You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN MINH QUYỀN

TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH MIMO


ĐƯỢC ỨNG DỤNG CHO MẠNG 4G

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN MINH QUYỀN

TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH MIMO

ĐƯỢC ỨNG DỤNG CHO MẠNG 4G

Chuyên ngành: Điện tử - Viễn thông - Máy tính

Mã số chuyên ngành:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. ĐẶNG LÊ KHOA

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2020


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................. 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT......................................................2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................3

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................4

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................5

Chương 1. Tổng quan hệ thống 4G LTE...................................................................6

1.1. Tổng quan.......................................................................................................6

1.1.1. Giới thiệu về công nghệ LTE........................................................................6


1.1.2. Mục tiêu thiết kế............................................................................................6
1.1.3. Các thông số vật lý của LTE.........................................................................7
1.1.4. Dịch vụ của LTE...........................................................................................8
1.2. Các nút cơ bản trong LTE.............................................................................9

1.2.1. Chức năng của thiết bị sử dụng UE (user equipment)...................................9


1.2.2. Mạng truy cập vô tuyến RAN (Radio access network)................................10
1.2.3. Mạng lõi CORE (Core Network).................................................................10
1.2.4. Ứng dụng (Application)...............................................................................10
Chương 2. Tổng quan về công nghệ MIMO............................................................11

2.1. Tổng quan, khái niệm, ưu, nhược điểm của hệ thống MIMO...................11

2.1.1. Tổng quan, khái niệm về MIMO.................................................................11


2.1.2. Ưu điểm:......................................................................................................11
2.1.3. Nhược điểm.................................................................................................11
2.2. Một số khái niệm cơ bản trong MIMO.......................................................12

2.2.1. Tài nguyên vô tuyến....................................................................................12


2.2.2. Các loại nhiễu..............................................................................................12
2.2.3. Fading..........................................................................................................13
2.2.4. Beamfomer - tạo búp sóng, Beamforming-Kỹ thuật hướng búp sóng.........13
2.2.5. Các khái niệm về phân tập...........................................................................15
Chương 3. Một số mô hình MIMO..........................................................................17

3.1. Mô hình MIMO tổng quát...........................................................................17

1
3.2. Các mô hình hệ thống MIMO sử dụng kỹ thuật phân chia giá trị đơn SVD
18

3.2.1. Mô hình kênh SVD MIMO.........................................................................18


3.2.2. Mô hình kênh SVD MIMO tối ưu...............................................................20
3.3. Các mô hình phân tập thu...........................................................................21

3.3.1. Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc (SC).....................................21
3.3.2. Mô hình phân tập anten thu kết hợp theo ngưỡng (TC)...............................22
3.3.3. Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại (MRC)............................23
3.3.4. Mô hình kết hợp với độ lợi bằng nhau (EGC).............................................23
3.4. Kết quả mô phỏng........................................................................................24

3.4.1. Code Mathlab mô phỏng.............................................................................24


3.4.2. Kết quả chạy mô phỏng...............................................................................26
3.4.3. Nhận xét......................................................................................................26
KẾT LUẬN............................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................28

2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Nú cơ bản trong LTE................................................................................................................................10

4
DANH MỤC CÁC BẢNG

5
LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây cùng với sự lớn mạnh về nhu cầu sử dụng thông tin vô
tuyến nói chung và thông tin di động nói riêng đã thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên
cứu nhằm phát triển hoàn thiện các hệ thống mạng không dây tốc độ cao. Một trong
những thách thức chủ yếu trong lĩnh vực này là: Tốc độ xử lý cao đồng thời tiêu thụ ít
điện năng trong các thiết bị di động có như vậy mới giảm kých thước và tăng thời gian
hoạt động của các thiết bị MS trong mạng không dây. Để thúc đẩy hướng nghiên cứu
phải cải tiến kỹ thuật điều chế nhằm tăng hiệu suất giải mã cũng như chất lượng phổ
của hệ thống không dây.

Kỹ thuật MIMO trong mạng vô tuyến gần đây thực sự nổi bật và nó là mô hình
duy nhất về băng thông đáp ứng được thách thức trên, bởi MIMO đáp ứng được việc
truyền tin trên nhiều kênh khác nhau – việc này sẽ giúp chúng ta biểu diễn, mô phỏng
hệ thống dưới dạng ma trận thu gọn và như vậy sẽ hứa hẹn nhiều kỹ thuật xử lý tín
hiệu mới ra đời.

MIMO (Multiple input Multiple output) một cách tổng quát là hệ thống nhiều
đầu vào, nhiều đầu ra. Trong thông tin vô tuyến nó là hệ đa anten phát, đa anten thu và
được áp dụng nhằm:

- Tăng dung lượng kênh.

- Tăng cường khả năng chống Fading.

- Loại bỏ nhiễu (chẳng hạn tạo búp sóng và điều khiển hướng phát xạ không tại
cả máy phát và thu).

- Giảm mức công suất phát trên đường truyền từ anten phát nhờ đó sẽ giảm điện
năng tiêu thụ và đơn giản hóa các vấn đề thiết kế bộ khuếch đại công suất.

Vì lẽ đó em chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu một số mô hình MIMO được
ứng dụng cho mạng 4G”. Đề tài nhằm phân tích một số mô hình MIMO khả dụng
cho mạng 4G.

6
Chương 1. Tổng quan hệ thống 4G LTE
1.1. Tổng quan
1.1.1. Giới thiệu về công nghệ LTE
LTE là thế hệ mạng di dộng thứ tư của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS
thế hệ thứ ba dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính
cạnh tranh cho hệ thống này, tháng 11/2004, 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm xác định
bước phát triển về lâu dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi Long Term
Evolution (LTE). 3GPP đặt ra yêu cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí cho mỗi bit
thông tin, cung cấp dịch vụ tốt hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần hiện có và băng tần
mới, đơn giản hóa kiến trúc mạng với các giao tiếp mở và giảm đáng kể năng lượng tiêu
thụ ở thiết bị đầu cuối
1.1.2. Mục tiêu thiết kế
Bảng 1.1.1 Mục tiêu thiết kế LTE
- Bắt đầu các dịch vụ mới dựa trên - Cơ sở hạ tầng dịch vụ mới
những khả năng mới - Triển khai nhanh các dịch vụ mới

- Các dịch vụ cao cấp nhờ nâng cao - Kết nối và chuyển giao linh hoạt giữa
chất lượng tính năng mạng nhiều hệ thống truy nhập

- 100Mb/s (tốc độ cao nhất của môi trường


- Tốc độ truyền dẫn di động). 1Gb/s (tốc độ tối đa của môi
trường trong nhà).

- Dung lượng hệ thống - gấp 10 lần hệ thống 3G

- Chi phí 1/10 đến 1/100 trên mỗi bit truyền

- Thời gian trễ 50ms hoặc tối ưu hơn


Những yêu cầu cho LTE được chia thành 7 phần khác nhau như sau:
- Tiềm năng, dung lượng.
- Hiệu suất hệ thống.
- Các vấn đề liên quan đến việc triển khai.
- Kiến trúc và sự dịch chuyển .
- Quản lý tài nguyên vô tuyến.
- Độ phức tạp.
- Những vấn đề chung.

7
1.1.3. Các thông số vật lý của LTE

Bảng 1.1.2 Các thông số lớp vật lý của LTE

Bảng 1.1.3 Tốc độ đỉnh của LTE theo lớp

8
1.1.4. Dịch vụ của LTE
Qua việc kết nối của đường truyền tốc độ rất cao, băng thông linh hoạt, hiệu suất
sử dụng phổ cao và giảm thời gian trễ gói, LTE hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều dịch vụ đa
dạng hơn. Đối với khách hàng, sẽ có thêm nhiều ứng dụng về dòng dữ liệu lớn, tải về
và chia sẻ video, nhạc và nội dung đa phương tiện. Tất cả các dịch vụ sẽ cần lưu lượng
lớn hơn để đáp ứng đủ chất lượng dịch vụ, đặc biệt là với mong đợi của người dùng về
đường truyền TV độ rõ nét cao. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, truyền các tập tin
lớn với tốc độ cao, chất lượng video hội nghị tốt

Bảng 1.1.4 So sánh các dịch vụ của 3G với 4G LTE

Dịch vụ 3G 4G
VoIP, video hội nghị chất
Thoại (rich voice) Âm thanh thời gian thực
lượng cao
Photo các tin nhắn, IM,
SMS, MMS,các email ưu
Tin nhắn Email di động, tin nhắn
tiên thấp(low priority emails)
video
Truy cập các dịch vụ wap
thông qua GPRS và mạng 3G Duyệt siêu nhanh
(Access to online (Supper- online trực
information services, for tuyến, trình duyệt fast
Lướt web
which users pay standard browsing), Uploading
network rates. curently content to social
limited to wap browsing over networking sites
GPRS and 3G networks)

Thông tin cước Người dung trả qua hoặc trên


phí (paid mạng tính cước chuẩn, chủ Thông tin dựa trên tạp chí
information) yếu là dựa trên thông tin văn trực tuyến
bản
Chơi trò chơi phù hợp cả cố
Games Tải về và trò chơi trực tuyến
định và mạng di động
Dịch vụ phát sóng truyền
Video/TV theo Xem trực tuyến hoặc có thể
hình tivi theo yêu cầu với
yêu cầu tải về
chất lượng cao
Theo dõi tải đầy đủ và dịch Lưu trữ và tải nhạc chẩt
Nhạc
vụ phát thanh lượng cao
Thương mại hóa Thanh toán cơ sở vật chất Điện thoại cầm tay như
thông qua mạng di dộng thiết bị thanh toán, với các
chi tiết thanh toán qua
mạng tốc độ cao để cho
phép các giao dịch thực

9
hiện nhanh chóng
Truy cập đến các mạng nội bộ Chuyển đổi file P2P, các
Mạng dữ liệu di
và cơ sở dữ liệu cũng như ứng dụng kinh doanh, chia
động cách sử dụng các ứng dụng sẻ, giao tiếp M2M

1.2. Các nút cơ bản trong LTE

Hình 1.1. Nút cơ bản trong LTE

- S1- Tổ chức quản lý di động ( MME ): Được sử dụng để truyền tín hiệu giữa
các ENodeB ( eNB ) và MME.
- S1-U: Xác định mặt phẳng người sử dụng giữa eNB và cổng dịch vụ.
- S10: Được sử dụng bởi MMEs để hỗ trợ thay đổi MME.
- X2: Được sử dụng để hỗ trợ nội MME chuyển giao mà không bị mất gói tin.
- S11: Được sử dụng bởi các MME để điều khiển đường chuyển mạch và thành
lập cổng dịch vụ và cổng PDN.
- S6a: Được sử dụng bởi các MME để lấy dữ liệu từ máy chủ thuê bao thuê bao
( HSS ).
- SGI: Giao diện vào IP PDN . Đây là nơi tiếp xúc giữa IP nhìn thấy với địa chỉ
IP UE.
- S8: Tương tự như S5 ngoại trừ việc nó được sử dụng trong kịch bản chuyển
giao.
- Rx: Được sử dụng bởi các chức năng ứng dụng, chẳng hạn như IMS P- CSCF.
1.2.1. Chức năng của thiết bị sử dụng UE (user equipment)
- Chứa USIM (Universal Subscriber Identity Module) là thẻ nhớ thông minh sử
dụng trên điện thoại di động, lưu trữ những thông tin như số điện thoại, mã số mạng di
động, số PIN, số điện thoại cá nhân và các thông tin cần thiết khác khi sử dụng điện

10
thoại.
- Hỗ trợ các dịch vụ và ứng dụng.
- Màn hình vô tuyến và vận hành chuyển tải tới kênh phát triển nodeB.
- Hỗ trợ các giao diện đường lên LTE và đường xuống giao tiếp không khí.
1.2.2. Mạng truy cập vô tuyến RAN (Radio access network)
- Chức năng của thực thể quản lý di động MME (Mobility Management Entity):
Là node điều khiển quan trọng của mạng truy nhập LTE. Điều khiển các Node xử lí tín
hiệu giữa UE và CN. Giao thức giữa UE và CN là Non-Access Stratum (NAS).
- Chức năng Evolved Node B (eNB): Là trạm thu gốc được tăng cường mới, có
tên là Evolved NodeB dựa trên chuẩn 3GPP. Nó là một BTS được tăng cường cung
cấp giao diện không gian LTE và thực hiện quản lý tài nguyên vô tuyến cho hệ thống
truy nhập tiên tiến.
1.2.3. Mạng lõi CORE (Core Network)
- Cổng dịch vụ (serving Gateway S-GW): Là một node kết thúc trong giao diện
hướng tới EUTRAN.
- Cổng mạng dữ liệu gói P-GW (Packet Data Network-Gateway): PDN GW
cung cấp kết nối cho UE tới các mạng dữ liệu gói bên ngoài tại các điểm vào ra của
lưu lượng cho UE, một UE có thể đồng thời kết nối với nhiều hơn một P-GW.
- Chức năng chính sách và quy định tính phí PCRF (policy and charging rules
Function): Là nút phần mềm được chỉ định trong thời gian thực để xác định các quy
tắc chính sách trong một mạng đa phương tiện.
1.2.4. Ứng dụng (Application)
- Dịch vụ đa phương tiện IMS (IP Mutimedia server): Là một kiến trúc gồm
nhiều chức năng được gắn kết với nhau thông qua các giao tiếp đã được chuẩn hóa
nhằm cung cấp các dịch vụ đa phương tiện qua vùng chuyển mạch gói IP cơ bản. IMS
được coi như kiến trúc cho việc hội tụ mạng thoại, dữ liệu và di động. Đường giao tiếp
giữa mạng lõi với mạng truy cập vô tuyến.

11
Chương 2. Tổng quan về công nghệ MIMO
2.1. Tổng quan, khái niệm, ưu, nhược điểm của hệ thống MIMO
2.1.1. Tổng quan, khái niệm về MIMO
Kỹ thuật MIMO trong lĩnh vực truyền thông là kỹ thuật sử dụng nhiều anten
phát và nhiều anten thu để truyền dữ liệu. MIMO là một kỹ thuật đổi mới quan trọng
của LTE, được sử dụng để cải thiện hiệu suất của hệ thống. Kỹ thuật cho phép LTE cải
thiện hơn về dung lượng và hiệu quả sử dụng phổ. Mặc dù, sử dụng MIMO làm cho hệ
thống phức tạp hơn về quá trình xử lý tín hiệu và yêu cầu số lượng anten, nhưng nó có
thể tăng tốc độ dữ liệu lên mức cao, cho phép hiệu quả sử dụng phổ tần. MIMO là một
kỹ thuật không thể thiếu của LTE.

Hình 2.1. Mô hình kênh MIMO với Nt anten phát và Nr anten thu
2.1.2. Ưu điểm:
Với tất cả đặc tính kể trên ta có thể kết luận vắn tắt về các ưu điểm của hệ
MIMO như sau:

- Tăng dung lượng (capacity) kênh truyền do đó có thể tăng được tốc độ dữ liệu.
- Tăng cường khả năng chống fading thậm chí phần nào khai thác được nó.
- Loại bỏ nhiễu (chẳng hạn tạo búp sóng và điều khiển hướng phát xạ không tại
cả máy phát và thu).
- Giảm mức công suất phát trên đường truyền từ anten phát nhờ sẽ giảm điện
năng tiêu thụ và đơn giản hóa các vấn đề thiết kế bộ khuếch đại công suất.
2.1.3. Nhược điểm
- Chi phí giá thành cho thiết bị cao hơn (do sử dụng nhiều anten thu phát, và
phải dùng các bộ vi xử lý đặc biệt chuyên dụng…).
- Giải thuật xử lý tín hiệu phức tạp hơn.

12
2.2. Một số khái niệm cơ bản trong MIMO
2.2.1. Tài nguyên vô tuyến
Kênh truyền vô tuyến là tài nguyên của mỗi quốc gia, do đó nó cần sử dụng một
cách có hiệu quả nhất. Tài nguyên vô tuyến ở đây có thể được hiểu là các dải tần số
được cấp phát giới hạn và cố định cho một mục đích cụ thể nào đó như truyền hình
phát thanh, thông tin di động,….Vì vậy, để sử dụng tài nguyên vô tuyến một cách có
hiệu quả người ta đã đưa ra các phương pháp ghép kênh khách nhau như: TDM, FDD,
TDD, OFDM…
2.2.2. Các loại nhiễu
- Nhiễu trắng Gaussian: Nhiễu trắng là một loại tín hiệu ngẫu nhiên có mật độ
phân bố công suất phẳng nghĩa là tín hiệu nhiễu có công suất bằng nhau trong toàn
khoảng băng thông. Chúng ta không thể tạo ra nhiễu trắng theo đúng lý thuyết vì theo
định nghĩa của nó, nhiễu trắng có mật độ công suất phân bố trong khoảng tần vô hạn
và do vậy nó cũng phải có công suất vô hạn. Lưu ý rằng nhiễu Gaussan là nhiễu có
phân bố biên độ theo hàm Gaussian.

Hình 2.2. Nhiễu trắng

- Nhiễu liên ký tự ISI (Inter symbol interference):

Do ảnh hưởng của kênh truyền ngoài nhiễu Gausian trắng cộng. ISI gây ra do
trải trễ đa đường. Trong môi trường truyền đa đường, ký tự phát đến đầu thu của máy
thu với các khoảng thời gian khác nhau thông qua nhiều đường khác nhau. Sự mở rộng
của chu kỳ ký tự gây ra sự chồng lấn giữa ký tự hiện thời với ký tự trước đó và kết quả
là có nhiễu liên ký tự (ISI).

Để giảm được nhiễu ISI thì hệ thống OFDM sử dụng kỹ thuật truyền song song
nhiều băng tần con nên kéo dài thời gian truyền một ký tự lên nhiều lần. Ngoài ra,
OFDM còn chèn thêm một khoảng bảo vệ (guard interval-GI), thường lớn hơn thời
gian trễ tối đa của kênh truyền, giữa hai ký tự nên nhiễu ISI có thể bị loại bỏ hoàn toàn

13
Hình 2.3. Nhiễu liên ký tự ISI

2.2.3. Fading
Fading là hiện tượng sai lạc tín hiệu thu một cách bất thường xảy ra đối với các
hệ thống vô tuyến do tác đông của môi trường truyền dẫn.
Các yếu tố gây ra fading đối với các hệ thống vô tuyến măt đất như:
- Sự thăng giáng của tầng điện ly đối với hệ thống sóng ngắn.
- Sự hấp thụ gây bởi các phân tử khí, hơi nước, mưa, tuyết, sương mù, ... sự hấp
thụ này phụ thuôc vào dải tần số công tác đăc biệt là dải tần cao (>10Ghz).
- Sự khúc xạ gây bởi sự không đổng đều của mật độ không khí.
- Sự phản xạ sóng từ bề măt trái đất, đăc biệt trong trường hợp có bề măt nước
và sự phản xạ sóng từ các bất đổng nhất trong khí quyển. Đây cũng là môt yếu tố dẫn
đến sự truyền lan đa đường.
- Sự phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ từ các chướng ngại trên đường truyền lan sóng
điện từ, gây nên hiện tượng trải trễ và giao thoa sóng tại điểm thu do tín hiệu nhận
được là tổng của rất nhiều tín hiệu truyền theo nhiều đường. Hiện tượng này đăc biệt
quan trọng trong thông tin di động.


nh 2.4. Hiện tượng fading
2.2.4. Beamfomer - tạo búp sóng, Beamforming-Kỹ thuật hướng búp
sóng
- Beamfomer:

14
+ Quá trình tạo búp sóng thông thường xây dựng trên cơ sở sử dụng mảng anten
được áp dụng cho các hệ thống TTDĐ thế hệ sau cho cả khái niệm mảng anten thích
ứng và mảng anten cố định. Khi trang bị mảng anten thích ứng, BS có thể tạo búp đặc
biệt cho người sử dụng. Trong trường hợp này nhìn từ phía người sử dụng các kênh sẽ
khác nhau, vì thế không thể sử dụng các kênh chung để ước tính kênh. Thay vào đó
các ký hiệu hoa tiêu riêng được phát trong các kênh riêng đường xuống sẽ được sử
dụng để ước tính kênh cho tách sóng nhất quán.
+ Tạo búp nhằm hướng búp sóng trong không gian đến người sử dụng nhờ vậy
giảm nhiễu đến các người sử dụng khác trong ô. Trong trường hợp này phương phát
(hay mẫu phát xạ) trùng với phương thu cực đại và các búp có hướng được tạo ra bởi
các dàn anten được hiệu chỉnh chẳng hạn bằng mảng tuyến tính đồng dạng (Hình 2.5)
hoặc mảng tròn đồng dạng. Kỹ thuật tạo búp thực hiện điều chỉnh pha và biên độ
nguồn sóng cáp cho các phần tử anten mảng để điều chỉnh phương pháp phát/thu của
anten mảng. Việc điều chỉnh này thực hiện bằng cách chọn các trọng số cho từng loại
anten. Có hai loại tạo búp cơ bản: Tạo búp dựa trên phương tới (DOA: Direction of
Arrival) hay vật lý và tạo búp eigen hay toán học.

Hình 2.5. Mảng tuyến tính đồng dạng có nt phần tử cách nhau
- Beamforming:
+ Là kỹ thuật xử lý tín hiệu vô tuyến sử dụng phương pháp truyền tín hiệu dạng
anten mảng (anten mảng trong beamforming là dùng các phần tử anten đặt sát nhau,
sau đó điều chỉnh pha cấp sóng cho anten để tạo búp sóng hẹp; điều chỉnh pha các
phần tử anten nhằm hướng về máy di động, do phát hẹp nên không gây nhiễu ở cự ly
xa) để định hướng truyền của tín hiệu nhằm tăng độ lợi anten phát và độ nhạy phía thu.
Nhiễu trong tín hiệu nhận được khi dùng kỹ thuật beamforming sẽ giảm, bởi vì
beamforming lợi dụng nhiễu để chuyển tín hiệu trực tiếp vào các phần tử anten mảng.
Trong khi truyền tín hiệu đi các bộ điều khiển tạo búp sóng sẽ điều chỉnh pha và biên
độ của tín hiệu để lấy mẫu và loại bỏ nhiễu. Đồng thời khi đang truyền tín hiệu người
ta có thể nâng công suất của tín hiệu một cách trực tiếp.
Tại phía thu các tín hiệu đi qua các bộ cảm biến và được tổ hợp lại khá giống
như mẫu ban đầu, đồng thời cũng tại phía thu các bộ tạo búp sóng tại các anten sẽ điều
chỉnh các biên độ của tín hiệu thông qua các trọng số của nó như vậy tín hiệu nhận
được sẽ được khôi phục như mong muốn.

15
2.2.5. Các khái niệm về phân tập
Là một phương pháp dùng trong viễn thông dùng để nâng cao độ tin cậy của
việc truyền tín hiệu bằng cách truyền một tín hiệu giống nhau trên nhiều kênh truyền
khác nhau để đầu thu có thể chọn trọng số những tín hiệu thu được hoặc kết hợp
những tín hiệu đó thành một tín hiệu tốt nhất. Việc này nhằm chống lại fading và nhiễu
là do những kênh truyền khác nhau sẽ chịu fading và nhiễu khác nhau. Người ta có thể
sử dụng mã sửa lỗi FEC (forward error correction) cùng với kỹ thuật phân tập. Lợi
dụng việc truyền trên nhiều kênh mà ta có được độ lợi phân tập, thường được đo bằng
dB. Có các loại phân tập sau:
- Phân tập tần số: Là kỹ thuật thu hoặc phát tín hiệu trên hai hoặc nhiều kênh tần
số sóng vô tuyến. Tức là cùng một tín hiệu thu được phát trên hai tần số khác nhau đến
anten thu, thì tín hiệu nào tốt hơn thì lấy tín hiệu đó. Các hệ thống vô tuyến sử dụng kỹ
thuật phân tập tần số sẽ cải thiện chất lượng tốt hơn, nhưng việc sử dụng phổ tần
không đạt hiệu quả cao.

Hình 2.6. Phân tập theo tần số


- Phân tập thời gian: Là phương pháp cơ bản nhất, dùng những khe thời gian tại
những thời điểm khác nhau để truyền cùng một tín hiệu ban đầu. Như vậy, tại đầu thu
ta có thể nhận được nhiều bản sao của một tín hiệu tại nhiều thời điểm. Hoặc cùng một
tín hiệu thu, có thể thu theo nhiều khoảng thời gian trễ khác nhau để chọn ra được tín
hiệu thu tốt nhất.

Hình 2.7. Phân tập theo thời gian


- Phân tập không gian: Là sử dụng nhiều anten được sắp xếp trong không gian
tại phía phát hoặc phía thu. Trong phân tập không gian, các phiên bản của tín hiệu phát
được truyền đến nơi thu trên các anten khác nhau trong miền không gian. Tùy thuộc
vào việc sử dụng nhiều anten mà người ta chia phân tập thành 3 loại: Phân tập anten
phát (hệ thống MISO), phân tập anten thu (hệ thống SIMO), phân tập anten phát và thu
(hệ thống MIMO).

16
Hình 2.8. Phân tập theo không gian
- Phân tập phân cực: Được sử dụng để giảm thiểu fading đa đường. Tại các trạm
cơ sở, kỹ thuật phân tập không gian thường được sử dụng trong các trạm gốc nhưng kỹ
thuật này đòi hỏi phải có hai anten nằm ngang cách nhau trên một sector. Kỹ thuật
phân tập, phân cực này có chứa một anten kép phân cực, trong đó chỉ có một anten
trên mỗi sector là cần thiết. Trong phân tập không gian, sự phân tập thì các anten được
đặt cách nhau, trong khi kỹ thuật phân tập phân cực sử dụng tất cả các anten trung tâm
có pha trùng nhau.

Chương 3. Một số mô hình MIMO


3.1. Mô hình MIMO tổng quát
Như đã giới thiệu ở trên, trong MIMO tại phía phát có thể gửi nhiều luồng dữ
liệu đồng thời thông qua hệ anten phát. Các luồng dữ liệu này được mô phỏng như là
ma trận kênh H với nhiều đường truyền giữa các anten phát phía phát và anten thu phía
thu. Như vậy phía thu thu được tín hiệu dạng vector gọi là vector tín hiệu. Ta có thể

17
mô phỏng hóa mô hình truyền dẫn gồm mã hóa, đan xen ghép đa người dùng trong
băng tần gốc như sau:

Trong đó:
+ X là ma trận điều chế không gian thời gian.
+ L là độ dài khối của ma trận điều chế (hay mã không gian thời gian).
+ Nb là số búp phát.
+ Nt là số anten phát.
+ Nr là số anten thu.
+ W là ma trận tạo búp Nb x Nt .
+ Y là ma trận Nr x L của các tín hiệu thu.
+ H là ma trận kênh trong đó mỗi cột biểu thị một vectơ kênh từ nhiều anten
phát đến một anten thu.
+ η Là tạp âm Gauss phức.

Hình 3.1. Mô hình kênh MIMO với Nt anten phát và Nr anten thu
Ma trận kênh H cho mô hình MIMO được biểu diễn như sau:

18
Trong đó: hnm là độ lợi kênh giữa anten phát thứ n và anten thu thứ m.
Giả sử: x= [ x1, x2 … , xNt]T - là các số liệu phát.
y= [ y1, y2 … , yNt]T - là các số liệu thu.
η= [ η1, η2 … , ηNt]T - là tạp âm gauss trắng phức của máy thu Nr.
T là ký hiệu phép toán chuyển vị.
Khi đó quan hệ giữa tín hiệu đầu vào x với tín hiệu đầu ra y được xác định bởi
biểu thức:

Có thể viết lại quan hệ vào ta kênh ma trận Nr x Nt, trong phương trình trên là:

Y = H.x + η (3.1)

3.2. Các mô hình hệ thống MIMO sử dụng kỹ thuật phân chia giá trị đơn
SVD
3.2.1. Mô hình kênh SVD MIMO
SVD (singular value decomposition) là một dạng khai triển của ma trận có rất
nhiều ứng dụng trong những vấn đề liên quan đến nghịch đảo và số hóa các dữ liệu.
Hiện nay phân tích SVD của ma trận xuất hiện rất nhiều trong các ứng dụng thực tế
như về tín hiệu số, tính các giá trị xấp xỉ trong kỹ thuật, công nghệ thông tin, và được
ứng dụng trong các công cụ tìm kiếm trên các website.
Xét một hệ thống truyền dẫn vô tuyến bao gồm Nt anten phát và Nr anten thu
như trên hình. Ta viết lại phương trình (3.1) Y= Hx + η

Hình 3.2. Xây dựng mô hình kênh SVD MIMO


H=UDV h

19
Trong đó U và V là các ma trận đơn nhất (unitary) có kých thước Nr x Nr và Nt x
Nt
Toán tử “h”: Là phép toán chuyển vị Hermintian.
Ma trận trực giao: ma trận vuông U, V được gọi là ma trận trực giao nếu:
UU H = INr và VV H = INt (INr , INt là những ma trận đơn vị).
D là ma trận Nr x Nt gồm NA = min{ Nr x Nt}
Các giá trị đơn không âm được ký hiệu là λ1/2i,, ….λ1/2NA-1 trên đường chéo
chính của nó.
Trong đó λi với i=0,2…..NA-1 là các giá trị riêng của ma trận HH H. Các giá trị
riêng của ma trận HH H được xác định như sau:

Trong đó Q là ma trận Wishart được xác định như sau:

Hình 3.3. Xây dựng kênh truyền SVD MIMO

20
Hình 3.4. Phân chia kênh fading phẳng MIMO thành các kênh fading phẳng song
song tương đương dựa trên SVD
3.2.2. Mô hình kênh SVD MIMO tối ưu
Bản chất của mô hình SVD MIMO tối ưu là tại phía phát người ta chia luồng ký
hiệu thành nhiều luồng con và nhân các luồng con này với các cột của ma trận V sau
đó phát đi trong không gian. Tại phía thu các ký hiệu thu được nhân với ma trận Uh để
tách ra các luồng không gian rồi dùng bộ kết hợp để kết hợp các ký hiệu thu này. Như
vậy từ mô hình SVD tối ưu hay nói khác đi từ công thức y =Hx+ ở (3.1) nhân hai vế
với ma trận UH ta được:
Uhy = Uh(Hx+)

Giả sử x được nhân trước với ma trận V và đặt


z=Uhy = Uh(HxV+)
= UhUDVhVx+Uh
= Dx+ Uh
Vì ma trận D là ma trận được chéo hóa, nên ta có thể phân hóa quan hệ giữa z
và x vào dạng:

zi=1/2nxn+n trong đó i=1,2,..,NA


Từ biểu thức trên cho phép ta xây dựng hệ thống SVD MIMO tối ưu gồm N N
kênh fađing phẳng song song

21
Hình 3.5. Mô hình kênh SVD MIMO tối ưu
3.3. Các mô hình phân tập thu
Phân tập thu là dạng SIMO của các sơ đồ hệ thống MIMO
3.3.1. Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc (SC)
Kỹ thuật phân tập thu SC hoạt động dựa trên nguyên tắc lựa chọn tín hiệu có tỉ
số tín hiệu trên nhiễu SNR tốt nhất trong số tất cả các tín hiệu nhận được từ các nhánh
khác nhau rồi đưa vào xử lý.
Sơ đồ kết hợp lựa chọn (Selection Combiner) sử dụng bộ kết hợp đơn giản nhất,
trong đó bộ kết hợp chỉ đơn giản tính cường độ tín hiệu tức thời trong số Nr anten thu
sau đó chọn lựa anten có tín hiệu mạnh nhất. Vì SC loại bỏ năng lượng hữu ích từ các
luồng khác, nên sơ đồ này rõ ràng không phải là tối ưu tuy nhiên do tính đơn giản của
nó nên nó được sử dụng trong nhiều trường hợp khi cần giảm bớt các yêu cầu phần
cứng.

Hình 3.6. Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc
Trong phương pháp phân tập SC, tín hiệu ngõ ra của bộ kết hợp có SNR chính
là giá trị cực đại của SNR trên tất cả các nhánh. Vì vậy tại một thời điểm chỉ có một tín

22
hiệu của một nhánh được đưa vào xử lý nên kỹ thuật này không yêu cầu sự đồng pha
giữa các nhánh.
SC sử dụng bộ kết hợp đơn giản nên tối ưu hóa hệ thống đầu thu.
3.3.2. Mô hình phân tập anten thu kết hợp theo ngưỡng (TC)
Nguyên lý của kỹ thuật phân tập thu TC (Threshold Combining) gần giống với
kỹ thuật phân tập thu SC nhưng thay vì đặt các bộ theo dõi SNR trên mỗi nhánh thì ta
chỉ cần dùng một bộ so sánh rồi thực hiện quét tất cả các nhánh theo thứ tự, mức SNR
đầu tiên tại các nhánh sẽ được so sánh với mức SNR ngưỡng, nếu SNR ở nhánh nào
lớn hơn mức này thì tín hiệu ở nhánh đó sẽ được đưa vào xử lý. Còn mức SNR ở
nhánh nào nhỏ hơn mức thì bỏ qua. Vì kỹ thuật này cũng chỉ cần một nhánh được đưa
vào xử lý nên cũng không cần đến sự đồng pha trong tín hiệu.

Hình 3.7. Mô hình phân tập anten thu TC


3.3.3. Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại (MRC)
Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỉ lệ cực đại MRC (Maximum Ratio
Combiner) thực hiện kết hợp thông tin từ các nhánh anten khác nhau để đạt được tỷ số
tín hiệu trên tạp âm lớn nhất.

23
Hình 3.8. Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại
3.3.4. Mô hình kết hợp với độ lợi bằng nhau (EGC)

Hình 3.9. Mô hình phân tập anten thu độ lợi bằng nhau EGC
Trong kỹ thuật phân tập thu MRC thì yêu cầu phải biết sự biến đổi của SNR
trên từng nhánh theo thời gian. Tuy nhiên thông số này rất khó đo được. Vì vậy để đơn
giản hóa kỹ thuật MRC người ta dùng kỹ thuật phân tập thu EGC (Equal Gain
Combiner). Về bản chất kỹ thuật EGC cũng giống với MRC, đều sử dụng tất cả tín
hiệu thu được tại các nhánh để đưa vào xử lý.

24
3.4. Kết quả mô phỏng
Chương trình mô phỏng dung lượng của kênh MIMO với cấp phát công suất
theo phương pháp waterfilling.
Phương pháp waterfilling là phương pháp cấp phát công suất theo độ lợi kênh.
Kênh có độ lợi càng cao thì công suất cấp phát càng nhiều.
Dung lượng hệ thống MIMO với công suất cấp phát theo waterfilling là

3.4.1. Code Mathlab mô phỏng


clear all
close all
clc
nt_V = [1 2 3 2 4];
nr_V = [1 2 2 3 4];
N0 = 1e-4;
B = 1;
Iteration = 1e4; % must be grater than 1e2
SNR_V_db = [-10:3:20];
SNR_V = 10.^(SNR_V_db/10);
color = ['b';'r';'g';'k';'c'];
notation = ['-o';'->';'<-';'-^';'-s'];
for(k = 1 : 5)
nt = nt_V(k);
nr = nr_V(k);
for(i = 1 : length(SNR_V))
Pt = N0 * SNR_V(i);
for(j = 1 : Iteration)
H = random('rayleigh',1,nr,nt);
[S V D] = svd(H);
landas(:,j) = diag(V);
[Capacity(i,j) PowerAllo] =
WaterFilling_alg(Pt,landas(:,j),B,N0);
end
end
f1 = figure(1);
hold on

plot(SNR_V_db,mean(Capacity'),notation(k,:),'color',color(
k,:))
f2 = figure(2);
hold on
[y,x] = hist(reshape(landas,
[1,min(nt,nr)*Iteration]),100);

25
plot(x,y/Iteration,'color',color(k,:));
clear landas
end
f1 = figure(1)
legend_str = [];
for( i = 1 : length(nt_V))
legend_str =[ legend_str ;...{['nt =
',num2str(nt_V(i)),' , nr = ',num2str(nr_V(i))]}];
end
legend(legend_str)
grid on
set(f1,'color',[1 1 1])
xlabel('SNR in dB')
ylabel('Capacity bits/s/Hz')
f2 = figure(2)
legend(legend_str)
grid on
set(f2,'color',[1 1 1])
ylabel('pdf of elements in matrix landa in svd
decomposition of marix H')

f2 = figure(2)
legend(legend_str)
grid on
set(f2,'color',[1 1 1])
ylabel('pdf of elements in matrix landa in svd
decomposition of marix H')

26
3.4.2. Kết quả chạy mô phỏng

3.4.3. Nhận xét


Nhìn vào kết quả ta có thể thấy rằng khi tăng số anten lên thì đồng nghĩa độ lợi
kênh truyền cũng tăng theo. Khi nt = nr =1 thì dung lượng kênh truyền rất thấp, và khi
nt = nr =4 thì dung lượng kênh truyền tăng một cách đáng kể, còn khi nt=3, nr=2 và
nt=2, nr=3 thì dung lượng của hệ thống xấp xỉ là như nhau.

Qua đó ta cũng có thể thấy đơn vị bit/s/Hz càng lớn thì tỉ lệ lỗi bit BER của hệ
thống càng nhỏ.

KẾT LUẬN

27
Trong đề tài em đã trình bày tóm tắt tổng quan mạng di dộng 4G LTE. Qua đó
biết được những mặt ưu và nhược điểm của hệ thống. Mạng di động 4G LTE được kỳ
vọng đáp ứng các đặc điểm sau:
- Đặc tính được kỳ vọng nhất của mạng 4G là cung cấp khả năng kết nối mọi
lúc, mọi nơi. Thiết bị di động của 4G sẽ là đa công nghệ (multi-technology), đa mốt
(multi-mode) để có thể kết nối với nhiều loại mạng truy nhập khác nhau. Muốn vậy,
thiết bị di động sẽ sử dụng giải pháp SDR (Software Defined Radio) để có thể tự cấu
hình nhiều loại rađio khác nhau thông qua một phần cứng rađio duy nhất.
- Mạng 4G cung cấp kết nối băng rộng với tốc độ tầm 100Mb/s và cơ chế nhằm
đảm bảo QoS cho các dịch vụ đa phương tiện thời gian thực.
- Để vượt lên khỏi tình trạng bảo hòa của thị trường viễn thông, các nhà cung
cấp mạng sẽ phải tìm kiếm khách hàng bằng các dịch vụ tùy biến theo yêu cầu của
khách hàng.
- Mạng 4G sẽ lấy người dùng làm tâm điểm.
Đề tài cũng đã phân tích, đánh giá, ưu, nhược điểm chính của hệ thống MIMO.
Đề tài đã giới thiệu cơ bản một số mô hình MIMO được đề xuất áp dụng trong
việc xây dựng mạng thông tin thế hệ 4G. Từ đó thấy được tiềm năng cao của các LTE
trong việc cải thiện chất lượng người sử dụng.
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là:
- Đề tài chỉ giới hạn ở kênh truyền Rayleigh fading, mục tiêu phát triển của đề
tài là tiếp tục khảo sát cho các kênh truyền khác để từ đó rút ra được sự tối ưu phân tập
trong môi kênh truyền.
- Tìm hiểu thêm về các loại mã không gian-thời gian như mã STTC, mã hóa lớp
BLAST. Để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống MIMO được áp dụng trong
hệ thống thông tin di động.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] MIMO in the Lte operation and measurement


[2] Erik Dahlman, Stefan Parkvall, and Johan Sköld; 4G LTE/LTE-Advanced for
Mobile Broadband
[3] Theodore S.Rappaport, Wireless Communications: Principles and Practice,
Prentice Hall P T R, USA, 2001
[4] Andrea Goldsmith, Wireless Communications, Cambridge University Press,
UK, 2005
[5] Website:http://mathworks.com

29

You might also like