You are on page 1of 32

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN


---------

THUYẾT MINH

DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ DỊCH VỤ INTERNET CỐ ĐỊNH BĂNG RỘNG

HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…….......................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET CỐ ĐỊNH
BĂNG RỘNG TẠI VIỆT NAM.................................................................3
1.1 Hiện trạng cung cấp dịch vụ truy nhập internet cố định tại Việt Nam.................3
1.1.1 Tổng quan.............................................................................................................3
1.1.2 Các mô hình cung cấp dịch vụ.............................................................................4
1.1.2.1 Mô hình dựa trên công nghệ xDSL...................................................................4
1.1.2.2 Mô hình dựa trên công nghệ FTTH/xPON.......................................................6
1.1.2.3 Mô hình dựa trên công nghệ modem cáp..........................................................7
1.1.2.4 Mô hình dựa trên kênh thuê riêng...................................................................11
1.1.3 Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truy nhập internet cố
định băng rộng...................................................................................................11
1.2 Kết luận.....................................................................................................................12
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY
NHẬP INTERNET CỐ ĐỊNH BĂNG RỘNG........................................13
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới...................................................................13
2.1.1 Các khuyến nghị của ITU...................................................................................13
2.1.1.1 ITU-T G. 1000................................................................................................13
2.1.1.2 ITU-T G. 1010................................................................................................15
2.1.1.3 ITU-T Y. 1540................................................................................................17
2.1.1.4 ITU-T Y. 1541................................................................................................19
2.1.2 Các khuyến nghị của ETSI.................................................................................19
2.1.2.1 ETSI EG 202 057-4........................................................................................19
2.1.3 Các khuyến nghị của DSL Forum......................................................................20
2.1.3.1 DSL TR 126...................................................................................................21
2.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa lượng dịch vụ truy nhập internet cố định băng rộng
tại Việt Nam...............................................................................................................22
2.2.1 QCVN 34:2011/BTTTT......................................................................................22
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG QUY CHUẨN.......................................................................24
3.1 Phân tích lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn......................................................24
3.1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.......................................................................24
3.1.2 Các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông........25
3.1.3 Thực tế sử dụng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng tại Việt Nam....25
3.2 Xây dựng bản dự thảo quy chuẩn...........................................................................28
3.2.1 Hình thức xây dựng............................................................................................28
3.2.2 Nội dung bản dự thảo quy chuẩn.......................................................................28
3.2.3 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn...................................................................29

1
MỞ ĐẦU

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến tháng
05/2012, tại Việt Nam có trên 4 triệu thuê bao internet cố định băng rộng do 13 đơn
vị cung cấp dịch vụ. Số lượng người sử dụng dịch vụ truy nhập internet khoảng trên
30 triệu người. Internet đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự
phát triển kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật của Việt Nam.
Do đặc điểm của dịch vụ internet là cung cấp chất lượng theo kiểu “Tốt nhất có
thể - Best Effort”, nên việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là
khó khăn và phức tạp. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như IETF, ITU, ETSI, DSL
Forum cũng đề xuất các khuyến nghị và tiêu chuẩn cho dịch vụ truy nhập internet
cố định băng rộng.
Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý đã đưa dịch vụ truy nhập internet vào danh
mục các dịch vụ viễn thông cần quản lý chất lượng từ rất sớm. Một loạt các quy
định và Tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến dịch vụ truy nhập internet cố định
băng rộng đã được ban hành trong thời gian gần đây như:
 Quyết định số 27/2008/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông ngày 22 tháng 04 năm 2008 ban hành Danh mục các dịch vụ viễn thông
bắt buộc quản lý chất lượng
 Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
ngày 18 tháng 05 năm 2012 ban hành Phân loại các dịch vụ viễn thông
 QCVN 34:2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ
truy nhập internet ADSL”
Hiện nay, tại Việt Nam, dịch vụ truy nhập internet cố định băng rộng được cung
cấp trên nhiều hạ tầng mạng khác nhau: đường dây thuê bao số DSL, cáp đồng trục
của truyền hình cáp, cáp quang thuê bao FTTx/xPON. Có khá nhiều công ty trong
nước cung cấp dịch vụ truy nhập internet cố định băng rộng. Mặt khác, dịch vụ truy
nhập internet cố định băng rộng thường được các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp
theo kiểu “Triple-Play” trên cùng một hạ tầng mạng. Do đó cần có các chỉ tiêu chất
lượng dịch vụ truy nhập internet cố định băng rộng thống nhất và phù hợp để cơ
quan quản lý nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra, đánh giá nhằm đảm
bảo quyền lợi của người dùng.
Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ internet cố định băng rộng
đã được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu trên.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET
CỐ ĐỊNH BĂNG RỘNG TẠI VIỆT NAM

1.1 Hiện trạng cung cấp dịch vụ truy nhập internet cố định tại Việt Nam
1.1.1 Tổng quan
Theo thống kê của VNNIX, tính đến tháng 5 năm 2012, tình hình sử dụng
Internet tại Việt Nam được mô tả trong bảng dưới đây.
Bảng 1-1: Số liệu phát triển Internet tại Việt Nam
Số người sử dụng Internet 30.995.588
Tỷ lệ số dân sử dụng Internet 35,39 %
Tổng băng thông kết nối hướng quốc tế 311.176 Mbps
Tổng băng thông kết nối trong nước 415.396 Mbps
Tổng dung lượng trao đổi qua trạm trung chuyển 118.203.170 GB
VNIX
Tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký 766.700
Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp 15.525.376
Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã 54.951.049.216
cấp
Tổng số thuê bao băng rộng 4.365.364
Nguồn: VNNIX
Hiện tại, có khá nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet tại
Việt Nam. Thị phần của một số doanh nghiệp trong số đó cho trong bảng dưới đây.
Bảng 1-2: Các công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam
STT Tên công ty Thị phần (%)
1 Tổng công ty Viễn thông quân đội (VIETTEL) 19,13
2 Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu Chính Viễn thông 0,95
Sài Gòn (SPT)
3 Công ty NETNAM – Viện Công nghệ thông tin 1,08
4 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT 10,76
5 Tập đoàn BCVT Việt Nam VNPT 64,99
6 Công ty Cổ phần Viễn thông Thế hệ mới (NGT) 0,01

3
7 Công ty phát triển công viên phần mềm Quang 0,06
Trung (QTSC)
8 Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông (CMS) 0,06
9 Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist (SCTV) 0,62
10 Công ty cổ phần Truyền thông ADTEC 0,01
11 Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC 2,30
TI)
Nguồn: VNNIX
1.1.2 Các mô hình cung cấp dịch vụ
1.1.2.1 Mô hình dựa trên công nghệ xDSL
Dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng dựa trên công nghệ xDSL sử
dụng hạ tầng là đường dây thuê bao số DSL. Mô hình mạng cung cấp dịch vụ mô tả
trong hình dưới đây.

Hình 1-1: Mô hình mạng cung cấp dịch vụ Internet công nghệ xDSL
Có khá nhiều công nghệ dựa trên kỹ thuật DSL. Trong thực tế, các công nghệ
xDSL thường sử dụng
 Asymmetric DSL (ADSL): Được gọi là bất đối xứng vì tốc độ Download
nhanh hơn nhiều so với tốc độ Upload.
 High bit-rate DSL (HDSL): Cung cấp tốc độ truyền phát tương đương tốc độ
đường T1 (khoảng 1.5M Mbps). HDSL nhận và gửi dữ liệu cùng một tốc độ
nhưng yêu cầu hai đường thuê bao riêng biệt.

4
 Multirate Symmetric DSL (MSDSL): Có khả năng cung cấp nhiều tốc độ
truyền dẫn được thiết lập bởi nhà cung cấp dịch vụ và thông thường dựa trên
mức giá dịch vụ.
 Rate Adaptive DSL (RADSL): Cho phép Modem điều chỉnh tốc độ của kết
nối để phù hợp độ dài và chất lượng của đường truyền.
 Symmetric DSL (SDSL): Giống như HDSL, SDSL nhận và gửi dữ liệu cùng
một tốc độ. SDSL chỉ sử dụng một đường thuê bao.
 Very high bit-rate DSL (VDSL): Kết nối nhanh tuyệt đối, VDSL không đồng
bộ và chỉ làm việc với khoảng cách ngắn.

Bảng dưới đây đưa ra so sánh giữa các công nghệ DSL khác nhau.
Bảng 1-3: So sánh các công nghệ xDSL
Kiểu Tốc độ Tốc độ Khoảng Số đường Hỗ trợ thoại
DSL Upload tối đa Download tối đa cách tối đa thuê bao
ADSL 800 Kbps 8 Mbps 5.500 m 1 Có
HDSL 1.54 Mbps 1.54 Mbps 3.650 m 2 Không
MSDSL 2 Mbps 2 Mbps 8.800 m 1 Không
RADSL 1 Mbps 7 Mbps 5.500 m 1 Có
SDSL 2.3 Mbps 2.3 Mbps 6.700 m 1 Không
VDSL 16 Mbps 52 Mbps 1.200 m 1 Có
Hiện tại, công nghệ ADSL và VDSL đã được triển khai tại Việt Nam.
Dịch vụ Internet dựa trên công nghệ xDSL được cung cấp cho khách hàng
dưới dạng các gói dịch vụ tương ứng với tiền khách hàng phải trả.
Bảng các gói dịch vụ ADSL của VNPT
STT Tên gói dịch vụ Tốc độ download Tốc độ upload
Tối đa Tối thiểu Tối đa Tối thiểu
1 MegaBasic 2.560 Kbps 512 Kbps
2 MegaEasy 4.096 Kbps 512 Kbps
3 MegaFamily 5.120 Kbps 256 Kbps 640 Kbps 256 Kbps
4 MegaMaxi 8.192 Kbps 512 Kbps 640 Kbps 512 Kbps
5 MegaPro 10.240 Kbps 512 Kbps 640 Kbps 512 Kbps
Bảng các gói dịch vụ VDSL của FPT
STT Tên gói dịch vụ Tốc độ download/Upload Tốc độ download
hướng quốc tế

5
Tối đa Tối thiểu Tối đa Tối thiểu
1 VDSL-iSee 15 Mbps/1 Mbps 640 Kbps
2 VDSL-iShare 15 Mbps/3 Mbps 768 Kbps
3 VDSL-iSmart 18 Mbps/3 Mbps 768 Kbps

1.1.2.2 Mô hình dựa trên công nghệ FTTH/xPON


Dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng dựa trên công nghệ
FTTH/xPON sử dụng hạ tầng là đường dây thuê bao cáp quang. Mô hình mạng
cung cấp dịch vụ mô tả trong hình 2-4 dưới đây.

Hình 1-2: Mô hình cung cấp dịch vụ Internet công nghệ FTTH/xPON
Với công nghệ FTTH/xPON, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ
download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có
thể đáp ứng 20 Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có
tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Download > Upload) và
tối đa 20 Mbps. Còn FTTH/xPON cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống
như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể
phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính.
Dự kiến FTTH/xPON sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi
băng thông ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong
cùng một thời điểm. FTTH/xPON cung cấp 1 IP tĩnh thích hợp với các doanh
nghiệp, tổ chức triển khai dễ dàng các dịch vụ trực tuyến như IP Camera, lưu trữ
mail, truyền dữ liệu tốc độ cao...
Theo một báo cáo mới nhất của Heavy Reading, số hộ gia đình sử dụng kết
nối băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến

6
năm 2012 và đạt 89 triệu hộ. Hiện Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia đi
đầu trong lĩnh vực băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang này.
Công nghệ FTTH đã có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu. Chỉ tính riêng ở 3
nước Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ đã có khoảng 6 triệu thuê bao. Châu Á được
đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào cuối năm
2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực
Trung Đông/ châu Phi với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 15 triệu. Hiện
nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm Đan
Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ.
Hiện tại, công nghệ FTTH/xPON đã được triển khai tại Việt Nam. Số lượng
thuê bao sử dụng Internet dựa trên công nghệ FTTH của VNPT là 76000. Tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, VNPT đã bắt đầu triển khai dịch vụ Internet cáp
quang dựa trên công nghệ GPON.
Dịch vụ Internet dựa trên công nghệ FTTH/xPON được cung cấp cho khách
hàng dưới dạng các gói dịch vụ tương ứng với tiền khách hàng phải trả.
Bảng các gói dịch vụ Internet cáp quang của Viettel
STT Tên gói dịch vụ Tốc độ tromg nước Tốc độ hướng quốc tế
Tối đa Tối thiểu Tối đa Tối thiểu
1 FTTH office 32 Mbps/32 Mbps 640 Kbps
2 FTTH pro 50 Mbps/50 Mbps 1536 Kbps
3 FTTH pub 34 Mbps/34 Mbps 640 Kbps

1.1.2.3 Mô hình dựa trên công nghệ modem cáp


Trong những năm gần đây nhiều nước đã phát triển dịch vụ truy nhập
Internet tốc độ cao khi sử dụng modem cáp. Modem cáp hoạt động trên cáp đồng
trục của mạng cáp truyền hình (CATV) và cung cấp các dịch vụ dữ liệu, trò chơi
thời gian thực, hội nghị video, ….
Modem cáp thế hệ thứ nhất không dựa vào các tiêu chuẩn chung nên modem
cáp từ các nhà cung cấp khác nhau không thể hoạt động trên cùng một CMTS.
Modem cáp thế hệ thứ hai được thiết kế theo tiêu chuẩn DOCSIS (USA) hoặc
DVD/DAVIC (EU). Các modem cáp thế hệ thứ hai của các nhà cung cấp khác nhau
đều có thể hoạt động trên cùng một CMTS.
DOCSIS (Data Over Cable Service Interface Specification) được phát triển
theo 3 giai đoạn:
- DOCSIS 1.0 ra đời vào những năm 95-96 và sau đó phát triển rộng trên
phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên tiêu chuẩn này còn hạn chế về tốc độ bít.

7
- DOCSIS 1.1 ra đời vào năm 99, vận hành linh hoạt, an toàn và cung cấp
chất lượng dịch vụ cho các dịch vụ như VoIP, trò chơi tương tác, các dịch vụ cơ
bản.
- DOCSIS 2.0 là tiêu chuẩn mới nhất hiện nay, ngoài các đặc điểm như
DOCSIS 1.1 nó còn có khả năng tăng đột biến tốc độ bít luồng xuống.
Ngoài các tiêu chuẩn DVD/DAVIC và DOCSIS còn có tiêu chuẩn Euro-
DOCSIS phát triển dựa trên các chỉ tiêu của DOCSIS 1.0/1.1 khi cung cấp lớp vật
lý châu Âu. Theo tiêu chuẩn này, luồng xuống có tốc độ bít là 38 Mbit/s khi sử
dụng 64 QAM và 52 Mbit/s khi sử dụng 256 QAM, kênh có độ rộng 8 MHz, luồng
lên có tốc độ bít giống tiêu chuẩn DOCSIS 1.x.
Cấu tạo của modem cáp:
Sơ đồ khối cấu tạo của modem cáp như hình 2-5 dưới đây.
Khối điều chỉnh: Điều chỉnh kênh TV tới tần số cố định (6- 40 MHz).
Khối Demod và Err. Cor: Chuyển đổi A/D, giải điều chế tín hiệu luồng
xuống, hiệu chỉnh lỗi và đồng bộ các khung tín hiệu MPEG.
Khối MAC: Khối này được gọi là điều khiển truy nhập môi trường, có các
chức năng tách dữ liệu từ khung MPEG của luồng xuống, lọc dữ liệu cho các
modem, vận hành các giao thức, gán tần số và tốc độ dữ liệu cũng như chỉ định khe
thời gian dành cho luồng lên, đồng bộ thời gian.
Khối điều chế: Điều chế tín hiệu luồng lên, chuyển đổi tần số, chuyển đổi
D/A v.v.

Hình 1-3: Sơ đồ khối cấu tạo modem cáp


Khối điều chế: Điều chế tín hiệu luồng lên, chuyển đổi tần số, chuyển đổi
D/A v.v.
Khối giao diện: Có các loại giao diện như PCI bus, bus nối tiếp đa năng
(USB) và Ethernet.

8
Dữ liệu luồng xuống qua các khối: Điều chỉnh, giải điều chế và hiệu chỉnh
lỗi, MAC và khối giao diện. Dữ liệu luồng lên qua các khối: Giao diện, MAC, điều
chế và điều chỉnh.
Để có thể truyền dữ liệu theo hai chiều, tại nhà khách hàng lắp đặt modem
cáp và tại đầu cuối trung tâm của mạng cáp truyền hình lắp đặt hệ thống đầu cuối
modem cáp (CMTS). CMTS một mặt điều khiển các modem cáp, mặt khác nối
mạng cáp truyền hình tới mạng Internet. Hai thiết bị này được kết nối với nhau bằng
cáp đồng trục hoặc cáp quang lai cáp đồng trục như hình 2-6.

Hình 1-4: Sơ đồ kết nối giữa modem cáp và CMTS

Luồng xuống: Luồng xuống là luồng dữ liệu truyền từ CMTS tới các
modem cáp. Nó là một kênh TV có độ rộng 6 MHz đối với tiêu chuẩn của USA
hoặc 8 MHz đối với tiêu chuẩn EU, kênh này nằm trong giải tần từ 65 đến 850 MHz
của cáp đồng trục và phục vụ tối đa cho 2000 modem cáp. Tại CMTS, bộ điều chế
sử dụng phương thức điều chế 64-QAM/256-QAM (điều biên cầu phương 64 hoặc
256 trạng thái). Tốc độ truyền dữ liệu là 27 đến 56 Mbit/s. Dữ liệu được truyền tải
nhờ sóng mang tần số radio (RF) liên tục.Tại modem cáp tiến hành giải điều chế để
chuyển tín hiệu RF thành tín hiệu số.
Luồng lên: Luồng lên là luồng dữ liệu truyền từ modem cáp tới CMTS.
Luồng lên có độ rộng băng tần là 2 MHz nằm trong giải tần từ 5 đến 65 MHz của
cáp đồng trục, tốc độ truyền dữ liệu từ 0,32 đến 10,24 Mbit/s. Tại modem cáp sử
dụng bộ điều chế để chuyển tín hiệu số thành tín hiệu RF. Phương thức điều chế là
QPSK (khoá dịch pha cầu phương) hoặc 16-QAM.

9
Dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng dựa trên công nghệ modem cáp
sử dụng hạ tầng là đường dây thuê bao cáp truyền hình. Mô hình mạng cung cấp
dịch vụ mô tả trong hình 2.7 dưới đây.

Hình 1-5: Mô hình mạng cung cấp dịch vụ Internet công nghệ modem cáp

Hiện tại, công nghệ modem cáp đã được triển khai tại Việt Nam.
Dịch vụ Internet dựa trên công nghệ modem cáp được cung cấp cho khách
hàng dưới dạng các gói dịch vụ tương ứng với tiền khách hàng phải trả.

Bảng các gói dịch vụ Internet của VTVC


STT Tên gói dịch vụ Tốc độ download Tốc độ upload
Tối đa Tối thiểu Tối đa Tối thiểu
1 Enet Home 3 Mbps 512 Kbps
2 Enet Maxi 4 Mbps 512 Kbps
3 Enet Biz 5 Mbps 640 Kbps
4 Enet Office 6 Mbps 640 Kbps
5 Enet Public 8 Mbps 640 Kbps

1.1.2.4 Mô hình dựa trên kênh thuê riêng


Mô hình này cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng trực tiếp
thông qua kênh thuê riêng.

10
Hình 2-8 mô tả mô hình mạng cung cấp dịch vụ.

Hình 1-6: Mô hình mạng cung cấp dịch vụ Internet trực tiếp
Hiện tại, dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp đã được một số công ty triển
khai tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dịch vụ truy nhập Internet được coi như là một thành phần trong
dịch vụ kênh thuê riêng được thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
1.1.3 Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truy nhập
internet cố định băng rộng
Trong thực tế, chất lượng truy nhập Internet cố định băng rộng bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố trong toàn trình từ đầu cuối đến đầu cuối. Hai lỗi dịch vụ thường
gặp là:
 Khách hàng không kết nối được dịch vụ
 Chất lượng dịch vụ kém: tốc độ tải dữ liệu thấp, không ổn định, …
Nguyên nhân gây lỗi:

 Máy tính của khách hàng có lỗi như bị virus, trình duyệt web có bị lỗi, chạy
quá nhiều ứng dụng đồng thời, …

 Chất lượng modem Internet không đảm bảo hoặc cấu hình không đúng hoặc
đấu nối sai, …

 Chất lượng cáp kết nối giữa máy tính và modem không đảm bảo chất lượng

11
 Chất lượng đường dây thuê bao không đảm bảo

 Cấu hình trên hệ thống cho thuê bao không chính xác.

 Các trang web khách hàng sử dụng bị quá tải do có số lượng truy cập quá lớn

 Có xảy ra tranh chấp với các dịch vụ khác được cung cấp trên cùng một
đường dây thuê bao
Qua phân tích trên, để đảm bảo chất lượng cho dịch vụ truy nhập Internet cố
định băng rộng cho khách hàng, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo băng thông tại
đầu cuối của khách hàng.
1.2 Kết luận
Từ hiện trạng thực tế và những phân tích trên có thể rút ra một số kết luận
sau đây:
 Cần xây dựng một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ
truy nhập Internet cố định băng rộng thống nhất cho tất cả mọi mô hình
cung cấp dịch vụ dựa trên các công nghệ khác nhau.
 Nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật mới phải bao trùm quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với dịch vụ truy nhập Internet ADSL

12
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET CỐ ĐỊNH BĂNG RỘNG

2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới


2.1.1 Các khuyến nghị của ITU
ITU đã ban hành một loạt các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng mạng và
dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng.
2.1.1.1 ITU-T G. 1000
Khuyến nghị ITU-T G.1000 (2001): “Communications quality of service: A
framework and definitions” (Chất lượng dịch vụ viễn thông: Khuôn khổ chung và
các định nghĩa.
Khuyến nghị này đưa ra một khuôn khổ chung (framework) và các định nghĩa
về chất lượng dịch vụ truyền thông nhằm thiết lập một phương pháp tiếp cận đồng
nhất với QoS và hạn chế sự nhầm lẫn gây ra từ các framework khác nhau và các
định nghĩa không nhất quán. Tính nhất quán liên quan đến chất lượng dịch vụ được
cải thiện là cần thiết trong ngành công nghiệp viễn thông, đặc biệt đối với các mạng
IP ở trong và ngoài ITU.
ITU-T G.1000 cung cấp một con đường thực tế “top-down” từ định nghĩa
chất lượng chung (ISO 8402), định nghĩa QoS (ITU-T Rec. E.800), chất lượng
mạng (ITU-T Rec. I.350, và Y.1540) tới việc tách chức năng các thành phần của
chất lượng dịch vụ (ma trận định nghĩa QoS trong ETSI ETR 003). Bảng 3.1 dưới
đây mô tả ma trận xác định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền thông với các
hàng là chức năng của dịch vụ, còn các cột là tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ.
Bảng 2-4: Ma trận xác định các tiêu chí đánh giá QoS

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ


Tốc độ Độ Độ khả Độ tin Bảo Tính Tính
chính dụng cậy mật thuận linh
xác tiện hoạt
Chức năng dịch
vụ
Bán
hàng và
phạm vi
hoạt
Quản động

13
trị trước
hợp
dịch
đồng
vụ Cung
cấp dịch
vụ
Thay đổi
dịch vụ
Hỗ trợ
dịch vụ
Sửa
chữa
Chấm
dứt dịch
vụ
Chất Thiết lập
kết nối
lượng
Truyền
kết
tải thông
nối tin
Giải
phóng
kết nối
Tính cước
Quản trị
mạng/dịch vụ
bởi khách hàng

Ngoài ra, khuyến nghị còn đưa ra bốn quan điểm về QoS tạo ra các định
nghĩa và framework có ý nghĩa cho khách hàng, nhà đầu tư, nhà điều hành mạng,
hay các nhà cung cấp dịch vụ như được trình bày trong hình 3.1 dưới đây.

14
Hình 2-7: Mô hình 4 quan điểm về QoS
Ưu điểm của việc sử dụng khuyến nghị ITU-T G.1000 ở chỗ, nó không chỉ
giúp xác định các vấn đề liên quan đến QoS, mà còn thỏa mãn việc định lượng vấn
đề đó từ các cách nhìn khác nhau về QoS. Từ phía khách hàng có thể điều tra hoặc
đo chủ quan chất lượng dịch vụ. Từ phía nhà cung cấp dịch vụ có thể dùng các phép
đo chất lượng mạng hoặc chất lượng phục vụ đẻ đảm bảo QoS.

2.1.1.2 ITU-T G. 1010


Khuyến nghị ITU-T G. 1010 (2001): “End-user multimedia QoS categories”
(Các loại QoS đa phương tiện cho người sử dụng đầu cuối).

Khuyến nghị này định nghĩa một mô hình cho các loại QoS đa phương tiện
từ quan điểm của người sử dụng. Bằng cách xem xét các mong muốn của người sử
dụng về các ứng dụng đa phương tiện, có tám loại QoS được định nghĩa, dựa trên
khoảng chấp nhận được của trễ và mất thông tin. Các loại QoS này là cơ sở để định
nghĩa các lớp QoS thực tế cho các mạng truyền tải ở dưới và các cơ chế điều khiển
QoS liên quan. Mục đích của khuyến nghị này là để đưa ra hướng dẫn về các yếu tố
chính ảnh hưởng đến QoS từ cách hiểu của khách hàng.

15
Trong ITU-T G.1010 đã đưa ra các chỉ tiêu tham số chất lượng cho từng loại
dịch vụ audio, video và data. Bảng 3-2 dưới đây đưa ra các tham số chất lượng cơ
bản và các giá trị mục tiêu đối với ứng dụng dữ liệu (data).
Bảng 2-5: Các mục tiêu chất lượng đối với các ứng dụng data

Môi Ứng dụng Mức độ Lượng Các tham số chất lượng cơ bản
trường đối xứng data điển và các giá trị mục tiêu
hình
Trễ một Phương Tổn thất
chiều sai trễ thông tin
Data Duyệt Web Chủ yếu ~10 KB Mong N.A. 0
– HTML một chiều muốn < 2 s
/trang
Chấp nhận
< 4 s /trang
Data Truyền Chủ yếu 10 KB-10 Mong N.A. 0
tải/thu hồi một chiều MB muốn <
dữ liệu kích 15 s
thước lớn Chấp nhận
< 60 s
Data Các dịch vụ Hai chiều < 10 KB Mong N.A. 0
giao dịch – muốn < 2
ưu tiên cao, s
ví dụ Chấp nhận
thương mại <4s
điện tử.
ATM
Data Dòng Hai chiều ~ 1 KB < 250 ms N.A. 0
lệnh/điều
khiển
Data Hình ảnh Một chiều < 100 KB Mong N.A. 0
tĩnh muốn <
15 s
Chấp nhận
< 60 s
Data Game Hai chiều < 1 KB < 200 ms N.A. 0
tương tác
Data Telnet Hai chiều < 1 KB < 200 ms N.A. 0
(bất đối
xứng)
E-mail Chủ yếu < 10 KB Mong N.A. 0
Data (truy nhập một chiều muốn < 2

16
server) s
Chấp nhận
<4s
Data E-mail Chủ yếu < 10 KB Có thể là N.A. 0
(truyền tải một chiều một vài
server tới phút
server)
Data Fax ("real- Chủ yếu ~ 10 KB < 30 N.A. <10-6
time") một chiều s/page BER
Data Fax (lưu Chủ yếu ~ 10 KB Có thể là N.A. <10-6
giữ & một chiều một vài BER
chuyển phút
tiếp)
Data Các giao Chủ yếu < 10 KB < 30 s N.A. 0
dịch độ ưu một chiều
tiên thấp
Data Usenet Chủ yếu Có thể là Có thể là N.A. 0
một chiều 1 MB một vài
hoặc phút
nhiều hơn

Như vậy, các tham số chỉ tiêu được đưa ra đối với từng loại dịch vụ Internet
cụ thể.
2.1.1.3 ITU-T Y. 1540
Khuyến nghị Y.1540 (2007): “ Internet protocol data communication service
– IP packet transfer and availablity performance parameters” (Dịch vụ truyền thông
dữ liệu giao thức Internet – Truyền gói IP và các tham số hiệu năng khả dụng).

Khuyến nghị này định nghĩa các tham số có thể được sử dụng trong việc
định rõ và đánh giá hiệu năng về tốc độ, độ chính xác, độ tin cậy và độ khả dụng
(speed, accuracy, dependability, and availability) của việc truyền gói IP đối với dịch
vụ truyền thông dữ liệu IP.

Các tham số hiệu năng Y.1540 dự định được sử dụng trong việc lập kế hoạch
và cung cấp dịch vụ IP quốc tế. Người sử dụng dự định của khuyến nghị này bao
gồm các nhà cung cấp dịch vụ IP, các nhà sản xuất thiết bị và người sử dụng đầu
cuối. Khuyến nghị này có thể được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ trong việc
lập kế hoạch, phát triển, và đánh giá của dịch vụ IP mà phù hợp với nhu cầu hiệu

17
năng người sử dụng; đối với các nhà sản xuất thiết bị thì thông tin về hiệu năng sẽ
ảnh hưởng tới việc thiết kế thiết bị; và đối với người sử dụng đầu cuối trong việc
đánh giá hiệu năng dịch vụ IP.

Các tham số hiệu năng của dịch vụ IP được định nghĩa dựa trên cơ sở các sự
kiện tham chiếu của việc truyền gói IP mà có thể được quan sát tại các điểm đo
(MP) cùng với các chức năng và giới hạn áp dụng cụ thể.

Đối với khả năng tương thích và tính toàn vẹn, hiệu năng dịch vụ IP được
xem xét trong tình huống của một ma trận hiệu năng 3*3 định nghĩa trong ITU-T
Rec I.350.

Phạm vị của khuyến nghị này được tổng kết trong hình 3.2 dưới đây.

Hình 2-8: Phân lớp hiệu năng trên mạng IP


Trong phần mô hình hiệu năng dịch vụ IP chung của khuyến nghị, đã đưa ra
định nghĩa một mô hình hiệu năng của dịch vụ IP chung. Mô hình này được kết hợp
cơ bản là hai loại thành phần là: exchange link và phần mạng. Chúng cung cấp các
khối mà với nó các dịch vụ IP end-to-end có thể được thực hiện qua đó. Mỗi tham
số hiệu năng định nghĩa trong khuyến nghị này có thể được áp dụng cho việc truyền
các gói IP đơn hướng trên một phần mạng hay một tập liên kết các phần mạng.

Phần này cũng chỉ rõ tập các sự kiện tham khảo của việc truyền gói IP
(IPRE) mà cung cấp cơ sở cho việc định nghĩa các tham số hiệu năng. Các IPRE
này được xuất phát từ và thích hợp với dịch vụ IP có liên quan và các định nghĩa
giao thức.

18
2.1.1.4 ITU-T Y. 1541
Khuyến nghị ITU-T Y. 1541 (2011): “ Network performance objiectives for
IP-based services” (Chỉ tiêu chất lượng mạng cho các dịch vụ dựa trên IP).

Khuyến nghị này xác định các giá trị chất lượng IP đã được nhất trí trên
phương diện quốc tế đối với mỗi tham số định nghĩa trong khuyến nghị Y.1540 của
ITU-T. Một số các giá trị này phụ thuộc vào lớp chất lượng dịch vụ QoS mạng mà
người sử dụng đầu cuối và nhà cung cấp mạng đã nhất trí. Khuyến nghị này định
nghĩa sáu lớp QoS mạng khác nhau. Khuyến nghị này áp dụng đối với những đường
dẫn mạng IP end–to–end quốc tế. Các lớp QoS mạng định nghĩa ở đây được xem là
sở cứ cho những thoả thuận giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng với người sử dụng
đầu cuối, và giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các lớp này cần được tiếp tục sử dụng
khi mà thoả thuận cơ bản đưa ra cách thức cho những yêu cầu động mà các giao
thức QoS hỗ trợ.

Trong phần dung lượng truyền tải, thoả thuận dung lượng và khả năng ứng
dụng của các lớp QoS của khuyến nghị đề cập đến chủ đề dung lượng truyền tải
mạng (tốc độ bit thực tế mà một luồng được truyền đi trong một khoảng thời gian),
và mối liên quan đến các tham số chất lượng dịch vụ (QoS) truyền tải gói tin đã
định nghĩa trong Y.1540 và những chỉ tiêu cụ thể.

2.1.2 Các khuyến nghị của ETSI


Năm 2003, ETSI thành lập nhóm TISPAN (Telecom & Internet converged
Services & Protocols for Advanced Networks) để phát triển các chỉ tiêu kỹ thuật
cho các hạ tầng mạng cố định và di động thế hệ sau. TISPAN lần lượt cấu trúc
thành các nhóm nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật đặc biệt quan trọng đối với
các dịch vụ băng rộng từ các mạng riêng và bảo mật đến quản lý và đánh địa chỉ
mạng. Dưới đây sẽ khảo sát khuyến nghị ETSI EG 202 057-4 có liên quan đến chất
lượng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng.
2.1.2.1 ETSI EG 202 057-4
Khuyến nghị ETSI EG 202 057-4 (2008) “Speech Processing, transmission
and Quality Aspects (STQ); User related QoS parameter definitions and
measurements; Part 4: Internet access” (Các vấn đề về xử lý thoại, truyền dẫn và

19
chất lượng (STQ); Các định nghĩa và đo lường tham số QoS liên quan đến người sử
dụng; Phần 4: Truy nhập Internet).

Bảng 3-3 dưới đây mô tả các tham số QoS từ phương diện người sử dụng
dịch vụ truy nhập Internet.
Bảng 2-6: Các tham số QoS từ phương diện người sử dụng dịch vụ
Tham số Độ đo Thông tin được
cung cấp bởi
Thời gian đăng nhập Số lượng các đăng nhập thành ISP
công
Tốc độ truyền tải dữ liệu a) Tốc độ truyền tải dữ liệu cực ISP
đạt được đại đạt được (kbit/s)
b) Tốc độ truyền tải dữ liệu cực
tiểu đạt được (kbit/s)
c) Tốc độ truyền tải dữ liệu
trung bình đạt được (kbit/s)
Tỷ lệ truyền tải dữ liệu % truyền tải dữ liệu không ISP
không thành công thành công
Tỷ lệ đăng nhập thành % đăng nhập thành công ISP
công
Trễ (Thời gian truyền tải 1 a) Giá trị trung bình của trễ ISP
chiều) (ms)
b) Độ lệch chuẩn của trễ

Các tham số trong bảng trên chủ yếu áp dụng cho truy nhập Internet di động.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu này cũng có giá trị tham khảo khi xây dựng qui chuẩn kỹ
thuật cho dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng.
2.1.3 Các khuyến nghị của DSL Forum
DSL Forum là tổ chức được thành lập trên cơ sở sự hợp tác phi lợi nhuận
nhằm tạo ra các hướng dẫn, nguyên tắc chỉ đạo cho quá trình triển khai và phát triển
hệ thống mạng DSL. Tổ chức này thiết lập một số khuyến nghị dưới dạng các báo
kỹ thuật (TR-xxx).
Để có thêm thông tin về các tài liệu tiêu chuẩn hiện tại của DSL Forun, có
thể tham khảo tại http://www.broadband-forum.org/technical/trlist.php. Dưới đây sẽ

20
khảo sát khuyến nghị TR 126 có liên quan đến chất lượng dịch vụ truy nhập Internet
cố định băng rộng
2.1.3.1 DSL TR 126
Khuyến nghị DSL Forum TR-126 (2006): “Triple-Play Services Quality of
Experience (QoE) Requirements” (Các yêu cầu chất lượng thực tế cho các dịch vụ
Triple-Play).
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu đối với các nhà cung cấp dịch vụ nhằm
đảm bảo chất lượng thực tế cho các dịch vụ triple-play, bao hàm cả thoại, video, số
liệu vv…Các nội dung của TR-126 liên quan đến dịch vụ Internet là đưa ra các mục
tiêu đảm bảo QoE cho dịch vụ truy nhập Internet và bảng tóm tắt các khuyến nghị
QoE cho các ứng dụng best-effort.
Hình 3.3 dưới đây đưa ra mô hình phân phối thông tin từ đầu cuối tới đầu
cuối trong dịch vụ truy nhập Internet.

Hình 2-9: Mô hình phân phối thông tin từ đầu cuối tới đầu cuối
Một số yếu tố QoE cho dịch vụ duyệt web được nêu ra:
 Thời gian phản hồi khi hệ thống được khởi tạo kể từ URL của nhà cung cấp
tới người sử dụng đầu cuối để có thể bắt đầu download dữ liệu
 Tốc độ download dữ liệu
 Tính ổn định của tốc độ download dưới tác động của các yếu tố như trễ, mất
gói, …

21
 Thời gian cho đến khi quá trình download hoàn thành
Trong TR-126 cũng đưa ra các chỉ tiêu tham số mạng cho dịch vụ Game trên
Internet. Các chỉ tiêu trong TR-126 được trích dẫn từ khuyến nghị ITU-T G.1010.
Như vậy, TR-126 đã khuyến nghị các khía cạnh tiêu chuẩn mà nhà cung cấp
dịch vụ phải đạt được nhằm đảm bảo QoE cho người sử dụng dịch vụ.

2.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa lượng dịch vụ truy nhập internet cố định băng
rộng tại Việt Nam
Do ý nghĩa quan trọng của dịch vụ truy nhập Internet nói chung và dịch vụ
truy nhập Internet cố định băng rộng nói riêng, các cơ quan chức năng Việt Nam rất
quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ này. Trong thời gian qua, Bộ
Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Bưu chính Viễn thông) đã ban hành
hàng loạt các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truy nhập
internet cố định băng rộng.
Hiện tại, một số quy định và tiêu chuẩn đã được ban hành và áp dụng là:
 Quyết định số 27/2008/QĐ-BBTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông ngày 22 tháng 04 năm 2008 ban hành Danh mục các dịch vụ viễn
thông bắt buộc quản lý chất lượng. Trong quyết định này, dịch vụ truy nhập
Internet ADSL và dịch vụ kết nối Internet là các dịch vụ viễn thông bắt buộc
quản lý chất lượng.
 Thông tư số 05/2012/TT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày
28 tháng 05 năm 2012 ban hành quy định về Phân loại các dịch vụ viễn
thông. Trong thông tư này, dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng đã
được quy định cụ thể có tốc độ tải thông tin xuống từ 256kb/s trở lên.
 QCVN 34:2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ truy nhập
internet ADSL”.
 Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về chứng nhận hợp
chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
2.2.1 QCVN 34:2011/BTTTT
Năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành QCVN
34:2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ truy nhập internet
ADSL” trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành TCN 68-227:2008 “Dịch
vụ truy nhập Internet ADSL – Tiêu chuẩn chất lượng”. Nội dung chính của Quy

22
chuẩn này là quy định các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật cho dịch vụ truy nhập
Internet ADSL bao gồm:
- Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
 Tốc độ tải dữ liệu trung bình
 Lưu lượng sử dụng trung bình
 Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai
- Chỉ tiêu chất lượng phục vụ:
 Độ khả dụng của dịch vụ
 Thời gian thiết lập dịch vụ
 Thời gian khắc phục mất kết nối
 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ
 Hồi âm khiếu nại của khách hàng
 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Tuy nhiên trong QCVN 34:2011/BTTTT không chỉ rõ các tài liệu viện dẫn
nên không rõ các sở cứ để đưa ra các chỉ tiêu. Đồng thời một số phương pháp xác
định các chỉ tiêu nêu ra trong Quy chuẩn này cần phải được trình bày chi tiết và rõ
ràng hơn.
Trên thực tế, một số doanh nghiệp khai thác Viễn thông như VNPT, FPT,
Viettel, VTC, VTV, ... đã tiến hành triển khai dịch vụ truy nhập Internet cố định
băng rộng dựa trên công nghệ FTTH/xPON hoặc hệ thống cáp truyền hình. Trong
quá trình vận hành và khai thác dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng, để
giám sát, nâng cao chất lượng và quản lý dịch vụ rất cần có một quy chuẩn chung
cho dịch vụ này.

23
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG QUY CHUẨN

3.1 Phân tích lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn


3.1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan
Trong các chương trước, báo cáo đã đề cập đến các loại hình dịch vụ truy
nhập Internet cố định băng rộng, các tổ chức tiêu chuẩn hóa và các tiêu chuẩn hiện
tại của các tổ chức này liên quan đến dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng.
Một số tiêu chuẩn quốc tế có liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ truy
nhập Internet cố định băng rộng đã được khảo sát là:
 ITU-T G1000 (2001): “Commucations quality of service: A framework and
definitions”

 ITU-T G1010 (2001): “End – user mutimedia QoS categories”.

 ETSI EG 202 057-4 V1,2,1(2008) “Speech Processing, Transmission and


Quality Aspects (STQ); User related QoS parameter definitions and
measurements; Part 4: Internet access”.

 DSL Forum TR-126 (2006): “Triple-Play Services Quality of Experience


(QoE) Requirements”.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn trên chủ yếu khuyến nghị các chỉ tiêu tham số chất
lượng mạng cho từng loại dịch vụ Internet cụ thể. Trong các tiêu chuẩn này, một số
khái niệm, chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ truy nhập Internet cố
định băng rộng có thể sử dụng như sau:
 Khuôn khổ chung để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn
về chất lượng kỹ thuật và chất lượng phục vụ
 Khái niệm truy nhập Internet nói chung và truy nhập internet cố định băng
rộng nói riêng. Các khái niệm này được sử dụng khi xây dựng quy chuẩn.
 Các chỉ tiêu tham số QoS từ phương diện người sử dụng dịch vụ như: thời
gian đăng nhập dịch vụ (Login time), tỷ lệ đăng nhập thành công, tốc độ
truyền tải dữ liệu cài đặt, tỷ lệ truyền tải dữ liệu không thành công, trễ. Tuy
nhiên các chỉ tiêu này chỉ phù hợp cho nhà cung cấp dịch vụ, không phản
ánh QoE đối với người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng.

24
 Các độ đo và phương pháp đo chỉ tiêu chất lượng truy nhập Internet. Một số
kết quả có thể sử dụng để xây dựng quy chuẩn.

3.1.2 Các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông
Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của Bộ TTTT thường bao gồm hai phần
chính là:
 Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật: quy định các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến
dịch vụ. Phần lớn các tham số này liên quan chủ yếu đến nhà cung cấp dịch
vụ và nhà khai thác mạng còn người sử dụng có thể không quan tâm hoặc
không biết khái niệm.
 Chỉ tiêu chất lượng phục vụ: trong phần chỉ tiêu này, các tiêu chuẩn đều
quy định độ khả dụng dịch vụ liên quan trực tiếp đối với nhà cung cấp dịch
vụ và khách hàng. Các chỉ tiêu về thời gian thiết lập dịch vụ và trả lời khiếu
nại khách hàng là những chỉ tiêu mà mọi khách hàng đều biết và quan tâm.
Sở cứ quan trọng để xây dựng quy chuẩn là QCVN 34 :2011/BTTTT vì những
lý do sau đây :
 Xét về phương diện kỹ thuật, dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng
bao gồm cả dịch vụ truy nhập Internet ADSL. Các loại hình dịch vụ truy
nhập Internet cố định băng rộng dựa trên các công nghệ khác so với công
nghệ ADSL chỉ là sự thay đổi công nghệ sử dụng trên đường dây thuê bao.
 Các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng dựa trên các
công nghệ khác ADSL thường xây dựng mô hình dịch vụ của mình giống
như dịch vụ truy nhập Internet ADSL như phân chia thành các gói dịch vụ
khác nhau tương ứng cước khác nhau.
 QCVN 34 2011/BTTTT đã được áp dụng trên thực tế đối với dịch vụ truy
nhập Internet ADSL. Điều đó chứng tỏ các tiêu chuẩn đưa ra trong quy
chuẩn này là phù hợp với thực tế cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Dô đó có
thể sử dụng để xây dựng quy chuẩn chất lượng dịch vụ truy nhập Internet cố
định băng rộng.

3.1.3 Thực tế sử dụng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng tại Việt
Nam
Tại Việt Nam, khách hàng khi sử dụng dịch vụ truy nhập Internet cố định
băng rộng thường quan tâm đến các yêu cầu sau :
 Tốc độ tải dữ liệu của gói dịch vụ sử dụng
 Cước phí của gói dịch vụ sử dụng

25
 Chất lượng phục vụ của nhà cung cấp dịch vụ
Trong thực tế, khi có tranh chấp giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ
thường do có các khiếu nại về 3 yêu cầu trên.
Hiện tại, người dùng Internet tại Việt Nam thường sử dụng tải dữ liệu theo
hướng quốc tế chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cũng có nhu cầu rất lớn về tải dữ liệu theo hướng quốc tế. Vì thế chỉ tiêu tốc
độ tải dữ liệu trung bình cần tách ra thành 3 loại :
 Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng
 Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng trong nước
 Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng quốc tế
Bên cạnh đó, do thói quen của người dùng Internet tại Việt Nam thường sử dụng
các dịch vụ Internet miễn phí. Điều này làm cho một số dịch vụ Internet dễ bị suy
giảm chất lượng.
Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cố định tại Việt Nam hiện
nay thường cung cấp nhiều dịch vụ trên một đường dây thuê bao. Chẳng hạn, ngoài
dịch vụ truy nhập Internet, trên cùng một đường dây thuê bao có thể cung cấp các
dịch vụ truyền hình cáp, IPTV, thoại, .... Do đó, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ
truy nhập Internet càng đặt ra cấp thiết. Hơn nữa, khi sử dụng nhiều dịch vụ trên
cùng một đường dây thuê bao, khách hàng cần được đảm bảo tính cước một cách
chính xác hơn.
Các tham số về chất lượng mạng: trễ (Delay), biến động trễ (Jitter), mất gói
(Pscket Loss), thông lượng (Throughput) ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truy
nhập Internet cố định băng rộng liên quan đến chất lượng mạng cố định băng rộng
của nhà cung cấp dịch vụ. Trong thực tế, việc đo kiểm các tham số này yêu cầu các
máy đo chuyên dụng và thường chỉ thuận lợi khi đo trong nội mạng của nhà cung
cấp dịch vụ. Tuy nhiên, đứng về phương diện người sử dụng dịch vụ, chất lượng
mạng được thể hiện bởi tốc độ tải dữ liệu. Một số kết quả đo thực tế dưới đây tại
các thuê bao truy nhập Internet ADSL sẽ minh chứng cho nhận xét này.
- Kết quả đo tại thuê bao với gói dịch vụ MAXI:

 Các tham số chất lượng mạng đo được

Gói Delay Packet Loss Jitter Throughput


dịch
Đến Đến Đến Đến Đến Đến Cài đặt Đo được
vụ
Core BRAS Core BRAS Core BRAS
Switch Switch Switch
(IP (IP (IP

26
Alcatel) Alcatel) Alcatel)

MAXI 75 79 0% 0% 9,00 11,89 3072/ 3069/508


640

Gói Upstream Downstream Upstream Downstream


dịch
Noise Attnuation Noise Attnuation Actual Max Actual Max
vụ
Margin Margin Rate Rate Rate Rate

MAXI 3 dB 10 dB 32,5 17 dB 508 1170 3069 20896


dB

 Tốc độ tải dữ liệu đo được

Tên Dung Thời gian Tốc độ


Đánh
gói Chỉ tiêu đo Số mẫu lượng
(giây) TB (tỷ lệ) giá
dịch vụ tải (MB)
Download ngoại 2.296,94
Maxi 13 58,74 209,50 Đạt
mạng Trong nước 74,77%

- Kết quả đo với gói dịch vụ FAMILY:


 Các tham số chất lượng mạng đo được

Gói dịch Delay Packet Loss Jitter Throughput


vụ
Đến Đến Đến Đến Đến Đến Cài Đo
Core BRAS Core BRAS Core BRAS đặt được
Switch Switch Switch
(IP (IP (IP
Siemens) Siemens) Siemens)

FAMILY 18 23 0% 0% 25,11 24,56 2560/ 2432


614 /608

27
 Tốc độ tải dữ liệu đo được

Tên Thời
Tốc độ
gói Số Dung lượng gian
Chỉ tiêu đo Đánh giá
dịch mẫu tải (MB) TB (tỷ
(giây)
vụ lệ)
Download 1.750,23
Family 20 105,21 492,46 Đạt
nội mạng 85,46%
Download ngoại 1.766,85
Family 10 32,10 148,83 Đạt
mạng Quốc Tế 86,27%
Download ngoại 1.892,16
Family mạng Trong 10 28,49 123,33 Đạt
92,39%
nước

3.2 Xây dựng bản dự thảo quy chuẩn


3.2.1 Hình thức xây dựng
Bản dự thảo quy chuẩn được xây dựng theo phương pháp dựa trên các
khuyến nghị liên quan của các tổ chức quốc tế: DSL TR-126, ETSI EG 202 057-4,
ITU-T G.1010, ITU-T G1000 và tình hình thực tế của dịch vụ truy nhập Internet cố
định băng rộng tại Việt Nam; với hình thức biên soạn lại và bổ sung trên cơ sở
QCVN 34:2011/BTTTT.
3.2.2 Nội dung bản dự thảo quy chuẩn
Tương tự như các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của Bộ TTTT đã được ban
hành, nội dung quy chuẩn chất lượng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng
bao gồm các phần sau:
LỜI NÓI ĐẦU
1. Quy định chung
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.4 Giải thích từ ngữ
1.5 Chữ viết tắt

28
2. Quy định về chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
2.1 Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
2.1.1 Tốc độ tải dữ liệu trung bình
2.1.2 Lưu lượng sử dụng trung bình
2.1.3 Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị ghi cước sai
2.2 Các chỉ tiêu chất lượng phục vụ
2.2.1 Độ khả dụng của dịch vụ
2.2.2 Thời gian thiết lập dịch vụ
2.2.3 Thời gian khắc phục mất kết nối
2.2.4 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ
2.2.5 Hồi âm khiếu nại của khách hàng
2.2.6 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
3. Quy định về quản lý
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
5. Tổ chức thực hiện
Phụ lục A (Quy định) Danh sách các website sử dụng để thực hiện các mẫu đo chất
lượng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng
3.2.3 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn
Quy chuẩn Quốc gia Tiêu chuẩn viện dẫn Sửa đổi, bổ sung
QCVN xxx:2012
LỜI NÓI ĐẦU QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
1. Quy định chung
1.1 Phạm vi điều chỉnh QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
1.2 Đối tượng áp dụng QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
1.3 Tài liệu viện dẫn QCVN 34:2011/BTTTT Bổ sung các tiêu chuẩn
viện dẫn
1.4 Giải thích từ ngữ QCVN 34:2011/BTTTT, Sửa đổi, bổ sung thêm
ETSI EG 202 057-4, TR- một số thuật ngữ khác.
126, ITU-T G1000,
G1010
1.5 Chữ viết tắt Sửa đổi, bổ sung thêm

29
một số chữ viết tắt khác.
2. Quy định về chỉ tiêu
chất lượng dịch vụ
2.1 Các chỉ tiêu chất
lượng kỹ thuật
2.1.1 Tốc độ tải dữ liệu QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
trung bình
2.1.2 Lưu lượng sử dụng QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
trung bình
2.1.3 Tỷ lệ dung lượng QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
truy nhập bị ghi cước sai
2.2 Các chỉ tiêu chất
lượng phục vụ
2.2.1 Độ khả dụng của QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
dịch vụ
2.2.2 Thời gian thiết lập QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
dịch vụ
2.2.3 Thời gian khắc QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
phục mất kết nối
2.2.4 Khiếu nại của QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
khách hàng về chất lượng
dịch vụ
2.2.5 Hồi âm khiếu nại QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
của khách hàng
2.2.6 Dịch vụ hỗ trợ QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
khách hàng
3. Quy định về quản lý QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
4. Trách nhiệm của tổ QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
chức, cá nhân
5. Tổ chức thực hiện QCVN 34:2011/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục A (Quy định) QCVN 34:2011/BTTTT Sửa đổi, bổ sung phù hợp
Danh sách các website sử
dụng để thực hiện các
mẫu đo chất lượng dịch
vụ truy nhập Internet cố

30
định băng rộng

31

You might also like