You are on page 1of 35

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

---------------------------------------

QUÁCH THANH TÂM

NGHIÊN CỨU BỘ CHỈ TIÊU KPI MẠNG 4G VÀ ỨNG DỤNG


TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 4G TẠI MOBIFONE

Chuyên ngành: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

Mã số: 8.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – NĂM 2018


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN BAN

Phản biện 1:……………………………………………………………………….

Phản biện 2:………………………………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện tại các nhà mạng đã và đang triển khai cung cấp dịch vụ 4G cho khách
hàng. Việc giám sát, đánh giá chất lượng mạng lưới và hoạt động của thiết bị là
công việc hết sức cần thiết, đảm bảo dịch vụ cung cấp cho khách hàng với chất
lượng tốt nhất.
Việc nghiên cứu bộ chỉ tiêu KPI và các phương pháp thu thập KPI để giám
sát chất lượng mạng 4G sẽ giúp nhà mạng phát huy được tính chủ động trong việc:

+ Đánh giá chất lượng hoạt động của thiết bị.

+ Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

+ Kịp thời phát hiện lỗi, suy giảm chất lượng để có biện pháp khắc phục, hạn
chế tối đa ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

+ Điều hành tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với mục đích nâng cao chất lượng, đảm bảo dịch vụ cung cấp cho khách
hàng tại các nhà mạng, cụ thể là nhà mạng Mobifone để phục vụ thực tiễn cho công
việc hiện tại của học viên, học viên xin đăng ký đề tài luận văn nghiên cứu
“Nghiên cứu bộ chỉ tiêu KPI mạng 4G và ứng dụng trong đánh giá chất lượng
mạng 4G tại Mobifone”.
Nội dung luận văn được trình bày 04 chương:

+ Chương 1: Tổng quan mạng 4G LTE.

+ Chương 2: Tiêu chuẩn thế giới về các chỉ tiêu chất lượng mạng 4G (3GPP)

+ Chương 3: Phương pháp tính toán chỉ tiêu chất lượng mạng 4G

+ Chương 4: Ứng dụng phương pháp tính toán KPI để đánh giá chất lượng
mạng 4G Mobifone
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, không thể không tránh khỏi
những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ quý
Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện.
Học viên xin chân thành cảm ơn.
1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN MẠNG 4G LTE


1.1. Tổng quan hệ thống mạng 4G LTE

1.1.1. Tổng quan

3GPP LTE là hệ thống dùng cho di động tốc độ cao. Ngoài ra đây còn là hệ
thống tích hợp đầu tiên trên thế giới ứng dụng cả chuẩn 3GPP LTE và các chuẩn dịch
vụ ứng dụng khác, do đó người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi hoặc
truyền dữ liệu giữa các mạng LTE và các mạng GSM/GPRS hoặc UMTS dựa trên
WCDMA.

Kiến trúc mạng mới được thiết kế với mục tiêu cung cấp lưu lượng chuyển
mạch gói với dịch vụ chất lượng, độ trễ tối thiểu. Hệ thống sử dụng băng thông linh
hoạt nhờ vào mô hình đa truy nhập OFDMA và SC-FDMA. Truy cập đường lên dựa
vào đa truy nhập phân chia theo tần số đơn sóng mang (SC-FDMA) cho phép tăng
vùng phủ đường lên làm tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình (PAPR) thấp
hơn so với OFDMA. Hơn nữa, LTE hỗ trợ cả song công phân chia theo tần số (FDD)
và song công phân chia theo thời gian (TDD) cũng như bán song công FDD. Không
giống như FDD, bán song công FDD không yêu cầu phát và thu tại cùng một thời
điểm nên có thể giảm giá thành cho bộ song công trong UE. Bên cạnh đó, LTE sử
dụng hai đến bốn lần hệ số phổ cell so với hệ thống HSPA Release 6 nên cải thiện
được tốc độ dữ liệu đỉnh.

1.1.2. Kiến trúc hệ thống

Kiến trúc của hệ thống 4G LTE bao gồm hai khối chính là: mạng truy nhập vô
tuyến (RAN) và mạng lõi chuyển mạch gói tiến hóa (EPC).

UE là thiết bị đầu cuối người dùng, thông thường là các thiết bị cầm tay như
smartphone, giống như đang sử dụng trong các mạng 2G, 3G hoặc có thể tích hợp
trong laptop,… UE có trang bị thẻ USIM để xác thực người dùng và tạo ra các mã an
ninh để bảo vệ truyền dẫn trên giao diện vô tuyến.

Hệ thống truy cập của LTE (E-UTRAN) là mạng lưới các eNodeB. Các
eNodeB được kết nối với nhau thông qua giao diện X2, kết nối với UE thông qua giao
2

diện Uu và kết nối với EPC thông qua giao diện S1.

Mạng lõi chuyển mạch gói tiến hóa (EPC) đảm bảo các chức năng:

- Quản lý di động

- Quản lý thuê bao và tính cước

- Giám sát chất lượng dịch vụ, chính sách điều khiển dòng dữ liệu người dùng

- Kết nối với các mạng ngoài

Mạng lõi bao gồm các thực thể: MME (thiết bị quản lý di động), SGW (cổng
phục vụ), PDN-GW ( cổng mạng số liệu gói), PCRF (chức năng quy định cước và
chính sách), HSS (máy chủ lưu thông tin trong thuê bao mạng nhà).

1.1.3. So sánh mạng 4G-LTE với các thế hệ khác

Các đặc tính giống và khác nhau giữa hệ thống 4G LTE với các thế hệ mạng
khác được trình bày trong Bảng 1.1

Bảng 1. 1: Bảng tổng hợp về các hệ thống thông tin di động

1G 2G 3G 4G-LTE

Phát triển 1970-1984 1980-1990 1990-2002 2000 trở đi

Băng 2 kbps 14-64 kbps 2 Mbps 200 Mbps

thông

Công Mã hóa Mã hóa số, Cả chuyển mạch Chuyển mạch gói,


nghệ tương tự chuyển mạch kênh và chuyển công nghệ IP

kênh mạch gói

Phương FDMA TDMA/CDMA CDMA CDMA

thức truy
nhập

Điều chế FM GMSK QPSK M-QAM


3

Dịch vụ Dịch vụ Dịch vụ thoại, Dịch vụ số liệu, Dịch vụ số liệu tốc


thoại dịch vụ số liệu, tin dịch vụ đa phương độ cao, dịch vụ đa
nhắn SMS tiện kết nối qua phương tiện kết nối
Internet qua Internet băng

rộng

Mạng lõi PSTN PSTN Packet network Internet

Bảo mật Không có Sử dụng nhận Nhận thực, bí mật, Dựa trên 3G và 2G
dạng bí mật, nhận toàn vẹn.
thực và mật mã Nhận thực tương
hóa tín hiệu hỗ giữa mạng và
truyền thuê bao.
Chỉ nhận thực một

chiều

1.2. Tình hình triển khai, cung cấp dịch vụ 4G - LTE trên thế giới và tại
Việt Nam

Tính đến cuối quý 4 năm 2011, lượng thuê bao LTE trên toàn thế giới đạt đến
con số 12.02 triệu và có 54 nhà mạng chính thức cung cấp LTE và 224 nhà mạng lớn
cũng cam kết triển khai công nghệ mạng này trong tương lai.

Dự kiến đến năm 2021, số thuê bao 4G lên đến 4,3 tỷ.

LTE có tốc độ phát triển vô cùng nhanh và đang là công nghệ di động chủ đạo
trong bối cảnh hiện nay.

Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của mạng viễn thông trên thế
giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin di động, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng
đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và mong muốn thử nghiệm công nghệ mạng 4G. Năm
2017 được đánh giá là thời điểm triển khai mạnh mẽ mạng 4G LTE tại Việt Nam, sau
khi ba nhà mạng lớn là VNPT, MobiFone và Viettel đã nhận giấy phép thiết lập và
cung cấp dịch vụ.

Hiện nay MobiFone đã mở rộng vùng phủ sóng ở tất cả các tỉnh thành phố
4

nhưng thuê bao sẽ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp.HCM, Hải
Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng… Các năm tiếp theo sẽ tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng
4G tại tỉnh tiếp theo, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để sóng 4G của
MobiFone có trên toàn quốc. Khi chính thức kinh doanh dịch vụ 4G, MobiFone sẽ
phát huy các kinh nghiệm đã thu được trong giai đoạn thử nghiệm để cung cấp dịch
vụ 4G tốt nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng khách hàng.

1.3. Kết luận chương

Chương 1 đã trình bày tổng quan về kiến trúc, đặc điểm, chức năng các thực
thể trong mạng di động 4G-LTE. Mạng 4G-LTE cũng đã được mang ra để so sánh
với kiến trúc của các thế hệ mạng trước đây, từ đó nhận thấy được những ưu điểm,
lợi ích mà mạng 4G LTE mang lại. Tình hình phát triển của mạng 4G-LTE trên thế
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng cho thấy những điểm đang tồn tại và
cần nghiên cứu, phát triển hơn trong tương lai. Từ đó có thể thấy được việc nghiên
cứu lý thuyết cũng như xây dựng bộ chỉ tiêu KPI mạng 4G LTE rất có ý nghĩa thực
tiễn.
5

CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN THẾ GIỚI VỀ CÁC CHỈ TIÊU


CHẤT LƯỢNG MẠNG 4G (3GPP)
2.1. Tiêu chuẩn 3GPP về KPI mạng EUTRAN

Tiêu chuẩn thế giới về các chỉ tiêu chất lượng mạng EUTRAN được đề cập
tại tài liệu 3GPP TS 32.450 (V13.0.0)

a) KPI nhóm Accessibility (Truy cập)

- KPI cho biết tỷ lệ người dùng cuối được cung cấp một E-RAB theo yêu cầu.

- Tỷ lệ thành công về thiết lập E-RAB: Số lần thành công trên tổng số yêu cầu
cho các phần khác nhau của thiết lập E-RAB.

b) KPI nhóm Mobility (Di động)

- KPI này cho biết chức năng Di động của E-UTRAN hoạt động như thế nào.

- Tỷ lệ thành công của E-UTRAN Mobility.

c) KPI nhóm Avalability (Khả dụng)

- KPI này cho biết độ khả dụng của Cell E-UTRAN.

d) KPI nhóm Integrity (Toàn vẹn)

E-UTRAN IP Throughput

- KPI này cho biết E-UTRAN tác động đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho
người dùng như thế nào.

- Thông lượng data payload mức IP trên mỗi đơn vị thời gian tại giao diện
Uu.

E-UTRAN IP Latency

- KPI này cho biết E-UTRAN tác động như nào đến việc cảm nhận độ trễ phía
người dùng.

- Thời gian từ khi nhận gói IP đến khi truyền gói tin đầu tiên trên Uu
6

e) KPI nhóm Retainbility (Duy trì)

- KPI này cho biết tần suất người dùng rớt E-RAB trong thời gian sử dụng
dịch vụ.

- Do UE có thể thực hiện nhiều E-RAB tại cùng một thời điểm, công thức tính
tỷ lệ duy trì E-RAB tổng quát như sau:

2.2. Tiêu chuẩn 3GPP về KPI mạng EPC

Tiêu chuẩn thế giới về các chỉ tiêu chất lượng mạng EPC được đề cập tại tài liệu
3GPP TS 32.455 (V13.0.0)

a) KPI nhóm Accessibility (Truy cập)

Tỉ lệ EPS attach thành công

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần thực hiện thủ tục EPS attach thành công và
số lần yêu cầu thủ tục EPS attach cho mạng EPC và được sử dụng để đánh
giá hiệu năng truy cập được cung cấp bởi EPS và mạng lưới.

- KPI này được tính bởi số lần EPS attach thành công trên tổng số lần EPS
attach.

Tỉ lệ thiết lập Dedicated EPS bearer thành công

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần thiết lập dedicated EPS bearer thành công và
số lần yêu cầu thiết lập dedicated EPS bearer bởi PGW và được sử dụng để
đánh giá hiệu năng truy cập được cung cấp bởi EPS và mạng lưới.

- KPI này được tính bởi số lần thiết lập dedicated EPS bearer thành công trên
tổng số lần thiết lập dedicated EPS bearer.

Thời gian thiết lập Dedicated Bearer bởi MME

- KPI này mô tả thời gian hợp lệ trên mỗi lần MME thiết lập dedicated bearer
và được sử dụng để đánh giá hiệu năng truy cập dịch vụ được cung cấp bởi
EPS và mạng lưới.

- KPI này được tính bằng thời gian hợp lệ trên mỗi lần MME thiết lập
dedicated bearer.
7

Tỉ lệ yêu cầu dịch vụ thành công

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần yêu cầu dịch vụ thành công và tổng số lần
yêu cầu dịch vụ bởi UE và được sử dụng để đánh giá hiệu năng truy cập
dịch vụ được cung cấp bởi EPS và mạng lưới.

- KPI này được tính bởi số lần yêu cầu dịch vụ thành công trên tổng số lần
yêu cầu dịch vụ.

b) KPI nhóm Mobility (Di động)

Tỉ lệ chuyển giao ra Inter-RAT thành công (EPS->GSM)

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần chuyển giao ra thành công và tổng số lần
chuyển giao ra để đánh giá hiệu suất chuyển giao ra IRAT.

- KPI này được tính bởi số lần chuyển giao ra thành công trên tổng số lần
chuyển giao ra từ EPS đến GSM.

Tỉ lệ chuyển giao ra Inter-RAT thành công (EPS->UMTS)

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần chuyển giao ra thành công và tổng số lần
chuyển giao ra để đánh giá hiệu suất chuyển giao ra IRAT.

- KPI này được tính bởi số lần chuyển giao ra thành công trên tổng số lần
chuyển giao ra từ EPS đến UMTS.

Tỉ lệ chuyển giao ra Inter-RAT thành công (EPS->CDMA2000)

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần chuyển giao ra thành công và tổng số lần
chuyển giao ra để đánh giá hiệu suất chuyển giao ra IRAT.

- KPI này được tính bởi số lần chuyển giao ra thành công trên tổng số lần
chuyển giao ra từ EPS đến CDMA2000.

Tỉ lệ chuyển giao vào Inter-RAT thành công (GSM->EPS)

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần chuyển giao vào thành công và tổng số lần
chuyển giao vào để đánh giá hiệu suất chuyển giao vào IRAT.

- KPI này được tính bởi số lần chuyển giao vào thành công trên tổng số lần
chuyển giao vào từ GSM đến EPS.
8

Tỉ lệ chuyển giao vào Inter-RAT thành công (UMTS ->EPS)

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần chuyển giao vào thành công và tổng số lần
chuyển giao vào để đánh giá hiệu suất chuyển giao vào IRAT.

- KPI này được tính bởi số lần chuyển giao vào thành công trên tổng số lần
chuyển giao vào từ UMTS đến EPS.

Tỉ lệ chuyển giao vào Inter-RAT thành công(CDMA2000->EPS)

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần chuyển giao vào thành công và tổng số lần
chuyển giao vào để đánh giá hiệu suất chuyển giao vào IRAT.

- KPI này được tính bởi số lần chuyển giao vào thành công trên tổng số lần
chuyển giao vào từ CDMA2000 đến EPS.

Tỉ lệ cập nhật Tracking Area thành công

- KPI này mô tả tỉ lệ giữa số lần cập nhật TA thành công và tổng số lần cập
nhật TA và được sử dụng để đánh giá khả năng di động được cung cấp bởi
EPS và mạng lưới.

- KPI này được tính bởi số lần cập nhật TA thành công trên tổng số lần cập
nhật TA.

2.3. Bộ chỉ tiêu KPI mạng 4G đề xuất tại MobiFone

2.3.1. Giải pháp xây dựng

Các bước để xây dựng bộ chỉ tiêu KPI cho mạng Mobifone như sau:

- Bước 1: Nghiên cứu quy định 3GPP cho từng thủ tục, từng KPI và các điểm
trigger quy định cho từng KPI đó.

- Bước 2: Nghiên cứu tài liệu 3GPP của các cause khách quan (nếu có) để loại
bỏ khỏi công thức.

- Bước 3: Nghiên cứu, đồng nhất công thức tính KPI của các nhà cung cấp
khác nhau trên cơ sở quy định điểm trigger của 3GPP.
9

Căn cứ giải pháp xây dựng trên, luận văn đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng mạng LTE MobiFone tại các trạng thái sử dụng dịch vụ bao gồm
Accessibility, Mobility, Avalability, Integrity, Retainbility, cụ thể như sau:

- Bộ chỉ tiêu áp dụng cho mạng EUTRAN: 9 KPI.

- Bộ chỉ tiêu áp dụng cho mạng EPC: 8 KPI.

2.3.2. Mạng EUTRAN

2.3.4.1. Tỷ lệ thiết lập kết nối RRC thành công

a) Tên KPI: RRC_SSR%.

b) Nhóm: Accessibility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ thiết lập kết nối RRC ở phần vô tuyến.

2.3.4.2. Tỷ lệ khởi tạo E-RAB thành công

a) Tên KPI: INIT_ERAB_SR %.

b) Nhóm: Accessibility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ khởi tạo kết nối ERAB thành công.

2.3.4.3. Tỷ lệ rớt E-RAB

a) Tên KPI: ERAB_DR%

b) Nhóm: Retainability.

c) Ý nghĩa: Đánh giá tỷ lệ số lượng kết nối ERAB bị rớt bất thường.

2.3.4.4. Độ khả dụng 4G

a) Tên KPI: DKD4G% .

b) Nhóm: Availability.

c) Ý nghĩa KPI : Đánh giá tính khả dụng của mạng vô tuyến.

2.3.4.5. Tỷ lệ chuyển giao Inter-eNodeB qua giao diện X2 thành công

a) Tên KPI: X2_HO SR% . Nhóm: Mobility. Ý nghĩa KPI : Đánh giá tỷ lệ chuyển
giao thành công qua giao diện X2.
10

b) Quy định 3GPP cho thủ tục Handover: TS 123 401 V8.3.0 (2008-10)

Quá trình chuyển giao bao gồm hai giai đoạn:

2.3.4.6. Tỷ lệ chuyển giao Inter-eNodeB qua giao diện S1 thành công

a) Tên KPI: S1_HO SR% .

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ chuyển giao qua giao diện S1.

2.3.4.7. Tỷ lệ chuyển giao cùng tần thành công

a) Tên KPI: INTRAFEQ_HO_SR%

b) Nhóm: Mobility. Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ chuyển giao giữa 2 Cell cùng tần
số.

2.3.4.8. Tỷ lệ chuyển giao 4G-3G thành công

a) Tên KPI: INTERRAT_HO_SR%.

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ thành công quá trình chuyển giao từ 4G về 3G.

2.3.4.9. Tỷ lệ CS fall-back thành công

a) Tên KPI: CSFB_SR%

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa đánh giá tỷ lệ chuyển về 3G phục vụ thoại thành công ở phần vô tuyến.

2.3.3. Mạng EPC

2.3.3.1. Tỷ lệ EPS Attach thành công

a) Tên KPI: EPS Attach_SR%

b) Nhóm: Accessibility.

c) Ý nghĩa: Đánh giả tỷ lệ cập nhật mạng 4G thành công.

2.3.3.2. Tỷ lệ yêu cầu dịch vụ thành công

a) Tên KPI: ServiceRequest_SR%


11

b) Nhóm: Accessibility.

c) Ý nghĩa: Đánh giá tỷ lệ thiết lập dịch vụ thành công.

2.3.3.3. Tỷ lệ Paging thành công

a) Tên KPI: Paging_SR%.

b) Nhóm: Accessibility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ tìm gọi thuê bao 4G thành công.

2.3.3.4. Tỷ lệ chuyển giao nội bộ MME thành công

a, Tên KPI: IntraMME_HO_SR

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ chuyển giao 4G-4G giữa 2 Cell trong cùng MME.

2.3.3.5. Tỷ lệ chuyển giao liên MME thành công

a) Tên KPI: InterMME_HO_SR%

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ chuyển giao 4G – 4G giữa 2 Cell thuộc 2 MME
khác nhau.

2.3.3.6. Tỷ lệ chuyển giao 4G-3G thành công

a) Tên KPI: InterRAT_HO_SR%.

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ lệ chuyển giao 4G – 3G thành công.

2.3.3.7. Tỷ lệ CS fall back thành công

a) Tên KPI: CSFB_SR%

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa KPI: Đánh giá tỷ trọng Fallback về 3G thành công cho dịch vụ thoại.

2.3.3.8. Tỷ lệ cập nhật TA thành công

a) Tên KPI: TAU_SR%.


12

b) Nhóm: Mobility.

c) Ý nghĩa: Đánh giá tỷ lệ cập nhật TA thành công của thuê bao 4G.

2.3.4. Chỉ tiêu KPI

Dựa trên khuyến nghị của các nhà cung cấp thiết bị với kinh nghiệm triển khai
lắp đặt tại nhiều nhà mạng trên thế giới, cũng như căn cứ kết quả trung bình mà các
KPI đạt được trong thời gian thử nghiệm (tháng 03 – tháng 08/2018), luận văn đề
xuất mức ngưỡng cho các chỉ tiêu chất lượng như bảng dưới đây:

2.3.4.1. Mạng EUTRAN:

Bảng 2. 1: Mức ngưỡng đề xuất cho các KPI EUTRAN

STT KPI Tên diễn giải Chỉ tiêu

1 RRC_SSR % Tỷ lệ thiết lập kết nối RRC thành công ≥ 99%

2 INIT_ERAB_SR % Tỷ lệ khởi tạo E-RAB thành công ≥ 99%

3 ERAB_DR % Tỷ lệ rớt E-RAB ≤ 0.55%

4 DKD4G % Độ khả dụng 4G ≥ 98%

Tỷ lệ chuyển giao Inter-eNodeB qua


5 X2_HO SR % ≥ 98%
giao diện X2 thành công

Tỷ lệ chuyển giao Inter-eNodeB qua


6 S1_HO_SR % ≥ 93%
giao diện S1 thành công

7 INTRAFEQ_HO_SR % Tỷ lệ chuyển giao cùng tần thành công ≥ 98%

8 INTERRAT_HO_SR % Tỷ lệ chuyển giao 4G-3G thành công ≥ 90%

9 CSFB_SR % Tỷ lệ CS fall-back thành công ≥ 98%

2.3.4.2. Mạng EPC:

Bảng 2. 2: Mức ngưỡng đề xuất cho các KPI EPC

STT KPI Tên diễn giải Chỉ tiêu

1 Attach_SR% Tỷ lệ EPS Attach thành công ≥ 95%


13

2 ServiceRequest_SR% Tỷ lệ yêu cầu dịch vụ thành công ≥ 99%

3 Paging_SR% Tỷ lệ Paging thành công ≥ 96%

Tỷ lệ chuyển giao nội bộ MME thành


4 IntraMME_HO_SR% ≥ 98%
công

Tỷ lệ chuyển giao liên MME thành


5 InterMME_HO_SR% ≥ 93%
công

6 InterRAT_HO_SR% Tỷ lệ chuyển giao 4G-3G thành công ≥ 90%

7 CSFB_SR% Tỷ lệ CS fall back thành công ≥ 97%

8 TAU_SR% Tỷ lệ cập nhật TA thành công ≥ 95%

2.4. Kết luận chương

Chương 2 đã đưa ra các tiêu chuẩn thế giới về KPI mạng 4G, cụ thể là tiêu
chuẩn 3GPP. Căn cứ chuẩn này, cùng với kết quả nghiên cứu và triển khai thử
nghiệm, chương 2 đã xây dựng công thức tính và mức ngưỡng cho bộ chỉ tiêu KPI
cho mạng 4G với 18 KPI cho cả mạng RAN và Core. Những tiền đề đã tìm hiểu ở
chương này sẽ phục vụ tốt cho việc xây dựng phương pháp tính toán chỉ tiêu chất
lượng mạng 4G được trình bày ở chương tiếp theo.
14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU CHẤT


LƯỢNG MẠNG 4G
3.1. Các nguồn dữ liệu phục vụ tính toán KPI mạng 4G

Nguồn dữ liệu phục vụ tính toán KPI cho mạng 4G được lấy từ các file thống
kê chất lượng (statistics) của các thiết bị OMC trên mạng lưới. Hiện tại với mạng
Mobifone:

- Nhà cung cấp thiết bị mạng lõi EPC: Ericsson, Nokia

- Nhà cung cấp thiết bị mạng vô tuyến EUTRAN: Ericsson, Nokia, Huawei,
ZTE, Samsung.

Dựa trên từng nhà cung cấp ta có các chủng loại thiết bị OMC và các loại file
thống kê chất lượng theo các định dạng khác nhau. Như vậy với mỗi nhà cung cấp
thiết bị khác nhau sẽ cung cấp các chủng loại file thống kê chất lượng khác nhau, để
có thể tính toán KPI 4G cho tất cả các nhà cung cấp thì cần phải tiến hành chuyển
đổi các dữ liệu thô về một định dạng thống nhất trước khi tiến hành xử lý tính toán.

3.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu

Mô hình thiết kế hệ thống được áp dụng như sau:

Hình 3. 1: Mô hình hệ thống giám sát KPI

Chức năng các khối trong mô hình triển khai như sau:
15

- Khối RAW DATA: Các EMS của phần RAN, CORE 4G chứa các file log, file
cấu hình các hệ thống.

- Khối Mediation : thực hiện chức năng ETL thu thập dữ liệu file thô trên các
thiết bị mạng, thực hiện giải nén, chuyển đổi định dạng file chuẩn và tải dữ liệu
vào Database.

- Khối Data warehouse : Thực hiện lưu trữ các bản ghi liên quan đến counter KPI.
Sử dụng công cụ OLAP để tính toán sẵn các KPI truy vấn thường xuyên và truy
vấn từ các nguồn dữ liệu lớn. Dữ liệu sau khi được tổng hợp trên OLAP sẽ trở
thành các dạng dữ liệu sạch được làm đầu vào cho các khối tạo báo cáo đưa lên
giao diện hiển thị.

- Khối ứng dụng: Sau khi dữ liệu đã được tổng hợp, lưu trữ tại trên server OLAP,
hệ thống sẽ tải các dữ liệu đó lên trên giao diện và hiển thị lên thông tin tuân
theo các biểu mẫu và thiết kế giao diện.Hệ thống sẽ thực hiện truy vấn CSDL
đưa ra các thống kê KPI theo các mức tổng hợp linh hoạt, đưa ra các báo cáo
theo phân lớp người sử dụng.

3.2.1. Thiết lập kết nối tới các OMC

a) Thiết lập kết nối tới OMC CORE

Việc thu thập dữ liệu trên các hệ thống OMC mảng CORE chủ yếu dựa trên
2 giao thức SSH và LFTP.

File cấu hình để thu thập file với các hệ thống CORE:

open -u ftpqlcl,ftpqlcl ftp://10.13.128.8

mirror -p --only-missing --parallel=2 --no-empty-dirs --log=logs/sync-oss-mb-sgsn.log


/var/opt/ericsson/nms_umts_pms_seg/segment1/XML/SubNetwork=SGSN/
/home/gng/lftp/oss-4g-xml/data/SubNetwork=SGSN/

exit

b) Thiết lập kết nối tới OMC CORE

Dữ liệu file thô phần RAN được lấy theo các giao thức FTP và SSH. Dữ liệu
RAN được cấu hình thu thập file tới 43 OMC trên toàn mạng lưới.
16

File cấu hình được thực hiện lấy dữ liệu file thô phần RAN:

open -u ftpuser,Changeme_123 10.19.246.135

mirror -p --newer-than=now-2days-20minutes --newer-than=now-1day --only-


newer --parallel=5 --no-empty-dirs --log=logs/huawei-omc8.log
/opt/oss/server/var/fileint/pm /home/gng/lftp/huawei/omc8

exit

3.2.2. Xây dựng hệ thống ETL

Dữ liệu đầu vào của hệ thống ETL được lấy đầu vào từ số liệu file thô trên
các tổng đài OMC quản lý các hệ thống, thiết bị. Nguồn số liệu được lấy từ nhiều
nguồn số liệu trên các thiết bị khác nhau, định dạng số liệu và tần suất cũng như các
xử lý số liệu tương ứng cũng sẽ khác nhau.

Quá trình ETL được thực hiện lần lượt các tiến trình trên các server như sau:

- Extract: Thu thập và lưu trữ dữ liệu file thô của toàn bộ hệ thống

- Transform: Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu file thô, chuyển sang
định dạng file .csv. Dữ liệu sau khi chuẩn hóa được đặt vào thư mục staging
trên server Database.

- Load: Server Database thực hiện tải dữ liệu file staging vào Data
Warehouse. Quá trình đẩy dữ liệu lên Data warehouse SSIS (SQL Server
Integration Services) của Microsoft.

3.2.3. Xây dựng hệ thống Data Warehouse

Trong giai đoạn thiết kế, Dữ liệu data warehouse được biểu diễn theo mô
hình sao star schema. Lược đồ hình sao sẽ bao gồm 1 bảng Fact (Bảng sự kiện) nằm
ở trung tâm và được bao quanh bở các bảng dimension (Bảng chiều). Bảng Dim là
các bảng dữ liệu tĩnh, bảng Fact là các dữ liệu động được nạp bằng các thao tác.
Lược đồ hình sao còn giúp cải thiện hiệu suất truy vấn, dễ sử dụng, trực quan. Dựa
vào danh sách các KPI của hệ thống cần xây dựng theo yêu cầu chức năng ban đầu
đưa ra mô hình, quy hoạch các bảng Dim và bảng Fact trong Data Warehouse.
17

Sau khi tất cả các dữ liệu thô từ hệ thống nguồn được tổng hợp lên data
warehouse, định dạng dữ liệu được đưa về kiến trúc chung và hệ thống có thể xử lý
và phân tích. Việc tính toán công thức, tổng hợp ra KPI được thực hiên trong khối
OLAP như trong mô hình xử lý Data warehouse đưa ra bởi Microsoft.

3.2.4. Xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu (OLAP)

OLAP là công cụ hỗ trợ việc tính toán, xử lý và tổng hợp dữ liệu ở mức cao
đưa lên giao diện, báo cáo cho người dùng. Công cụ Microsoft hỗ trợ với xử lý
OLAP là SQL Server Business Intelligence Development Studio – BIDS. Công cụ
được cài đặt kèm theo trong gói SQL Server.

Dữ liệu trong Olap được thể hiện dưới dạng đa chiều gọi là các khối (cube)
dùng để phân tích, tính toán số liệu để đưa các báo cáo đánh giá, thống kê. Khối xử
lý dữ liệu OLAP sẽ sử dụng dữ liệu được sắp xếp dạng đa chiều trong Data
warehouse và công thức tính toán counter của mỗi KPI để tính toán, lưu trữ.

Chi tiết quá trình xử lý, tổng hợp dự liệu lên báo cáo như sau:

Xử lý dữ liệu mảng CORE:

Hình 3. 2: Lập trình xử lý dữ liệu mảng Core

Xử lý dữ liệu mảng RAN


18

Hình 3. 3: Lập trình xử lý dữ liệu mảng RAN

3.2.5. Xây dựng hệ thống Báo cáo, Giao diện

Giải pháp thiết kế giao diện trong bộ công cụ xây dựng hệ thống Data
Warehouse là công cụ SSRS (SQL ServerReporting Service). SSRS là công cụ
dùng để tạo ra báo cáo và quản lý các báo cáo thông qua nền tảng web. SSRS cho
phép xây dựng các loại báo cáo dưới dạng bảng tham chiếu chéo và dạng biểu đồ từ
các thao tác phân tích dữ liệu. Giao diện được thiết kế sẽ được xây dựng trên công
cụ SSRS, dữ liệu đầu vào trên SSRS được lấy từ server OLAP.

Tổng hợp báo cáo mảng CORE


19

Hình 3. 4: Thiết kế tổng hợp báo cáo mảng CORE, Số thuê bao

Tổng hợp báo cáo mảng RAN

Hình 3. 5: Thiết kế tổng hợp báo cáo mảng RAN

3.3. Kết luận chương

Chương 3 đã trình bày về nguồn dữ liệu của các tổng đài, từ đó xây dựng
phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu để tính toán chỉ tiêu chất lượng mạng 4G
và dựa vào phương pháp này để xây dựng lên công cụ giám sát chất lượng mạng
4G tại Mobifone. Công cụ ra đời sẽ hỗ trợ đáng kể trong công tác phân tích, đánh
giá chất lượng mạng để kịp thời phát hiện lỗi khi có suy giảm và sớm khắc phục,
đảm bảo chất lượng mạng tốt nhất cung cấp cho khách hàng.
20

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN KPI


ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 4G MOBIFONE
4.1. Hiện trạng về tình hình kiểm soát chất lượng dịch vụ 4G tại
Mobifone

Tính đến trước thời điểm thực hiện luận văn (tháng 10/2018):

− Các thiết bị đã đi vào hoạt động sau thời gian thử nghiệm mạng 4G từ
01/09/2016 đến 25/10/2016.

− Chưa có bộ chỉ tiêu chất lượng đánh giá hoạt động của thiết bị, chất lượng
dịch vụ do tổng đài cung cấp áp dụng trên toàn mạng.

− Chưa có đầy đủ cơ chế phát hiện lỗi, suy giảm chất lượng để có biện pháp
khắc phục, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

− Chưa có cơ chế điều hành tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ 4G.

Vấn đề đặt ra: Kiểm soát chất lượng dịch vụ 4G MobiFone?

− Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng (bộ KPI) để phục vụ giám sát,
đánh giá, điều hành xử lý khi có suy giảm về chất lượng dịch vụ.

− Cần xây dựng hệ thống công cụ phục vụ giám sát chất lượng trực tuyến, kịp
thời phát hiện suy giảm chất lượng để điều hành xử lý, phục vụ công tác báo
cáo chất lượng theo nhiều tiêu chí phục vụ SXKD.

4.1.1. Các kịch bản đánh giá chất lượng dịch vụ 4G

4.1.1.1. Chất lượng mạng 4G theo chủng loại thiết bị:

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá theo chủng loại thiết bị thuộc các phân hệ EPC,
EUTRAN, bao gồm:

+ MME (EPC)

+ SPGW (EPC)

+ eNodeB (EUTRAN)

- Ý nghĩa:
21

+ Phục vụ giám sát, đánh giá chất lượng đến mức thiết bị mạng

+ Thuận tiện cho việc khoanh vùng lỗi phục vụ công tác xử lý khôi phục khi
có suy giảm về chất lượng

4.1.1.2. Chất lượng mạng 4G theo vùng, miền:

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá theo vùng, miền địa lý, bao gồm:

+ Toàn mạng

+ Miền

+ Tỉnh/Thành phố

+ Quận/Huyện

+ Cell

- Ý nghĩa:

+ Phục vụ giám sát, đánh giá chất lượng theo các khu vực địa lý, chi tiết đến
mức cell.

+ Thuận tiện cho việc khoanh vùng lỗi phục vụ công tác xử lý khôi phục khi
có suy giảm về chất lượng

+ Hỗ trợ cho công tác phát triển mạng thông qua việc đánh giá chất lượng, lưu
lượng, thông lượng tại từng khu vực.

4.1.1.3. Chất lượng mạng 4G theo Công ty kinh doanh, Đài Viễn thông:

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá theo các Công ty kinh doanh, theo Đài Viễn thông
trên phạm vi cả nước, bao gồm:

+ 9 Công ty kinh doanh: CTKD1 – CTKD9

+ 16 Đài Viễn thông

- Ý nghĩa:

+ Phục vụ giám sát, đánh giá chất lượng theo Công ty kinh doanh, Đài Viễn
thông

+ Hỗ trợ công tác kinh doanh trên các địa bàn trực thuộc từng Công ty.
22

+ Hỗ trợ công tác giám sát, đánh giá chất lượng, điều hành xử lý suy giảm chất
lượng theo địa bàn của các đơn vị trực thuộc các Trung tâm mạng lưới.

4.1.1.4. Chất lượng mạng 4G theo nhà cung cấp:

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá theo nhà cung cấp thiết bị, bao gồm:

+ Ericsson (EPC, EUTRAN)

+ Nokia (EPC, EUTRAN)

+ Samsung (EUTRAN)

+ Huawei (EUTRAN)

+ ZTE (EUTRAN)

- Ý nghĩa:

+ Phục vụ giám sát, đánh giá chất lượng theo nhà cung cấp thiết bị (Vendor)

+ Hỗ trợ cho công tác phát triển mạng thông qua việc đánh giá, so sánh chất
lượng theo từng nhà cung cấp thiết bị.

4.1.2. Các báo cáo đánh giá chất lượng dịch vụ

Các báo cáo KPI phục vụ giám sát, điều hành chất lượng mạng 4G được luận
văn hiện thực hoá từ các kịch bản trên.

Các KPI được đánh giá theo các mức thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng, quý,
năm.

Chi tiết các báo cáo trên hệ thống giám sát, báo cáo chất lượng tập trung được
tổ chức như sau:

4.1.2.1. Báo cáo mức EPC (Core):

+ PSCORE > SGSN-MME:


23

Hình 4. 1: Hình chụp báo cáo General với các KPI phần EPC theo MME

+ PSCORE > GGSN-SPGW:


24

Hình 4. 2: Hình chụp báo cáo General với các KPI phần EPC theo SPGW

4.1.2.2. Báo cáo mức EUTRAN (RAN):

+ RAN4G > TTML/Vendor/CTKD/Province/…:


25

Hình 4. 3: Hình chụp báo cáo theo CTKD

4.2. Số liệu KPI thực tế tại Mobifone

4.2.1. Mạng EUTRAN

Bảng 4. 1: Số liệu thực tế tại Mobifone của KPI EUTRAN tháng 09/2018

Số Số Số Số
Chỉ liệu liệu liệu liệu
STT KPI Tên diễn giải
tiêu toàn miền miền miền
mạng Bắc Trung Nam

Tỷ lệ thiết lập

1 RRC_SSR % kết nối RRC 99.89 99.96 99.95 99.78
99%
thành công
26

Tỷ lệ khởi tạo

2 INIT_ERAB_SR % E-RAB thành 99.76 99.74 99.85 99.7
99%
công

Tỷ lệ rớt E- ≤
3 ERAB_DR % 0.2 0.27 0.14 0.2
RAB 0.55%

Độ khả dụng ≥
4 DKD4G % 99.9 99.83 99.97 99.9
4G 98%

Tỷ lệ chuyển
giao Inter-

5 X2_HO SR % eNodeB qua 98.93 98.98 98.64 99.17
98%
giao diện X2
thành công

Tỷ lệ chuyển
giao Inter-

6 S1_HO_SR % eNodeB qua 94.62 94.14 95.73 93.99
93%
giao diện S1
thành công

Tỷ lệ chuyển
INTRAFEQ_HO_SR ≥
7 giao cùng tần 99.13 99.11 99.15 99.15
% 98%
thành công

Tỷ lệ chuyển
INTERRAT_HO_SR ≥
8 giao 4G-3G 96.75 96.9 97.16 96.19
% 90%
thành công

Tỷ lệ CS fall-

9 CSFB_SR % back thành 99.85 99.9 99.87 99.8
98%
công
27

4.2.2. Mạng EPC

Bảng 4. 2: Số liệu thực tế tại Mobifone của KPI EPC tháng 09/2018
Số Số Số Số
Chỉ liệu liệu liệu liệu
STT KPI Tên diễn giải
tiêu toàn miền miền miền
mạng Bắc Trung Nam
Tỷ lệ EPS

1 Attach_SR% Attach thành 96.06 94.31 97.84 96.34
95%
công
Tỷ lệ yêu cầu

2 ServiceRequest_SR% dịch vụ thành 99.99 99.97 99.98 99.99
99%
công
Tỷ lệ Paging ≥
3 Paging_SR% 97.80 99.01 98.57 95.84
thành công 96%
Tỷ lệ chuyển
giao nội bộ ≥
4 IntraMME_HO_SR% 98.59 97.44 99.95 98.39
MME thành 98%
công
Tỷ lệ chuyển
giao liên ≥
5 InterMME_HO_SR% 96.44 93.82 100 95.52
MME thành 93%
công
Tỷ lệ chuyển

6 InterRAT_HO_SR% giao 4G-3G 96.61 96.98 96.32 96.3
90%
thành công
Tỷ lệ CS fall

7 CSFB_SR% back thành 97.39 97.39 98.34 97.51
97%
công
Tỷ lệ cập nhật ≥
8 TAU_SR% 98.69 98.56 96.37 98.75
TA thành công 95%

4.3. Đánh giá chất lượng mạng 4G Mobifone


28

Căn cứ số liệu KPI thực tế tại Mobifone tháng 09/2018 có thể thấy:

- Toàn mạng đảm bảo 17/17 KPI RAN và Core đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

- Xét theo từng miền:

+ RAN: đảm bảo 9/9 KPI RAN tại cả ba miền đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

+ Core:

a) Miền Trung: đảm bảo 9/9 KPI core đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

b) Miền Bắc: 7/9 KPI core đạt chỉ tiêu, 2/9 KPI không đạt.
KPI Attach_SR%

Attach_SR%
99.00
98.00
97.00
96.00
95.00
94.00
93.00
92.00
91.00
90.00
89.00
88.00
24/09 25/09 26/09 27/09 28/09 29/09 30/09

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Toàn mạng MTCL

Hình 4. 4: Biều đồ 7 ngày của KPI Attach_SR%

Qua kiểm tra các báo cáo trên công cụ giám sát chất lượng mạng lưới, nhận
thấy lỗi chủ yếu là System Failure và các thuê bao bị lỗi là các IMSI của nhà mạng
nước ngoài. Từ đó có thể thấy:

➢ Nguyên nhân: không đạt do nguyên nhân khách quan, không gây ảnh hưởng đến
dịch vụ cung cấp cho khách hàng của Mobifone. Lỗi chủ yếu từ các thuê bao
mạng nước ngoài chưa có thoả thuận roaming data nhưng vẫn thực hiện attach
vào mạng gây lỗi. Nguyên nhân là do các nhà mạng đối tác nước ngoài tự động
steer out khỏi mạng MobiFone.
29

➢ Giải pháp, khuyến nghị: cần nghiên cứu phương án tách riêng các mã lỗi do tác
động của những thuê bao roaming inbound này, loại bỏ mã lỗi này khỏi công
thức tính KPI attach để đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng hệ thống
Mobifone. Bên cạnh đó, cũng cần làm việc với các nhà mạng quốc tế làm rõ lý
do đối tác Steer Out để có những chính sách kinh doanh phù hợp.

➢ Ngoài ra, KPI cũng suy giảm thêm do ảnh hưởng của việc chuyển đổi mã mạng
11 số sang 10 số từ đêm 15/09/2018.
KPI IntraMME_HO_SR%

IntraMME_HO_SR%
100

99.5

99

98.5

98

97.5

97

96.5

96

95.5
24-Sep 25-Sep 26-Sep 27-Sep 28-Sep 29-Sep 30-Sep

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Toàn mạng MTCL

Hình 4. 5: Biều đồ 7 ngày của KPI IntraMME_HO_SR%

➢ Nguyên nhân: Qua kiểm tra các báo cáo trên công cụ giám sát chất lượng mạng
lưới, nhận thấy KPI kém từ ngày 10/09/2018 với cause code Unknow Target ID.
Lỗi này xuất hiện do ảnh hưởng của các eNodeB mới phát sóng bị mất kết nối
đến MME.

➢ Giải pháp, khuyến nghị: cần kiểm tra lỗi truyền dẫn và xử lý các trạm bị mất kết
nối để đảm bảo dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

c) Miền Nam: 8/9 KPI core đạt chỉ tiêu, 1/9 KPI không đạt.
KPI Paging_SR%
30

Paging_SR%
100.00

99.00

98.00

97.00

96.00

95.00

94.00

93.00

92.00

91.00
24/09 25/09 26/09 27/09 28/09 29/09 30/09

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Toàn mạng MTCL

Hình 4. 6: Biều đồ 7 ngày của KPI Paging_SR%

➢ Nguyên nhân: Qua kiểm tra các báo cáo trên công cụ giám sát chất lượng mạng
lưới, nhận thấy lỗi Chủ yếu do nghẽn kênh PDCH khi số lượng SMS MT lớn.
Vào các thời điểm 14h->16h hàng ngày, số lượng SMS của các dịch vụ thông
báo gửi đến thuê bao tăng đột biến (tăng gấp 5-6 lần so với các giờ trước đó).
Qua kiểm tra, định kỳ vào các giờ 14h->16h hàng ngày, 1 lượng lớn tin nhắn
SMS EMSE (tin nhắn dịch vụ từ các Công ty kinh doanh gửi đến khách hàng).
Các ngày KPI Paging đạt tương ứng với số lượng tin nhắn EMSE giảm mạnh.
Tình trạng kênh vô tuyến PDCH hiện tại không thể đáp ứng 1 lượng lớn tin
nhắn trong 1 thời điểm tức thời.

➢ Giải pháp, khuyến nghị: cần mở rộng kênh PDCH và tính dung lượng tối đa có
thể dành cho paging cho từng khu vực. Xác định tỷ trọng paging cho thoại và
SMS để cân đối kế hoạch sử dụng tài nguyên mạng. Đồng thời, có kế hoạch
phân phối tin nhắn kinh doanh và truyền thông vào khung thời gian hợp lý theo
năng lực mạng tránh gây nghẽn cục bộ, làm ảnh hưởng chất lượng các dịch vụ
thời gian thực như thoại và hiệu quả truyền thông qua kênh SMS.

4.4. Kết luận chương

Chương 4 đã trình bày về tình hình kiểm soát chất lượng mạng hiện nay tại
Mobifone, đưa ra các kịch bản và các báo cáo phục vụ đánh giá chất lượng mạng.
31

Dựa vào Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu tính toán KPI mạng 4G ở chương
3, chương cuối cùng của luận văn cũng đã đưa ra những số liệu KPI thực tế tính đến
thời điểm gần nhất, từ đó đánh giá chất lượng mạng 4G tại Mobifone. Tuy nhiên
nguyên nhân gây suy giảm KPI chủ yếu là các nguyên nhân khách quan, do đó việc
đánh giá chất lượng mạng còn chưa chặt chẽ. Để đảm bảo dịch vụ cung cấp cho
khách hàng với chất lượng tốt nhất, cần phải nghiên cứu các bộ chỉ tiêu hướng tới
cảm nhận khách hàng như KQI, CEI để có thể đánh giá chất lượng mạng một cách
khách quan nhất.
2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Luận văn đã xây dựng được bộ chỉ tiêu, công thức tính KPI cho mạng 4G Mobifone.
Đồng thời áp dụng trên công cụ giám sát, báo cáo chất lượng mạng 4G, phục vụ điều hành
xử lý kịp thời khi có suy giảm. Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng chất lượng dịch vụ 4G góp
phần phục vụ cho công tác phát triển mạng và công tác kinh doanh.

Hướng phát triển tiếp theo của luận văn đó là hướng tới Nghiên cứu KQI dịch vụ 4G
và giải pháp đánh giá chất lượng toàn trình tới mức người dùng, hướng đến trải nghiệm
khách hàng (CEI).

Đẩy mạnh công tác điều hành chất lượng dịch vụ/mạng 4G thông qua việc nâng cấp,
hoàn thiện các công cụ báo cáo tiệm cận thời gian thực:

+ Báo cáo nhanh chất lượng 4G, tiệm cận thời gian thực.

+ Gửi thông tin cảnh báo chất lượng đến cá nhân (sms, email) khi có suy giảm
KPI/KQI.

+ Phát triển tính năng Notify khi có suy giảm dưới ngưỡng MTCL.

You might also like