You are on page 1of 65

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

VỤ VIỄN THÔNG
_________________

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

Nghiên cứu xây dựng quy định về kết nối mạng và dịch vụ viễn
thông công cộng của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

MÃ SỐ : 46-06- KHKT-RD

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: VỤ VIỄN THÔNG

Chủ trì đề tài: Nguyễn Xuân Trụ


Thành viên nhóm chủ trì: Lý Quốc Anh

Hà nội, tháng 12 năm 2006


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

MỤC LỤC

Phần mở đầu: giới thiệu tầm quan trọng của việc kết nối mạng viễn thông và các
vấn đề pháp lý liên quan tới kết nối mạng………………. Trang 02.
Chương 1: Tổng quan về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông ở Việt
Nam…………………………………………………. Trang 04.
− Sự phát triển của dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
− Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang từng bước khẳng
định vị trí và hình ảnh mới của mình trên thị trường VN và quốc tế
Chương 2: Nghiên cứu tham chiếu của WTO về quy định kết nối mạng viễn
thông công cộng…………………………………………… Trang 11.
− Các quy định kết nối trong Tài liệu tham chiếu của WTO (trang 15).
− Kết nối mạng viễn thông (trang 20).
Chương 3: Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về quy định kết nối mạng viễn
thông công cộng……………………………………………………… Trang 28.
Chương 4: Xây dựng các nội dung về quy định kết nối mạng viễn thông công
cộng…………………………………………………………. Trang
35.
− Đảm bảo dung lượng kết nối (trang 39).
− Tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối (trang 44)
− Báo cáo đột xuất theo các hướng kết nối hoặc điểm kết nối (trang 46)

Tài liệu tham khảo ………………………………………………………. Trang 63.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 2


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

ĐỀ TÀI VỀ KẾT NỐI

Nghiên cứu xây dựng quy định về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng
của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Mục tiêu:
− Nghiên cứu xây dựng quy định kết nối mạng viễn thông công cộng.
Nội dung:
− Tổng quan về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
− Nghiên cứu tham chiếu của WTO về quy định kết nối mạng viễn thông công cộng.
− Nghiên cứu quy định của các nước về quy định kết nối mạng viễn thông công cộng.

Kết quả:
Quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng trình lãnh đạo Bộ.

PHẦN MỞ ĐẦU

Tầm quan trọng của việc kết nối mạng

Theo khảo sát hằng năm của ITU về luật viễn thông và các diễn đàn về luật
pháp trên khắp thế giới, tất cả các nước đều coi việc kết nối là vấn đề quan trọng duy
nhất đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông có cạnh tranh. Tuy
nhiên, các vấn đề về kết nối phải được kiểm soát và quản lý theo một khung khổ luật
pháp nhất định và là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chính sách quản lý của các cơ

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 3


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
quan quản lý viễn thông để đảm bảo sự phát triển hiệu quả của thị trường viễn thông
trong nước. Tầm quan trọng của việc kết nối được thể hiện ở các nội dung sau :

Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu của người sử dụng
Trong xã hội thông tin, tất cả mọi người đều có nhu cầu liên lạc với người thân,
đồng nghiệp ở mọi nơi mà không cần quan tâm người đó thuộc khách hàng của
mạng nào? nhà khai thác nào? Họ cũng không cần quan tâm đến việc đàm phán kết
nối mạng giữa các công ty viễn thông. Việc bảo vệ lợi ích của người sử dụng các
dịch vụ viễn thông là nghĩa vụ, trách nhiệm không những của các doanh nghiệp viễn
thông mà còn là trách nhiệm của luật pháp và các cơ quan quản lý nhà nước. Việc
nhà nước ban hành các cơ chế quản lý kết nối có hiệu quả sẽ tăng tính khả thi của
các dịch vụ phổ cập, cơ bản đáp ứng nhu cầu của đông đảo tầng lớp dân cư. Người
được lợi cuối cùng trong chính sách kết nối mạng chính là người tiêu dùng, trực tiếp
sử dụng các dịch vụ viễn thông. Giá trị của một mạng dịch vụ được đo bằng số
người tiếp cận vào mạng đó.

Thứ hai, kết nối mạng sẽ tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả hạ tầng viễn thông
Việc kết nối mạng viễn thông sẽ dẫn tới việc sử dụng chung các cơ sở hạ tầng và
nguồn lực sẵn có của các doanh nghiệp viễn thông. Nhưng để có sự hợp tác và cạnh
tranh lâu dài, việc kết nối mạng phải dựa trên các biện pháp khả thi về mặt kỹ thuật
cũng như tài chính, đáp ứng yêu cầu của các bên. Cơ cấu và mức giá kết nối sẽ
quyết định sự tồn tại của các công ty cạnh tranh. Tại Bắc Mỹ và Châu Âu, hơn 50%
tổng chi phí của một số công ty cung cấp dịch vụ đường dài được dành để trả cho
các công ty khai thác mạng nội hạt. Chi phí này sẽ còn cao hơn nữa nếu họ phải lắp
đặt thêm một thiết bị dùng để thực hiện cuộc gọi nội hạt. Các thoả thuận hợp tác kỹ
thuật cũng là một điều kiện tiên quyết cho sự cạnh tranh lâu dài. Những thoả thuận
này nói chung thường bao gồm sự kết nối hệ thống các tín hiệu và sự truy nhập vào
hệ thống hỗ trợ hoạt động và cơ sở dữ liệu liên quan. Các thoả thuận kết nối hiệu
quả sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng, mang lại các lợi thế thích hợp để các nhà
khai thác xây dựng mạng lưới riêng hoặc sử dụng các phần của mạng lưới khác. Tuy
nhiên, các yêu cầu kết nối không phù hợp sẽ trở thành rào cản đối với cạnh tranh,
làm giảm đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng mới và khiến cho sự lựa chọn các dịch
vụ hấp dẫn và sáng tạo sẽ mất đi tính thông dụng.

Các vấn đề pháp lý liên quan đến kết nối mạng


Việc kết nối mạng liên quan đến lợi ích của tất cả các bên tham gia. Nhà nước thông
qua pháp luật điều chỉnh việc kết nối để tạo lập thị trường viễn thông cạnh tranh
lành mạnh, tạo hành lang lang pháp lý để cơ quan quản lý thực thi nhiệm vụ, bảo vệ
quyền lợi của người sử dụng và quyền lợi của doanh nghiệp viễn thông. Các doanh
viễn thông dựa vào các quy định, hướng dẫn pháp lý mang tính chất ổn định, tin cậy
và hợp lý, để hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Chính sách và quy định

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 4


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
quản lý kết nối mạng sẽ liên quan nhiều đến việc quyết định số phận của một nhà
khai mới tham gia thị trường, và ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty khai thác
chủ đạo. Dựa trên các điều kiện về thị trường, khung pháp lý và yêu cầu phát triển
phù hợp với điều kiện thực tế nước mình, Chính phủ mỗi nước đưa ra mô hình thể
chế pháp lý khác nhau về kết nối mạng viễn thông. Nhưng, dù có những khác nhau
giữa các nước và khu vực, thì vẫn có một số vấn đề chung, mang tính khách quan
mà các nước đều gặp phải. Đó là việc hoạch định chính sách và ban hành các quy
định mang tính nguyên tắc và các vấn đề kỹ thuật cơ bản của kết nối mạng, vai trò
của nhà nước với chức năng trọng tài điều hành các quan hệ phát sinh khi mở cửa thị
trường và cho phép cạnh tranh. Sức ép cạnh tranh đã biến vấn đề kết nối thành một
nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng khung khổ pháp luật của mỗi chính
phủ, qua đó làm thay đổi phạm vi, mức độ ưu tiên đối với kết nối mạng.

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRỂN DỊCH VỤ VIỄN


THÔNG Ở VIỆT NAM.

1. Dịch vụ viễn thông bao gồm :

a) Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn
thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;
b) Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử
dựng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả
năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc
Internet;
c) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
d) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy
nhập Internet;
đ) Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng
Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng
dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định
pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Sự phát triển của dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.


Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 5
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Biến chuyển quan trọng của việc cung cấp dịch vụ viễn thông trong hơn 10 trở lại
đây là cuộc cách mạng số hóa, tập trung cho “mũi nhọn” viễn thông. Năm 1993,
năm khởi đầu của chiến lược tăng tốc giai đoạn I (1993-1995), ghi nhận nhiều kết
quả ứng dụng công nghệ mới vào phát triển mạng lưới của VNPT. Tháng 10/1993,
tuyến cáp quang dung lượng 34Mbps đầu tiên Hà Nội - TP Hồ Chí Minh được đưa
vào hoạt động.
Cũng trong năm 1993, mạng thông tin di động MobiFone sử dụng công nghệ GSM
lần đầu tiên được đưa vào khai thác ở Việt Nam. Đến cuối năm 1994, mạng truyền
dẫn và chuyển mạch của VNPT đã được số hóa tới 372/495 huyện.

Năm 1995 là năm có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của Bưu điện Việt
Nam và VNPT. Kết thúc Kế hoạch Tăng tốc giai đoạn I (1993-1995), hệ thống tổng
đài và truyền dẫn trên toàn mạng viễn thông đã được số hoá hoàn toàn. Việt Nam trở
thành một trong những nước có mức độ số hoá mạng lưới cao nhất Đông Nam á.
Mật độ điện thoại của Việt Nam đạt 1 máy/100 dân. Lần đầu tiên mạng viễn thông
Việt Nam có tên trên bản đồ viễn thông thế giới.
Bước sang giai đoạn II của Chiến lược tăng tốc (1996-2000), tháng 8/1996, Việt
Nam đã có 1 triệu thuê bao điện thoại và trở thành một trong 60 nước có mạng điện
thoại trên 1 triệu thuê bao. Năm 1996 cũng đánh dấu sự ra đời mạng di động
VinaPhone - mạng di động sử dụng công nghệ GSM thứ hai. Đến tháng 11/1997,
Việt Nam chính thức khai trương mạng Internet. Đây là sự kiện tiếp tục ghi nhận sự
phát triển hạ tầng VT- CNTT đi trước một bước của Việt Nam.
Hệ thống đường truyền bằng dây trần, vô tuyến sóng ngắn và cáp kim loại có dung
lượng nhỏ, lạc hậu, chất lượng thấp đã được thay thế bằng hệ thống truyền dẫn cáp
quang, viba số, vệ tinh... cả trong nước và đi quốc tế với công nghệ hiện đại. Hệ
thống chuyển mạch nhân công và cơ điện đã được thay thế bằng các hệ thống tổng
đài kỹ thuật số hoàn toàn tự động cả nội hạt, liên tỉnh và quốc tế.
Tháng 10/2004, VNPT đã chính thức khai trương và đưa ra khai thác các dịch vụ
trên nền mạng viễn thông thế hệ mới NGN (Next Generation Network). Đây là một
bước chuyển biến mới về công nghệ mang tính cách mạng của viễn thông Việt Nam
từ chuyển mạch kênh (hay còn gọi là chuyển mạch phân chia theo thời gian TDM)
sang chuyển mạch gói giao thức IP (hay còn gọi là chuyển mạch nhãn đa giao thức
Mpls - Multi protoca labe swittching). Với cơ sở hạ tầng mạng NGN, mạng viễn
thông của VNPT có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ từ truyền thống cho tới
hàng loạt các dịch vụ băng rộng với chất lượng, độ linh hoạt và tính an toàn cao.

3. Xây dựng công nghiệp BCVT


Trong giai đoạn từ năm 1993 đến 1999, công nghiệp BCVT của VNPT đã xây dựng
được một lực lượng các nhà sản xuất thiết bị, cung cấp nhiều sản phẩm chủ yếu cho
ngành viễn thông. Các sản phẩm cũng hết sức đa dạng về chủng loại như tổng đài

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 6


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
viễn thông Alcatel, EWSD, VK50...; các thiết bị truyền dẫn của VFT, CT-IN,
Kasati...; cáp quang của VinaGSC, Focal; cáp đồng của VinaDeasung, Sacom; các
thiết bị đấu nối của Postef, PTC...; các thiết bị bưu chính của Postef, Công ty In Tem
Bưu điện...

Từ chủ trương này, một số đơn vị chuyên về tin học đã được thành lập như Công ty
Điện toán và Truyền số liệu (VDC), Công ty Tin học Bưu điện Tp Hồ Chí Minh
(Netsoft), Trung tâm Tin học Tp Hà Nội, Công ty Phần mềm và Truyền thông
(VASC) và các Trung tâm Tin học của Bưu điện các tỉnh/thành phố. Các đơn vị này
không chỉ có khả năng phát triển, sản xuất các phần mềm ứng dụng mà còn cung cấp
các giải pháp CNTT cho các đơn vị trong và ngoài Ngành.
Từ đầu những năm 90, lĩnh vực bưu chính đã đi trước một bước về ứng dụng tin học
với các phần mềm: định vị EMS, chương trình xây dựng mã vạch, phần mềm ứng
dụng cho dịch vụ chuyển tiền truyền thống CTT95.... Nhiều phần mềm cho lĩnh vực
viễn thông cũng đã được phát triển với chủng loại đa dạng, phong phú về giao diện
như: hệ thống tính cước ghi sê, chương trình tính cước cho các tổng đài Host và các
loại tổng đài độc lập khác nhau...
Nếu trong giai đoạn 1993-2000, thành tựu KHCN trong công nghiệp phần mềm
(CNPM) của ngành Bưu điện là đã có nhiều sản phẩm phần mềm ứng dụng để
không chỉ cung cấp cho mạng lưới, phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn tiết kiệm
cho Nhà nước hàng triệu USD không phải mua sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
Một số sản phẩm có thể thay thế sản phẩm nước ngoài như Hệ thống nhắn tin ngắn
tự động (SMSC), hệ thống máy chủ đa phương tiện (MUCOS), hệ thống tích hợp
liên mạng (INFOGATE)....

Tập đoàn BCVT đầu tiên


Ngày 26/3/2006 đánh dấu sự kiến ra đời của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT) - một mô hình được kỳ vọng sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh cao trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước. Khi
chuyển thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được xác định là một tổ
hợp kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, đa sở hữu trong
đó sở hữu Nhà nước giữ vai trờ chủ đạo có sự tham gia của các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước; kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực bưu chính, viễn
thông và CNTT giữ vai trò nòng cốt.

VNPT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Các công ty con của
VNPT bao gồm: các Tổng công ty Viễn thông I, II, III ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Các công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty Điện toán và
Truyền số liệu VDC, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC. Các công ty do
Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ gồm: Công ty Cổ phần Thông tin Di động, Công

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 7


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông, cùng các công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều
thành viên khác được hình thành từ cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.
Mục tiêu của quá trình chuyển đổi này nhằm tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao
khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, trong đó điểm mấu chốt là tập trung sắp
xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa các quan
hệ tài chính trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.

4. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang từng bước
khẳng định vị trí và hình ảnh mới của mình trên thị trường VN và quốc tế!

4/1 Số liệu điện thoại tăng trưởng theo tháng năm 2006

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 8


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

4.2 Doanh nghiệp được cấp phép hoạt động

CUNG CẤP ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH


• Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
• Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
• Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
• Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
• Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel)

DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

• Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)


• Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
• Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
• Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
• Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)

DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

• Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)


• Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom)
• Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)

DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 9


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
• Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
• Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT)
• Công ty cổ phẩn Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
• Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
• Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)
• Tổng công ty Hàng không Việt Nam

DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI VIỄN THÔNG ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ


QUỐC TẾ SỬ DỤNG GIAO THỨC IP

• Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)


• Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom)
• Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)
• Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel)
• Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
• Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)

Một mạng đa dịch vụ cho phép nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các dịch vụ phức tạp
như đã kể trên bằng việc sử dụng một mạng duy nhất có thể tiết kiệm và giảm tới
40% chi phí.

Các nhà cung cấp dịch vụ phải cung cấp các dịch vụ mới lạ, giá cả phải chăng cho
phép đáp ứng yêu cầu ở mức cao của khách hàng.

4.3 Các dịch vụ đa chức năng bao gồm:

- Chuyển tải VPN: Lớp 0 (WDM). Lớp 1, Lớp 2 (AtoM, ATM, FR, MetroE, L2TP)
và Lớp 3 (IPSecVPN, MPLS VPN, GRE VPN)

- Internet: truy nhập Internet chuyên dụng, Email, DNS.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 10


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

- Thoại: tổng đài độc lập IP, chuyển tải, các trung tâm cuộc gọi IP (IP centrex)
- Trung tâm số liệu: tiếp nhận, lưu trữ, CDN

- Bảo mật: tường lửa, chống xâm nhập, Virus, mã hoá, xác nhận quyền truy nhập,
kiểm tra lỗi.

- Video: VOD, quảng bá, giám sát, hội nghị truyền hình.

- Di động: không dây và các dịch vụ cung cấp theo địa hình.

Mạng thế hệ sau (NGN) không chỉ cung cấp các dịch vụ trên mà còn trang bị cho
các nhà cung cấp dịch vụ khả năng tạo ra các dịch vụ mới hơn và khách hàng không
cần phải liên hệ trực tiếp.

CDMA (Code Division Multi Access): Công nghệ viễn thông kỹ thuật số đa truy
cập phân chia theo mã là một công nghệ tương đối mới: Bắt đầu bằng sự ra đời của
lý thuyết truyền thông trải phổ trong thập niên 50. Sau đó được ứng dụng trong
thông tin quân sự Mỹ và thế chiến thứ II. Đến thập niên 80, CDMA được phép
thương mại hóa và chính thức được đề xuất bởi Qualcomm, công ty hàng đầu về
CDMA hiện nay.
Như chúng ta đã biết, xu thế tiến lên 3G là một xu thế tất yếu, ở Việt Nam với việc
tồn tại song song hai nền tảng công nghệ là GSM và CDMA, quá trình này sẽ diễn
ra tương đối rắc rối và giống như một cuộc đua công nghệ:
Đối với GSM, các nhà cung cấp dịch vụ theo nền tảng công nghệ này, đầu tiên sẽ
phải triển khai từ GSM (2G) sau đó ứng dụng GPRS (2,5 G) rồi tiến lên EDGE (đây
là một bước chuyển tiếp, cũng có thể coi là một phiên bản của 3G) và sau đó mới là
3G với chuẩn W-CDMA. Bước cuối cùng này đòi hỏi nhà cung cấp phải có giải tần
mới và thay đổi một số thiết bị quan trọng.
Nhưng nếu đi từ nền tảng CDMA, quá trình này sẽ diễn ra đơn giản hơn và giảm
thiểu được nhiều vấn đề phức tạp trong nâng cấp hệ thống: Từ CDMA IS 95 (như S-
Fone từng triển khai) sau khi lên CDMA 2000 1X (như HanoiTelecom đang khởi
đầu) rồi lên thẳng CDMA EV-DO (một chuẩn 3G hiện đại đang được nhiều quốc gia
như Hàn Quốc, Mỹ , Nhật, Braxin… áp dụng).
Những năm gần đây xu hướng tự do hóa thị trường viễn thông diễn ra với tốc độ
cao. Các dịch vụ Internet, thông tin di động được xã hội hóa nhanh chóng. Cơ cấu
thị trường thay đổi, lưu lượng phi thoại vượt qua lưu lượng thoại, thuê bao di động
vượt qua thuê bao cố định. Nhu cầu các dịch vụ truyền số liệu, văn bản hình ảnh, các
dịch vụ băng rộng đa phương tiện ngày càng tăng.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 11


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Công nghệ di động sẽ chuyển mạnh sang công nghệ 3G, tạo điều kiện nâng tốc độ
truy nhập qua thuê bao di động lên tới 2Mb/s, cung cấp các dịch vụ đa phương tiện
cũng qua các thuê bao di động. Do vậy các loại hình dịch vụ di động vẫn được ưa
chuộng nhất.
Trước xu hướng công nghệ thế giới và nhu cầu sử dụng, Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam VNPT đã phát triển mạng lưới viễn thông đồng bộ và rộng khắp với
công nghệ hiện đại. Mạng viễn thông quốc tế đảm bảo dung lượng và chất lượng
khai thác trên 4 tuyến cáp quang, 8 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, hàng trăm trạm
VSAT đầu cuối, 3 tổng đài quốc tế đang khai thác với 38 hướng liên lạc quốc tế trực
tiếp. Mạng liên tỉnh được tổ chức thành các mạch vòng cáp quang và 100% tuyến
liên tỉnh đã được cáp quang hóa, hầu hết các tuyến từ tỉnh xuống huyện, liên huyện
cũng truyền dẫn bằng cáp quang. Mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM
2+ và 2,5GPRS, phủ sóng 64/64 tỉnh, thành, trung tâm các tỉnh, huyện xã và dọc các
tuyến quốc lộ. Hệ thống Internet quốc tế khai thác trên 6 hướng với tổng dung lượng
3,49 Gbps, hệ thống trung kế Backbone trong nước đạt 2,5Gbps hạn chế tình trạng
nghẽn mạch, đảm bảo dung lượng khai thác.
Trong thời gian tới VNPT tiếp tục chú trọng phát triển các dịch vụ mũi nhọn như
dịch vụ băng rộng, dịch vụ đa phương tiện, điện thoại cố định đường dài liên tỉnh và
quốc tế, điện thoại di động, Internet băng rộng ADSL, xDSL, các dịch vụ thoại trả
trước (cố định, VoIP, di động, Internet trả trước) và các dịch vụ mới trên nền NGN.
Phát triển dịch vụ di động nhiều ứng dụng do công nghệ GPRS hỗ trợ như truyền số
liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa, truy cập trực tiếp Internet qua GPRS, định vị thuê
bao…
Nghiên cứu và triển khai dịch vụ trên nền WiMax. Thử nghiệm và tiến tới triển khai
công nghệ 3G. Đưa vào khai thác các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói di động, dịch
vụ truyền thông đa phương tiện trên nền IP.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các dịch vụ gia tăng như MMS, Location Services,
Rington Dowload, Music…sẽ triển khai và đẩy mạnh các dịch vụ data như Push to
Talk, Push to share, IM Present Service, Video streaming, Video call…Dự kiến đến
năm 2010, thuê bao di động của VNPT đạt 23 triệu máy (chiếm khoảng 60% thị
phần), thuê bao cố định đạt trên 12,6 triệu máy, thuê bao Internet đạt 5,5 triệu thuê
bao trong đó chủ yếu là thuê bao băng rộng. Là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực
viễn thông , VNPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng
dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của khách hàng.

Hiện nay Việt Nam đã hình thành thị trường viễn thông khá cạnh tranh, với 8 doanh
nghiệp cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ từ bưu chính viễn thông đến Internet,
giá trị gia tăng, các dịch vụ hội tụ giữa viễn thông, Internet và phát thanh, truyền
hình. Trong số này có những doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ mạng lưới và hạ
tầng viễn thông, công nghệ thông tin.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 12


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

CHƯƠNG I I

Nghiên cứu tham chiếu của WTO về quy định kết nối mạng viễn
thông công cộng

1. Trang tham chiếu về kết nốicủa ITU.

http://www.itu.int/newsarchive/press/WTPF98/WTORefpaper.html#Interconn
ection

WTO reference paper on basic telecommunications


Interconnection

Tài liệu tham khảo của WTO về Viễn thông cơ sở


Kết nối
1. Phần này được áp dụng cho các kết nối giữa các mạng và dịch vụ của các nhà
cung cấp viễn thống, qua đó cho phép người dùng của nhà cung cấp này có thể
truyền thông với người dùng của nhà cung cấp khác và người dùng của nhà cung
cấp này có thể truy nhập các dịch vụ cung cấp bởi các nhà cung cấp khác, khi những
cam kết cụ thể này được thực hiện.
2. Đảm bảo kết nối
Kết nối với một nhà cung cấp lớn được thực hiện tại bất kỳ điểm kết nối nào khả thi
về mặt công nghệ trong mạng, nếu các kết nối tuân thủ:
- Dưới điều khoản không phân biệt đối xử, các điều kiện (bao gồm tiêu chuẩn và các
thông số kỹ thuật) và tốc độ và chất lượng phải tương đương các dịch vụ của nhà
cung cấp dịch vụ đó hoặc tương đương với các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ
không sát nhập hoặc các công ty con hoặc các nhà cung cấp không sát nhập khác.
- Dưới điều khoản về thời điểm thực hiện, các điều kiện (bao gồm tiêu chuẩn và các
thông số kỹ thuật) và giá thành phải rõ ràng, hợp lý, có tính đến các yếu tố khả thi và
không quá chặt chẽ để nhà cung cấp không cần thiết phải chi phí cho các thành phần
mạng hoặc các yếu tố khác mà không đòi hỏi cho các dịch vụ cung cấp.
- Dựa trên các nhu cầu, khi thêm chức năng tại các điểm kết nối đầu cuối của mạng,
mà cung cấp cho số lượng lớn người dùng, các mục cần trả phí thêm phải cho thấy
giá cả xây dựng tương ứng với các chức năng thêm vào.
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 13
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
3. Sự công khai của các thủ tục đàm phán kết nối
Các thủ tục sử dụng trong kết nối giữa các nhà cung cấp lớn phải được công khai.
4. Sự minh bạch của các thoả thuận kết nối
Điều này sẽ đảm bảo rằng các nhà cung cấp lớn sẽ phải công khai các thoả thuận kết
nối và cả các chi phí kết nối.
5. Kết nối: Hoà giải tranh chấp
Khi một nhà cung cấp yêu cầu kết nối với một nhà cung cấp lớn sẽ trông cậy vào
(a) tại bất kỳ thời điểm hoặc
(b) sau một thời gian sau khi được đưa ra công khai đến một hội đồng địa phương
độc lập, mà có thể là một hội đồng điều tiết như trong phần 5 ở phần dưới, để giải
quyết các tranh chấp theo các điều khoản phù hợp, các điều kiện và giá cả chấp nhận
được cho việc kết nối trong từng giai đoạn, để mở rộng các điều khoản mà chưa
được thiết lập trước đấy

2. Một số vấn đề kết nối chính


- Các vấn đề về thủ thục và khung pháp lý
Tính bình đẳng trong các hướng dẫn pháp quy về đàm phán kết nối
Mức độ sẵn sàng đáp ứng kết nối của nhà khai thác chủ đạo
Sử dụng các điều khoản kết nối tiêu chuẩn
Giải quyết tranh chấp độc lập, đúng hạn
Truy nhập không phân biệt đối xử đối với các dịch vụ và thiết bị kết nối
Truy nhập vào mạng PSTN
Dịch vụ bắt buộc, truy nhập bắt buộc
- Các vấn đề thương mại
Mức và cấu trúc giá, cước kết nối
Cơ sở chi phí cho việc tính toán giá cước, kết nối
Phân tách giá thành các phần tử mạng và dịch vụ liên quan
Bán lại các dịch vụ và hạ tầng mạng lưới
Thanh toán cho sự thay đổi mạng lưới do thực hiện kết nối
Bí mật thông tin khách hàng, cạnh tranh
- Các vấn đề kỹ thuật và khai thác
Tiêu chuẩn về mạng lưới mở và tính tương thích kỹ thuật
Xác định điểm kết nối

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 14


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Truy nhập vào mạng báo hiệu và các cơ sở dữ liệu, phần mềm của mạng
thông minh
Truy nhập vào hệ thống tính cước và hệ thống hỗ trợ khai thác
Các tham số của việc phân tách mạng, kể cả truy nhập mạng vòng nội hạt
Sử dụng chung hạ tầng, vị trí
Chất lượng kết nối
Nguồn : Telecom Regulation Handbook, Toronto : Mc Carthy, intven, Hank, editor
(2000) (http://www.imfordev.org/project/314regulationhandbook.)

3. Để tạo lập hành lang pháp lý cho việc kết nối mạng, Chính phủ các nước
thường tập trung vào các vấn đề sau :
Thứ nhất, Xây dựng và ban hành các quy định Hướng dẫn việc kết nối mạng giữa
các doanh nghiệp
Qua nghiên cứu của ITU cho thấy : nhiều nước ủng hộ chính sách đàm phán, thương
lượng về các thỏa thuận kết nối, qua đó cho phép các doanh nghiệp viễn thông tự
tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh chấp khi phát sinh hoặc sử dụng các quy định
của luật cạnh tranh làm cơ sở giải quyết tranh chấp nếu đàm phán, thương lượng bất
thành. Tuy nhiên, xu hướng chung là cơ quan quản lý nhà nước cần soạn thảo và ban
hành trước các quy định về kết nối để tạo môi trường pháp lý cần thiết cho việc thực
hiện kết nối mạng. Việc thiếu các quy định, hướng dẫn của nhà nước sẽ gây ra nhiều
khó khăn cho việc thực hiện kết nối. Nếu không có các hướng dẫn chi tiết của cơ
quan quản lý nhà nước thì các cuộc đàm phán về kết nối sẽ bị kéo dài và làm chậm
quá trình mở cửa, cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
Cách thức mà chính phủ các nước muốn thể hiện quyền lực của mình tựu chung
dưới hai dạng: Quy định “ex-ante” và Quy định “ex-post”. Quy định “ex-ante” tức là
chính phủ đưa ra các quy định có hiệu lực thi hành ràng buộc các bên, còn Quy định
“ex-post” là việc chính phủ chỉ đưa ra các quy định mang tính hướng dẫn, các bên
tham gia căn cứ vào đó để tiến hành các thỏa thuận, cam kết phù hợp. Vì vậy, khi
xây dựng khung pháp lý điều chỉnh việc kết nối, chính phủ mỗi nước cần lựa chọn
áp dụng mô hình nào. Mô hình ex-ante liên quan đến việc xây dựng, ban hành trước
các quy định về kết nối áp dụng với tất cả các công ty tham gia thị trường viễn
thông. Ngược lại, mô hình ex-post cho phép các công ty sự tự do, linh hoạt khi hoạt
động trên thương trường, nhà nước chỉ quy định hình phạt đối với công ty khai thác
khi vi phạm pháp luật viễn thông hay pháp luật cạnh tranh.
Rất nhiều nước ủng hộ tinh thần của mô hình ex-post, nhưng trên thực tế lại áp dụng
mô hình ex-ante, hay nói cách khác là ban hành các quy định pháp luật cụ thể để
điều chỉnh lĩnh vực viễn thông. Hầu hết các nước đều nhất trí là trong thị trường
cạnh tranh lành mạnh, các thỏa thuận về kết nối phải được các bên liên quan đàm
phán thỏa thuận theo quy luật thị trường. Nhưng khi xem xét thực tế nước mình, họ

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 15


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
lại cho rằng không thể áp dụng mô hình ex-post thuần nhất để điều chỉnh vấn đề kết
nối.
Các nước vận dung mô hình ex-ante và ex-post theo cách khác nhau tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế, chính trị đất nước. Cơ quan phát triển thông tin truyền thông của
Singapore (IDA) đã phê chuẩn một khung pháp lý mới về kết nối vào ngày
15/9/2000, theo đó cho phép các công ty khai thác có quyền rộng rãi hơn khi tham
gia vào các thỏa thuận kết nối mang tính tự nguyện, đồng thời quy định một số
nghĩa vụ đối với các nhà khai thác. IDA sử dụng khái niệm công ty khai thác chủ
đạo (dominant carrier) – theo định nghĩa của luật cạnh tranh - để xác định mức độ
chính phủ cần điều chỉnh khi cấp các giấy phép cụ thể. Các công ty khai thác chủ
đạo sẽ chịu sự can thiệp lớn hơn của luật pháp so với các công ty không phải là chủ
đạo. Tuy nhiên, nhà khai thác được quyền yêu cầu IDA dành cho mình chế độ đối
xử “công ty không phải là chủ đạo”.
New Zealand là một trong số ít quốc gia áp dụng mô hình ex-post thuần nhất. Tuy
nhiên mô hình này cũng đang có các sửa đổi nhất định. Theo luật Thương mại
NewZealand năm 1986, Sự can thiệp của luật pháp chỉ áp dụng đối với các công ty
viễn thông lạm dụng vị trí độc quyền của mình trên thị trường. Cuối năm 2000,
chính phủ New Zealand đã ban hành quy định về các yêu cầu bắt buộc áp dụng đối
với nhà khai thác khi tham gia thị trường viễn thông, và thành lập cơ quan quản lý
độc lập về lĩnh vực này là Uỷ ban Truyền thông điện tử. Chính phủ New Zealand đã
nhận thấy việc chỉ dựa vào luật cạnh tranh là không đủ để khuyến khích và tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong kỷ nguyên thông tin.
Tại Việt Nam, với việc ban hành Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, Nghị định
160/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Bưu chính, Viễn thông, vấn đề
kết nối mạng được thực hiện theo mô hình ex-ante. Theo đó Chính phủ thông qua
Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ quy định trước tất cả các vấn đề liên quan đến kết nối
mạng giữa các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông được đàm
phán, ký kết các thảo thuận kết nối, nhưng cơ quan phê duyệt cuối cùng là Bộ Bưu
chính, Viễn thông.
Thứ hai, Quyết định công ty khai thác nào phải cung cấp việc kết nối
ở giai đoạn đầu của quá trình mở cửa, cạnh tranh, các nước thường yêu cầu doanh
nghiệp chủ đạo hoặc độc quyền về mạng lưới viễn thông công cộng phải thực hiện
kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Thông thường, các doanh
nghiệp chủ đạo phải thực hiện kết nối trong một thời hạn nhất định tại điểm kết nối
do cơ quan quản lý quy định. Tại một số nước, cơ quan quản lý yêu cầu việc kết nối
có thể thực hiện tại bất kỳ điểm kết nối nào trên mạng của doanh nghiệp chủ đạo nếu
doanh nghiệp có đề nghị được kết nối đồng ý trả chi phí kết nối tại điểm kết nối bổ
sung đó.
Trong dự thảo Hướng dẫn về kết nối mạng viễn thông cho các nươc thuộc công
đồng châu Âu, Uỷ ban Châu Âu quy định rằng “ tất cả các nhà khai thác mạng lưới
có quyền và nghĩa vụ đàm phán kết nối với các nhà khai thác khác”. Điều này áp
dụng đối với “tất cả các loại hình mạng lưới thông tin truyền thông đang truyền tải

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 16


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
các dịch vụ thông tin truyền thông công cộng, có thể là thoại, fax dữ liệu, hình ảnh,
kể cả mạng viễn thông cố định và di động, mạng cáp TV, phát thanh truyền hình, vệ
tinh và Internet”. Thêm vào đó Dự thảo cũng quy định các nghĩa vụ pháp lý đặc biệt
về kết nối đối với các nhà khai thác có ưu thế thị trường - SMP.
Thứ ba, điều chỉnh hành vi kết nối của các doanh nghiệp viễn thông
Khi xác định các thành phần cơ bản trong khung pháp lý, chính phủ mỗi nước phải
quyết định liệu nhà nước sẽ điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường
như thế nào? Tài liệu tham chiếu của WTO quy định các yêu cầu về tính minh bạch
của hệ thống luật pháp, sự không phân biệt đối xử, yếu tố thời gian và các biện pháp
đảm bảo chống cạnh tranh không lành mạnh đều là các thành phần cơ bản, quan
trọng trong khung pháp luật về kết nối mạng (xem bảng )

Bảng : Các quy định kết nối trong Tài liệu tham chiếu của WTO

Tại bất cứ điểm khả thi kỹ thuật nào trên mạng lưới
Trong khoảng thời gian hợp lý
Với mức giá hợp lý dựa trên chi phí thực
Việc kết nối với “các nhà
cung cấp chính” phải luôn Trên nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch
sẵn sàng Trên cơ sở phân tách các phần tử mạng tránh các chi
phí không cần thiết
Tại các điểm đặc biệt nếu người đề nghị kết nối trả
thêm chi phí.

Thủ tục kết nối với các nhà cung cấp chính phải được
Thủ tục
công bố công khai

Các thỏa thuận hay đề nghị kết nối của nhà khai thác
Minh bạch
chính phải công bố công khai

Một tổ chức độc lập (có thể là cơ quan quản lý) có chức
Giải quyết tranh chấp năng giải quyết tranh chấp về kết nối trong khoảng thời
gian nhất định

Thứ tư, Thỏa thuận kết nối mạng là cơ sở để thực hiện quyền – nghĩa vụ của các
doanh nghiệp viễn thông.

Khung pháp lý về kết nối mạng đang được định hình theo hướng mở và công khai
hóa, theo đó các quy định ex-ante sẽ được ưu tiên áp dụng, đồng thời khuyến khích

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 17


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
các nhà khai thác và người dân tham gia góp ý vào dự thảo các quy định kết nối,
cũng như nội dung của các thỏa thuận kết nối. Tính minh bạch của các thỏa thuận
kết nối là phương thức hiệu quả để loại bỏ các hành vi phi cạnh tranh, đồng thời tạo
điều kiện cho cơ quan quản lý dễ dàng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, cũng
như dễ dàng so sánh được chi phí kết nối, nội dung các thỏa thuận kết nối giữa các
nhà khai thác. Ví dụ như : Brazil yêu cầu các thỏa thuận kết nối phải nêu được (1)
biện pháp, cách thức và các điều kiện theo đó việc kết nối sẽ được thực hiện; (2) Các
quyền, biện pháp bảo đảm và các nghĩa vụ của các bên; (3) Mức giá, cước sẽ được
áp dụng trong trường hợp cơ quan quản lý không ban hành mức giá, cước này; (4)
Phương pháp thanh toán giữa các bên; (5) các điều kiện về chia xẻ, sử dụng chung
hạ tầng; (6) Các điều kiện kỹ thuật liên quan đến thực hiện chất lượng mạng lưới;
(7) Hình phạt, các biện pháp chế tài và các điều khoản kết nối khác. Nam Phi xác
định 14 vấn đề cần nêu trong thỏa thuận kết nối. Trong đó bao gồm các điều khoản
về chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục tính cước và thanh toán, cước phí
kết nối, điểm kết nối (POIs) và dùng chung vị trí. Quy định kết nối của của Nam Phi
cũng bao gồm danh mục các quyền bắt buộc trong các thỏa thuận kết nối. Singapore
yêu cầu các nhà khai thác chủ đạo phải đệ trình dự thảo các Yêu cầu Kết nối ban đầu
(RIOs) tới cơ quan quản lý. Các dự thảo RIOs phải nêu rõ 18 vấn đề khác nhau bao
gồm, giá cước kết nối, điểm kết nối; các dịch vụ phát sinh, chuyển tiếp, kết thúc
cuộc gọi, Các phần tử mạng và dịch vụ phân tách; các dịch vụ bán buôn; quyền và
thủ tục dùng chung vị trí và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên nhìn chung, các cơ quan
quản lý sẽ không can thiệp vào quá trình đàm phán giữa các nhà khai thác không
phải là chủ đạo khi thỏa thuận của họ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu. Trong đó bao
gồm việc đưa ra các thỏa thuận bồi hoàn đối với lưu lượng phát sinh, chuyển tải, và
kết thúc; thực hiện kết nối trên cơ sở không phân biệt đối xử; và ngăn cản sự không
tương thích kỹ thuật trên mạng lưới
Một số nước uỷ quyền cho cơ quan quản lý áp dụng các điều khoản và điều kiện kết
nối trong trường hợp đàm phán kết nối không thành công Một số nước trao quyền
cho cơ quan quản lý được áp dụng các điều khoản và điều kiện kết nối bắt buộc nếu
việc đàm phán thất bại. Tại Botswana, thỏa thuận kết nối phải được đàm phán trên
cơ sở lợi ích thương mại bình đẳng giữa các bên kết nối. Cơ quan quản lý viễn thông
Botswana (BTA) khuyến khích các nhà khai thác đạt được sự đồng thuận về việc kết
nối và nội dung thoả thuận kết nối. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ tham gia vào quá
trình đàm phán khi các bên không đạt được thỏa thuận. Các điều kiện và điều khoản
trong thỏa thuận kết nối phải được nêu trong giấy phép do BTA cấp. Khi có tranh
chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu cơ quan quản lý giải quyết. Năm 1998,
BTA đã giải quyết vụ tranh chấp đầu tiên, quy định việc kết nối và mức giá cước
thuê kênh cho hai nhà khai thác di động khi kết nối vào mạng của nhà khai thác nội
hạt chủ đạo. Mô hình của Botswana được thực hiện tốt. Cho dù phán quyết đầu tiên
của BTA là áp dụng mức giá, cước kết nối, và chỉ có hiệu lực 1 năm, nhưng từ đó
đến nay, không có bên tranh chấp nào đề nghị BTA tiếp tục can thiệp vào tiến trình
đàm phán. Quy định trên đã có tác dụng trên thực tế thậm chí ngay cả khi phán
quyết hết hiệu lực thi hành.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 18


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Theo báo cáo về nghiên cứu chính sách viễn thông của ITU hàng năm, khoảng 50
nước đã công bố công khai các thoả thuận kết nối. Nhiều cơ chế khác nhau có thể
được sử dụng để bảo vệ các thông tin thương mại bí mật. Ví dụ, nhà khai thác được
phép không công bố các nội dung bí mật của thỏa thuận kết nối, hay chỉ cung cấp
thông tin chung mang tính tóm tắt và không nhạy cảm.
- Bolivia duy trì chế độ đăng ký bắt buộc đối với các thỏa thuận kết nối, gồm các nội
dung thông tin về phần mạng lưới được kết nối, loại hình mạng lưới được sử dụng,
ngày thỏa thuận có hiệu lực và ngày hết hạn. Chi phí (giá, cước) nêu trong thỏa
thuận sẽ được công bố công khai.
- Tại Bosswanna, các điều khoản, điều kiện quan trọng của thỏa thuận kết nối sẽ
được nêu trong giấy phép cấp cho nhà khai thác và được công bố công khai.
- Canada yêu cầu các nhà khai thác mạng nội hạt dù là chủ đạo hay nhà khai thác
mới đều phải tham gia thỏa thuận kết nối với mức giá cước theo quy định của cơ
quan quản lý liên bang.
- Luật viễn thông của nước cộng hòa Dominican yêu cầu các nội dung quan trọng
của thỏa thuận kết nối phải được công bố trên ít nhất là 1 tờ báo quốc gia.
- Ấn độ duy trì một chế độ đăng ký kết nối hai phần. Một phần bao gồm các nội
dung của thỏa thuận kết nối mà cơ quan quản lý (TRAI) sẽ giữ bí mật. phần khác
bao gồm các nội dung để công bố công khai.
Bên cạnh việc công bố các thỏa thuận kết nối và RIO, một số nước yêu cầu tính
minh bạch trong quá trình xây dựng thể chế pháp lý để đưa ra các quy định, quyết
định về kết nối. Mô hình mở thu hút được đầu tư từ khu vực tư nhân, đồng thời nó
cũng đảm bảo cho các cơ quan quản lý phát hiện, ngăn chặn các vi phạm, sự phân
biệt đối xử hay lạm dụng ưu thế. Hệ thống văn bản pháp luật về kết nối hoàn chỉnh
cho phép cơ quan quản lý đánh giá được hoạt động của mình theo lợi ích chung của
toàn xã hội, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
Thứ năm, Các quy định về đảm bảo thi hành kết nối và thỏa thuận kết nối

Cơ quan quản lý tại một số nước được quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt
thương mại đối với các nhà khai thác không tuân thủ các yêu cầu kết nối hoặc vi
phạm các quy định về kết nối. Theo báo cáo Khảo sát thể chế viễn thông hàng năm
của ITU, 55 nước quy định áp dụng hình phạt tiền đối với nhà khai thác nếu vi phạm
các quy định về kết nối, và 46 nước sẽ xem xét lại hoặc thu hồi giấy phép đã cấp.
- Luật kinh doanh viễn thông của Hàn Quốc coi hình phạt tù như một biện pháp
trừng phạt đối với hành vi vi phạm các quy định kết nối. Tuy nhiên, trên thực tế, đến
nay Hàn Quốc chưa áp dụng hình phạt này, mà chủ yếu áp dụng hình thức phạt tiền.
- Tại Peru, OSIPEL có quyền phạt bất kỳ nhà khai thác nào không thực hiện các
nghĩa vụ kết nối. OSIPTEL có quyền thu hồi giấy phép của bất cứ nhà khai thác nào
nếu vi phạm quy định về kết nối.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 19


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
- Tại Bolivia, nếu nhà khai thác không cung cấp kết nối có thể bị phạt từ 400.000
USD đến 6.000.000 USD, tịch thu thiết bị hoặc bị cấm hoạt động cung cấp dịch vụ
đến 1 năm.
Thứ sáu, Giải quyết tranh chấp về kết nối mạng

Khi các doanh nghiệp viễn thông không đạt được thỏa thuận kết nối – hay khi không
đạt được thỏa thuận chung về việc thực hiện các cam kết trong throa thuận kết nối
dẫn tới tranh chấp, cần thiết phải có một cơ quan đứng ra làm trọng tài phân xử theo
một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Thực tế nhiều nước cho thấy khi tranh
chấp phát sinh, chính phủ phải đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp. Tài liệu tham
chiếu WTO khuyến nghị các tranh chấp phát sinh nên được giải quyết một cơ quan
độc lập trong nước, mà cụ thể là cơ quan quản lý nhà nước. Tại một số nước, khi
tranh chấp về kết nối phát sinh, các bên có thể yêu cầu trọng tài độc lập, trung gian
hòa giải, hay các chuyên gia có uy tín làm trung gian hòa giải. Để giải quyết tranh
chấp có hiệu quả cần phải lưu ý đến các yếu tố : tính độc lập, đúng đắn, công bằng
vô tư, trình độ chuyên môn của trọng tài viên và thời gian giải quyết tranh chấp.
- Uỷ ban Châu Âu cho phép cơ quan quản lý của các nước thành viên trong vòng 6
tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp phải xem xét và giải quyết
các tranh chấp kết nối phát sinh.
- Singapore trao quyền cho Cơ quan phát triển thông tin, truyền thông (IDA) được
xem xét tất cả các thỏa thuận kết nối với nhà khai thác chủ đạo cũng như được áp
dụng các biện pháp phạt tiền đến 1 triệu SGD (khoảng 582.000 USD) nếu phát hiện
các vi phạm về kết nối. Các tranh chấp liên quan đến thỏa thuận giữa nhà khai thác
không phải là chủ đạo với nhà khai thác chủ đạo có thể được đưa ra giải quyết tại
IDA hoặc coi như những hợp đồng kinh tế, dân sự để giải quyết tại trọng tài hay tòa
án.
- Chính sách về trọng tài của Guatemala cho phép các nhà khai thác được yêu cầu cơ
quan quản lý viễn thông (SIT) thực hiện các thủ tục trọng tài nếu họ không đạt được
thỏa thuận kết nối trong vòng 40 ngày kể từ ngày có đề nghị kết nối chính thức. Bên
đề nghị phải gửi tới SIT văn bản giải thích tranh chấp, các chứng cứ và đề nghị giải
quyết tranh chấp đồng thời sao gửi bên tranh chấp liên quan. Sau đó SIT sẽ thành
lập một hội đồng gồm ba trọng tài. Các bên tranh chấp phải chịu toàn bộ chi phí giải
quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài có 30 ngày để đưa ra khuyến nghị giải quyết
tranh chấp (có thể gia hạn thêm 30 ngày nữa nếu cần thiết). Trong vòng 10 ngày kể
từ ngày ngày được khuyến nghị của hội đồng trọng tài, SIT sẽ xem xét và đưa ra kết
luận cuối cùng.
Tuy nhiên vấn đề giải quyết tranh chấp kết nối luôn là vấn đề khó khăn. Không
giống như các tranh chấp khác, giải quyết tranh chấp kết nối luôn đòi hỏi sự hợp tác
lâu dài cũng như hàng ngày của các nhà khai thác. Bởi vậy, cơ quan quản lý tại các
nước luôn cố gắng giảm bớt sự thù địch, bất hợp tác giữa các nhà khai thác thông
qua các thủ tục giải quyết chính thức. Cơ quan quản lý có thể xem xét, áp dụng các
biện pháp như trung gian, hòa giải hay trọng tài và được hỗ trợ bằng các hoạt động

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 20


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
pháp lý chính thức để đảm bảo cho cơ chế giải quyết tranh chấp vận hành tốt. Ví dụ,
các cơ quản lý có thể sử dụng các diễn đàn hội thảo, hội nghị bàn tròn để đạt được
sự đồng thuận về các vấn đề liên quan.
- Srilanka sử dụng biện pháp trung gian hòa giải để giải quyết tranh chấp kết nối
giữa các mạng cố định với nhau, nhưng cho phép áp dụng thủ tụng tố tụng đặc biệt
để giải quyết tranh chấp giữa mạng cố định và mạng di động.
- Canada đã đưa ra cơ chế hỗn hợp giữa cơ quan chính phủ và ngành để giải quyết
các tranh chấp kết nối.
Tại Việt nam, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành
quy định rõ, việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Bộ Bưu chính, Viễn
thông (MPT). Thời hạn giải quyết tranh chấp là 02 tháng kể từ khi khiếu nại của
doanh nghiệp được đệ trình. Thủ tục giải quyết tranh chấp cơ bản trên tinh thần
khuyến khích các doanh nghiệp tự thương luợng, hoà giải, hợp tác. Trường hợp các
bên không nhất trí được cách thức giải quyết thì quyết định của MPT là chung thẩm
ràng buộc trách nhiệm thi hành của các bên.

các yếu tố : tính độc lập, đúng đắn, công bằng vô tư của cơ quan giải quyết tranh
chấp và thời gian giải quyết tranh chấp đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật
liên quan

Kết luận
Kết nối mạng là vấn đề phức tạp, nhưng quan trọng trong việc tạo lập và quản lý thị
trường viễn thông có cạnh tranh. Cơ quan quản lý các nước (trong đó có Việt Nam)
đang gặp phải nhiều thách thức lớn trong việc xây dựng và bảo vệ một môi trường
pháp lý bình đẳng, ổn định cho việc kết nối mạng. Tuy nhiên, một điều thấy rõ là
không một thể chế pháp lý về kết nối mạng viễn thông nào là hoàn chỉnh ngay, mà
cần phải có các bước phát triển tiếp để theo kịp sự phát triển của công nghệ và sự
hội tụ giữa mạng lưới và thị trường. Các vấn đề kết nối sẽ tiếp tục nảy sinh đòi hỏi
sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý, lập pháp, lập quy. Trên thực tế, các
nước trên thế giới đang xích lại gần nhau để xác định một mô hình kết nối chuẩn
mực hay đưa ra một thông lệ quốc tế đối với các quyết định về các vấn đề pháp lý,
quản lý và kỹ thuật liên quan đến kết nối mạng.

4. Kết nối mạng viễn thông:

Các vấn đề kỹ thuật

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 21


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Quá trình cạnh tranh, hợp tác của các doanh nghiệp (DN) viễn thông trên thị trường
tất yếu dẫn đến vấn đề kết nối mạng. Việc kết nối mạng thường được ký kết dưới
hình thức các thỏa thuận kết nối, trong đó các vấn đề kỹ thuật về kết nối chiếm nội
dung quan trọng. Các thoả thuận kết nối có hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở
hạ tầng, mang lại các lợi thế thích hợp để các nhà khai thác xây dựng mạng lưới
riêng hoặc sử dụng các phần của mạng lưới khác. Mặt khác, các yêu cầu về kỹ thuật
kết nối không phù hợp sẽ trở thành rào cản đối với cạnh tranh, giảm đầu tư vào xây
dựng cơ sở hạ tầng mới và khiến cho sự lựa chọn các dịch vụ hấp dẫn và sáng tạo sẽ
mất đi tính thông dụng của các loại thị trường dịch vụ: từ điện thoại truyền thống
đến di động, dịch vụ vệ tinh, IP tốc độ cao và các dịch vụ truyền thông. Để kết nối
mạng lưới thành công, các DN viễn thông phải giải quyết rất nhiều vấn đề về kỹ
thuật và khai thác như xác định chủng loại và phạm vi các vấn đề kỹ thuật, thiết bị
đấu nối, điểm kết nối, loại hình kết nối. Bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề kỹ
thuật mang tính nguyên tắc xuất hiện trong các thỏa thuận kết nối bao gồm tất cả các
loại hình kết nối trên cơ sở các nghiên cứu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU),
kinh nghiệm thực tế của một số nước, các quy định của GATS/WTO và pháp luật
Việt Nam hiện hành.
1./ Điểm kết nối
Kết nối mạng là vấn đề sống còn trong việc mở cửa thị trường viễn thông và khuyến
khích các DN mới tham gia thị trường. Để điều chỉnh vấn đề này, Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) đã đã dành hẳn một phụ lục F quy định về viễn thông (WTO
Reference Paper on Telecommunication – Tài liệu tham chiếu về viễn thông) trong
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS). Tài liệu tham chiếu chủ yếu đề
cập đến các nguyên tắc, các vấn đề kỹ thuật trong kết nối mạng viễn thông giữa các
DN mới tham gia thị trường và các DN viễn thông chủ đạo. Đến nay đã có hơn 100
nước chấp nhận và coi Tài liệu tham chiếu của WTO là hướng dẫn bắt buộc để yêu
cầu các DN viễn thông chủ đạo thực hiện kết nối mạng của họ và mạng lưới của DN
khác tại một điểm khả thi về kỹ thuật. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, mỗi nước đưa ra
các yêu cầu và quy định khác nhau về cách xác định các điểm kết nối (Bảng 1).
Nguyên nhân có sự khác nhau là do phụ thuộc vào năng lực và dung lượng của
mạng nội hạt và các yếu tố khác của mạng lưới (địa điểm, mạng ngoại vi, hệ thống
chuyển mạnh, truyền dẫn). Tuy nhiên, các nước đều có quan điểm thống nhất là:
Điểm kết nối khả thi về mặt kỹ thuật cho hai mang viễn thông được sử dụng phổ
biến nhất là tại các điểm kết nối trung kế trên mạng nội hạt và tổng đài tandem quốc
gia.

Các ví dụ về điểm kết nối khả thi về mặt kỹ thuật

- Các điểm kết nối trung kế trong các tổng đài nội hạt và tandem quốc gia
- Các điểm kết nối kênh quốc gia và quốc tế trong các tổng đài gateway quốc tế

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 22


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

- Các line tổng đài nội hạt tại khung giá phân chia chính (MDF hay DDF)
- Các điểm kết nối chéo của bất cứ tổng đài nào
- Các điểm truyền báo hiệu (STFs) và các điểm khác nằm ngoài các kênh, dải tần
truyền thông, khi việc kết nối đòi hỏi chuyển giao tín hiệu số 7 hay các hệ tín hiệu
khác để tạo đồng bộ trong trao đổi lưu lượng
- Các điểm truy nhập vào các phần tử mạng phân tách
- Các điểm cáp cặp bờ

Ở Việt Nam, Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) áp dụng các cách thức tương tự như
khuyến nghị của WTO về cách xác định điểm kết nối. Theo đó: Điểm kết nối là
điểm nằm trên tuyến kết nối hai mạng viễn thông với nhau, phân định trách nhiệm
kinh tế, kỹ thuật giữa hai DN viễn thông. Vị trí địa lý của điểm kết nối là: (i) Vị trí
địa lý của điểm kết nối cho liên lạc nội hạt là tổng đài nội hạt hoặc tổng đài tandem
nội hạt; (ii) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc đường dài trong nước là tổng
đài tandem nội hạt hoặc tổng đài đường dài; (iii) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho
liên lac quốc tế là tổng đài đường dài hoặc tổng đài quốc tế; (iv) Vị trí địa lý cho liên
lạc di động là tổng đài tandem nội hạt, hoặc tổng đài đường dài, hoặc tổng đài di
động (Nghị định 160/2004 NĐ-CP). Thông thường các DN phải tự chịu trách nhiệm
xây dựng và đảm báo các hạ tầng cần thiết (hầm cống cáp, cáp, thiết bị kết nối...)
đến điểm kết nối, cũng như thống nhất các vấn đề kỹ thuật, tiêu chuẩn cho việc kết
nối.
Tuy nhiên, sự phát triển của cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của các
công nghệ viễn thông mới cho phép thực hiện kết nối giữa hai mạng viễn thông tại
nhiều điểm khác nhau trên mạng lưới. Bởi vậy, các thỏa thuận về kết nối, các hướng
dẫn pháp quy cần được soạn thảo theo hướng mở để cập nhật bổ sung thêm các điểm
kết nối khác khi xét thấy cần thiết và khả thi về kỹ thuật. Một số nước yêu cầu các
DN mới phải sử dụng chung và chia sẻ mạng lưới, hạ tầng của mình với DN khác để
tránh đầu tư lãng phí như việc xây dựng cống bể cáp, cột cáp ... Thông thường, cơ
quan quản lý (CQQL) nhà nước sẽ có trách nhiệm xác định các điểm kết nối kỹ
thuật cần thiết trên mạng lưới, đồng thời tránh được các tranh chấp giữa các DN
viễn thông về vấn đề này.
2/. Bình đẳng trong quay số và lựa chọn trước
Nếu như thiết lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh, người sử dụng dịch vụ
viễn thông sẽ sử dụng được các dịch vụ của các DN mới giống như các dịch vụ của
các DN chủ đạo. Đây là quy định cần thiết để tạo sự bình đẳng trong hoạt động giữa
các DN viễn thông cũng như bảo đảm quyền lợi của người sử dụng. Ví dụ tại
Canada và Mỹ, khi mới cho phép cạnh tranh trên thị trường viễn thông, nhiều khách
hàng cảm thấy không thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ của các công ty mới vì họ
phải quay ít nhất 20 ký tự (số) khi sử dụng dịch vụ. CQQL của Mỹ giải quyết vấn đề
trên bằng cách yêu cầu các công ty khai thác điện thoại đường dài phải cung cấp
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 23
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
cách quay số bình đẳng đối với tất cả các nhà khai thác theo nguyên tắc không phân
biệt đối xử. Quy định pháp quy này bao gồm cả việc đăng ký trước các dịch vụ
đường dài, cho phép các cuộc gọi của khách hàng tại Mỹ được chuyển đến nhà khai
thác mà họ muốn.
Hiện nay, nhiều nhà khai thác chủ đạo và các hãng sản xuất thiết bị viễn thông đã
thiết kế lại hệ thống chuyển mạch và phần mềm liên quan, nhằm tạo ra sự tương
thích trong điều kiện có nhiều nhà khai thác. Bình đẳng trong quay số cũng có nghĩa
là bình đẳng trong sử dụng các phần mềm trọn gói. Tuy nhiên, việc thực hiện quay
số bình đẳng thường buộc các DN chủ đạo (trước đây là các công ty độc quyền) phải
thay đổi các thủ tục khai thác và viết lại chương trình cho thiết bị của mình. Có hai
mô hình cơ bản trong việc truy nhập bình đẳng:
- Kế hoạch đánh số phân bổ bình đẳng kho số giữa các DN chủ đạo và DN mới. Ví
dụ sẽ có mã, ký tự truy nhập giống nhau cho tất cả các nhà khai thác điện thoại
đường dài và quốc tế và các dãy số giống nhau cho các nhà khai thác điện thoại nội
hạt và di động.
- Quy định yêu cầu các DN chủ đạo phải cung cấp cho các DN mới dịch vụ báo hiệu
cơ bản, kể cả dữ liệu xác định các đường điện thoại đang sử dụng (CLI) và các chức
năng trả lời, giám sát ngắt tín hiệu.
- Các thỏa thuận về tính cước và kiểm toán phù hợp cho phép từng nhà khai thác
tính hóa đơn trực tiếp cho khách hàng hoặc sử dụng dịch vụ in (tính) hóa đơn của
nhà khai thác khác hay của một bên thứ ba.
* Lựa chọn trước nhà khai thác: theo mô hình này, khách hàng được lựa chọn trước
nhà khai thác để sử dụng dịch vụ. Ví dụ, khách hàng có thể lựa chọn công ty yêu
thích cho các dịch vụ đường dài và quốc tế. Việc lựa chọn trước cho phép tất cả các
quốc gọi như vậy được định tuyến tự động đến nhà khai thác được lựa chọn. Yêu
cầu chính cho loại truy nhập bình đẳng này là:
- Các đặc tính của phần mềm tổng đài cần thiết để xác định nhà khai thác được
khách hàng lựa chọn trước và định tuyến các cuộc gọi của họ.
- Các thỏa thuận về tính cước và kiểm toán phù hợp cho phép nhà khai thác được
chọn tính cước trực tiếp hay tính cước thông qua một nhà khai thác độc lập khác
(thường là nhà cung cấp dịch vụ truy nhập nội hạt tính cước cho khách hàng sau đó
trả phần cước điện thoại đường dài cho nhà khai thác được lựa chọn).
Việc thực hiện quay số bình đẳng đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhiều quốc
gia đã áp dụng nguyên tắc này như Argentina, Australia, Canada, Chi Lê, Đức,
Hồng Kông, Thụy Sỹ và Mỹ. Việt Nam cũng lựa chọn cách thức này trong việc
phân bổ kho số cho các DN viễn thông khi tham gia thị trường. Tuy nhiên nhiều
nước khác cũng chưa thể hiện rõ quan điểm có áp dụng nguyên tắc này hay không.
Hơn nữa, trong khi nguyên tắc quay số bình đẳng là việc phổ biến đối với các dịch
vụ quốc tế và nội hạt thì nó vẫn ít được thực hiện đối với các dịch vụ đường dài. Tại
một số nước, nguyên tắc quay số bình đẳng còn chưa rõ ràng do bị hạn chế trong
việc lắp đặt các hệ thống chuyển mạch (cả phần cứng và phần mềm). Tại một số
nước khác, nguyên tắc quay số bình đẳng lại bị trì hoãn bởi việc thực hiện kế hoạch
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 24
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
đánh số theo đó cho phép sự phân bổ kho số tương ứng đối với các công ty cạnh
tranh. Tại nhiều nước, CQQL lại không coi nguyên tắc quay số bình đẳng là ưu tiên
hàng đầu.
3/. Sử dụng chung hạ tầng mạng lưới
Quy định về sử dụng chung hạ tầng và thiết bị tại những trung tâm viễn thông và các
địa điểm khác sẽ giảm tối đa rào cản đối với các DN mới bước vào cạnh tranh. Các
nhà khai thác mới cần chi phí hiệu quả để kết nối mạng và sử dụng hạ tầng mạng
cáp hiện có (kể cả cống bể, cáp, bộ phân chia cáp...) để cung cấp dịch vụ tới các
khách hàng tiềm năng. Các nhà khai thác mới và các công ty chủ đạo có thể giảm
chi phí hoạt động, khai thác qua việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng mạng lưới, thiết
bị của nhau, hoặc phối hợp, sử dụng chung các tổng đài nội hạt.
Một số nước yêu cầu nhà khai thác chủ đạo thực hiện chia sẻ, sử dụng chung cơ sở
hạ tầng viễn thông hiện có. Các nhà khai thác khác, kể cả công ty mới, các bên thứ
ba có sở hữu các hạ tầng hỗ trợ, có trách nhiệm hợp tác, ít nhất là trong việc chia sẻ,
sử dụng chung các thiết bị, mạng lưới có ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành
mạnh bao gồm hạ tầng mạng cáp, cống, bể cáp...). Một số nước khác khuyến khích
các bên có sở hữu các hạ tầng hỗ trợ, như nguồn điện, tham gia các thỏa thuận, chia
sẻ, sử dụng chung. Tại một số vùng, việc chia sẻ, dùng chung mạng lưới xuất hiện
thông qua đàm phán (không có sự can thiệp của CQQL) chủ yếu là do các bên nhận
thấy được các lợi ích tài chính và kinh doanh. Tuy nhiên đối với vấn đề kết nối,
trong các thị trường bị công ty chủ đạo khống chế thì các thỏa thuận chia sẻ, dùng
chung cũng gặp nhiều hạn chế. Tại các thị trường này, sự can thiệp của luật pháp là
cần thiết để đưa ra cơ chế sử dụng chung hạ tầng viễn thông có hiệu quả.
Việt Nam áp dụng nguyên tắc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các DN viễn thông.
Pháp lệnh BCVT và Nghị định 160/2004/NĐ-CP được xây dựng trên tinh thần nêu
trên trong đó có các quy định mang tính nguyên tắc về việc sử dụng chung vị trí và
cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng, giảm chi phí và tạo thuận lợi
trong khai thác mạng lưới. Việc sử dụng chung được thực hiện thông qua hợp đồng
trên cơ sở thoả thuận giữa các DN liên quan. Bộ BCVT giữ quyền quyết định việc
sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông nếu các DN không thoả thuận được, và xét
thấy cần thiết phải bảo vệ lợi ích của nhà nước, của DN và người sử dụng. Tuy
nhiên trên thực tế, đã có DN viễn thông vì mục tiêu nhanh chóng thu lợi nhuận, đã
lợi dụng các nguyên tắc sử dụng chung hạ tầng, vị trí kết nối để tránh phải đầu tư
xây dựng các hạ tầng viễn thông cần thiết cho hoạt động cung ứng dịch vụ của mình,
tạo áp lực lên cơ quan quản lý nhà nước để giành giật hạ tầng viễn thông hiện có của
DN viễn thông khác. Việc làm trên chẳng những đã tạo ra các tranh chấp phức tạp
về kết nối mạng, mà còn làm yếu đi tiềm lực, hạ tầng viễn thông chung của quốc
gia, và quan trọng hơn hết là không đảm bảo, đáp ứng và bảo vệ được các quyền lợi
cơ bản, chính đáng của người sử dụng dịch vụ.
4/. Chất lượng dịch vụ kết nối
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng chính sách của nhà nước cần yêu cầu nhà khai
thác chủ đạo phải cung cấp các dịch vụ kết nối hợp lý với chất lượng cao. Để làm

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 25


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
công việc trên, cơ quan quản lý cần có một số công cụ mang tính thực tế để nâng
cao chất lượng kết nối, đó là:
- Đưa ra yêu cầu về giám sát việc kết nối;
- Xem xét giải quyết dứt điểm các khiếu nại phát sinh và đưa ra các biện pháp chế
tài đối với việc phân biệt đối xử về đảm bảo chất lượng dịch vụ kết nối.
- Hướng dẫn thành lập các nhóm dịch vụ kết nối nội bộ và độc lập hoặc các bộ phận
kinh doanh trong công ty khai thác chủ đạo. Các bộ phận kinh doanh này sẽ có các
ưu tiên và sự hướng dẫn rõ ràng để cung cấp các dịch vụ kết nối trên nguyên tắc
không phân biệt đối xử và kiểm tra chất lượng dịch vụ. Ví dụ, bộ phận kinh doanh
có thể xác định kênh kết nối nào là phù hợp, khả thi trong một khoảng thời gian nhất
định.
Tại Mỹ, mô hình giám sát chất lượng dịch vụ tương tự đã được triển khai trong hoạt
động của công ty Bell để đáp ứng các yêu cầu kết nối dịch vụ đường dài. Đạo luật
Viễn thông năm 1996 cho phép công ty Bell tham gia thị trường dịch vụ đường dài,
với điều kiện phải đáp ứng một số tiêu chuẩn kết nối và các yếu tố của mạng lưới,
qua đó cho phép cạnh tranh trên thị trường dịch vụ nội hạt họ. Công ty Bell phải
chịu sự giám sát nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ kết nối, và phải mở cửa thị
trường điện thoại nội hạt của mình cho cạnh tranh.
Cơ chế giám sát chất lượng kết nối yêu cầu nhà khai thác chủ đạo phải báo cáo về 2
loại chất lượng dịch vụ: (1) báo cáo về số lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc
chuẩn mực quốc tế và (2) về việc đáp ứng các yêu cầu kết nối đối với các công ty
con, công ty chi nhánh của công ty chủ đạo so với các đối thủ cạnh tranh khác.
5/. Giải quyết tranh chấp kết nối mạng
Theo thông lệ của nhiều nước, các tranh chấp về kết nối mạng viễn thông thường
được giải quyết theo thủ tục tố tụng cạnh tranh thương mại theo luật cạnh tranh. Một
số nước khác giao trách nhiệm cho một cơ quan độc lập để giải quyết các tranh chấp
về kết nối mạng. Singapore đã ban hành quy định về kết nối có lẽ là tiến bộ nhất trên
thế giới như là một phần của bộ luật cạnh tranh viễn thông được thiết kế nhằm giải
quyết vấn đề hội tụ của thị trường viễn thông, công nghệ và dịch vụ. ở Việt Nam,
theo Pháp lệnh BCVT, việc giải quyết các tranh chấp về kết nối (cả các vấn đề kỹ
thuật và kinh tế) được giao cho Bộ BCVT. Nguyên tắc giải quyết dựa trên tinh thần
hiệp thương, tôn trọng sự tự thỏa thuận hợp tác giữa các DN. Nếu các bên không
nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ BCVT, thì DN có thể tiếp tục
yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc kiện ra toà để được giải quyết theo các quy định
của pháp luật.
Thực tế diễn biến tình hình kết nối mạng viễn thông giữa các DN thời gian qua cho
thấy vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp. Vì chưa có thủ tục tố
tụng rõ ràng, cho nên cho vụ việc tranh chấp về cạnh tranh thường được giải quyết
theo biện pháp hành chính nhà nước và điều này là không phù hợp với thông lệ quốc
tế.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 26


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Các tranh chấp về kết nối mạng giữa các DN viễn thông cần được giải quyết theo
thủ tục cạnh tranh thương mại thay cho thủ tục hành chính hiện hành. Song song với
việc này, cần ban hành thủ tục tố tụng cạnh tranh thương mại. Việc thành lập cơ
quan tố tụng cạnh tranh sẽ góp phần tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của
khách hàng, của người tiêu dùng dịch vụ. Các chế định của Luật cạnh tranh cần chi
tiết hơn nữa các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ. /.

Một trong những cam kết WTO quan trọng về dịch vụ viễn thông là Việt Nam sẽ
cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư theo hình thức liên doanh (J/V).
Dự báo, hình thức này sẽ hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Theo cam kết trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về
dịch vụ viễn thông, Việt Nam cơ bản sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài hợp đồng
hợp tác kinh doanh (BCC) hoặc liên doanh (J/V) với vốn nước ngoài không quá
49% đối với doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng (FBO), và không quá 51% (ngay
sau khi gia nhập) và 65% (3 năm sau khi gia nhập) đối với dịch vụ không có hạ tầng
mạng (SBO).
Với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước
ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với hạn chế vốn nước ngoài
50% đối với dịch vụ có hạ tầng mạng, và không quá 51% (ngay sau khi gia nhập) và
65% (3 năm sau khi gia nhập) đối với doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ không có
hạ tầng mạng.
Ngoài ra, đối với dịch vụ có hạ tầng mạng chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với
doanh nghiệp viễn thông được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Còn dịch vụ không
có hạ tầng mạng (dịch vụ viễn thông cơ bản), ngay sau khi gia nhập cho phép nhà
đầu tư liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt
Nam, và 3 năm sau công ty liên doanh được tự do lựa chọn đối tác, trừ liên doanh
cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) được tự do lựa chọn đối tác ngay sau khi gia
nhập WTO với số vốn không quá 70%.
Ngoài ra, thông qua hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam
có cơ hội nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh để nâng cao cao năng lực cạnh
tranh của mình.
“Đáng chú ý là trong thời gian tới, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài dưới hình
thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ nhanh chóng xin chuyển đổi hình thức
đầu tư sang J/V, triển khai giải ngân nhanh hơn so với hình thức BCC”

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 27


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Vụ hợp tác quốc tế (Bộ BCVT) vừa công bố cam kết của Việt Nam khi gia nhập
WTO đối với lĩnh vực BCVT-CNTT

Thứ nhất, về dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan: Việt Nam (VN) đã có cam
kết mở cửa thị trường từ năm 2001 với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt nam-
Hoa kỳ (BTA). Hiệp định này đã xoá bỏ hầu hết các hạn chế tiếp cận thị trường và
cho phép công ty 100% vốn Mỹ hoạt động từ năm 2001.
Trong đàm phán gia nhập WTO, VN đã cải thiện thêm môi trường đầu tư trực tiếp:
Thứ nhất, chính thức bãi bỏ hạn chế còn bảo lưu trong BTA, theo đó, hai năm sau
khi Việt nam gia nhập WTO, các công ty 100% vốn nước ngoài được quyền cung
cấp dịch vụ cho mọi đối tượng, kể cả các tổ chức cá nhân VN.
Ba năm sau khi gia nhập, VN cho phép các công ty nước ngoài được thành lập chi
nhánh và cung cấp dịch vụ tại VN với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người cư
trú tại VN. Cam kết cũng cho phép nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng được đưa
người lao động nước ngoài (chuyên gia, kỹ sư…) vào VN thực hiện hợp đồng.
Thứ hai, đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, để kết thúc đàm phán gia nhập WTO
với các nước, VN đã cam kết cho phép thành lập liên doanh 51% vốn đầu tư nước
ngoài ngay khi gia nhập và cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài năm
năm sau khi gia nhập.
Để tạo điều kiện cho bưu chính VN phát triển ổn định sau khi tách khỏi lĩnh vực
viễn thông, thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, VN đã đàm
phán bảo lưu được một mảng dịch vụ chuyển phát nhanh dành riêng, có ý nghĩa
thương mại, cho bưu chính VN kinh doanh. Đó là kinh doanh chuyển phát thông tin
dưới dạng văn bản, kể cả thông tin dưới dạng không đóng gói dán kín, bao gồm cả
thông tin quảng cáo trực tiếp. Hai tiêu chí xác định phạm vi dành riêng là khối
lượng: dưới 2kg và giá cước: 10 lần giá cước một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước
ở nấc khối lượng đầu tiên và thấp hơn 9 đô la Mỹ (9 USD) khi gửi quốc tế.
Đồng thời, phù hợp với định hướng xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh
bình đẳng, VN cũng đã cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ chuyển
phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, kể cả bưu chính VN,
đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh.
Thứ ba, về dịch vụ viễn thông, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ
tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ sở hữu dung lượng truyền dẫn và băng tần): VN
không có nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa kỳ. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản (như dịch vụ điện thoại cố
định và di động, truyền số liệu, thuê kênh riêng,....), bên nước ngoài chỉ được phép
đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép, vốn
góp tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 28


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (nhà cung cấp
dịch vụ không sở hữu dung lượng truyền dẫn mà phải thuê lại của các nhà cung cấp
có hạ tầng mạng): trong ba năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ
được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp
phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh.
Ba năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi
thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với
dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị (thư điện tử, truy
nhập Internet...) bán kèm mà một số đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, được
cung cấp trên hạ tầng mạng do VN kiểm soát, ta có nhân nhượng hơn một chút:
được tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và được phép tham gia
vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định của liên doanh.
Về cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới (dịch vụ viên thông quốc tế): Đối với
dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài
phải thông qua thoả thuận thương mại với pháp nhân được thành lập tại VN và được
cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại Việt Nam để tiếp cận khách hàng
tại VN.
Đối với dịch vụ vệ tinh, VN cam kết ba năm sau khi gia nhập sẽ mở rộng loại đối
tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại VN, nếu thoả mãn điều kiện
cấp phép, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài.
VN cũng cam kết cho phép bên nước ngoài được kết nối dung lượng cáp quang biển
(dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang biển mà VN là thành viên, với các
trạm cập bờ của VN và bán dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng (như VNPT, Viettel, VP Telecom) được cấp
phép tại VN. Bốn năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài được phép bán dung lượng
nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép (như
FPT, VNPT, Viettel, VP Telecom).
Riêng cam kết chuyển đổi Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Trong ngành viễn
thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiển diện khác với
những điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng.

CHƯƠNG III

Tham khảo các vấn đề liên quan đến kết nối cung cấp dịch vụ
viễn thông ở một số nước trên thế giới.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 29


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

I. Các vấn đề kết nối tại Pháp :


1) Khái quát thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông và các quy định của nhà nước
về kết nối:
Đầu tiên, các dịch vụ thoại tại Pháp được cung cấp bởi nhà khai thác độc quyền
France Telecom, ngoài ra chỉ có một vài công ty cung cấp dịch vụ điện thoại ở các
vùng địa lý giới hạn theo các giấy phép thử nghiệm, đến tháng 1/1/98, sự cung cấp
dịch vụ điện thoại mới được tự do hoá và nhiều công ty được trao giấy phép cung
cấp dịch vụ.
Luật cạnh tranh tại Pháp được quản lý bởi Ban Lãnh đạo chính quyền, có quan này
phải báo cáo lên Bộ kinh tế và bị giám sát bởi một hội đồng cạnh tranh độc lập.
Các ban mà bao gồm sự cạnh tranh, giám sát việc kết nối:
Ban quản lý các vấn đề kinh tế và dự báo thị trường viễn thông, xác định quy mô thị
trường, số lượng nhà khai thác, dịch vụ sẽ tập trung cạnh tranh
• Ban quy định các điều luật về thị trường điện thoại cố định và di động
• Ban quản lý về băng thông rộng
• Ban Luật pháp
• Ban quản lý về Bưu chính…
Các ban này đề xuất với Uỷ ban ban hành các quy định liên quan tới kết nối là:
1. Các điểm liên quan tới kỹ thuật :
Nguyên tắc kết nối:
kết nối trong điều kiện công bằng, hợp lý.
vị trí điểm kết nối phía FT:

đối với mạng cố định, do đặc thù nước pháp có nhiều tỉnh, thành phố nằm trong một
vùng (tương tự như một bang), vì vậy nhà nước đã phân vùng theo lưu lượng và ở
mỗi vùng lưu lượng quy định FT xây dựng các tổng đài kết nối Tan dem, trường hợp
nếu doanh nghiệp mới không đặt tổng đài kết nối tại vùng lưu lượng này thì vẫn có
thể cung cấp dịch vụ cho vùng lưu lượng đó thông qua tổng đài chuyển tiếp quá
giang Toll và phải trả thêm phí truyền dẫn liên tỉnh.
với mạng di động, là các tổng đài MSC gateWaycủa các mạng di động

• Sử dụng phương pháp vị trí kết nối thực


• Đơn vị kết nối là các luồng 2M

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 30


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
• Quy định tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
• Dịch vụ cung cấp
• Dung lượng kết nối, dự báo, đăng ký dung lượng
• Quy định vấn đề an ninh mạng lưới
• Vấn đề về đánh số…

b) Các quy định liên quan tới vấn đề kinh tế:

• Uỷ ban ban hành mức cước kết nối cụ thể, tình theo dung lượng
• Quy định trách nhiệm thu cước là của các doanh nghiệp mới
• Quy định chi phí kết nối giữa các doanh nghiệp theo hướng mỗi bên chịu một
nửa.

c. Các quy định khác liên quan tới chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại…

Trách nhiệm chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại thuộc về nhà cung cấp dịch vụ
và các doanh nghiệp mới.
Ngoài ra còn có các quy định về việc xem xét lại thoả thuận, vấn đề bảo mật, sửa đổi
bổ sung thoả thuân, hiệu lực..
dịch vụ công ích:
FT có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công ích và các doanh nghiệp mới phải đóng góp
chi phí để cho FT duy trì dịch vụ này
tình hình thực hiện thoả thuận kết nối
Thoả thuận kêt nối giữa FT và các doanh nghiệp đường dài mới chịu sự kiểm soát
theo quy định, mặc dù hai bên có các điều khoản mềm dẻo về kết nối, các giá kết nối
được quyết định bởi cơ quan quản lý.
Tháng 3/1997 chính phủ Pháp ban hành một nghị định quy định quyền của các
doanh nghiệp điện thoại mới, kết nối mạng của họ với mạng của FT, các doanh
nghiệp mới sẽ được phép kết nối mạng của họ tại bất kỳ điểm nào miễn là FT có khả
năng thiết lập kết nối.
Nghị định quy định một số nguyên tắc cơ bản áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp
(kết nối và bị kết nối) và một số điểm chỉ áp dụng cho doanh nghiệp bị kết nối.
Tất cả các doanh nghiệp có nghiã vụ phải:
• kết nối

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 31


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
• Tuân thủ các yêu cầu cần thiết về tình bảo mật tình toàn vẹn, sự khả thi liên
kết và chất lượng
• Tuân thủ các giao diện kết nối đã được định trước
• Tôn trong triệt để các điều khoản và các điều kiện tối thiểu cơ bản
• tiến tới thoả thuận giá mang tính khách quan, minh bạch và không có sự phân
biệt
Ngoài ra, các nhà khai thác dịch vụ được xếp vào loại chủ đạo phải tuân thủ:
• Công khai các điều khoả và các điều kiện cho việc kết nối bao gồm và giá kết
nối
• Cung cấp các dịch vụ kết nối không có phân biệt
• Công khai các giao tiếp kết nối không theo chuẩn
• Cung cấp các dịch vụ bổ sung ( kể cả truy nhập vào các nguồn tào nguyên
mạng thông minh cho kết nối và định tuyến tối ưu lưu lượng
• Xây dựng các lộ trình thực hiện đánh số và lựa chọn truyền tải để đảm bảo
nguyên tắc truy nhập bình đẳng
• Đưa ra giá kết nối dựa trên chi phí
• Các giá kết nối dựa trên các nguyên tắc sau:
• Các chi phí phải xác đáng (có quan hệ nhân quả với dịch vụ được cung cấp)
• Các chi phí cần bao gồm cả vốn cần thiết để duy trì hiệu quả kỹ thuật của
mạng về lâu dài
• Các chi phí có thể gồm một phần hợp lý trong các chi phí chung
• Các chi phí thông thường về thu hồi vốn cũng được thừa nhận
• Các giá có thể thay đổi theo thời gian
• Các chi phí của các phần tử mạng cố định có thể không được bù đắp thông
qua độ lớn hay dung lượng liên quan đến giá cước
• Các chi phí của phần tử mạng biến đổi có thể được bù đắp thông qua độ lớn
hay dung lượng liên quan tới giá cước tuỳ theo đòi hỏi của các doah nghiệp
kết nối.
• Các chi phí để cung cấp dịch vụ kết nối sẽ được bù đắp đầy đủ thông qua
cước kết nối. Các chi phí để cung cấp dịch vụ khác sẽ không thể bù đắp được
thông qua cước kết nối, các chi phí không rành mạnh nghĩa là các chi phí
chung có thể bù đắp một phần qua cước kết nối

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 32


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

I. Kết nối tại Anh

1. Tình hình thị trường

Đầu tiên Anh cỉ có Bristish Telecom (BT) là nhà khai thác điện thoại và độc quyền
cả mạng nội địa và Quốc tế trải khắp nước Anh trừ vùng Kingston-upon-Hull và
phụ cận của nó là do nhà khai thác Kingston Telecommunicatons cung cấp.
Năm 1982, sự cạnh tranh độc quyền kép xuất hiện khi nhà khai thác mạng điện
thoại thứ 2 là mercury Communication đựoc phép cung cấp cơ sở hạ tầng mạng nội
địa và quốc tế trên toàn nước anh, vào năm 1984 mercury chỉ cung cấp dịch vụ cho
thuê kênh và đến năm 1996 công ty này bắt đầu cung cấp dịch vụ chuyển mạnh, việc
khai trương dịch vụ này đã bị trì hoãn trong một thời gian vì merycury không đạt
được thoả thuận kết nối với BT và đã phải nhờ đến công ty quản lý viễn thông
Oftel phân xử. Năm 1991 chính phủ Anh đã quyết định mở hoàn toàn thị trường nội
địa trong đó bất kỳ công ty nào cũng được phép xây dựng mạng điện thoại và cung
cấp dịch vụ miễn là nó có thể chứng minh được năng lực kỹ thuật và thương mại
cần thiết, Chính phủ cho phép các công ty được cung cấp dịch vụ điện thoại trên
mạng cáp truyền hình và mở cửa thị trường viễn thông vào năm 1996.
Các dịch vụ điện thoại:
Từ năm 1991, Chính phủ Anh quy định các công ty muốn xây dựng cơ sở hạ tầng để
cung cấp các dịch vụ cơ bản tại nước Anh phải có giấy phép của phòng thương mại
và công nghiệp, giấy phép này quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và
được gọi là giầy phép nhà khai thác viễn thông (PTO).
Chính phủ cũng cho phép các công ty có thể cung cấp các dịch vụ điện thoại cơ bản
bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng mạng của doanh nghiêp khác, các công ty bán lại
dịch vụ điện thoại này không bị yêu cầu phải có giấy phép riêng nhưng họ phải có
nghĩa vụ tuân thủ quy định của một loại giầy phép đặc biệt đó là giấy phép các dịch
vụ viễn thông. Một số công ty bán lại điện thoại như (AT&T và Swificall) có các
giấy phép đặc biệt, đó là giấy phép bán lại đơn giản quốc tế cho phép họ được
quyền thuê các kênh quốc tế của các nhà khai thác mạng quôc tế dể kết nối cuộc gọi
tới các mạng của các nước khác. Doanh nghiệp chủ giấy phép bán lại đơn giản quốc
tế được quyền đề nghị bộ phận đánh số của oflel cấp mã truy cập đơn giản 3 hay 4
chữ số, việc sử dụng mã truy nhập đong giản cho phép các công ty quyền định tuyến
lại các cuộc gọi từ các tổng đài nội hạt của BT vào mạng của họ (mạng này có thể
là mạng vật lý của chính họ hoặc các kênh do họ thuê của các nhà khai thác mạng
công cộng)
Các dịch vụ di động:
Hiện nay có 4 nhà khai thác di động tại anh bao gồm Cellnet, Vodafone, One-2-one
và Orange Personal Communication

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 33


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Để kết nối các cuộc gọi, tất cả bốn nhà khai thác này đều đạt được các thoả thuận
kết nối với BT nhưng cho đến nay không thoả thuận nào được công khai, người ta
tin rằng cước kết nối này cao hơn chi phí nhưng cả 4 nhà khai thác đều không cố
gắng đòi hỏi mức thấp hơn vì họ hoàn toàn có thể chi tra cho mức cước này do giá
cước bán lẻ di động cao, hiện nay cả 4 nhà khai thác này cũng đã có thoả thuận kết
nối với mercury và thoả thuận này cũng phải nhờ có sự quyết định của Oftel.
Các dịch vụ truyền hình cáp:
Các dịch vụ truyền hình cáp ở Anh được cung cấp bởi các công ty được cấp phép tại
124 vùng đặc quyền riêng biệt gồm 18,2 triệu hộ dân( trong tổng số 23.5 triệu hộ)
Tính đến tháng 3 năm 1997 có tổng số 8,96 triệu dân đã được kết nối với mạng
truyền hình cáp băng rộng.
Các công ty cáp đã có các thoả thuận kết nối với BT , Merycury , các nhà khai thác
mạng nội hạt khác (như Energis, Scottish Telecom) và các nhà khai thác di động,
Tất cả cac thoả thuận với BT nói chung giống nhau vid các công ty cáp đã cùng
nhau đàm phán với BT, Oftel yêu cầu tất cả các thoả thuận kết nối với BT đều phải
được công bố và hiện nay tất cả các thoả thuận giữa BT và các công ty cáp đang
được lưu trữ trong vùng dữ liệu công khai.

2. Quản lý về viễn thông của Anh:

Cơ quan quản lý quốc gia:


Lĩnh vực viễn thông của Anh được quản lý bởi văn phòng về viễn thông (Oftel) là
bộ máy tụ trị được hỗ trợ bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp.
Qftel chịu trách nhiệm thiết lập bộ máy quản lý kết nối, Từ năm 1995 cơ quan này
đã công bố giá kết nối tiêu chuẩn áp dụng cho các nhà khai thác muốn kết nối với
mạng của BT.
Cơ quan cạnh tranh quốc gia:
Ở Anh có hai cơ quan chuyên trách cạnh tranh tương tự nhau, là Uỷ ban quản lý và
liên kết và Văn phòng bình đẳng thương mại. Riêng lĩnh vực viện thông được trao
cho cơ quan chuyên trách cạnh tranh khác đó là Oftel- đây cũng đồng thời là cơ
quan quản lý quốc gia.
Về vấn đề kết nối, trước khi giá kết nối được ban hành , các nhà khai thác tại anh
được khuyến khích tự thoả thuận kết nối với nhau, nếu các bên không tự thoả thuận
được thì một bên có thể đề nghị Oftel ra quyết định phân xử.
Kêt luận:
Khời đầu chính sách kết nối tại Anh tạm thời dựa trên mốt số kiến thức kết nối trên
thế giới để lựa chọn, theo đó doanh nghiệp chủ đạo được phép chiếm lĩnh thì trường
viễn thông anh trong thời gian quá dài mặc dù vẫn đề cạnh tranh đã được đặt ra một

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 34


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
cách tự nhiên cảu cơ chế kết nối là hạn chế vì có sự quan tâm quá về tiền bù truy
nhập cho BT qua giá đền bù truy nhập.
Anh là một nước đầu tiên trên thế giới đã tiến thành cho phép các doanh nghiệp khai
thác cáp được cung cấp dịch vụ điện thoại vào năm 1991 điều này một mặt làm cho
bộ máy quản lý trở nên phức tạp nhưng lại tạo có sở lựa chọn cho người mua hay
quyết định đầu tư của các doanh nghiệp mơí, các tình huống cạnh tranh mà nhiều
nước phải đối phó đã không rõ nét tại anh bời vì chủ trương tập trung xây dựng
mạng chứ không phải mua dung lượng mạng từ các doanh nghiệp khác.
Sự ra đời các thoả thuận kết nối chuẩn và công khai giá kết nối chuẩn đã làm Anh
trở thành nước dẫn đầu trên thế giới về đổi mới quản lý, trong thực tế Oftel đã chứng
minh vai trò quan trọng trong việc khảo sát kỹ lưỡng tài chính của doanh nghiệp chủ
đạo để quết định các thành phần chi phí riêng biệt, việc hạch toán chi phí riêng rẽ
giữa mạng và các bộ phận bán lẻ của doanh nghiệp chủ đạo và việc duy trì sức ép về
giá kết nối qua các mức trần giá bán buôn.

II. Đối với nhật bản

Tương tự như thị trường của Pháp, Bộ quan hệ công cộng và Viến thông (Ministry
of internal affair and Telecommunications -MIC) Nhật bản đã có các quy định hết
sức chặt chẽ để tránh tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực viễn thông, theo đó Bộ
kiểm soát chặt chẽ vấn đề kết nối của các công ty NTT East và NTT West, Bộ Quy
định:
. Nguyên tắc kết nối:

việc kết nối phải thực hiện trong điều kiện công bằng hợp lý:
Vị trí điểm kết nối:
Đối với cố định:

Nhà nước đã phân vùng theo vùng lưu lượng và ở mỗi vùng lưu lượng quy định các
doanh nghiệp xây dựng các điểm kết nối POI (poin of interconnect) là giá phối dây
của tổng đài kết nối tandem. Trường hợp nếu doanh nghiệp mới không đặt tổng đài
kết nối tại vùng lưu lượng này thì vẫn có thể cung cấp dịch vụ cho vùng lưu lượng
đó thông qua kết nối với tổng đài chuyển tiếp quá giang Toll và phải trả thêm phí
truyền dẫn liên tỉnh.
Đối với mạng di động:
• sử dụng phương pháp vị trí kết nối thực
• đơn vị kết nối là các luồng 2M
• Quy định tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 35
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
• Quy định dịch vụ được cung cấp
• Dung lượng kết nối, dự báo, đăng ký dung lượng
• Quy định về vấn đề an ninh và an toàn mạng lưới
• vấn đề đánh số…

Các quy định liên quan tới vấn đề kinh tế:

• Uỷ ban ban hành mức cước kết nối cụ thể


• Trách nhiệm thu cước là của các doanh nghiệp mới
Các quy định khác liên quan tới chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại

Trách nhiệm chăm sóc khách hàng xử lý khiếu nại thuộc về các nhà cung cấp dịch
vụ mới
Các quy định về việc xem xét thoả thuận, vấn đề bảo mật, bất khả kháng, giản quyết
tranh chấp, vi phạm, tạm ngừng và kết thúc thoả thuận, sửa đổi, bổ sung thoả
thuận…
Trong quá trình thực hiện thoả thuận kết nối, các doanh nghiệp hầu như không gặp
vướng mắc gì đáng kể bởi hầu hết các vấn đề phát sinh được MIC giải quyết.

Tổng kết cả 3 nước:


Chính phủ của các nước đều coi vấn đề kết nối là một trong các hoạt động quan
trọng để thúc đẩy cạnh tranh cung cấp dịch vụ, vì vậy vai trò của nhà Nước là cực kỳ
quan trọng, Nhà nước đã luôn hoàn thiện hành lang pháp lý để các doanh nghiệp
cạnh tranh trong điều kiện công bằng và hợp lý, liên quan tới kết nối, nhà nước
thường nắm giữ các vấn đề chính sau:
• Quy định nguyên tắc kết nối
• Quy định điểm kết nối
• Dịch vụ sẽ cung cấp
• Quy định về vấn đề an ninh và an toàn mạng lưới
• Vấn đề đánh số
• Quy định nguyên tắc xác định cước kết nối, khung cước kết nối
• Thời gian đàm phán và xử lý tranh chấp
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 36
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Ngoài ra còn quy định một số nội dung khác phù hợp với Quy định của Pháp luật.

CHƯƠNG IV

Xây dựng các nội dung về quy định kết nối mạng viễn thông
công cộng.

I. Phân tích đặc thù của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam:

Phân tích môi trường pháp lý để kinh doanh , phát triển thị trường viễn thông Việt
Nam
Các sở cứ pháp lý quan trọng của Nhà nước để phân tích là:
• Pháp lênh Bưu chính, viễn thông được Quốc Hội nước CHXHCNVN thông
qua ngày 22/05/2002 và được chủ tịch nước phê chuẩn và công bố tại Lệnh
số 13/2002/L/CTN ngày 07/06/2002.
• Nghị định số 160/2004/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Pháp lệng Bưu chính, viễn thông về viễn thông.
• Quyết định 12 của BBCVT

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 37


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Theo Nghị định Số 160 /2004/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông:

Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và ban hành Quy định kết nối trên cơ sở
các nguyên tắc sau:
1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền yêu cầu kết nối mạng viễn thông của
mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa
vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông
của mình với điều kiện công bằng và hợp lý.
2. Việc kết nối các mạng viễn thông phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng
hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng.
3. Bảo đảm cho người sử dụng dịch vụ:
a) Được tự do lựa chọn doanh nghiệp viễn thông một cách thuận lợi dễ dàng;
b) Được liên lạc với bất kỳ người sử dụng nào, không phụ thuộc vào
người sử dụng đó giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông nào;
c) Được cung cấp dịch vụ và thanh toán giá cước một cách thuận tiện, hợp

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 38


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
lý.
4. Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về kết nối:
a) Tuân theo các tiêu chuẩn về kết nối do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban
hành;
b) Bảo đảm sự an toàn và toàn vẹn của mỗi mạng và toàn bộ mạng viễn thông
công cộng.
5. Giá cước kết nối được xây dựng trên cơ sở giá thành, phân tách một cách
hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân
biệt đối xử giữa các loại hình dịch vụ.Trường hợp giá cước kết nối có bao gồm
phần đóng góp cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thì phần đóng góp này
phải được định rõ.
Thoả thuận kết nối mẫu
1. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có trách
nhiệm xây dựng Bản thỏa thuận kết nối mẫu với các điều kiện minh bạch và không
phân biệt đối xử trình Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt.
2. Sau khi được phê duyệt, Bản thỏa thuận kết nối mẫu được công bố công
khai để áp dụng chung đối với tất cảc các doanh nghiệp viễn thông yêu cầu kết nối.
3. Ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trong thoả thuận kết nối mẫu,
các doanh nghiệp tham gia kết nối có thể thoả thuận với nhau về các nội dung khác
trong thoả thuận, nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được
xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân khác.
Điểm kết nối
1. Điểm kết nối là điểm nằm trên tuyến kết nối hai mạng viễn thông với nhau,
phân định trách nhiệm kinh tế, kỹ thuật giữa hai hai doanh nghiệp viễn thông.
2. Vị trí địa lý của điểm kết nối: Nếu không có thoả thuận khác trong thoả
thuận kết nối của các doanh nghiệp tham gia kết nối hoặc yêu cầu khác của Bộ Bưu
chính, Viễn thông, thì vị trí địa lý điểm kết nối được quy định như sau:
a) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc nội hạt là tổng đài nội hạt hoặc
tổng đài tandem nội hạt;
b) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc đường dài trong nước là tổng đài
tandem nội hạt hoặc tổng đài đường dài;
c) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc quốc tế là tổng đài đường dài
hoặc tổng đài quốc tế;
d) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc di động là tổng đài tandem nội
hạt, hoặc tổng đài đường dài, hoặc tổng đài di động.
3. Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng là cổng trung kế của các tổng đài
kết nối.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 39


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
4. Số lượng điểm kết nối do các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối tự
thoả thuận, nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc kết nối quy định tại Điều 27 của
Nghị định này.

Quy định về thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng trên nguyên tắc
quy định về việc triển khai thực hiện kết nối nhằm đảm bảo dung lượng, chất lượng
và thời gian kết nối (sau đây gọi tắt là đảm bảo dung lượng kết nối) và triển khai
thực hiện các Thoả thuận kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng là Mạng viễn
thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế); Mạng viễn thông di động
(nội vùng, toàn quốc), để dễ dàng cho doanh nghiệp, tổ kết nối đã đưa ra một số
khái niệm chi tiết về các thuật ngữ như:

1. Kết nối là việc liên kết vật lý và lô-gíc các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng
dịch vụ của mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia
và ngược lại.
2. Điểm kết nối (POI) là điểm nằm trên tuyến kết nối hai tổng đài kết nối, phân định
ranh giới trách nhiệm về kinh tế và kỹ thuật giữa hai mạng viễn thông của hai doanh
nghiệp.
3. Hướng kết nối: là một tuyến kết nối giữa hai tổng đài tham gia kết nối, bao gồm một
nhóm trung kế được dành riêng theo thoả thuận cung cấp giữa hai doanh nghiệp
tham gia kết nối.
4. Trung kế E1: là trung kế số cơ sở tốc độ 2048 kb/s theo định nghĩa tại khuyến nghị
ITU-T G.701 của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU).
5. Cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt: là mức cước thuê cổng trung kế E1 nội hạt
theo tháng được Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành.
6. Doanh nghiệp cung cấp kết nối là doanh nghiệp được doanh nghiệp khác yêu cầu
cung cấp kết nối.
7. Doanh nghiệp yêu cầu kết nối là doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp khác cung cấp
kết nối.
8. Kết nối nội bộ là kết nối giữa các mạng viễn thông của các đơn vị thành viên trong
cùng một doanh nghiệp viễn thông.
9. Kết nối liên mạng là kết nối giữa các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn
thông.

ĐẢM BẢO DUNG LƯỢNG KẾT NỐI

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 40


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Hàng năm, doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải xây dựng kế hoạch dung lượng kết
nối của mình cho 1 năm tiếp theo và gửi cho doanh nghiệp cung cấp kết nối trước
ngày 31 tháng 1 hàng năm để doanh nghiệp cung cấp kết nối làm cơ sở cho việc lập
kế hoạch đầu tư phục vụ kết nối. Kế hoạch dung lượng kết nối hàng năm phải xác
định rõ: thời gian, dung lượng sử dụng chi tiết đến từng tháng và từng quý đối với
từng hướng kết nối, vị trí kết nối. Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối, Hợp đồng
được hai doanh nghiệp tham gia kết nối đàm phán và ký kết hàng năm theo các qui
định hiện hành của pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng này là cơ sở cho việc triển khai
thực hiện kết nối các mạng viễn thông giữa hai doanh nghiệp. Ngoài các nội dung
theo quy định của pháp luật về hợp đồng, Hợp đồng cung cấp dung lượng kế nối còn
phải bao gồm các nội dung sau: Kế hoạch cung cấp dung lượng kết nối; quy trình kỹ
thuật, nghiệp vụ và cơ chế kinh tế để thực hiện kế hoạch.
Tóm tắt ý kiến của một số doanh nghiệp:
1.Về quan điểm chung: VNPT cho rằng nên hạn chế về nội dung đảm bảo dung
lượng kết nói, cơ chế hợp đồng kinh tế để thực hiện kết nối, Viettel nhất trí việc kinh
tế hoá kết nối.
SPT kiến nghị bổ sung thêm cho mạng VoIP và Internet.
2.Về đăng ký dung lượng dài hạn, VNPT cho rằng cần lập kế hoạch cho 2 năm tiếp
theo, Có quy định về triển khai dung lượng theo hợp đồng; Viettel cho rằng cần có
thêm quy định về thời hạn đáp ứng dung lượng kết nối.
3. về điều chỉnh kế hoạch về dung lượng: VNPT có ý kiến chỉ cho phép điều chỉnh
1 lần trong một năm và phạm vi điều chỉnh nên cụ thể hoá việc điều chỉnh quá 30%.
Viettel cho rằng nên quy định hoá mức bồi thường là 16 triệu VNĐ/E1 nếu điều
chỉnh vượt quá 40%, đối với vấn đề này VNPT cho rằng nên có quy định cụ thể tại
hợp đồng.
4. về điều chỉnh, mở rộng dung lượng kết nối đột xuất (do thấy có khả năng nghẽn):
Viettel cho rằng định kỳ về thời gian đối soát số liệu hai tuần một lần là không phù
hợp và kiến nghị đổ thành 4 tuần một lần, VNPT cho rằng không nên quy định cụ
thể mà để doanh nghiệp tự quyết định, về thời gian đáp ứng thì VNPT cho rằng tăng
thời gian đáp ứng là 15 ngày còn Viettel cho rằng giảm xuống 5 ngày làm việc vì
Nghẽn là tình hình cấp bách. Vihipel cho rằng cần xem xét mốc thời gian cụ thể
hơn. Về bồi thường thiệt hại về mặt kinh tế VNPT cho rằng nên có mức trần là
không quá 2 lần mức thuê cổng trung kế, SPT cho rằng cần có quy định về mức trần
để thuận lợi cho doanh nghiệp khi đàm phán về giải quyết nghẽn.

Trong cơ chế kinh tế về kết nối của các doanh nghiệp thì việc đặt cọc đảm bảo cung
cấp dung lượng kết nối như sau:

a) Doanh nghiệp cung cấp kết nối có thể yêu cầu doanh nghiệp yêu cầu kết nối
đặt cọc theo từng tháng của quý một khoản tiền không quá 1 lần mức cước thuê
tháng trung kế E1 nội hạt đối với mỗi trung kế E1 sẽ sử dụng trong tháng; doanh

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 41


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
nghiệp yêu cầu kết nối phải trả tiền đặt cọc cho doanh nghiệp cung cấp kết nối cho
cả quý trước ngày 15 tháng đầu của quý.
b) Số tiền đặt cọc sẽ được trừ dần vào số tiền cước kết nối phải trả cho doanh
nghiệp cung cấp kết nối sau này. Khi thanh toán cước kết nối hàng tháng, nếu cước
kết nối mà doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải trả cho doanh nghiệp cung cấp kết nối
thấp hơn mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt, doanh nghiệp cung cấp kết nối
có quyền không hoàn trả số tiền đã đặt cọc nêu trên đối với số cổng trung kế E1 kết
nối này.
c) Nếu doanh nghiệp cung cấp kết nối không cung cấp kịp thời dung lượng kết
nối theo tháng thì phải trả cho doanh nghiệp yêu cầu kết nối số tiền đặt cọc và một
khoản tương đương giá trị tiền đặt cọc; ngoài ra còn phải trả số tiền do vi phạm hợp
đồng theo thoả thuận.

ví dụ

Doanh nghiệp A hiện đang kết nối với doanh nghiệp B tính đến 31/12/2006
và 1000 cổng trung kế E1. Quý I/2007 Doanh nghiệp A dự kiến sẽ tăng số cổng kết
nối quý I/2007 là: tháng 1/2007 tăng 100 cổng so với tháng 12/2006, tháng 2/2007
tăng 100 cổng so với tháng 1/2007, tháng 3/2007 tăng 100 cổng so với tháng
2/2007. Cụ thể số tiền đặt cọc cổng trung kế E1 dự kiến sử dụng và số tiền thực tế
phải thanh toán của Doanh nghiệp A quý I/2007 là:

Số cổng Số cổng Số cổng Tổng số Số tiền đặt


trung kế E1 trung kế trung kế E1 cổng trung cọc trả trước
sử dụng E1sử dụng sử dụng kế E1 sử (15/01/2007)
tháng tháng tháng dụng
1/2007 2/2007 3/2007 Quý
I/2007

Doanh 1.100 1.200 1.300 3.600 3.600 x mức


nghiệp A cước thuê
trung kế nội
hạt / tháng

Đặt cọc X1 X2 X3 X=X1+X2+X


của dn A 3

Số tiền Y1 Y2 Y3
thực tế kết
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 42
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

nối dn A
phải trả
cho dn B

Số tiền Y1-X1 Y2-X2 Y3-X3


thực tế (tháng 1) (tháng 2) (tháng 3)
phải thanh
toán của
dn A

Khi thanh toán cước kết nối hàng tháng, đối với các trung kế E1có lưu lượng trong
tháng quá thấp, nếu cước kết nối mà doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải trả cho
doanh nghiệp cung cấp kết nối thấp hơn mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt
(tổng lưu lượng qua trung kế E1 này x cước kết nối < cước thuê tháng E1 nội hạt
tức là Y-X < 0 đối với trung kế E1 này), doanh nghiệp cung cấp kết nối có quyền
không hoàn trả số tiền đặt cọc đối với số cổng trung kế E1 kết nối này và coi như
cước kết nối bằng số tiền đặt cọc (khi Y<X coi như X=Y).

Đảm bảo chất lượng kết nối

Chất lượng kết nối liên mạng phải được đảm bảo tương đương chất lượng kết nối
nội mạng và tuân theo các tiêu chuẩn ngành về chất lượng dịch vụ.
VNPT và Viettel kiến nghị nên có quy định nên có quy định về chất lượng kết nối,
tuy nhiên quan điểm hai bên tương đối khác nhau (Viettel cho rằng tỷ lệ cuộc gọi
thành công thấp hơn 40% thì bàn biện pháp khắc phục còn VNPT cho rằng chất
lượng kết nối cấp được đánh giá trên toàn trình,…)

Tổ Kết nối sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo các bước như sau:

Bước 1: Xác minh tính hợp lệ, các nội dung trong Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh
chấp; trong trường hợp cần thiết, Tổ Kết nối thành lập các đoàn công tác kiểm tra
xác minh thực tế về nội dung tranh chấp; tiến hành đo kiểm tra thực tế để đánh giá,
xác định nguyên nhân nhằm giải quyết tranh chấp việc thực hiện kết nối. Các doanh
nghiệp tham gia kết nối có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp đầy đủ và kịp thời số
liệu, trang thiết bị theo yêu cầu của Tổ Kết nối và cử chuyên gia kỹ thuật tham gia
đoàn kiểm tra nếu được yêu cầu.
Bước 2: Tổ Kết nối tổ chức hiệp thương giữa các bên;
Bước 3: Tổ Kết nối ra thông báo hoặc quyết định giải quyết tranh chấp;
Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 43
Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Bước 4: Các doanh nghiệp có trách nhiệm thi hành các nội dung được yêu cầu thực
hiện trong thông báo và quyết định giải quyết tranh chấp.

Trường hợp doanh nghiệp không nhất trí với nội dung được yêu cầu trong thông báo
và quyết định giải quyết tranh chấp của Tổ Kết nối, doanh nghiệp có thể tiếp tục yêu
cầu giải quyết tranh chấp hoặc kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông
để được xem xét, giải quyết. Trong thời gian tiếp tục yêu cầu và chờ đợi việc giải
quyết tranh chấp tiếp theo, các bên có trách nhiệm chấp hành quyết định giải quyết
tranh chấp của Tổ Kết nối.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 44


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Các tiêu chí xác định nghẽn kết nối và quy trình, tiến độ thực hiện
bổ sung dung lượng kết nối

A. Đối với Tiêu chí xác định nghẽn kết nối:

Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết
nối.
 Chỉ tiêu Ttb < 1: Chưa có nghẽn kết nối.
 Chỉ tiêu Ttb ≥ 1: Hướng kết nối này đã bị nghẽn.
 Chỉ tiêu Ttb ≥ 0.9: Mức ngưỡng cần tăng dung lượng kết nối.
Giờ cao điểm là khoảng thời gian một giờ theo thống kê mà trong giờ đó lưu
lượng cuộc gọi được xác định là lớn nhất trong ngày.
Lưu lượng giờ cao điểm trung bình là giá trị trung bình của lưu lượng trong giờ
cao điểm được tính theo giá trị Erlang trong nhiều ngày.
Lưu lượng cho phép là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang tương ứng với
giá trị số kênh kết nối và cấp độ dịch vụ tính theo công thức Erlang B (GoS =
1%).

B. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá các số liệu thống kê lưu lượng, có thể căn cứ vào dung lượng, lưu
lượng thực tế ghi tại tổng đài hoặc trung tâm quản lý khai thác OMC hoặc lưu trữ;
và dùng thiết bị đo báo hiệu để giám sát cuộc gọi.

C. Quy trình, chỉ tiêu

Xác định lưu lượng giờ cao điểm trung bình của 1 hướng/2 tuần liên tiếp (trừ thứ 7,
CN và các ngày lễ của năm).
Công thức xác định tỷ lệ:
Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép)
 Chỉ tiêu 0.8 ≤ Ttb < 0.9, hai doanh nghiệp tham gia kết nối thông báo cho
nhau chuẩn bị bổ sung kênh luồng cho hướng tương ứng.
 Chỉ tiêu Ttb ≥ 0.9, từ lưu lượng thực tế của hướng kết nối có lưu lượng giờ
cao điểm/ngày cao nhất trong hai tuần tiếp theo (trừ những ngày có sự

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 45


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
kiện đặc biệt, lưu lượng tăng đột biến), tính toán theo công thức Erlang B
(hoặc tra bảng GoS = 1%) để tìm ra số kênh tương ứng, từ đó xác định số
luồng E1 tương ứng. Từ số E1 tính được so với số E1 thực tế để tính ra số
E1 cần bổ sung.
Theo đó: Lưu lượng thực tế là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang chuyển
qua điểm kết nối theo từng hướng kết nối và cấp dịch vụ (GoS) là xác suất tính theo
tỷ lệ cuộc gọi sẽ bị nghẽn tại hệ thống tại giờ cao điểm.

Tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối

Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết
nối.
 Chỉ tiêu Ttb≥0.6: sử dụng hiệu quả.
 Chỉ tiêu Ttb<0.6: sử dụng không hiệu quả.
Trong đó:
• Giờ cao điểm là khoảng thời gian một giờ theo thống kê mà trong giờ đó lưu
lượng cuộc gọi được xác định là lớn nhất trong ngày.
• Lưu lượng giờ cao điểm trung bình là giá trị trung bình của lưu lượng trong giờ
cao điểm được tính theo giá trị Erlang trong nhiều ngày.
• Lưu lượng cho phép là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang tương ứng với
giá trị số kênh kết nối và cấp độ dịch vụ tính theo công thức Erlang B (GoS =
1%).

Phương pháp đánh giá


a) Căn cứ vào dung lượng, lưu lượng thực tế ghi tại tổng đài hoặc trung tâm
quản lý khai thác OMC hoặc lưu trữ;
b) Thực tế phát triển mạng lưới và dung lượng, lưu lượng kết nối nội bộ;
c) Dùng thiết bị đo báo hiệu để giám sát cuộc gọi.

Quy trình, chỉ tiêu


1) Quan trắc lưu lượng 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, từ đó xác định được lưu lượng
giờ cao điểm trong ngày theo từng hướng kết nối.
2) Xác định lưu lượng giờ cao điểm trung bình của 1 hướng/4 tuần liên tiếp (trừ
thứ 7, CN và các ngày lễ của năm). Công thức xác định tỷ lệ:
Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết
nối.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 46


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
a) Chỉ tiêu Ttb≥0.6, không giảm dung lượng kết nối trong hướng đó.
b) Chỉ tiêu Ttb<0.6 và hướng đó có nhiều hơn 1 luồng E1 thì tính toán để xác
định số cổng trung kế E1 dư thừa có thể lấy ra để bổ sung dung lượng kết nối cho
hướng khác theo nguyên tắc đảm bảo sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối.
c) Để xác định số E1 dư thừa mà bên yêu cầu kết nối phải trả cước thuê cổng bổ
sung: từ lưu lượng giờ cao điểm trung bình, sau khi chia cho hệ số 0.6 và tính toán
theo công thức Erlang B (hoặc tra bảng GoS = 1%) để tìm ra số kênh tương ứng, từ
đó xác định số luồng E1 tương ứng. Từ số E1 tính được so với số E1 thực tế để tính
ra số E1 dư thừa.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 47


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Mẫu biểu báo cáo đột xuất theo các hướng kết nối
( hoặc tại một điểm kết nối cụ thể)

Tên doanh nghiệp


Báo cáo đột xuất theo các hướng kết nối (hoặc điểm kết nối)
Thống kế lưu lượng theo các hướng (hoặc tại một điểm kết nối)

Erl Tỷ lệ
Số E1
Số E1 Số cho Erl
Nghẽn cần
kênh phép Erl thực Số E1
Chiều Giờ hướng hiện
Hướng Ngày hiện thực tế tế/Erl cần có tăng/
bận OG tại (GoS=
(OG/IC) tại cho
1%) (E) (G) giảm
(A) (B) phép
©
(D) (H)
(F)

Ghi chú:
1. Báo cáo được thực hiện chi tiết theo từng ngày ít nhất trong 2 tuần liên tiếp
và cần mở rộng dung lượng kết nối.
2. Trong trường hợp nghẽn kết nối và tổng đài kết nối không còn cổng trung kế,
doanh nghiệp cung cấp kết nối có trách nhiệm thực hiện báo cáo tất cả các hướng
của điểm kết nối (cả nội bộ lẫn liên mạng) có liên quan đến hướng nghẽn nói trên.
Phương pháp tính tổng dung lượng kết nối liên mạng

Một số quy ước trong phương pháp tính

Cấp dịch vụ GoS = 1%;


Lưu lượng trung bình của một thuê bao là Etb;
Tổng số thuê bao của doanh nghiệp ước tính trong năm là TSTB, trong đó:
TSTB(A) là tổng số thuê bao của doanh nghiệp yêu cầu kết nối

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 48


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
TSTB(B) là tổng số thuê bao của doanh nghiệp cung cấp kết nối
TSTB(Σ ) là tổng số TSTB(A) + TSTB(B)
Tổng dung lượng thuê bao mạng A gọi thuê bao mạng B là TDLAB
Tổng dung lượng thuê bao mạng B gọi thuê bao mạng A là TDLBA
Tổng dung lượng giữa 2 mạng A-B được quy ước là TDL.
Số kênh tra theo bảng ErlangB từ TDL và GoS = 1% là TDLtrabang
Số trung kế cần là TTK (số luồng E1), được tính bằng số kênh thoại tra bảng Erlang
ở trên (TDL)/30
Phương pháp tính tổng dung lượng trung kế kết nối sang mạng khác
Công thức
TDLAB = TSTB(A) x Etb x (TSTB(B)/( TSTB(Σ ))
TDLBA = TSTB(B) x Etb x (TSTB(A)/( TSTB(Σ ))
TDL = TDLAB = TDLBA = Etb x (TSTB(B) x TSTB(A)/( TSTB(Σ ))
Tra bảng từ TDL và GoS = 1% ra số TDLtrabang
TTK = TDLtrabang /30

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 49


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
─────────── Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
────────────────────
Số: 12/2006/QĐ-BBCVT Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định
về thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

- Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
- Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu
chính, Viễn thông;
- Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn
thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên
trách về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thực hiện kết nối giữa các
mạng viễn thông công cộng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Tổ trưởng Tổ công tác
chuyên trách về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng, Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ và Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đỗ Trung Tá

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 50


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
─────────── Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
────────────────────

QUY ĐỊNH
VỀ THỰC HIỆN KẾT NỐI GIỮA CÁC MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG
(Ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 4 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng


1. Bản Quy định này quy định về việc triển khai thực hiện kết nối nhằm đảm
bảo dung lượng, chất lượng và thời gian kết nối (sau đây gọi tắt là đảm bảo dung
lượng kết nối).
2. Quy định này được áp dụng cho việc triển khai thực hiện các Thoả thuận
kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng sau đây:
a) Mạng viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế);
b) Mạng viễn thông di động (nội vùng, toàn quốc).
3. Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp viễn thông.

Điều 2. Giải thích các từ ngữ


Các thuật ngữ dùng trong bản Quy định này được hiểu như sau:
1. Kết nối là việc liên kết vật lý và lô-gíc các mạng viễn thông, qua đó người
sử dụng dịch vụ của mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của
mạng kia và ngược lại.
2. Điểm kết nối (POI) là điểm nằm trên tuyến kết nối hai tổng đài kết nối,
phân định ranh giới trách nhiệm về kinh tế và kỹ thuật giữa hai mạng viễn thông của
hai doanh nghiệp.
3. Hướng kết nối: là một tuyến kết nối giữa hai tổng đài tham gia kết nối, bao
gồm một nhóm trung kế được dành riêng theo thoả thuận cung cấp giữa hai doanh
nghiệp tham gia kết nối.
4. Trung kế E1: là trung kế số cơ sở tốc độ 2048 kb/s theo định nghĩa tại
khuyến nghị ITU-T G.701 của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU).
5. Cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt: là mức cước thuê cổng trung kế E1
nội hạt theo tháng được Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 51


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
6. Doanh nghiệp cung cấp kết nối là doanh nghiệp được doanh nghiệp khác
yêu cầu cung cấp kết nối.
7. Doanh nghiệp yêu cầu kết nối là doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp khác
cung cấp kết nối.
8. Kết nối nội bộ là kết nối giữa các mạng viễn thông của các đơn vị thành
viên trong cùng một doanh nghiệp viễn thông.
9. Kết nối liên mạng là kết nối giữa các mạng viễn thông của các doanh
nghiệp viễn thông.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện kết nối mạng


1. Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm quy hoạch và xây dựng mạng
viễn thông có dự phòng đảm bảo đáp ứng đủ dung lượng kết nối các mạng viễn
thông công cộng theo quy hoạch chung về phát triển mạng lưới, dịch vụ viễn thông
và Thoả thuận kết nối đã được ký kết giữa các doanh nghiệp.
2. Trên cơ sở Thoả thuận kết nối đã được ký kết giữa các doanh nghiệp viễn
thông, sau khi đăng ký với Bộ Bưu chính, Viễn thông theo quy định, hàng năm các
doanh nghiệp tiến hành đàm phán và ký kết với nhau Hợp đồng cung cấp dung
lượng kết nối mạng viễn thông công cộng (sau đây gọi tắt là Hợp đồng cung cấp
dung lượng kết nối) để triển khai việc thực hiện kết nối mạng, dịch vụ viễn thông
cho năm tiếp theo.
3. Khi tổ chức triển khai thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông công
cộng, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm đảm bảo dung lượng kết nối theo
kế hoạch đã thỏa thuận trong Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối và đảm bảo
không phân biệt đối xử giữa kết nối nội bộ của doanh nghiệp và kết nối liên mạng
với doanh nghiệp khác.
4. Việc báo cáo, xem xét, giải quyết tranh chấp việc thực hiện kết nối giữa
các doanh nghiệp tham gia kết nối được thực hiện theo các quy định tại bản Quy
định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

CHƯƠNG II
ĐẢM BẢO DUNG LƯỢNG KẾT NỐI

Điều 4. Kế hoạch dung lượng kết nối


Hàng năm, doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải xây dựng kế hoạch dung lượng
kết nối của mình cho 1 năm tiếp theo và gửi cho doanh nghiệp cung cấp kết nối
trước ngày 31 tháng 1 hàng năm để doanh nghiệp cung cấp kết nối làm cơ sở cho
việc lập kế hoạch đầu tư phục vụ kết nối. Kế hoạch dung lượng kết nối hàng năm
phải xác định rõ: thời gian, dung lượng sử dụng chi tiết đến từng tháng và từng quý

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 52


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
đối với từng hướng kết nối, vị trí kết nối. Phương pháp tính tổng dung lượng kết nối
được xác định theo Phụ lục 5.

Điều 5. Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối


1. Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối là Hợp đồng được hai doanh
nghiệp tham gia kết nối đàm phán và ký kết hàng năm theo các qui định hiện hành
của pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng này là cơ sở cho việc triển khai thực hiện kết
nối các mạng viễn thông giữa hai doanh nghiệp. Ngoài các nội dung theo quy định
của pháp luật về hợp đồng, Hợp đồng cung cấp dung lượng kế nối còn phải bao gồm
các nội dung sau: Kế hoạch cung cấp dung lượng kết nối; quy trình kỹ thuật, nghiệp
vụ và cơ chế kinh tế để thực hiện kế hoạch.
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối
a) Việc đảm bảo dung lượng kết nối do các doanh nghiệp tham gia kết nối tự
thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc thực hiện kết nối mạng được quy định
tại Điều 3 của Quy định này.
b) Trong trường hợp các doanh nghiệp không tự thỏa thuận được thì áp dụng
các điều khoản tại Chương II của Quy định này để ký kết các Hợp đồng cung cấp
dung lượng kết nối.
3. Trên cơ sở kế hoạch dung lượng kết nối đã được thỏa thuận, các doanh
nghiệp tiến hành ký Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối, đồng thời báo cáo Bộ
Bưu chính, Viễn thông để theo dõi, giám sát việc thực hiện kết nối của các doanh
nghiệp. Việc ký các Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối phải được thực hiện
trước ngày 31 tháng 5 hàng năm.
4. Việc điều chỉnh dung lượng kết nối theo kế hoạch trong Hợp đồng cung
cấp dung lượng kết nối được thực hiện một lần trước ngày 31 tháng 11 hàng năm
cho kế hoạch của năm tiếp theo. Việc điều chỉnh này được xem như là phụ lục của
Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối. Mức điều chỉnh dung lượng kết nối được
phép trong phạm vi 30% so với kế hoạch trong Hợp đồng cung cấp dung lượng kết
nối đã ký. Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu kết nối điều chỉnh dung lượng
vượt quá 30% so với kế hoạch trong Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối đối với
mỗi điểm kết nối, doanh nghiệp cung cấp kết nối có quyền yêu cầu doanh nghiệp
yêu cầu kết nối trả chi phí bổ sung cho việc điều chỉnh với mức chi phí tối đa không
vượt quá 1 lần mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt đối với mỗi trung kế E1
điều chỉnh ngoài 30% kế hoạch.

Điều 6. Đảm bảo dung lượng kết nối theo kế hoạch trong hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện kết nối, nếu doanh nghiệp yêu cầu kết nối đề
nghị mở rộng dung lượng kết nối theo đúng kế hoạch dung lượng kết nối của tháng
tính theo mỗi điểm kết nối trong hợp đồng, thì doanh nghiệp cung cấp kết nối có
trách nhiệm cung cấp ngay dung lượng kết nối.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 53


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
2. Đặt cọc đảm bảo cung cấp dung lượng kết nối:
a) Doanh nghiệp cung cấp kết nối có thể yêu cầu doanh nghiệp yêu cầu kết
nối đặt cọc theo từng tháng của quý một khoản tiền không quá 1 lần mức cước thuê
tháng trung kế E1 nội hạt đối với mỗi trung kế E1 sẽ sử dụng trong tháng; doanh
nghiệp yêu cầu kết nối phải trả tiền đặt cọc cho doanh nghiệp cung cấp kết nối cho
cả quý trước ngày 15 tháng đầu của quý.
b) Số tiền đặt cọc sẽ được trừ dần vào số tiền cước kết nối phải trả cho doanh
nghiệp cung cấp kết nối sau này. Khi thanh toán cước kết nối hàng tháng, nếu cước
kết nối mà doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải trả cho doanh nghiệp cung cấp kết nối
thấp hơn mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt, doanh nghiệp cung cấp kết nối
có quyền không hoàn trả số tiền đã đặt cọc nêu trên đối với số cổng trung kế E1 kết
nối này.
c) Nếu doanh nghiệp cung cấp kết nối không cung cấp kịp thời dung lượng
kết nối theo tháng thì phải trả cho doanh nghiệp yêu cầu kết nối số tiền đặt cọc và
một khoản tương đương giá trị tiền đặt cọc; ngoài ra còn phải trả số tiền do vi phạm
hợp đồng theo thoả thuận.
3. Phạt vi phạm hợp đồng:
Trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp kết nối không cung cấp kịp thời
dung lượng kết nối theo tháng trong hợp đồng, thì doanh nghiệp yêu cầu kết nối có
quyền phạt do vi phạm hợp đồng đối với doanh nghiệp cung cấp kết nối với mức tối
đa không vượt quá 1 lần mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt đối với mỗi trung
kế E1 không đáp ứng kịp thời.
4. Trong quá trình thực hiện đảm bảo dung lượng kết nối theo hợp đồng, căn
cứ Phụ lục 2, nếu xét thấy trung kế kết nối được sử dụng không hiệu quả, doanh
nghiệp cung cấp kết nối có quyền yêu cầu doanh nghiệp yêu cầu kết nối thu hồi lại
số lượng trung kế E1 dư thừa để đảm bảo sử dụng hiệu quả trung kế kết nối. Việc
thu hồi số trung kế dư thừa chỉ được thực hiện sau khi có sự thống nhất của hai bên.
Doanh nghiệp yêu cầu kết nối có quyền tiếp tục sử dụng số lượng trung kế dư thừa
nhưng phải trả thêm hàng tháng cho doanh nghiệp cung cấp kết nối ngoài cước kết
nối một khoản tiền tối đa không vượt quá mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt
đối với mỗi trung kế dư thừa.

Điều 7. Mở rộng dung lượng kết nối nằm ngoài kế hoạch trong hợp đồng
1. Trong trường hợp cần bổ sung dung lượng kết nối đột xuất để chống nghẽn
không nằm trong kế hoạch dung lượng kết nối của tháng tính theo mỗi điểm kết nối,
nếu tổng đài kết nối còn khả năng cung cấp dung lượng kết nối, doanh nghiệp cung
cấp kết nối có trách nhiệm mở rộng ngay dung lượng kết nối trong thời gian tối đa
10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu theo các điều khoản của Hợp
đồng cung cấp dung lượng kết nối đã ký kết và được quyền tính thêm chi phí bổ
sung với mức tối đa không vượt quá 2 lần mức cước thuê tháng trung kế E1 nội hạt
đối với mỗi trung kế E1 kết nối bổ sung ngoài kế hoạch tháng.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 54


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
2. Trong trường hợp có nghẽn kết nối và hai doanh nghiệp không tự thỏa
thuận được các vấn đề liên quan đến việc thực hiện mở rộng dung lượng kết nối nằm
ngoài kế hoạch của tháng tính theo điểm kết nối theo đề nghị của doanh nghiệp yêu
cầu kết nối, thì trình tự thủ tục, tiến độ thời gian để giải quyết như sau:
a) Doanh nghiệp yêu cầu kết nối có văn bản gửi Tổ công tác chuyên trách về
kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng (sau đây gọi tắt là Tổ Kết nối) và
đồng thời gửi cho doanh nghiệp cung cấp kết nối. Văn bản yêu cầu bao gồm các
thông tin sau:
i) Số liệu chứng minh nghẽn, sở cứ đối với dung lượng cần mở rộng thêm;
ii) Đề xuất ngày bắt đầu mở rộng dung lượng;
iii) Các yêu cầu khác liên quan đến mở rộng dung lượng đột xuất.
b) Tổ Kết nối sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp kết nối báo cáo bằng văn
bản khả năng đáp ứng của mình đối với việc bổ sung dung lượng kết nối đột xuất
theo yêu cầu của doanh nghiệp yêu cầu kết nối trong thời hạn không quá 5 ngày làm
việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Tổ Kết nối. Văn bản trả lời bao gồm
các thông tin sau:
i) Dung lượng có thể đáp ứng được trên từng hướng;
ii) Dự kiến ngày bắt đầu mở rộng dung lượng;
iii) Các yêu cầu khác liên quan đến việc mở rộng dung lượng đột xuất.
c) Trên cơ sở báo cáo của hai doanh nghiệp, Tổ Kết nối sẽ xem xét đánh giá
nghẽn kết nối theo tiêu chí qui định tại Phụ lục 1, năng lực của tổng đài kết nối theo
tiêu chí quy định tại Phụ lục 2. Trong trường hợp nếu có nghẽn kết nối và tổng đài
còn đủ năng lực để cung cấp dung lượng kết nối thì Tổ Kết nối sẽ quyết định việc bố
trí lại số cổng trung kế E1 dư thừa có thể lấy ra để bổ sung dung lượng kết nối cho
hướng khác theo nguyên tắc đảm bảo sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối.

Điều 8. Đảm bảo chất lượng kết nối


1. Chất lượng kết nối liên mạng phải được đảm bảo tương đương chất lượng
kết nối nội mạng và tuân theo các tiêu chuẩn ngành về chất lượng dịch vụ.
2. Khi thực hiện đảm bảo dung lượng kết nối, các doanh nghiệp có trách
nhiệm thoả thuận về đảm bảo dung lượng và chất lượng báo hiệu để truyền tải lưu
lượng các dịch vụ viễn thông qua điểm kết nối.

CHƯƠNG III
BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN KẾT NỐI

Điều 9. Báo cáo việc thực hiện kết nối

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 55


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
1. Định kỳ hàng quý, hàng năm, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo
cáo Tổ Kết nối tình hình thực hiện các Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối theo
mẫu biểu báo cáo được quy định tại Phụ lục 3.
2. Khi xẩy ra nghẽn kết nối, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo
Tổ Kết nối về tình hình kết nối trên hướng kết nối bị nghẽn theo mẫu báo cáo quy
định tại Phụ lục 4.
3. Theo yêu cầu của Tổ Kết nối, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo
cáo Tổ Kết nối về tình hình kết nối tại hướng kết nối bị nghẽn hoặc tại điểm kết nối
có liên quan cùng với các số liệu khác ghi được tại các tổng đài kết nối nhằm xác
định có thể xảy ra nghẽn kết nối. Mẫu báo cáo đột xuất khi có thể xảy ra nghẽn kết
nối giữa các điểm kết nối trực tiếp được quy định tại Phụ lục 4.
4. Doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời
của nội dung và số liệu báo cáo. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp viễn
thông có trách nhiệm chứng minh tính chính xác của số liệu báo cáo khi có yêu cầu
của Tổ Kết nối; cử chuyên gia kỹ thuật phối hợp và cung cấp các trang thiết bị cần
thiết để Tổ Kết nối thẩm tra các số liệu báo cáo của doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỰC HIỆN KẾT NỐI

Điều 10. Nội dung tranh chấp thực hiện kết nối
1) Tranh chấp về đăng ký kế hoạch dung lượng kết nối;
2) Tranh chấp về ký kết Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối;
3) Tranh chấp về điều chỉnh kế hoạch dung lượng kết nối;
4) Tranh chấp về thực hiện mở rộng dung lượng kết nối;
5) Các tranh chấp khác khi thực hiện kết nối.

Điều 11. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp


1. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp gửi Tổ Kết nối bao gồm:
a) Công văn đề nghị giải quyết tranh chấp;
b) Các chứng cứ, tài liệu về kinh tế, kỹ thuật liên quan kèm theo;
c) Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).

2. Địa chỉ nhận Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp:


Tổ công tác chuyên trách về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng,
Bộ Bưu chính, Viễn thông, 18 Nguyễn Du, Hà Nội.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 56


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Điện thoại: +84.4.943.6608
Fax: +84.4.943.660.7

3. Quy trình giải quyết tranh chấp về thực hiện kết nối:
a) Tổ Kết nối quyết định tiến hành giải quyết tranh chấp hoặc từ chối giải
quyết tranh chấp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ khiếu
nại hợp lệ hoặc văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp.
b) Trường hợp nội dung Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp không thuộc
thẩm quyền của Tổ Kết nối, Tổ Kết nối có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp bằng
văn bản, trong đó nêu rõ lý do và các hướng dẫn (nếu có) cho doanh nghiệp.
c) Trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp, Tổ Kết nối sẽ tiến hành giải
quyết tranh chấp theo các bước như sau:
Bước 1: Xác minh tính hợp lệ, các nội dung trong Hồ sơ đề nghị giải quyết
tranh chấp; trong trường hợp cần thiết, Tổ Kết nối thành lập các đoàn công tác kiểm
tra xác minh thực tế về nội dung tranh chấp; tiến hành đo kiểm tra thực tế để đánh
giá, xác định nguyên nhân nhằm giải quyết tranh chấp việc thực hiện kết nối. Các
doanh nghiệp tham gia kết nối có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp đầy đủ và kịp
thời số liệu, trang thiết bị theo yêu cầu của Tổ Kết nối và cử chuyên gia kỹ thuật
tham gia đoàn kiểm tra nếu được yêu cầu.
Bước 2: Tổ Kết nối tổ chức hiệp thương giữa các bên;
Bước 3: Tổ Kết nối ra thông báo hoặc quyết định giải quyết tranh chấp;
Bước 4: Các doanh nghiệp có trách nhiệm thi hành các nội dung được yêu
cầu thực hiện trong thông báo và quyết định giải quyết tranh chấp.

4. Trường hợp doanh nghiệp không nhất trí với nội dung được yêu cầu trong
thông báo và quyết định giải quyết tranh chấp của Tổ Kết nối, doanh nghiệp có thể
tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Bưu chính,
Viễn thông để được xem xét, giải quyết. Trong thời gian tiếp tục yêu cầu và chờ đợi
việc giải quyết tranh chấp tiếp theo, các bên có trách nhiệm chấp hành quyết định
giải quyết tranh chấp của Tổ Kết nối.

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện


1. Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 57


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề nghị
phản ánh kịp thời về Bộ Bưu chính, Viễn thông (Tổ Kết nối) để được xem xét,
hướng dẫn và giải quyết.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đỗ Trung Tá

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 58


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Phụ lục 1
Tiêu chí xác định nghẽn kết nối và quy trình, tiến độ thực hiện
bổ sung dung lượng kết nối
(Ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 4 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

A. Tiêu chí xác định nghẽn kết nối


Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết
nối.
a) Chỉ tiêu Ttb < 1: Chưa có nghẽn kết nối.
b) Chỉ tiêu Ttb ≥ 1: Hướng kết nối này đã bị nghẽn.
c) Chỉ tiêu Ttb ≥ 0.9: Mức ngưỡng cần tăng dung lượng kết nối.
Trong đó:
- Giờ cao điểm là khoảng thời gian một giờ theo thống kê mà trong giờ đó lưu lượng
cuộc gọi được xác định là lớn nhất trong ngày.
- Lưu lượng giờ cao điểm trung bình là giá trị trung bình của lưu lượng trong giờ
cao điểm được tính theo giá trị Erlang trong nhiều ngày.
- Lưu lượng cho phép là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang tương ứng với
giá trị số kênh kết nối và cấp độ dịch vụ tính theo công thức Erlang B (GoS = 1%).

B. Phương pháp đánh giá


a) Căn cứ vào dung lượng, lưu lượng thực tế ghi tại tổng đài hoặc trung tâm quản lý
khai thác OMC hoặc lưu trữ;
b) Dùng thiết bị đo báo hiệu để giám sát cuộc gọi.

C. Quy trình, chỉ tiêu


1) Quan trắc lưu lượng 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, từ đó xác định được lưu lượng giờ
cao điểm trong ngày theo từng hướng kết nối.
2) Xác định lưu lượng giờ cao điểm trung bình của 1 hướng/2 tuần liên tiếp (trừ thứ
7, CN và các ngày lễ của năm). Công thức xác định tỷ lệ:
Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép)
a) Chỉ tiêu 0.8 ≤ Ttb < 0.9, hai doanh nghiệp tham gia kết nối thông báo cho nhau
chuẩn bị bổ sung kênh luồng cho hướng tương ứng.
b) Chỉ tiêu Ttb ≥ 0.9, từ lưu lượng thực tế của hướng kết nối có lưu lượng giờ cao
điểm/ngày cao nhất trong hai tuần tiếp theo (trừ những ngày có sự kiện đặc biệt, lưu
lượng tăng đột biến), tính toán theo công thức Erlang B (hoặc tra bảng GoS = 1%)
để tìm ra số kênh tương ứng, từ đó xác định số luồng E1 tương ứng. Từ số E1 tính
được so với số E1 thực tế để tính ra số E1 cần bổ sung.
Trong đó:
- Lưu lượng thực tế là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang chuyển qua điểm
kết nối theo từng hướng kết nối.
- Cấp dịch vụ (GoS) là xác suất tính theo tỷ lệ cuộc gọi sẽ bị nghẽn tại hệ thống tại
giờ cao điểm.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 59


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Phụ lục 2
Tiêu chí xác định mức độ sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối và quy trình
xác định năng lực dư thừa của tổng đài kết nối, tiến độ bổ sung cổng kết nối dư
thừa chống nghẽn kết nối
(Ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 4 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

A. Tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối
Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết
nối.
a) Chỉ tiêu Ttb≥0.6: sử dụng hiệu quả.
b) Chỉ tiêu Ttb<0.6: sử dụng không hiệu quả.
Trong đó:
- Giờ cao điểm là khoảng thời gian một giờ theo thống kê mà trong giờ đó lưu lượng
cuộc gọi được xác định là lớn nhất trong ngày.
- Lưu lượng giờ cao điểm trung bình là giá trị trung bình của lưu lượng trong giờ
cao điểm được tính theo giá trị Erlang trong nhiều ngày.
- Lưu lượng cho phép là lưu lượng cuộc gọi tính theo giá trị Erlang tương ứng với
giá trị số kênh kết nối và cấp độ dịch vụ tính theo công thức Erlang B (GoS = 1%).

B. Phương pháp đánh giá


a) Căn cứ vào dung lượng, lưu lượng thực tế ghi tại tổng đài hoặc trung tâm quản lý
khai thác OMC hoặc lưu trữ;
b) Thực tế phát triển mạng lưới và dung lượng, lưu lượng kết nối nội bộ;
c) Dùng thiết bị đo báo hiệu để giám sát cuộc gọi.

C. Quy trình, chỉ tiêu


1) Quan trắc lưu lượng 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, từ đó xác định được lưu lượng giờ
cao điểm trong ngày theo từng hướng kết nối.
2) Xác định lưu lượng giờ cao điểm trung bình của 1 hướng/4 tuần liên tiếp (trừ thứ
7, CN và các ngày lễ của năm). Công thức xác định tỷ lệ:
Ttb = (lưu lượng giờ cao điểm trung bình)/(lưu lượng cho phép) theo 1 hướng kết
nối.
a) Chỉ tiêu Ttb≥0.6, không giảm dung lượng kết nối trong hướng đó.
b) Chỉ tiêu Ttb<0.6 và hướng đó có nhiều hơn 1 luồng E1 thì tính toán để xác định số
cổng trung kế E1 dư thừa có thể lấy ra để bổ sung dung lượng kết nối cho hướng
khác theo nguyên tắc đảm bảo sử dụng hiệu quả tuyến trung kế kết nối.
c) Để xác định số E1 dư thừa mà bên yêu cầu kết nối phải trả cước thuê cổng bổ
sung: từ lưu lượng giờ cao điểm trung bình, sau khi chia cho hệ số 0.6 và tính toán
theo công thức Erlang B (hoặc tra bảng GoS = 1%) để tìm ra số kênh tương ứng, từ
đó xác định số luồng E1 tương ứng. Từ số E1 tính được so với số E1 thực tế để tính
ra số E1 dư thừa.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 60


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Phụ lục 3
Mẫu biểu báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm
Về tình hình thực hiện các Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối với các
doanh nghiệp khác
(Ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 4 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

A. Mẫu biểu báo cáo

Tên doanh nghiệp

Báo cáo tình hình thực hiện các Hợp đồng


về cung cấp dung lượng kết nối với các doanh nghiệp viễn thông khác

1. Tổng hợp về các Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối

Tổng số Hợp đồng cho năm hiện tại và năm tiếp theo: .................

Với Tình hình ký hợp


Mã số hợp Hợp đồng Tổng số đồng Ghi
Stt doanh
đồng cho năm E1 chú
nghiệp Đã ký Chưa ký

...

Ghi chú: Trong trường hợp các bên thực hiện ký các Hợp đồng cung cấp dung lượng
kết nối được phân chia thành nhiều hợp đồng tương ứng với các Thoả thuận kết nối
đã ký thì có thể ghi vào cột ghi chú hoặc bổ sung thêm 01 cột để ghi thông tin này.

2. Tình hình thực hiện các Hợp đồng đã ký

Mã số Với Số luồng E1 Số luồng E1 điều chỉnh


Stt Thực Ghi chú
HĐ d.nghiệp Kế hoạch Tăng Giảm Lý do
hiện
1

....
.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 61


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Ghi chú: Số liệu các cột trong bảng này được ghi tương ứng với theo loại báo cáo
quý, báo cáo năm.

3. Các kiến nghị, đề xuất.

B. Thời gian báo cáo

- Đối với báo cáo quý, gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo.
- Đối với báo cáo năm, gửi vào trước ngày 15 tháng 1 của năm tiếp theo.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 62


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Phụ lục 4
Mẫu biểu báo cáo đột xuất theo các hướng kết nối hoặc tại một điểm kết nối cụ
thể
(Ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 4 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

A) Mẫu biểu báo cáo

Tên doanh nghiệp

Báo cáo đột xuất theo các hướng kết nối (hoặc điểm kết nối)

Thống kế lưu lượng theo các hướng (hoặc tại một điểm kết nối)

Erl Tỷ lệ
Nghẽ Số Số cho Erl Số Số E1
Erl
Chiều n E1 kênh phép thực E1 cần
T Hướ Giờ Ngà thực
(OG/I hướn hiện hiện (GoS tế/Erl cần tăng/
T ng bận y tế
C) g OG tại tại = cho có giảm
(E)
(A) (B) (C) 1%) phép (G) (H)
(D) (F)
1

..

Ghi chú:
1. Báo cáo được thực hiện chi tiết theo từng ngày ít nhất trong 2 tuần liên tiếp và cần
mở rộng dung lượng kết nối.

2. Trong trường hợp nghẽn kết nối và tổng đài kết nối không còn cổng trung kế,
doanh nghiệp cung cấp kết nối có trách nhiệm thực hiện báo cáo tất cả các hướng
của điểm kết nối (cả nội bộ lẫn liên mạng) có liên quan đến hướng nghẽn nói trên.

B) Các nội dung khác

1. Đề xuất (hoặc dự kiến) ngày bắt đầu mở rộng dung lượng.

2. Các yêu cầu khác liên quan đến mở rộng dung lượng đột xuất.

3. Các kiến nghị, đề xuất.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 63


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông
Phụ lục 5
Phương pháp tính tổng dung lượng kết nối liên mạng
(Ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 4 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

1. Một số quy ước trong phương pháp tính


- Cấp dịch vụ GoS = 1%;
- Lưu lượng trung bình của một thuê bao là Etb;
- Tổng số thuê bao của doanh nghiệp ước tính trong năm là TSTB, trong đó:
o TSTB(A) là tổng số thuê bao của doanh nghiệp yêu cầu kết nối
o TSTB(B) là tổng số thuê bao của doanh nghiệp cung cấp kết nối
o TSTB(Σ ) là tổng số TSTB(A) + TSTB(B)
- Tổng dung lượng thuê bao mạng A gọi thuê bao mạng B là TDLAB
- Tổng dung lượng thuê bao mạng B gọi thuê bao mạng A là TDLBA
- Tổng dung lượng giữa 2 mạng A-B được quy ước là TDL.
- Số kênh tra theo bảng ErlangB từ TDL và GoS = 1% là TDLtrabang
- Số trung kế cần là TTK (số luồng E1), được tính bằng số kênh thoại tra bảng
Erlang ở trên (TDL)/30

2. Phương pháp tính tổng dung lượng trung kế kết nối sang mạng khác
- Công thức
o TDLAB = TSTB(A) x Etb x (TSTB(B)/( TSTB(Σ ))
o TDLBA = TSTB(B) x Etb x (TSTB(A)/( TSTB(Σ ))
o TDL = TDLAB = TDLBA = Etb x (TSTB(B) x TSTB(A)/( TSTB(Σ ))
o Tra bảng từ TDL và GoS = 1% ra số TDLtrabang
o TTK = TDLtrabang /30

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 64


Vụ viễn thông - Bộ Bưu chính, viễn thông

Tài liệu tham khảo

− Quyết định số 547/1998/QĐ-TCBĐ ngày 03/09/1998 của Tổng cục bưu điện
về việc ban hành quy định tạm thời cước kết nối các mạng viễn thông công
cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.
− Nghị định 160 /2004/NĐ – CP ngày 03/09/2004 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông
về viễn thông.
− Tài liệu về kết nối của France Telecom;
− Tài liệu về kết nối của NTT East;
− Tài liệu về kết nối của Optel;
− Trang tham chiếu về kết nối của ITU.
− http://www.itu.int/newsarchive/press/WTPF98/WTORefpaper.html#Intercon
nection
− Tài liệu về kết nối của ITU.

Đề tài khoa học mã số: 46-06- KHKT-RD 65

You might also like