You are on page 1of 7

Phụ lục VII

Quy trình bảo dưỡng máy hút mùi


(Kèm theo Hướng dẫn có mã hiệu: HD.VCC.VHKT. ban hành ngày / /2021)

1. Nội dung thực hiện


Stt Nội dung
1 Liên lạc, tiếp nhận thông tin của khách hàng.
2 Chuẩn bị CCDC, vật tư.
3 Kiểm tra thiết bị trước khi bảo dưỡng
4 Cắt nguồn điện cấp cho máy hút mùi.
5 Tháo rời các tấm lưới lọc mỡ khỏi máy hút mùi.
6 Tháo quạt hút.
7 Vệ sinh thiết bị.
8 Vệ sinh, kiểm tra các linh kiện điện.
9 Lắp ráp lại các chi tiết, kiểm tra thiết bị sau khi bảo dưỡng
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Liên lạc, tiếp nhận thông tin của khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị CCDC, vật tư.
Bước 3: Kiểm tra thiết bị trước khi bảo dưỡng.
Trước khi tiến hành bảo dưỡng máy hút mùi, cần phải kiểm tra xem tình trạng
thiết bị theo quy trình sau:
- Quan sát thiết bị có nguyên vẹn hay không?
- Vận hành thử thiết bị để kiểm tra xem đèn có sáng không, quạt hút có chạy
không, có tiếng kêu lạ hay không?
- Có hư hỏng hay không?
Nếu thiết bị có gặp sự cố, hư hỏng thì phải thông báo với khách hàng trước khi
thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa.
Bước 4: Cắt nguồn điện ra khỏi máy hút mùi.
2

Bước 5: Tháo rời các tấm lưới lọc mỡ khỏi máy hút mùi.
- Bước đầu tiên cần làm chính là phải tháo tấm lọc mỡ ra trước. Dùng tay ấn vào
chốt rồi tháo tấm lọc mỡ xuống.

- Tiếp theo tháo bộ lọc than hoạt tính, dùng tay xoay bộ lọc thuận chiều kim
đồng hồ để tháo bộ lọc xuống.
3

Bước 6: Dùng tô vít 4 cạnh để tháo nắp nhựa che dây điện và tháo quạt.

Bước 7: Vệ sinh thiết bị.


- Vệ sinh các tấm lọc, cách đơn giản nhất là hãy ngâm lưới lọc với nước có chất
tẩy rửa như rửa bát, việc này sẽ giúp các vết bám bẩn mềm và nhanh bong tróc
hơn khi cọ.
4

- Vệ sinh bộ lọc than hoạt tính (nếu có), tư vấn cho khách hàng thay thế nếu đến
kỳ (từ 6 tháng đến 1 năm).
- Vệ sinh quạt gió, công tắc, hệ thống bóng đèn.

- Vệ sinh bên trong khoang máy, các cạnh mép, bên ngoài thiết bị.
5

Bước 8: Kiểm tra các linh kiện điện, đường ống.


- Kiểm tra các jack cắm có bị move, lỏng, hỏng ngàm.
- Kiểm tra dây điện có bị hở, đứt hay không.
- Kiểm tra động cơ quạt, tra dầu máy cho quạt hút.
+ Dùng tay quay thử quạt để kiểm tra bó kẹt, quay không đều và các hỏng hóc
khác như tình trạng biến dạng về mặt cơ khí như cong vênh, nứt, vỡ cánh quạt.
+ Đo kiểm các cuộn dây của quạt bằng cách đo điện trở từng cặp dây của quạt.
Nếu cuộn dây của quạt bị đứt thì không có điện trở, nếu các cặp dây có điện trở
thì cuộn dây của quạt bình thường.
+ Đo điện trở giữa các dây của motor quạt với vỏ motor quạt. Nếu giá trị điện trở
đo được của bất kỳ dây nào so với vỏ <1MΩ tức là quạt bị chạm vỏ.
6

- Kiểm tra hoạt động các nút ấn, đèn chiếu sáng.

- Kiểm tra tụ điện xem có hiện tượng bị phồng, cháy hay không. Dùng đồng hồ
vạn năng thực kiện đo kiểm tụ điện. Đầu tiên tháo hết dây điện ra khỏi tụ điện,
thực hiện xả hết điện tích trong tụ bằng cách sử dụng bóng đèn tròn 120V/20W
7

chạm vào chính hai đầu tụ. Sau đó, chỉnh thang đo đồng hồ về thang đo Ω và
dùng 2 que đo chạm vào 2 đầu cực của tụ điện. Sau đó, đảo 2 que đo ngược lại
nếu thấy đồng hồ hiển thị dãy số khổng trong vài giây rồi sau đó tiếp tục hiển
thị OL (OPEN LINE) chứng tỏ là tụ còn sống. Nếu như đồng hồ không có hiển
thị gì thay đổi (nghĩa là không hiển thị OL) nghĩa là tụ chết.
- Kiểm tra đường ống thoát mùi có bị bục, hở vị trí nào không.
Bước 9: Lắp ráp lại các chi tiết, kiểm tra thiết bị sau bảo dưỡng.
- Lắp lại các linh kiện như ban đầu.
- Khi lắp đặt lại cần lắp đặt chắc chắn các đầu dây điện, tránh rò rỉ điện, move
trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra sự rò rỉ điện khi hoạt động bằng đồng hồ vạn năng, bút thử điện.
- Kiểm tra hoạt động của máy khi lắp đặt xong: thiết bị có hoạt động bình thường
hay không. So sánh độ ồn, độ hút gió trước và sau khi bảo dưỡng.

You might also like