You are on page 1of 13

BÁO CÁO VỀ CÁC THIẾT BỊ GIÁM SÁT, BẢO VỆ

TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG

Người thực hiện: Lê Minh Tiến

Trang 1
MỤC LỤC
1. Công tắc chống lệch băng.....................................................................................3
2. Công tắc giật dây (dừng khẩn cấp)........................................................................4
3. Thiết bị đo mức.....................................................................................................5
3.1. Cảm biến đo mức kiểu điện dung.......................................................................5
3.2 Cảm biến đo mức sử dụng sóng rada...................................................................6
3.3 Cảm biến đo mức sử dụng sóng siêu âm.............................................................7
4. Thiết bị đo nhiệt độ...............................................................................................8
4.1 Nhiệt điện trở (RTD)...........................................................................................8
4.2 Cặp nhiệt độ........................................................................................................9
5. Thiết bị đo áp suất...............................................................................................10
5.1 Đồng hồ đo áp suất kiểu cơ khí.........................................................................10
5.2 Cảm biến áp suất...............................................................................................11
6. Thiết bị dám sát tốc độ........................................................................................12
7. Thiết bị giám sát đóng mở...................................................................................12
8. Camera giám sát..................................................................................................13

Trang 2
1. Công tắc chống lệch băng
+) Mục đích
Công tắc chống lệch băng được sử dụng để giám sát vị trí và hiệu chỉnh các băng
tải. Khi một băng lệch ra khỏi vị trí, băng tải sẽ tiếp xúc với cần quay dẫn động con
lăn và làm quay trục dẫn động, khi đó công tắc chống lệch băng sẽ phát ra tín cảnh
báo.

(công tắc chống lệch băng)


+) Ngyên lý hoạt động
- Trục dẫn động có 2 cam bên trong phần thân. Mỗi cam tác động một công tắc
nhỏ để phát ra các tín hiệu báo động.

Trang 3
- Công tắc nhỏ đầu tiên tác động bằng việc quay 10  trục dẫn động để phát ra tín
hiệu cảnh báo, cho phép người vận hành xử lý tình huống trước khi nó trở thành
sự cố.
- Công tắc nhỏ thứ hai tác động bằng việc quay 20  trục dẫn động để phát ra tín
hiệu dừng nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu hư hại cho thiết bị.
+) Vị trí lắp đặt trong nhà máy
- Lắp đặt trên các băng tải vận chuyển đá vôi, đất sét.
- Trên các băng tải vận chuyển nguyên liệu, phụ gia tới vị trí của các máy nghiền
than, nghiền liệu, nghiền xi.
+) Yếu tố tác động
- Kẹt con lăn cần quay do hỏng vòng bi
- Hư hỏng phần điện (mất tín hiệu cảnh báo do đứt dây, hỏng công tắc hành
trình)
- Vị trí lắp đặt không chính xác hoặc ốc bắt công tắc bị lỏng sau một thời gian
hoạt động dẫn đến cần quay không tiếp xúc được với băng tải khi băng tải chạy
lệch.

2. Công tắc giật dây (dừng khẩn cấp)


+) Cấu tạo

(công tắc giật dây)

Trang 4
+) Mục đích
Công tắc giật dây được sử dụng như là một thiết bị dừng khẩn cấp cho các băng
tải hoặc các thiết bị khác nhằm đảm bảo an toàn cho con người cũng như máy móc
trong quá trình sản xuất.
 +) Nguyên lý hoạt động
- Cáp kéo an toàn được lắp vào cần tác động của công tắc. Khi lực tác động tới cáp
kéo, nó làm quay cần tác động và trục dẫn động. Ở góc quay 20 o, công tắc ở vị trí
ngắt và khoá. Trục dẫn động có hai cam bên trong phần thân. Mỗi cam đồng thời
tác động một công tắc nhỏ để phát ra các tín hiệu dừng khẩn cấp cho các băng
tải.
- Công tắc giật dây có một tổ hợp bảo vệ mà có thể sử dụng hoán đổi nhau được ở
các vị trí chạy ở giữa hoặc ở cuối của cáp kéo an toàn.
- Các công tắc giật dây tiêu chuẩn bao gồm một cần đẩy reset thủ công. Cần đẩy
này giữ cho công tắc bị khoá trong trường hợp báo động cho đến khi được thợ
vận hành reset bằng tay.
+) Vị trí lắp đặt trong nhà máy
- Lắp đặt trên các băng tải vận chuyển đá vôi, đất sét.
- Trên các băng tải vận chuyển nguyên liệu, phụ gia tới vị trí của các máy nghiền
than, nghiền liệu, nghiền xi.
+) Yếu tố tác động
- Kẹt cần giật do hư hỏng vòng bi
- Hư hỏng phần điện (do đứt dây bị mất tín hiệu hoặc hỏng công tắc hành trình).

3. Thiết bị đo mức
3.1. Cảm biến đo mức kiểu điện dung

Cảm biến điện dung

Trang 5
+) Nguyên lý hoạt động
- Thiết bị đo mức dạng điện dung hoạt động trên nguyên lý sự thay đổi dung
kháng khi mức thay đổi giữa hai bản cực. Một bản cực là que sensor của thiết bị,
một bản cực chính là thành bồn. Khi chất lỏng được bơm vào bồn qua 2 bảng
cực, điện dung tăng lên và tính toán tỉ lệ với mức chất lỏng tăng trong bồn.
- Dòng thiết bị đo dạng diện dung vừa đo mức liên tục và vừa có thể báo mức cao,
thấp trong bồn chứa.
+) Vị trí lắp đặt trong nhà máy
- Đo mức clinker rơi xuống khoang làm mát từ trên dầm ghi
+) Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo

- Nhiệt độ tăng làm giảm hằng số điện môi của vật liệu.
- Nếu cấu tạo hoặc kích thước của các hạt vật liệu thay đổi, hằng số điện môi cũng
bị ảnh hưởng.
- Vị trí lắp đặt chưa đúng.
- Hư hỏng tín hiệu đo do đứt dây.

3.2 Cảm biến đo mức sử dụng sóng rada


+) Cấu tạo
- Hộp chứa poliscom tích hợp
- Hộp chứa thiết bị điện tử
- Ngăn chứa với mặt bích Swivelling
- Anten

Thiết bị đo mức sóng rada của E&H


+) Nguyên lý hoạt động
- Cảm biến mức radar sử dụng antenna đặt trên nóc bình chứa phát ra những chùm
sóng radar xuống bề mặt chất lưu. Tính toán khoảng cách từ đầu antenna tới bề

Trang 6
mặt chất lưu dựa vào thời gian di chuyển của sóng radar từ lúc phát đi tới lúc
nhận được. Ứng dụng đo mức radar được sử dụng trong các bồn chứa chất lỏng
hoặc bồn chứa chất rắn.
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
- Lắp đặt ở trong các silo chứa
+) Yếu tố tác động
- Nếu hằng số điện môi của chất lưu thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng đo.
- Vị trí lắp đặt chưa đúng.
- Điện áp cung cấp, xử lý tín hiệu.
- Quy trình đo.

3.3 Cảm biến đo mức sử dụng sóng siêu âm


+) Cấu tạo
- Hộp chứa cảm biến nhiệt tích hợp.
- Hộp các thiết bị điện tử, có các đầu nối phích cắm.
- Anten đầu dò.

Đo mức siêu âm E&H


+) Nguyên lý hoạt động
- Nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi tỉ trọng giữa không khí và môi chất khi
sóng siêu âm truyền đi và phản xạ lại thiết bị. Thời gian sóng truyền đi và nhận
về sẽ được đo và phân tích để đưa ra giá trị mức từ thiết bị đến mặt thoáng chất
lỏng.
+) Vị trí lắp đặt trong nhà máy
- Lắp đặt trong các silo chứa.

Trang 7
+) Yếu tố tác động
- Độ chính xác của cảm biến đo mức sử dụng sóng siêu âm bị ảnh hưởng bởi bọt,
bụi bẩn và hơi ngưng tụ.
- Vị trí lắp đặt chưa đúng.
- Hư hỏng tín hiệu đo do đứt dây

4. Thiết bị đo nhiệt độ
4.1 Nhiệt điện trở (RTD)
+) Cấu tạo
- Bên trong có các lõi được làm bằng thép không gỉ, đồng, chất bán dẫn, tấm
thủy tinh siêu mỏng…
- Bên ngoài có bọc một số lớp bảo vệ cho phần lõi bên trong nhưng vẫn truyền
nhiệt tôt cho phần lõi.

Cảm biến PT100


+) Nguyên lý hoạt động
- Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy
chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất định.
+) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: độ chính xác cao, dễ sử dụng, chiều dài dây không hạn chế.
- Nhược điểm: giá thành hơi cao
- Dải đo: -200~1200oC
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
- Đo nhiệt độ các cuộn dây của động cơ.
- Nhiệt độ dầu bôi trơn
+) Yếu tố tác động
- Bụi bặm, ôi nhiễm từ môi trường hoạt động.

Trang 8
- Sau một thời gian sử dụng các oxit hình thành trong các cặp nhiệt điện gây giảm
hiệu suất cũng như làm hỏng thiết bị.
- Hư hỏng tín hiệu đo do đứt dây.

4.2 Cặp nhiệt độ


+) Cấu tạo
- Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn đính một đầu gọi là đầu nóng (hay
đầu đo), hai đầu còn lại là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn).

Can nhiệt điển hình


+) Nguyên lý hoạt động
- Hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh.
- Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động V thay đổi tại đầu lạnh.
+) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
- Nhược điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
- Đo nhiệt nhớt máy nén.
- Nhiệt độ đầu dầm ghi.
+) Yếu tố tác động
- Bụi bặm, ôi nhiễm từ môi trường hoạt động.
- Sau một thời gian sử dụng các oxit hình thành trong các cặp nhiệt điện gây giảm
hiệu suất cũng như làm hỏng thiết bị.
- Hư hỏng tín hiệu đo do đứt dây.

Trang 9
5. Thiết bị đo áp suất
5.1 Đồng hồ đo áp suất kiểu cơ khí
+) Cấu tạo
- Gồm một ống đồng dẹt được uốn cong hình dấu hỏi, một đầu được bịt kín, một
đầu được nối với lưu thể cần đo áp suất (khí, chất lỏng)
- Đầu bịt kín được liên kết mền với một đầu của cặp bánh răng. Trên trục của
bánh răng còn lại có gắn lò xo đàn hồi và kim đồng hồ.

Đồng hồ đo áp
+) Nguyên lý hoạt động
- Khi kim quay trên mặt đồng hồ có chia độ. Khi làm việc, nhờ có áp suất của lưu
thể làm ống đồng co – giãn, nhờ có cơ cấu bánh răng làm kim đồng hồ quay, chỉ
áp suất tương ứng.
- Khi áp suất của lưu thể không đủ để làm giảm ống đồng thì kim đồng hồ về vạch
“0” nhờ lò xo đàn hồi.
+) Vị tí sử dụng trong nhà máy
- Lắp đặt hầu hết tại các vị trí đo áp suất trong nhà máy: trên các máy nén khí, hệ
thống bơm dầu bôi trơn, dầu thủy lực, bơm nước làm mát, quạt khí nén…
+) Ưu điểm
- Chi phí vận chuyển, bảo trì bảo dưỡng thấp
- Độ chính xác lớn
- Tuổi thọ cao
+) Yếu tố tác động
- Bị ăn mòn hóa học đối với chất lỏng, khí hoặc hơi có hóa chất như: axit, dầu…

Trang 10
- Có hiện tượng rung kim đồng hồ khi lắp đặt trên các máy nén khí, máy bơm
nước…gây sai số cho quá trình đo lường, hoặc gây cong kim, văng kim ra ngoài.

5.2 Cảm biến áp suất


+) Khái niệm
- Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu
điện, thường được dùng để đo áp suất hoặc dùng trong các ứng dụng có liên
quan đến áp suất.

Cảm biến áp suất


+) Phân loại
- Tùy vào từng loại cảm biến và cách thức hoạt động, có 2 dạng phổ biến là dạng
điện trở và kiểu điện dung.
+) Nguyên lý hoạt động của dạng điện trở
- Dựa trên sự biến dạng của cấu trúc màng (khi có áp suất tác động đến) được
chuyển thành tín hiệu điện nhờ cấy trên đó các phần tử áp điện trở.
- Khi có áp suất tác động màng mỏng bị biến dạng, các giá trị điền trở thay đổi, cụ
thể giá trị các điện trở song song với cạnh màng giảm thì giá trị các áp điện trở
vuông góc với cạnh màng tăng và ngược lại khi đó sẽ tạo điện áp ngõ ra khác 0.
- Khi không có áp suất tác động các điện trở ở trạng thái cân bằng, điện áp ngõ ra
bằng 0.
+) Nguyên lý hoạt động kiểu điện dung
- Dựa vào giá trị điện dung để xác định áp suất.
- Điện dung của tụ được thay đổi bằng cách thay đổi khoảng cách của cực tụ.
- Khi có áp suất tác động vào lớp màng bị biến dạng đẩy bản cực lại gần với nhau
hoặc kéo bản cực ra xa làm giá trị của cực thay đổi, dựa vào sự thay đổi điện
dung này qua hệ thống xử lý người ta có thể xác định được áp suất cần đo.

Trang 11
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
- Lắp đặt trên các trạm dầu bôi trơn ổ bạc, gối đỡ, hộp giảm tốc động cơ
+) Yếu tố tác động
- Ảnh hưởng của độ ẩm và nước, làm ăn mòn các kết nối điện cực, khiến tín hiệu
đầu ra bị sai lệch hoặc hư hỏng.
- Phụ thuộc vào màng và kích thước, cấu trúc, vị trí các áp điện trở trên màng.
- Hư hỏng tín hiệu đo do đứt dây.

6. Thiết bị dám sát tốc độ


+) Mục đích
- Giám sát tốc độ của động cơ trong quá trình hoạt động
- Giám sát đứt, trượt băng hoặc đứt xích truyền động
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
- Các thiết bị vận chuyển như băng tải cao su, gầu nâng, xích cào, cấp liệu tấm,
cấp liệu quay…

+) Yếu tố tác động


- Lỗi tín hiệu điện
- Động cơ bị cọ kẹt
- Tay gạt qua cảm biến bị gẫy hoặc khoảng cách quá xa mặt cảm biến
- Động cơ thực tế không hoạt động do cháy hoặc mất nguồn…
7. Thiết bị giám sát đóng mở
+) Mục đích
- Giám sát đóng mở các vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động.

+) Vị trí sử dụng trong nhà máy


- Các cửa Cooler
- Cửa máy nghiền đứng
- Cửa lò

+) Yếu tố tác động


- Lỗi tín hiệu

- Lỗi thiết bị đo

Trang 12
8. Camera giám sát
+) Mục đích
- Giám sát theo dõi các khu vực quan trọng để đảm bảo vận hành tốt, an toàn cho
người và thiết bị.

+) Vị trí sử dụng trong nhà máy


- Khu vực đầu lò và đầu ghi tĩnh
- Khu vực các phễu đá vôi, đất sét, kho tròn, kho dài, van đối trọng cần thiết trên
tháp…

+) Yếu tố tác động


- Lỗi tín hiệu điện.
- Bụi bẩn che mắt camera.
- Tác động môi trường, thời tiết.

Trang 13

You might also like