You are on page 1of 25

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIỄN THÔNG


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị: Công ty HTC-ITC

Giảng viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, 2022
LỜI MỞ ĐẦU

Sau bốn năm là sinh viên thuộc khoa Viễn Thông, học trên giảng đường Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thì em đã tích lũy được cho bản thân mình
nhiều kiến thức. Quá trình thực tập một mặt là yêu cầu bắt buộc với sinh viên nhưng
mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, quan trọng giúp sinh viên tập
làm quen với công việc thực tế, hội nhập vào môi trường doanh nghiệp. Trong thời
gian thực tập, sinh viên có thể học hỏi thêm được nhiều điều, đồng thời cũng là cơ
hội để phát triển ra những điểm còn yếu trong kiến thức và khả năng của mình, để từ
đó bổ sung, bù đắp trước khi rời ghế nhà trường.
Thực hiện nhiệm vụ học tập của nhà trường trong đợt thực tập tốt nghiệp, được
sự đồng ý của ban lãnh đạo Khoa đào tạo và công ty thực hiện. Bám sát đề cương của
Khoa đưa ra, những lý luận và kiến thức đã học. Trong quá trình thực tập em đã được
trau dồi thêm kiến thức về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và hiểu biết hơn về lập trình,
ứng dụng cũng như cơ cấu và tình hình hoạt động của công ty.
Được sự tận tình giúp đỡ hướng dẫn của anh .... cùng với sự giúp đỡ của giáo
viên hướng dẫn …… và nỗ lực trong học tập, tìm tòi học hỏi, em đã hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Báo cáo này gồm các phần chính:
- Phần I:
- Phần II:
Trong quá trình thực hiện báo cáo, tuy đã cố gắng nhưng em vẫn còn những
hạn chế về thời gian tìm hiểu, kiến thức cũng như là kinh nghiệm và vẫn còn nhiều
sai sót. Em rất mong được nhận những ý kiến đóng góp và nhận xét của cô để em có
thể hoàn thiện hơn.

2
LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP

3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1
1.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập
Tên đơn vị: Công ty cổ phần HTC Viễn Thông Quốc Tế
Tên tiếng anh: HTC International Telecommunication Joint Stock Company
Tên viết tắt: HTC - ITC
Địa chỉ: Tầng 6, Lotus Building, Số 2 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2007: Thành lập công ty

4
Năm 2011: Bắt đầu xây dựng trục 1 – 7.500km
Năm 2014:
- Hoàn thành xây dựng trục 1
- Bắt đầu dịch vụ hạ tầng MS
Năm 2016: Bắt đầu xây dựng trục 2 – 8,000km
Năm 2019: Xây dựng data center đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn Tier 3 về cả thiết kế
và xây dựng
1.3Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

5
1.4Các sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ mạng:


- Dịch vụ Internet cáp quang ( FTTH )
- Dịch vụ Internet trực tiếp ( Internet Leased Line )
- Dịch vụ truyền số liệu VPN/MPLS nội hạt, liên tỉnh
- Dịch vụ kênh thuê riêng quốc tế ( IPLS )
Dịch vụ thoại:
- Dịch vụ thoại 1800, 1900
- Dịch vụ điện thoại cố định VoIP\
- Tổng đài ảo VPBX
Trung tâm dữ liệu:
- Dịch vụ trên nền tảng đám mây
- Thuê đặt máy chủ
Dịch vụ trực tuyến:
- Email Marketing
- Online Ads
- Mobile Banking, Payment
Giải pháp CNTT – Tích hợp:
- Giải pháp về công nghệ thông tin và viễn thông

6
1.5Giới thiệu Trung tâm Điều hành mạng (NOC)

GIÁM ĐỐC:
- Định hướng hoạt động, quy tắc hoạt động, tổ chức bộ máy nhân sự
- Quy hoạch thiết kế mạng và dịch vụ
- Chủ trì các chương trình phát triển mạng và dân sự
PGĐ PHỤ TRÁCH ĐIỀU HÀNH:
- Điều hành hoạt động các trung tâm
- Chủ trì triển khai mạng lưới mới & dịch vụ mới
PGĐ PHỤ TRÁCH MẠNG & DỊCH VỤ:
- Quản trị tình hình mạng lưới và dịch vụ
- Đưa ra & chủ trì các dự án cải thiện chất lượng
Phòng NOC: Phụ trách Nguyễn Tiến Hậu
- Trực giám sats mạng lưới và điều hành xử lý sự cố 24/7
- Tổng hợp tình hình vận hành mạng lưới
Phòng QUẢN TRỊ MẠNG: Phụ trách Đỗ Anh Tú
- Quản trị các mạng & dịch vụ
- Quy hoạch thiết kế mạng
- Khai báo hệ thông cung cấp dịch vụ
- Cấu hình, xử lí thiết bị chuyên sâu
Nhóm THIẾT KẾ GIẢI PHÁP: Phụ trách Nguyễn Văn Huỳnh
- Thiết kế giải pháp cung cấp dịch vụ
- Thiết kế giải pháp mạng nội bộ cho khách hàng

7
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY CẬP THỤ
ĐỘNG PON

2.1 Giới thiệu chung về công nghệ PON:


Như ta đã biết FTTH được xem như là một giải pháp hoàn hảo thay thế mạng cáp đồng
hiện tại nhằm cung cấp các dịch vụ “triple play” (bao gồm thoại, hình ảnh, truy
nhập dữ liệu tốc độ cao) và các các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông (như là truy cập
Internet băng rộng, chơi game trực tuyến và phân tán các đoạn video). Tuy nhiên nhược
điểm chính của FTTH đó là chi phí cho các linh kiện và cáp quang tương đối cao dẫn tới giá
thành lắp đặt những đường quang như vậy là rất lớn. Có nhiều giải pháp để khắc phục
nhược điểm này và một trong số đó là triển khai FTTH trên nền mạng quang thụ động PON
(Passive Optical Network). Hầu hết trong các mạng quang hiện nay, mỗi đường cáp quang
từ nhà cung cấp sẽ được chia sẻ cho một số người sử dụng .
Khi các đường cáp quang này được kéo tới phía người sử dụng, cần có 1 bộ chia quang để
tác tín hiệu tới các sợi quang riêng biệt tới từng người sử dụng khác nhau. Bởi vậy, đã xuất
hiện

8
2 kiến trúc điển hình trong việc chia đường cáp quang là mạng quang tích cực AON
(Active Optical Network) và mạng quang thụ động PON. Để có cái nhìn rõ rệt hơn về
FTTH, ta sẽ tìm hiểu sơ lược 2 kiến trúc này.
2.2 AON

Mạng quang tích cực sử dụng một số thiết bị quang tích cực để phân chia
tín hiệu là : switch, DSLAM. Mỗi tín hiệu đi ra từ phía nhà cung cấp sẽ được đưa
trực tiếp tới khách hàng yêu cầu. Dưới đây là kiến trúc đơn giản của mạng AON.

Hình 2.1 Kiến trúc đơn giải của mạng AON


Một nhược điểm rất lớn của mạng quang tích cực chính là ở thiết bị chuyển
mạch. Thiết bị chuyển mạch phải chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện để
phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngược lại để truyền đi nên sẽ làm giảm tốc
độ truyền dẫn tối đa có thể trong hệ thống FTTH. Ngoài ra do đây là những
chuyển mạch có tốc độ cao nên các thiết bị này rất đắt, không phù hợp với việc
triển khai đại trà cho mạng truy cập.
2.3 PON
PON là một mạng “point – to – multipoints”. Các thiết bị trong mạng PON (OLT
và ONU) truyền dữ liệu ở lớp 2. Để OLT và ONU nhận biết được nhau, OLT tạo
ra một trường LLID (Logic link ID) sau quá trình Auto discovery process

9
Hình 2.2 Quá trình tự động tìm kiếm
OLT và ONU trao đổi các bản tin Discovery, Register… để nhận biết được địa chỉ
MAC của nhau. Sau đó OLT sẽ khởi tạo các LLID để map với mỗi ONU. LLID
được dùng để xác thực địa chỉ gói tin truyền trong mạng.
OLT dùng TDM điều khiển các timeslots cấp cho ONU

Hình 2.3 Sơ đồ gói tin truyền trong mạng PON


- Chiều Downstream
Chiều downstream trong mạng PON theo kiểu “point to multi-point”, OLT sẽ
truyền gói tin Broadcast tới tất cả các ONU. Gói tin mang thêm trường giá trị
LLID. LLID có chứa địa chỉ MAC của port trên ONU.

10
- Chiều Upstream
Chiều upstream tuân theo dạng “point to point”. Các ONU gửi gói tin sẽ chèn
vào LLID chỉ định của nó.

Hình 2.4 Sơ đồ mô tả truyền gói tin dựa vào LLID


PON – passive optical network là một hệ thống mạng mà các thiết bị
truyền dẫn quang là các thiết bị thụ động

11
Hình 2.5 Kiến trúc mạng PON

Ưu điểm của PON là nó sử dụng các bộ tách/ghép quang thụ động, có giá thành rẻ
và có thể đặt ở bất kì đâu, không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, không cần phải
cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa phòng máy trung tâm và phía người dùng. Ngoài
ra, ưu điểm này còn giúp các nhà khai thác giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành. Nhờ đó
mà kiến trúc PON cho phép giảm chi phí cáp sợi quang và giảm chi phí cho thiết bị tại nhà
cung cấp do nó cho phép nhiều người dùng chia sẻ chung một sợi quang.
2.4 So sánh PON và AON:

Hình 2.6 Các mô hình cung cấp FTTx

Để phục vụ cho 32 khách hàng, giả sử khoảng cách từ nhà khách hàng đến nhà cung
cấp dịch vụ (CO) trung bình là 200m. Khoảng cách từ CO đến POP là 1km thì:
Với mô hình thứ nhất (FTTH-AON) ta cần
• 32 hoặc 64 sợi quang dài 200m.
• 64 module truyền nhận tín hiệu quang (Transceiver)
Với mô hình thứ 2 (FTTC):
• 1 ethernet switch hoặc DSLAM.
• 1 hoặc 2 sợi quang dài 100m từ CO đến switch và 64 sợi quang 100m từ switch đến từng
nhà khách hàng

12
• 66 module
Với mô hình thứ 3 (FTTH-PON):
• 1 splitter quang (không tiêu thụ điện).
• 1 sợi quang 1 km từ CO đến switch và 32 sợi quang từ switch đến nhà khách hàng.
• 33 module.
Mô hình thứ 3 đỡ tốn thiết bị, thiết bị rẻ và vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ cho KH.

2.5. Bước sóng sử dụng trong PON:


Tổn hao truyền sóng trên sợi quang gây ảnh hưởng lớn tới dự trữ công suất,
khoảng cách vật lý, tỉ số chia trong mạng. Trong sợi quang, tồn tại rất nhiều nguyên
nhân gây ra suy hao tín hiệu nhưng chủ yếu bởi 4 nguyên nhân chính : suy hao do
hấp thụ vật liệu, suy hao do tán xạ, suy hao do uốn cong và suy hao do ghép và chia
sợi quang. Tổng hợp các loại suy hao trong sợi và biểu diễn một tương quan theo
bước sóng người ta nhận được phổ suy hao của sợi quang. Mỗi loại sợi có đặc tính
suy hao riêng. Một đặc tuyến điển hình của loại sợi đơn mode như Hình 2.7 Nhìn vào
Hình 2.7 ta thấy có ba vùng bước sóng suy hao thấp nhất, còn gọi là ba cửa sổ thông
tin.
* Cửa sổ thứ nhất: Ở bước sóng 850nm. Trong vùng bước sóng từ 0.8µm tới 1µm,
suy hao chủ yếu do tán xạ trong đó có một phần ảnh hưởng của suy hao hấp thụ. Suy
hao trung bình trong cửa sổ này ở mức từ (2-3)dB/Km.
* Cửa sổ thứ hai : Ở bước sóng 1310nm. Ở bước sóng này độ tán sắc rất thấp, suy
hao chính do tiêu hao tán xạ Rayleigh. Suy hao tương đối thấp khoảng từ (0,4 - 0,5)
dB/Km và tán sắc nên được dùng rộng rãi hiện nay.
* Cửa sổ thứ ba : Ở bước sóng 1550nm. Suy hao thấp nhất cho đến nay khoảng 0,3
dB/Km, với sợi quang bình thường độ tán sắc ở bước sóng 1550nm lớn so với bước
sóng 1310nm. Tuy nhiên với một số loại sợi quang có dạng phân bố chiết suất đặc
biệt có thể giảm độ tán sắc ở bước sóng 1550nm như các sợi quang DC, MC và sợi
quang bù tán sắc. Lúc đó việc sử dụng cửa sổ thứ ba sẽ có nhiều thuận lợi : suy hao
thấp và tán sắc nhỏ

13
Hình 2.7: Đặc tuyến suy hao trong sợi quang
Hình 2.7 ở trên chỉ ra phổ suy hao trong sợi quang silicat. Thông thường, tổn hao
lớn nhất trên sợi quang ở bước sóng 1,38 µm gây ra bởi hấp thụ của tạp chất trong
ion OH- do quá trình sản xuất cáp quang. Thông qua các tính chất suy hao của sợi
quang, mạng FTTH được triển khai dựa trên 3 vùng bước sóng chính là 1310nm,
1490nm và 1550nm. Vùng bước sóng 1310nm để truyền dữ liệu tuyến lên, vùng bước
sóng 1490nm được dùng cho tuyến truyền dẫn quang tuyến xuống còn vùng bước
sóng 1550nm được sử dụng cho việc truyền tín hiệu tương tự trên cáp truyền hình
CATV.

14
2.6. GPON

Hình 2.8 Kiến trúc cơ bản của GPON


Gbit/s PON cho phép phân phối nhiều dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, độ phân giải
cao, đóng gói IP các luồng dữ liệu video ngay cả khi hệ số chia OLT/ONT là 1:64 hoặc
cao hơn. Tại thời điểm hiện tại, tốc độ chiều xuống của GPON khoảng 2.5 Gbps, và
chiều lên là 1.25 Gbps. Nếu 1 OLT phục vụ duy nhất một thuê bao thì thuê bao đó có thể
đuợc khai thác toàn bộ băng thông như trên, tuy nhiên thông thường trong các mạng đã
triển khai tại một số nuớc trên thế giới, nhà cung cấp thường thiết kế tốc độ cho một thuê
bao sử dụng PON vào khoảng 100 Mbps cho chiều xuống và 40 Mbps cho chiều lên.
Với tốc độ truy nhập như vậy, băng thông đã thỏa mãn cho hầu hết các ứng dụng cao cấp
như HDTV (khoảng 10 Mbps, chiều lên chiều xuống, chiều lên cho peer-to-peer
HDTV).
Tuy nhiên, GPON cũng có nhược điểm chính là : thiếu tính hội tụ IP; có một kết nối
duy nhất giữa OLT và bộ chia, nếu kết nối này mất toàn bộ ONT không được cung cấp
dịch vụ.
Mặc dù G-PON hỗ trợ truyền tải tin ATM, nhưng nó cũng đưa vào một cơ chế thích
nghi tải tin mới mà được tối ưu hóa cho truyền tải các khung Ethernet được gọi là
phương thức đóng gói GEM (GPON Encapsulation Method). GEM là phương thức dựa

15
trên thủ tục đóng khung chung trong khuyến nghị G.701 ngoại trừ việc GEM tối ưu hóa
header để phục vụ cho ứng dụng của PON, cho phép sắp xếp các dữ liệu Ethernet vào tải
tin GEM và hỗ trợ sắp xếp TDM. G-PON sử dụng cấu trúc khung GTC cho cả hai hướng
xuống và hướng lên. Khung hướng xuống bắt đầu với một từ mào đầu PLOAM, tiếp sau
đó là vùng tải tin GEM và/hoặc các tế bào ATM. PLOAM gồm có thông tin cấu trúc
khung và sắp đặt băng thông cho ONT gửi dữ liệu trong khung hướng lên tiếp theo.
Khung hướng lên bao gồm các nhóm khung gửi từ các ONT. Mỗi một nhóm được bắt
đầu với từ mào đầu lớp vật lý mà có chức năng tương tự trong B-PON, nhưng cũng bao
hàm tổng hợp các yêu cầu băng thông của các ONT. Ngoài ra, các trước PLOAM và các
yêu cầu băng thông chi tiết hơn được gửi đi kèm với các nhóm hướng lên khi có yêu cầu
từ OLT. OLT gán các thời gian cho việc gửi dữ liệu hướng lên từ cho mỗi ONT.

Về cơ bản, GPON hướng tới tốc độ truyền dẫn lớn hơn hoặc bằng 1.2 Gbit/s. GPOn
định nghĩa 7 dạng tốc độ bit như sau:
• Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1.2 Gbit/s;
• Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;
• Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;
• Đường lên 155 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;
• Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;
• Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;
• Đường lên 2.4 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s.

Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT ngoại trừ
khoảng vật lý. Trong mạng GPON, khoảng cách logic lớn nhất là 60km. Khoảng cách
vật lý là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT. Trong mạng GPON, có
hai tùy chọn cho khoảng cách vật lý là 10 km và 20 km. Đối với vận tốc truyền lớn nhất
là 1.25 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10km. Trong mạng GPON khoảng cách sợi
quang chênh lệch là 20 km. Thông số này có ảnh hưởng đến kích thước vùng phủ mạng
và cần tương thích với tiêu chuẩn ITU-T Rec. G.983.1.

 Các khối chức năng trong từng thiết bị


o OLT (Optical Line Terminal):

16
OLT được kết nối tới mạng chuyển mạch thông qua các giao diện được chuẩn hóa.
Ở phía phân tán, OLT đưa ra giao diện truy nhập quang tương ứng với các chuẩn
GPON như tốc độ bit, quỹ công suất, jitter… OLT bao gồm ba phần chính: Chức
năng giao diện port dịch vụ, chức năng kết nối chéo và giao diện mạng phân tán
quang.

Hình 2.9: Các khối chức năng trong OLT

Pon core shell: khối này gồm hai phần, phần giao diện ODN và chức năng
PON TC. Chức năng PON TC bao gồm tạo khung, điều khiển truy cập phương
tiện, OAM, DBA, và quản lý ONU. Mỗi PON TC có thể lựa chọn hoạt động theo
một chế độ ATM, GEM hoặc cả hai.

Cross-connect shell: cung cấp đường truyền giữa PON core shell và
Serviceshell. OLT cung cấp chức năng kết nối chéo tương ứng với các chế độ được
lựa chọn (ATM, GEM hoặc cả hai).

Service shell: phần này hỗ trợ chuyển đổi giữa các giao diện dịch vụ và giao
diện khung TC của phần PON.

o Thiết bị đầu cuối mạng ONU/ONT:

Hầu hết các khối chức năng của ONU/ONT tương tự như các khối chức năng
của OLT. Do ONU hoạt động với một giao diện PON (hoặc tối đa 2 giao diện khi

17
hoạt động ở chế độ bảo vệ), chức năng đấu nối chéo (crossconnectfunction) có thể
được bỏ qua. Thay vào đó là chức năng ghép và tách kênh dịch vụ (MUX và
DMUX) để xử lý lưu lượng. Cấu hình tiêu biểu của ONU được thể hiện trong Hình
3.9. Sơ đồ các khối chức năng ONU. Mỗi PON TC sẽ lựa chọn một chế độ truyền
dẫn ATM, GEM hoặc cả hai

Hình 2.10: Sơ đồ khối chức năng ONU

o Mạng phân phối quang ODN

Mạng phân phối quang kết nối giữa một OLT với một hoặc nhiều ONU sử
dụng thiết bị tách/ghép quang và mạng cáp thuê bao.

- Bộ tách/ghép quang:

Là thiết bị thụ động để chia tín hiệu quang từ một sợi để truyền đi trên nhiều
sợi và ngược lại, kết hợp các tín hiệu quang từ nhiều sợi thành tín hiệu trên một
sợi.

Dạng đơn giản nhất là bộ ghép quang bao gồm hai sợi dính vào nhau. Tín hiệu
nhận được ở bất kỳ đầu nào cũng chia làm hai. Các bộ tách/ghép NxN được chế tạo
bằng cách ghép nhiều bộ 2x2 với nhau hoặc sử dụng công nghệ ống dẫn sóng.

18
Hình 2.11: Các bộ ghép 8x8 được tạo ra từ các bộ 2x2

Các bộ tách ghép được đặc trưng bởi các tham số:

Suy hao chia: là tỉ lệ giữa công suất đầu ra và công suất đầu vào của bộ ghép, tính
theo dB. Với một bộ 2x2 lý tưởng, giá trị này là 3dB. Hình trên biểu diễn hai mô
hình của bộ 8x8 dựa trên các bộ 2x2. Trong mô Hình 3.10a, chỉ có 1/16 công suất
đầu được đưa tới từng đầu ra. Hình 3.10b biểu diễn mô hình thiết kế hiệu quả hơn,
mỗi đầu ra nhận được 1/8 công suất đầu vào.

Suy hao ghép: đây là công suất bị tổn hao do quá trình sản xuất, giá trị này thông
thường khoảng 0.1 dB đến 1dB.

Thông thường các bộ tách/ghép chỉ chế tạo có một đầu vào hoặc một đầu ra. Bộ
có một đầu vào gọi là bộ chia (tách), bộ có một đầu ra gọi là bộ ghép. Tuy nhiên có
những bộ 2x2 được chế tạo không đối xứng (với tý số chia 5/95 hoặc 10/90).

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU MÔ HÌNH MẠNG TRUY CẬP PON


ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

19
3.1 Tổng quan về mô hình:

Hình 3.1: Mô hình tổng quan


Cấu trúc mạng PON cơ bản gồm các thành phần là OLT, splitter quang,
ONU/ONT. OLT chính là thiết bị đầu cuối phía nhà sản xuất, có nhiệm vụ kết nối tất
cả các loại dịch vụ lại và truyền tín hiệu thông qua sợi cáp quang. Tín hiệu từ OLT sẽ
đến các splitter quang. Splitter quang được sử dụng để phân chia băng thông từ một
sợi duy nhất đến người sử dụng (có thể là 128, 64, 32 hoặc 16, điều đó phụ thuộc vào
hệ số chia của splitter) trên một khoảng cách tối đa là 20 km ??. Để thu được tín hiệu
từ OLT, tại phía người sử dụng cần có các ONU/ONT. Các thiết bị này có nhiệm vụ
là biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang. Sự khác biệt rõ nhất giữa ONU và ONT
là ONU không cần cấp nguồn còn ONT cần phải cấp nguồn và chỉ có ONU mới có
khả năng hỗ trợ dịch vụ IPTV.Trong sơ đồ trên, các thành phần chính của một mạng
PON là:
• OLT (Optical Line Terminal): Đây là thiết bị kết cuối kênh quang đặt tại Center
Office. Nó là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống FTTH, cung cấp các giao
diện truy nhập PON cho thiết bị ONU phía người sử dụng và các giao diện khác cho

20
tín hiệu phía uplink.
• ONU (Optical Network Unit): ONU là thiết bị lắp đặt tại phía khách hàng. Nó là
điểm cuối của mạng quang FTTH. ONU có nhiệm vụ chuyển tín hiệu quang từ giao
diện PON thành các chuẩn tín hiệu cho các thiết bị mạng, tín hiệu truyền hình, tín
hiệu thoại được sử dụng tại thuê bao.
• ONT (Optical Network Terminal):Đây là thiết bị đầu cuối phía người sử dụng, là
điểm cuối cùng của ODN.
• OND (Optical Network Distribution): Hệ thống phân phối cáp quang tính từ sau
OLT đến ONU/ONT. Cụ thể, hệ thống phân phối quang OND lại bao gồm các thành
phần sau đây: măng xông quang, dây nhảy quang, hộp phối quang ODF, splitter (bộ
chia/ghép quang)
o Ở đây bộ chia/ghép quang chính là bộ chia công suất quang (Optical Power
Splitter): dùng để chia một tín hiệu quang ở đầu vào thành nhiều tín hiệu ở đầu ra.
Các hệ số chia thông thường là 1:4, 1:8… Đây là bộ chia thụ động tức là không
phải cấp nguồn. Suy hao trong bộ chia phụ thuộc vào hệ số chia. Hệ số chia càng
lớn thì suy hao càng lớn. Với hệ số chia là 1:2 thì suyhao khoảng 3 dB, với hệ số
chia là1:32 thì suy hao tối thiểu là 15dB. Suy hao này chính là suy hao xen tạo ra
bởi sự chưa hoàn hảo trong quá trình xử lý.

Hình 3.2: Bộ chia công suất quang

Hình 3.2 cho biết nguyên lý chung của bộ chia công suất quang. Giả sử tại đầu vào

21
có 3 bước sóng λ1ở hướng lên, λ2, λ3 ở hướng xuống, với bộ chia công suất có hệ
số chia là 1:2 thì đầu ra có 2 cửa ra, một cửa có bước sóng vào là λ2 và bước sóng
ra là λ1, một cửa khác lại có bước sóng vào là λ3 và bước sóng ra là λ1. Bộ
tách/ghép quang được sử dụng rộng rãi trong mạng PON để xây dựng thành 4 topo
cơ bản nhất về mạng là : hình cây, vòng, bus và hình cây & đường tải dự phòng
3.2 Mô hình triển khai

Với phần uplink:


• Các OLT sẽ được đấu thành vòng Ring để đảm bảo tính Redundant cho thiết bị.
• Các link này sẽ được tạo port-channel, khi cần tăng băng thông thì sẽ thực hiện
join thêm kênh vật lý vào các port-channel này.
Với phần downlink:
• Từ OLT đến ONU sẽ chạy kiểu bảo vệ là Type B – 2 OLT port được đấu đến 1
Splitter 2:N.
• Với Type B thì 1 kênh chạy active, 1 kênh chạy standby, khi kênh chính bị down
kênh standby sẽ chuyển sang trạng thái active. Yêu cầu đối với thời gian chuyển
giao kênh là

N*1.25/2 N là số lượng PON port

Để mở rộng vùng phủ của PON có thể chèn thêm các Splitter vào phía sau:

22
• Khoảng cách từ OLT đến ONU ~ 20 – 30Km

• Việc chồng bao nhiêu tầng Splitter cần đảm bảo suy hao từ OLT đến ONU nằm
trong ngưỡng cho phép của thiết bị. Cách tính toán suy hao tham khảo mục 4.5

• Việc chồng tầng Splitter không ảnh hưởng đến Delay từ OLT đến ONU, mà delay
này bị tác động bởi các thiết bị chủ động và khoảng cách truyền phát và do đó cũng
không ảnh hưởng đến việc gán timeslot của OLT.

3.2.1 Sơ đồ kết nối vật lý từ POP đến khách hàng

Bộ chia cấp 1 là bộ chia 1:4

Bộ chia cấp 2 là bộ chia 1:16

3.2.2 Công thức tính toán suy hao

Phương trình thể hiện mối liên hệ giữa khoảng cách và suy hao:

Lb = |Ps| - |Po|

o Lb = link budget

o Ps = Sensitivity

o Po = Output power

Rb = (Lb – SIL – Lc) / Ol

o Rb = range budget

o SIL = splitter insertion loss

23
o Lc = connector loss

o Ol = Optical loss

Dựa vào suy hao cho phép từ OLT đến ONU/ONT và suy hao của các thiết bị để tính
toán chiều dài cáp, và cách đấu nối phù hợp như bên dưới:

Suy hao tối đa cho phép = CS phátmin OLT – CS thumin ONT/ONU (độ nhạy thu)

Trong đó, công suất phát của OLT GCOM theo class B+ là 1,5 ~ 5 dBm

Xét trường hợp OLT kết nối qua Splitter 1:32 đến ONU, Power Budget = 26dB,
Khoảng cách cho phép từ OLT đến ONU là:
Rb = (Lb – SIL – Lc) / Ol = (26 – 3 - 17.5 – 4*0.3) / 0.5 = 8.6 (km)
3.3 Thực tiễn các triển khai thực tế
…………………………………

24
KẾT LUẬN CHUNG

25

You might also like