đã chính thức đặt nền tảng đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống văn
bản pháp quy toàn diện về giao dịch điện tử tại Việt Nam.
v Hàng loạt văn bản dưới luật đã ra đời nhằm điều chỉnh chi tiết việc triển
khai giao dịch điện tử, tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện cho
giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam,
v Các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử đã mở rộng diện điều
chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính,
hành chính nhà nước, v.v..., những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền
đề cho việc triển khai các quy trình thương mại điện tử hoàn chỉnh
v Luật Giao dịch điện tử là đã đưa khái niệm “thông điệp dữ liệu” và “chứng
từ điện tử” vào những bộ luật cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành
v Bộ luật Dân sự sửa đổi và Luật Thương mại sửa đổi, được biên soạn song
song với Luật Giao dịch điện tử, đều bổ sung quy định thừa nhận giá trị
pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự và thương mại
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
v Nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, năm 2006
v Thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ
truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp
nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng
v Tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp tiến hành giao dịch
thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia
v Hướng dẫn về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
được xây dựng trong bối cảnh số lượng website thương mại điện tử
đang gia tăng
v Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện vẫn chưa điều chỉnh về quy tắc
giao dịch cũng như mô hình hoạt động của các website thương mại
điện tử
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số
v Được ban hành năm 2007
v Quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến
sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý,
cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số
v Nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn
cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương
mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn
v Chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các
giao dịch điện tử
v Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số; nội dung của chứng
thư số
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt
động ngân hàng
v Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông
tin sớm nhất ở Việt Nam.
v Giao dịch điện tử được triển khai trong hoạt động nghiệp vụ ngân
hàng từ cuối những năm 1990.
v Chỉ với sự ra đời của Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này mới cơ bản được hoàn
thành
v Đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử
trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử,
v Hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán cho thương mại điện tử
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử
v Nghị định 85/2021/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-
CP về thương mại điện tử
v Thêm chủ thể của hoạt động TMĐT là dịch vụ logistic
v Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ của người bán
v Bắt buộc công bố về chính sách kiểm hàng trên website TMĐT
v Facebook, Instagram... trở thành website TMĐT
v Bổ sung thêm trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp sàn giao
dịch TMĐT
v Đăng ký thiết lập website TMĐT chỉ cần nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh bản sao
v Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động chứng thực hợp đồng điện
tử
v Hoạt động TMĐT của thương nhân, tổ chức nước ngoài

You might also like