You are on page 1of 9


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ

Môn : Cảm biến công nghiệp


Nhóm : 04

GVHD: T.S Đặng Phước Vinh


SVTH : Phan Đình Tuyến 18CDT2
Nguyễn Văn Phúc 18CDT2
Trần Quang Tiến 18CDT2
Lê Đình Trung 18CDT2
Mai Trọng Thành 18CDT2
Võ Đại Vỹ 18CDT2

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 10 năm 2020


LVDT
CẢM BIẾN KHOẢNG CÁCH-VỊ TRÍ
I. Khái niệm cảm biến khoảng cách –vị trí và phân
loại:
1. Khái niệm:
Cảm biến vị trí là cảm biến được sử dụng trong thiết bị nhằm đo
khoảng cách di chuyển của vật thể tới vị trí tham chiếu(điểm làm
mốc). Cảm biến xác định vị trí bằng cách đo vị trí tuyến tính hoặc
góc trong tham chiếu đến một điểm cố định hoặc tham chiếu tùy
ý. Cảm biến cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện
hay vắng mặt của một vật thể. Nếu thông tin vị trí hoặc khoảng
cách được kết hợp với các phép đo thời gian, thì tốc độ, vận tốc và
gia tốc có thể được tính cho điều khiển chuyển động.
2. Phân loại:
Cảm biến vị trí sử dụng các nguyên tắc cảm biến khác nhau để cảm
nhận sự dịch chuyển của cơ thể. Tùy thuộc vào các nguyên tắc cảm
biến khác nhau được sử dụng cho cảm biến vị trí, chúng có thể được
phân loại như sau:
 Cảm biến vị trí đo điện thế.
 Cảm biến vị trí điện dung.
 Cảm biến vị trí từ tính.
 Cảm biến vị trí từ dựa trên hiệu ứng Hall.
 Cảm biến vị trí quang.
II. LVDT – linear Varible Differential Transformer(
máy biến áp vi sai tuyến tính):
Định nghĩa:
Là một loại cảm biến sử dụng sự chênh lệch điện áp để đo
sự dịch chuyển của vật thể. Nó là bộ chuyển đổi cơ điện, biến
chuyển dịch tuyến tính của đối tượng (mà chúng được kết nối
cơ học với nhau) thành tín hiệu điện, hoạt động dựa trên
nguyên lý cảm ứng điện từ.
III. Cấu tạo chung:
 LVDT cấu tạo gồm 5 bộ
phận chính :
 Đầu dò(1).
 Lò xo(2).
 Trục (3).
 Thân(4).
 Đầu nối dây(5).

a) Đầu dò:
Được chế tạo bằng vật liệu thép không gĩ
,có thể làm việc ở các môi trường khắc
nghiệt như để ngoài mưa, nắng, bụi bặm,
trong các nhà máy công nghiệp nặng Có
nhiệm vụ tiếp xúc với vật thể.

b) Lò xo:
Lò xo cũng được làm từ vật liệu thép không gĩ
Lò xo tạo thế năng đàn hồi giúp đầu dò quay trở lại vị trí ban
đầu khi không làm việc.
c) Thân cảm biến:
Gồm 1 cuộn sơ cấp, 2
cuộn thứ cấp ,phần lõi
sắt từ (lõi được làm từ
vật liệu có độ từ thấm
cao như :sắt, coban,
niken,…..)
Cuộn sơ cấp được cấp
nguồn AC, 2 cuộn thứ
cấp còn lại không được cấp nguồn.
d) Trục :
Là thanh kim loại thẳng có tác dụng làm giá
cho đầu dò, lò xo và lõi từ. Nó có thể chuyển
động tịnh tiến.
e) Đầu nối dây:
Cấu tạo gồm 5 chân, gồm 3 chân ngõ ra được
kết nối với modul chuyển tín hiệu AC thành
DC và 2 chân ngõ vào để cấp điện áp xoay
chiều cho cuộn sơ cấp.

IV. Nguyên lí hoạt động –nguyên lý đo:


Nguyên lí hoạt động:
Khi cuộn dây sơ cấp được cấp nguồn xoay chiều
(thường vào cỡ 3V-3kHz),LVDT hoạt động. Lúc
này, cuộn sơ cấp sinh ra một vùng từ trường biến
thiên, vì lõi được làm từ vật liệu từ nên nó hấp
thu từ thông từ cuộn sơ cấp và đưa đến hai cuộn
thứ cấp. Dẫn đến trên hai cuộn thứ cấp xuất hiện
hai Sức Điện Động (E) là E1 và E2. Lõi được đặt

ở giữa sao cho nó cách đều cả hai cuộn thứ cấp,
khi đó ̅̅̅̅
𝑬𝟏= ̅̅̅̅
𝑬𝟐 vì thông lượng mà cả hai cuộn
dây thứ cấp nhận từ cuộn sơ cấp là như nhau.
Khi có lực tác động từ bên ngoài lên thanh đẩy
làm cho lõi chuyển động, lúc đó từ trường ở cuộn
dây mà lõi đang hướng đến sẽ có sự thay đổi Sức

Điện Động mà cụ thể là sẽ tăng lên nhờ lượng từ


thông mà lõi mang đến (vì lõi được làm từ vật
liệu dẫn từ).
Nguyên lí đo:
LVDT đo sự dịch chuyển nhờ sự chênh lệch điện
áp trên hai cuộn dây thứ cấp. Vì hai cuộn thứ
cấp được đấu dây theo nguyên tắc nối sao trên
máy biến áp nên điện áp trên hai dây ở ngõ ra là hiệu điện thế của 2
pha.

V. Chuẩn LVDT (Calibration):


 Chuân bị: LVDT cần chuẩn, modul hiển thị điện áp ngõ ra,
thước panme.
 Cách tiến hành:
1. Cấp nguồn cho LVDT và kết nối với modul hiển thị.
2. Có thể chọn mốc 0 trên thước panme làm mốc tương ứng với
10v trên modul
3. Cho đầu dò của LVDT tiếp xúc với đầu của thước panme và cố
định cả hai trên giá cố định.
4. Sau đó xoay thước panme tiến hoặc lùi một khoảng ∆(mm)
không đổi và đọc giá trị điện áp trên modul sau mỗi lần đo.
5. Lặp lại nhiều lần để có được bản giá trị liên hệ giữa điện áp ra
và độ dịch chuyển
6. Dựa vào bảng kết quả trên và vẽ đồ thị.

VI. Sơ đồ đấu dây:


Mạch 4 dây:
 Nối 2 đầu dây cuộn sơ cấp với
mạch điện xoay chiều ( dây
Brown và Yellow).
 Dây Blue của cuộn thứ cấp thứ
nhất nối với dây Green của cuộn
thứ cấp thứ hai.
 Dây Red của cuộn thứ cấp thứ nhất được nối với đầu ra
để đo suất điện động ở cuộn thứ nhất vào cực dương.
 Dây Green của cuộn thứ cấp thứ hai được nối với đầu ra
để đo suất điện động ở cuộn thứ hai nối vào cực âm.
Mạch 5 dây:
 Dây Brown, Yellow, Black,
red nối như mạch 4 đây.
 Dây Blue của cuộn thứ cấp thứ nhất nối với dây Green
của cuộn thứ cấp thứ hai và cung nối với với dây lạnh.
VII. Ưu điểm –Nhược điểm:
Ưu điểm
 Tuổi thọ cao
 Không tạo ra ma sát khi chuyển động
 Có thể đo những chuyển động rất nhỏ
 Độ nhạy cao
 Có khả năng chống mài mòn
 Không bị hư hỏng trong trường hợp vật đo dịch
chuyển quá giới hạn
Nhược điểm:
 Độ dịch chuyển cần đo còn hạn chế

VIII. Ứng dụng:


 Kiểm tra kích thước của xilanh.
 Kiểm tra độ phẳng của chi tiết máy bay.
 Kiểm tra độ hoàn thiện của trục khuỷu.
 Gia công chi tiết: Cảm biến độ ăn khớp của vít và chi
tiết.
 Địa chất: đo đặc sự phát triển của vết nứt.
 Đo lường trong công nghiệp: theo dõi vị trí của van trong
các khu vực làm việc quan trong, van hơi cho tuabin nhà
máy thủy điện.
 Hàng không, vũ trụ: phân tích góc nghiêng của cánh
quạt máy bay trực thăng, sự biến dạng của vỏ động cơ
khi đốt nóng.
 Công nghiệp oto: kiểm soát các bộ phận chính xác, biến
dạng của vỏ xe trong quá trình thử nghiệm.
IX. Giá thành:
TÀI LIỆU THAM KHẢO: https://zetlab.com/en/lvdt-
displacement-sensors/
https://www.elprocus.com/lvdt-
working-principle-construction-types-applications-
advantages-and-disadvantages/?fbclid=IwAR1h-
N5xVBDCOgCKRWMCTYs3F3Ho5an1iePNdzWXgVg6GzH2
ei0Xefuhxpw#:~:text=Generally%2C%20LVDT%20is%20a
%20normal,works%20on%20the%20transformer%20prin
ciple.&text=The%20above%20LVDT%20sensor%20diagra
m,well%20as%20a%20coil%20assembly
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN QUANG TIẾN: KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO
PHAN ĐÌNH TUYẾN : NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP CALIBRATION LVDT
NGUYỄN VĂN PHÚC : SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY
LÊ ĐÌNH TRUNG : ỨNG DỤNG VÀ DATASHEET
VÕ ĐẠI VỸ : ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
MAI TRỌNG THÀNH : GIÁ THÀNH

You might also like