You are on page 1of 243

li li li li li li li li l i Ị MG - Đ Ặ N G V Ă N T H À N H - P H Ạ M T H Ị N G A

GT.0000023152

Giáo trình thực hành

MÁY BIỆN

Lắp ráp, sửa chữa, quân dây máy điện

Thí nghiệm m á y đ i ệ n

Thí nghiệm c ó giao t i ế p và mô phỏng m á y đ i ệ n

i M ằ đ ì * ì ỉ
GIÁO TRÌNH

THỰC HÀNH MÁY ĐIỆN


• •
BÙI VĂN HỒNG - ĐẶNG VĂN THÀNH - PHẠM THỊ NGA

G I Á O T R Ì N H

LẮP RÁP, SỬA CHỮA, QUÂN DÂY MÁY ĐIỆN -

THÍ NGHIỆM MÁY ĐIỆN - THÍ NGHIỆM c ó GIAO TIẾP

VÀ MỒ PHẤNG MÁY ĐIỆN

ĐẠIHỌGTỈIẤỈMTỂN'

TRUNG TẰM HOCiĩỊU

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q u ố c GIA

THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH - 2010


L Ờ I NÓI Đ Ầ U

Giáo tình Thực hành máy điện là tài liệu dùng để dạy học cho
sinh viên chuyên ngành điện công nghiệp, điện khí hóa - cung cấp
điện, nhằm hình thành các kiến thức ứng dụng, kỹ năng thực hành
nghề và thái độ nghề nghiệp cơ bản ở trình độ đại học, trong phạm vi
môn học. Ngoài ra, nó có thể sử dụng làm tải liệu tham khảo cho các
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, sinh viên, công nhân trong các lĩnh vực nghề
nghiệp có nội dung thực hành liên quan.
Nội dung giáo trình bao gồm các phần: Thực hành sửa chữa,
quấn dây máy điện; Thí nghiệm xác định các qui luật (đặc tính) làm
việc của máy điện; Thí nghiệm máy điện với các thiết bị giao tiếp
máy tính; Thí nghiệm mô phỏng máy điện với các thiết bị mô phỏng
và phần mền chuyên dùng nhưLVSIM- EMS, LVDAM EMS.

Tài liệu do các giảng viên Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật điện, Khoa


Điện - Điện tử, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
biên soạn, theo chương trình khung khối công nghệ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo kết hợp tham khảo một số tư liệu trong và ngoài nước. Hy vọng
giáo trình sẽ giúp cho các giảng viên và sinh viên trong việc giảng dạy,
học tập môn học đạt kết quả tốt, với chất lượng và hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế, các tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các nhà khoa học,
giảng viên, và bạn đọc quan tâm, để bổ sung điều chỉnh cho giáo trình
luôn được cập nhật và hoàn thiện theo hướng cơ bản, hiện đại, phù
hợp với điều kiện Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về: Bộ môn CSKTĐ, Khoa Điện -
Điện tử, Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, số Ì,
Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hongbv@hcmute.edu.vn

Xin trân trọng cảm ơn!

Nhóm tác giả thực hiện

5
MỤC LỤC

Phẩn I . THỰC TẬP MÁY ĐIỆN 9

Bài 1. Khảo sát máy điện 11

Bài 2. Xác định cực tính cuộn dây máy điện 24

Bài 3. Bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều 3 pha 31

Bài 4. Xây dựng sơ đồ trải dây quấn stator 39

Bài 5. Tính toán kiểm ưa thông số dây quấn stator động cơ 3 pha 47

Bài 6. Quấn dây stator động cơ 3 pha kiểu đồng khuôn tập trung 58

Bài 7. Quấn dây stator động cơ 3 pha kiểu đồng tâm 2 mặt phảng 73

Phần li. THÍ NGHIỆM MÁY ĐIỆN 79

Bài 8. Khảo sát thiết bị thí nghiệm 81

Bài 9. Thí nghiệm động cơ điện một chiều kích từ độc lập 94

Bài 10. Thí nghiệm máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp 104

Bài t i . Thí nghiệm động cơ điện không đồng bộ 3 pha rotor


lồng sóc 113

Bài 12. Thí nghiệm động cơ điện không đồng bộ 3 pha rotor
dây quấn 121

Bài 13. Thí nghiệm máy biến áp Ì pha 131

Bài 14. Thí nghiệm máy biến áp 3 pha - 137

Bài 15. Thí nghiệm máy phát điện xoay chiều đồng bộ 149

Bài 16. Thí nghiệm hòa đồng bộ hai máy phát xoay chiều 159

Phẩn HI. THÍ NGHIỆM có GIAO TIẾP VÀ MÔ PHẤNG MÁY


ĐIỆN BẰNG PHẦN MỀM LVSIM - EMS 173

Bài 17. Khảo sát phần mềm LVSIM - EMS 175

7
Bài 18. Thí nghiệm - mô phỏng máy biến áp Ì pha 187

Bài 19. Thí nghiệm - mô phỏng máy biến áp 3 pha ----- 194

Bài 20. Thí nghiệm - mô phỏng máy phát điện đồng bộ - 203

Bài 21. Thí nghiệm - mô phỏng động cơ một chiều kích từ


độc lập - - 212

Bài 22. Thí nghiệm - mô phỏng động cơ không đồng bộ rotor

PHỤ LỤC 231

TÀI LIỆU THAM KHẢO 239

8
PHẦN I

T H Ự C T Ậ P

Q U Ấ N D Â Y M Á Y Đ I Ệ N
Bàn

K H Ả O S Á T M Á Y Đ I Ệ N

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức của các loại máy điện trong
công nghiệp.

- Phân biệt được kết cấu của từng loại máy điện.

- Sử dụng đúng chức năng của các dụng cụ, thiết bị đo khi sửa
chữa, bảo dưỡng máy điện.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

STT Chủng loại - quỉ cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

ì Máy điện một chiều 1 chiếc Có thể thay thế


tương đương

2 Máy điện đồng bộ 1 chiếc

3 Máy điện KĐB rotor lồng sóc 1 chiếc

4 Máy điện KĐB rotor dây quấn 1 chiếc

5 Máy biến áp 1 chiếc

6 Bộ dụng cụ tháo lắp động cơ lbộ

7 Đồng hồ V.O.M 1 chiếc

8 Các phương tiện, thiết bị khác Theo điều kiện


cụ thể của xưởng

11
c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

ì. NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI MÁY BIẾN ÁP

1. Đặc điểm kết cấu

a b

Hình LI. Kết cấu máy biến áp 3 pha

(a). Hình dáng bên ngoài; (bị cấu tạo bên trong

- Lõi thép:

+ Một pha: Kiểu trụ, kiểu bọc.

+ Ba pha: Kiểu trụ, kiểu bọc, kiểu trụ bọc hay tổ máy biến áp 3 pha.

- Dây quấn:

+ Cuộn cao áp: số vòng nhiều, tiết diện nhỏ nên điện trở lớn.

+ Cuộn hạ áp: số vòng ít, tiết diện lớn nên điện trở nhỏ.

+ Trên mỗi trụ đều có cuộn sơ cấp và thứ cấp.

+ Một cuộn có thể có nhiều đầu dây đưa ra ngoài để thay đổi
điện áp vào và ra.

12
Hình 1.2. Kết cấu máy biến áp Ì pha

2. Cách phân biệt

- Lõi thép: quan sát trực tiếp.

- Dây quấn:

+ Đo thông mạch: phân biệt máy biến áp cách ly hay tự ngẫu và


các đầu dây của một cuộn.

+ Đo điện trở các cuộn dây để xác định cuộn cao áp hay hạ áp.

+ Xác định cực tính các cuộn dây bằng nguồn một chiều hoặc
xoay chiều.

3. Thông sô'định mức ghi trên nhãn máy

- Dung lượng.

- Điện áp dây sơ cấp và thứ cấp.

- Dòng điện dây sơ cấp và thứ cấp.

- Kiểu đấu...

li. NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN MỘT CHIÊU

1. Đặc điểm kết cấu

-Phần cảm có: + Cực từ chính.

+ Cực từ phụ.

+ Dây quấn bù.

13
- Phần ứng: dây quấn rải có các kiếp quấn sóng, xếp hoặc dây
quấn hỗn hợp. •

- Cổ góp hay vành góp: gồm nhiều phiến đồng ghép lại.

a b

Hình 1.3. Kết cấu máy điện một chiều

(a). Hình dáng bên ngoài; (bị cấu tạo bên trong

2. Cách phân biệt

- Quan sát cực từ và dây quấn bù

+ Cực từ chính: kích thước cực từ lớn.

+ Cực từ phồ : nằm xen kẽ cực từ chính và kích thước nhỏ.

+ Dây quấn bù: nằm trên mặt cực từ chính.

- Quan sát cổ góp để phân biệt với vành trượt, xác định số phiến góp.
- Phân biệt các dây quấn:

+ Dây quấn cực từ phụ và dây quấn bù nối với dây quấn phần
ứng trước khi đưa ra ngoài nên không cần xác định.

+ Quay rotor và dùng mA đo dòng điện trên các cuộn dây để


phân biệt cuộn kích thích song song, nối tiếp hoặc phần ứng

* Cuộn phẩn ứng: kim mA lệch và ổn định tại một vị trí

* Cuộn kích từ song song: kim mA dao động tùy theo tốc
độ rotor.

14
* Cuộn kích từ nối tiếp: kim mA không lên.

- Đo xác định cực tính các cuộn dây

Hình 1.4. Dây quấn máy điện một chiều

3. Thông số định mức ghi trên nhãn máy

- Công suất định mức.

- Điện áp và dòng điện định mức.

- Điện áp kích từ (đối với kích từ độc lập).

DC MOTOR

KW 3,7 RATING CONT

VOLT 220 FIELD

AMP 18

r.p.m 1450 IN CLASS B

15
m . NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI MẢY ĐIỆN KHÔNG ĐẤNG BỘ

1. Đặc điểm kết cấu

a b

Hình 1.5. Kết cấu máy điện không đồng bộ

(a). Hình dáng bên ngoài, (b). cấu tạo bên trong

- Stator: dây quấn rải với các kiểu sóng, xếp, Ì lớp, 2 lớp, đồng
tâm, đồng khuôn

Hình 1.6. Dây quấn máy điện không đồng bộ

- Rotor:

+ Lồng sóc: có các thanh đồng hoặc nhôm.

+ Dây quấn: quấn rải và trên trục có 3 vòng trượt.

16
2. Cách phân biệt
- Kiểu quấn stator: Quan sát trực tiếp để xác định kiểu quấn.

- Quan sát số vòng trượt để phân biệt với ĩ vòng tiếp điện
máy điện một chiều.

Dãyquín Vành trượt

a b

Hình 1.7. Kết cấu máy điện không đồng bộ

(a). Hình dáng bên ngoài, (b). cấu tạo bên trong

3. Thông số định mức ghi trên nhãn máy

- Công suất định mức.

- Điện áp và dòng điện định mức.

- Kiểu đấu.

- Tốc độ định mức.

ÁC MOTOR

2,8 KW 1370 RPM 50Hz

A/Y 220/380V l i , 5/6,7 A

rotor Y84V 22,5A

coscp 0,8 IN CLASS B

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRUNG TẰM HÓC LIỆU


ã •
• . . . 12>Ó 50/60 9208
1885DOUGIASDRIVE.MINNEAPOUỐ.MN 99482 97-42S7REV.A

Hình 1.8. Nhãn máy điện không đồng bộ

IV. NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN ĐONG BỘ

1. Đặc điểm kết câu

- Stator: dây quấn có các kiểu sóng, xếp, Ì lớp, 2 lớp, đồng tâm,
đồng khuôn.

- Rotor:

+ Cực lồi có dây quấn cản (hay dây quấn mỏ máy) đặt trên mặt cực

+ Cực ẩn.

- Trục của máy điện đồng bộ có thể nối với trục của máy điện
một chiều tự kích.

a b

Hình 1.9. Kết cấu máy điện đồng bộ

(a). Hình dáng bên ngoài, (b). cấu tạo bên trong

18
2. Cách phân biệt

- Kiểu quấn: Quan sát để xác định kiểu quấn, số lớp, số rãnh.

- Quan sát trực tiếp để xác định cực lồi hay cực ẩn và số cực từ
dây quấn cản (hay dây quấn mở máy).

- Cách lấy nguồn kích thích.

Hình 1.10. Dây quấn stator máy điện đồng bộ

3. Thông số định mức ghi trên nhãn máy

- Công suất định mức.

- Tốc độ định mức.

- Điện áp của máy điện đồng bộ.

-Số pha.

- Điện áp kích từ.

ÁC GENERATOR
KVA 37,5 KW30 PF0,8
EXC.VOLT 125
RPM 1500 Phase 3 cycles 50
VOLTS 220/400 AMP

19
(ai (bỉ

Hình LU. Rotor cực ẩn


V. DỤNG CỤ DÙNG ĐÊ KIÊM TRA, BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỆN

1. Thước kẹp: Dùng để đo kích thước lõi thép khi tính toán kiểm ưa,
quấn lại dầy quấn máy điện.

Hình 1.13. Thước kẹp

2. Thước palme: Dùng để điểm tra đường kính của dây điện từ (dây
emay) dùng trong máy điện.

Hình 1.14. Thước palme

3. Đồng hồ vạn năng: Dùng để kiểm tra thông mạch, chạm vỏ của
các dây quấn trong máy điện; kiểm tra điện áp nguồn.

Hình 1.15. Đồng hồ vạn năng

21
4. Ampe kẹp: Dùng để kiểm tra dòng điện chạy ưong các dây pha
của máy điện.

Hình 1.16. Ampe kẹp

5. Tốc kế: Dùng để kiểm ưa tốc độ của động cơ điện và máy phát điện.

Hình l.ư.Tốckếhiểnthịsố
D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

1. Khảo sát các loại máy điện: Kết cấu, thông số định mức, sơ
đồ dây quấn.

2. Sử dụng các dụng cụ đo.

3. Báo cáo kết quả.

H.TÊN: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MSMH

MSSV: MSBT

Lớp: Tên B ĩ : KHẢO SÁT - NHẬN BIẾT MÁY Ngày:


ĐIỆN
Nhóm TT:

NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN ĐÁNH


GIÁ KQ

(của giáo
viên)

1- Viết lại nhãn máy của các máy điện khảo sát. Đọc và
hiểu các giá trị ghi trên nhãn.

2- Ghi lại những chi tiết về kết cấu của máy điện quan
sát được.

3- Dựa vào những đặc điểm quan sát và thông số cho


trên nhãn máy kết luận loại máy khảo sát.

4- Vẽ sơ đồ nguyên lý các máy điện.

5- Thời gian thực hiện bài tập.

Kết quả bài tập

23
Bài 2

XÁC ĐỊNH Cực TÍNH CUỘN DÂY


• • •

M Á Y Đ I Ệ N

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xây dựng quy trình xác định đầu dây các loại máy điện.

- Xác định được đầu dây của các loại máy điện đúng quy trình.

- Kiểm tra hoạt động của máy điện sau khi xác định các đầu dây.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sốỉượng Ghi chú

ì ĐCĐ3P - 0,6 kw 380/ 220V 1 chiếc Có thể thay thế


tương đương

2 Máy biến áp 3 pha 1 chiếc

3 Pin 9V 1 chiếc

4 Bộ nguồn xoay chiều 12V - 24V lbộ

5 ' Đồng hồ V.O.M 1 chiếc

6 Ampe kìm 1 chiếc

7 Đồng hồ megaom 1 chiếc

8 Các phương tiện, thiết bị khác Theo điều kiện


cụ thể của xưởng

24
c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

ì. XÁC ĐỊNH ĐẦU DÂY MBA DÙNG NGUỒN MỘT CHIÊU


Bước 1: Kiểm ưa thông mạch để xác định hai đầu của một cuộn dây
pha: Sử dụng đồng hồ vạn năng, thang đo xlK hoặc xlOK, đo
điện trở giữa hai đầu dây của một pha.
- Các pha thông mạch khi đạt RAX = RBY = Rcz = 0Í2
Bước 2: Kiểm ưa cách điện: sử dụng đồng hồ vạn năng (V.O.M) thang
đo điện trở xiK hoặc xlOK, đo điện trở cách điện giữa các pha
(RAB; RBC RCA) và cách điện pha với vỏ máy (RAO; RBO; Reo)-
;

- Tiêu chuẩn cách điện phải đạt: Reo = 0,6MÍ1


Bước 3: Kiểm tra điện trở từng pha: sử dụng đồng hồ vạn năng, thang
đo x i hoặc xio, đo điện trở từng pha.

- Điện trở các pha phải bằng nhau RAX = RBY = Rcz
Bước 4: Xác định cuộn cao áp và hạ áp:

- Đặc điểm: Cuộn cao áp điện trở lớn, cuộn hạ áp điệnừở nhỏ.
Bước 5: Nối một cuộn với nguồn một chiều, các cuộn khác lần lượt
nối với mADC (hoặc mVDC).
Bước 6: Đọc kết quả:

(+) nguồn là đầu, (-) nguồn là cuối

Cùng trụ: (+) đồng hồ:-> đầu Khác trụ: (+) đồng hồ:—•cuối
(-) đồng hồ: - • cuối (-) đồng hồ: —• đầu

Batery

Hình 2.1. Xác định cực tính cuộn dây MBA


25
n . XÁC ĐỊNH C ự c TÍNH ĐAU DÂY ĐỘNG c ơ KHÔNG ĐỐNG
BỘ 3 PHA

- Kiểm ưa thông mạch: xác định hai đầu cuộn dây

- Kiểm ưa cách điện: Cuộn dây - cuộn dây, cuộn dây - vỏ

1. Dùng nguồn xoay chiều

Nối Ì cuộn với nguồn xoay chiều (Ui<UfaĐc)


Chụm ĩ đầu bất kỳ của 2 cuộn kia với nhau
Hai đầu còn lại nối với đồng hồ V xoay chiều

v=0—• hai đầu chụm cùng tên v*0 hai đầu chụm khác tên

Thử lần thứ Ì Thử lần thứ 2

Hình 2.2. Sơ đồ xác định đầu dây MĐXC

2. Dùng nguồn một chiều

-Một cuộn nối với nguồn một chiều


-Một cuộn nối với mADC hoặc mVDC

(+) nguồn: Đầu (+)đồng hồ: Cuối


(-) nguồn: Cuối (-)đồng hồ: Đầu

26
Hình 2.3. Sơ đồ xác định đầu - cuối dùng nguồn DC

Làm tương tự như trên để xác định đầu dây cho cuộn còn lại

3. Động cơ có 9 hoặc 12 đầu dây


K

Hình 2.4. Xác định đầu đầu, cuối cuộn dây của động cơn đầu dây

3.1. Đặc điểm

- Máy điện xoay chiều 3 pha 9 đầu dây hoặc 12 đầu dây có cuộn
dây mỗi pha chia thành 2 nửa bằng nhau. Các nửa này được gọi là:

+ Cuộn cùng pha như: (1-4 và 7-10);

(2-5 và 8-11);

(3-6 và 9-12)

27
+ Cuộn cùng lớp như: (1-4 và 2-5 và 3-6);

(7-10 và 8-11 và 9-12)


- Khi cấp nguồn cho một cuộn dây bất kỳ thì sức điện động cảm
ứng trong các cuộn dây cùng pha và cùng lớp sẽ mạnh, còn sức điện
động cảm ứng trong cuộn dây khác pha và khác lớp yếu hơn.

3.2. Trình tự xác định đầu dây

Bước ỉ: Xác định các cuộn dây độc lập (bằng cách thử thông mạch).

Bước 2: Xác định nửa cuộn dây cùng pha với đặc điểm.

+ Cuộn cùng lớp có sức điện động > sức điện động cuộn khác lớp.

+ Cuộn cùng pha có sức điện động lớn nhất.

HI. XÁC ĐỊNH ĐẦU DÂY MÁY ĐIỆN MỘT CHIÊU

1. Cuộn phần ứng

Nối cuộn phần ứng với mADC hoặc mVDC


• Quay rotor theo chiều qui định

Kim lệch chiều thuận

(+) đồng hồ: Đầu cuộn Ai (-) đồng hồ: Cuối cuộn Ả2

2. Cuộn kích từ song song

- Nối cuộn phần ứng với mADC(mVDC)


- Quay rotor theo chiều qui định
- Nối cuộn song song với pin 9-Ỉ-12V

Kim mA tăng vọt lên Kim mA giảm xuống

(+) pin: Đầu F| (-)pin: Cuối F; (+) pin: Cuối F; (-)pin: Đầu F|

28
3. Cuộn kích từ nối tiếp

- Nối cuộn phầnứng với mADC(mVDC)


- Quay rotor theo chiều qui định
- Nối cuộn song song với pin 9-5-12V

Kim mA tăng vọt lên Kim mA giảm xuống

(+) pin: Đầu Si (-)pin: Cuối S; (+) pin: Cuối S: (-)pin: Đầu Si

D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

Ì. Xây dựng quy trình xác định đầu dây của các loại máy điện.

2. Xác định đầu dây cho các loại máy điện: Máy biến áp, Động cơ
không đồng bộ 3 pha, Máy điện một chiều.

3. Báo cáo kết quả.

H.TÊN: BÁO CÁO K Ế T QUẢ THỰC HÀNH MSMH


MSSV: MSBT
Lớp: Tên B ĩ : XÁC ĐỊNH c ự c TÍNH CUỘN Ngày
Nhóm TT: DÂY MÁY ĐIỆN

NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN ĐÁNH


GIÁ KQ
(của giáo
viên)

ỉ. Kiểm tra dây quấn máy biến áp


-Điện trở cách điện: R -a=; RB-b=; Rc-C=
A

RA-O-Í RB-O= ; Re 0=
Ra-O-i Rb-0-; Rc-0-
-Điện trở cuộn dây: RAX=; RBY=; RCZ=

Rax i Rby i Rtv


= = =

29
-Kết luận về chất lượng bộ dây:
-Phương pháp xác định đầu dây:
-Kết quả kiểm ưa khi vận hành:
+Dòng điện không tải các pha: IOA=; IOB=; Ioc=

+Tiếng ồn:
+ĐỘ phát nhiệt:

2. Kiểm tra dây quấn DCKĐB3P


-Điện ưở cách điện: RAB=; RBC=; RCA=

RA -O=! RB-O=; RC-0=

-Điện ưỏ cuộn dây: RAX=; RBY=; RCZ=

-Kết luận về chất lượng bộ dây:


-Phương pháp xác định đầu dây:
-Kết quả kiểm ưa khi vận hành:
+Dòng điện không tải các pha: IOA=; IOB=; Ioc=
+TỐC độ:
+Tiếng ồn:
+ĐỘ phát nhiệt

3. Thời gian thực hiện bài tập

Kết quả bài tập

30
Bài 3

BẢO DƯỠNG ĐỘNG cờ

ĐIỆN XOAY CHIỂU 3 PHA

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Nhận dạng được các chi tiết trong động cơ điện xoay chiều 3 pha.

- Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều 3 pha đúng quy trình.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

ì ĐCĐ3P - 0,6 kw 380/ 220V ì chiếc Có thể thay thế


tướng đương

2 Đồng hồ V.O.M 1 chiếc

3 Ampe kìm 1 chiếc

4 Bộ nguồn xoay chiều 12V - 24V lbộ

5 Tốc kế 1 chiếc

6 Bộ dụng cụ tháo lắp động cơ điện lbộ

7 Vàm (cảo) tháo vòng bi lbộ

8 Các phương tiện, thiết bị khác Theo điều kiện


cụ thể của xưởng

31
c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

ì .KHẢO SÁT KẾT CÂU VÀ THÁO LÁP ĐỘNG c ơ .

1. Khảo sát kết cấu động cơ điện


Một động cơ điện xoay chiều 3 pha bao gồm các chi tiết như sau:

- Nắp che cánh quạt. - Cánh quạt làm mát.

- Nắp trước, nắp sau. - Trục động cơ.

- Vỏ máy( thân máy). - Ổ bi (bạc đạn).

- Nhãn máy. - Hộp cực.

nép che cánh quạt


thân máy MI sắt stator
/ \ 'í
quạt làm mát ỵ^^^^_ -^"A^

máy

nắp sau

Hình 3.1. Các chi tiết trong động cơ điện xoay chiều 3 pha

2. Quy trình tháo động cơ điện

Bước ì: Tháo nắp che cánh quạt.

Bước 2: Tháo cánh quạt (sử dụng vàm tháo).

Bước 3: Đánh dấu định vị nắp trước và sau.

Bước 4: Dùng đệm gỗ Yà búa để tháo các bulông và nắp trước, nắp sau.

Bước 5: Tháo các vòng bi ra khỏi trục (sử dụng vàm tháo).

32
Nhãn máy Hộp cực

Nắp máy

Hình 3.2. Vị trí đánh dấu thần và nắp

3. Quỵ trình lắp động cơ điện

Lắp động cơ điện theo trình tự ngược với trình tự khi tháo động cơ
(chú ý vị trí đánh dấu).

Hình 3.3. Các chi tiết của trong động cơ điện 3 pha

II.KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG CHI TIẾT

1. Kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết cơ khí

- Kiểm ưa trục quay, vòng bi (độ mài mòn ổ bi, độ rơ ngang, dọc
trục, độ bôi ươn...), vệ sinh vòng bi, bôi trơn vòng bi, thay thế vòng bi
khi cần thiết.

33
- Kiểm tra các chi tiết cơ khí khác (nắp che, cánh quạt, vỏ hộp
cực, bệ máy, các bulông và chi tiết lắp nối...)

2. Kiểm tra các chi tiết phần điện


Bước 1: Kiểm ưa bên ngoài cuộn dây: Hình dạng bên ngoài cuộn dây
phải nguyên vẹn, không bị ẩm ướt, bám dầu mỡ, không bị đứt
các đầu dây ra, băng đai dây không bị đứt,...
Bước 2: Kiểm ưa không điện cuộn dây 3 pha:
- Kiểm tra cách điện: Điện trở cách điện giữa các pha với vỏ
máy và giữa các pha với nhau phải đạt: Ra) = 0,6MÍ2
- Kiểm tra điện trở từng pha: Điện ưở các pha phải bằng nhau và
có giá trị tùy theo công suất của động cơ. RAX = RBY = Ra
Bước 3: Cách điện và tẩm sấy lại bộ dây stator.

Hình 3.4. Kiểm tra dây quấn stator động cơ điện xoay chiều

HI. KIỂM TRA, VẬN HÀNH ĐỘNG cơ


Bước 1: Đọc các thông số định mức của động cơ ưên nhãn máy

ÁC MOTOR
2,8 KW 1370 RPM 50Hz
A/Y 220/380V li,5/6,7 A

rotor Y84V 22.5A

cosẹ 0,8 IN CLASS B

Hình 3.5. Các thông số định mức


34
Bước 2: Xác định kiểu đấu dây sao (Y) hay tam giác (A) cho dây quấn
stator theo thông số điện áp. Trong đó:
- Vận hành ở chế độ tam giác {ấy. Thực hiện khi điện áp dây của
nguồn, Udng bằng với điện áp pha, Uf của động cơ (điện áp định mức
của động cơở chế độ tam giác, Udmi).

Hình 3.5. Vận hành động cơở chế độ tam giác

(a) Sơ đồ nối dây trên hộp cực, (b) Sơ đồ nguyên lý

- Vận hànhở chế độ sao (Y): Thực hiện khi điện áp dây của nguồn,
Udng bằng với điện áp dây, u của động cơ (điện áp định mức của
d

động cơở chế độ sao, UđmY).

h =
f I

clng Ị
A B c
Ọ 9 ọ
kha Ị ,U*0

A
ò ' d c
6
ĩ ^ X A

Hình 3.6. Vận hành động cơở chế độ sao

(a) Sơđồ nối dây trên hộp cực, (b) Sơ đồ nguyên lý

35
Bước 3: Đấu dây vận hành động cơ theo sơ đồ nguyên lý.

Bước 4: Kiểm ưa dòng điện không tải trên 3 pha.

,O= 2O = ' < 0 . 5 /


/ /
M f c

Bước 5: Kiểm tra tốc độ của động cơ.

- Nếu động cơ có 2p = 2 thì 2800 < n < lOQOrmp

- Nếu động cơ có 2p = 4 thì 1400 < « < I500rmp

- Nếu động cơ có 2p = 6 thì 900<n<1000rap

Bước 6: Kiểm ưa động cơ khi có tải

Hình 3.8. Mô hình kiềm tra tải động cơ điện

36
- Đo dòng điện khi có tải.

- Đo tốc độ khi có tải.


- Kiểm tra tiếng ồn của động cơ khi có tải.

- Kiểm tra độ phát nhiệt khi có tải: Động cơ làm việc khoảng 15
- 45 phút, nhiệt độ trên vỏ ổn định khoảng 60°c.

D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

1. Khảo sát kết cấu động cơ điện.

2. Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ theo quy trình.

3. Vận hành động cơ ở các chế độ sao, tam giác. Kiểm tra các thông
số động cơ khi không tải và khi tải định mức.

3. Báo cáo kết quả.

H.TÊN: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MSMH


MSSV: Tên B ĩ : BẢO DƯỠNG ĐỘNG c ơ KĐB MSBT
Lớp: 3 PHA ROTOR LONG s ó c Ngày
Nhóm TT:

NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN ĐÁNH


GIÁ KQ
(của giáo
viên)

1. Các chi tiết máy phần cơ khí đã quan sát được và


chất lượng chi tiết
2. Chất lượng dây quấn síator
-Điện trở cách điện: R B=
A ; RBC= ; RCA=
RAO= ; RBO= Ì RCO=

-Điện trở cuộn dây: R=A ; RB= ;RC=


-Kết luận về chất lượng bộ dây
3. Kết quả xác định cực tính và cách đấu dây stator
vận hành ĐC

37
-Phương pháp thử:

-Kết luận (vị trí đầu đầu, cuối mỗi pha)


-Sơ đồ đấu dây trên hộp cực

4. Kết quả kiểm tra khỉ vận hành


-Dòng điện không tải các pha: IOA= ; IOB= ; Ioc=
-Dòng điện tổng 3 pha: Ỉ3fa=
-Tốc độ:
-Độ phát tiếng ồn:
-Độ phát nhiệt
5. Thời gian thực hiện bài tập

Kết quả bài tập

38
Bài 4

XÂY DỰNG Sơ ĐỒ TRẢI DÂY

QUÂN STATOR

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Nhận dạng được các loại sơ đồ dây quấn stator động cơ xoay
chiều 3 pha.

- Xây dựng được các loại sơ đồng trải 3 pha một cấp tốc độ thông dụng.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

1 ĐCĐ3P 0,6 KW - Y/A - 380/220V 1 chiếc Có thể thay thế


tương đương

2 Dụng cụ tháo lắp ĐCĐ3P 1 bộ

c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

ì. CÁC KIỂU DÂY QUÂN

1. Dây quấn đổng khuôn

Kiểu dây quấn mà các bối dây trong một nhóm bối của cả 3 pha
có kích thước khuôn giống nhau (cùng bước quấn y). Các cạnh của hai
bối dây liên tiếp trong cùng một nhóm bối đặt lệch nhau một rãnh
theo chiều tiến hoặc lùi của sơ đồ trải.

39
I• 0

Hình 4.1. Dây quấn kiểu đồng khuôn

2. Dây quấn đồng tâm

Kiểu dây quấn mà các bối dây ưong một nhóm bối của cả 3 pha
có kích thước khuôn nhỏ dần (bước quấn y nhỏ dần). Các bối dây trong
cùng một nhóm bối đặt đồng tâm nhau giống như các vòng ưòn đồng
tâm. Hai bối liên tiếp ương một nhóm có bước quấn chênh lệch nhau ĩ
rãnh.

Hình 4.2. Dây quấn kiều đồng tâm

3. Dây quấn tập trung

Kiểu dây quấn mà các cạnh bối dây cùa một phaở hai bước cực
kề nhau liên kết với nhau theo cùng một chiều để tạo thành một nhóm
bối. Khi đó tổng số nhóm bối ưong một pha sẽ bằng số đôi cực từ p
40
của động cơ. {tùy theo cách lồng dây mà trong dây quấn đồng tâm ta
có dây quấn đồng tâm xếp đem hay đồng tâm 2 mặt phang).

Hình 4.3. Dây quấn tập trung

4. Dây quấn phân tán

Kiểu dây quấn mà các cạnh bối dây của một pha trong một bước
cực được chia làm đôi để liên kết với các cạnh cùng pha nằm trong
các cực từ kề nhau theo 2 chiều ngược nhau để tạo thành 2 nhóm bối
dây. Khi đó, tổng số bối dây trong một pha bằng số cực từ 2p. (trong
dây quấn đồng tâm gọi là đồng tâm 3 mặt phảng)

Hình 4.4. Dây quấn phân tán

41
5. Dây quấn móc xích

Kiểu dây quấn mà các cạnh bối dây của một pha ưong một bước
cực xen kẽ nhau để liên kết với các cạnh cùng pha nằm ương các
bước cực kề nhau theo 2 chiều ngược nhau để tạo thành hai nhóm bối
dây. Khi đó tổng số bối dây trong một pha bằng số cực từ 2p. (chỉ có
trong dây quấn đồng khuôn)

Hình 4.5. Dây quấn phân tán móc xích

6. Dây quấn xếp kép (hai lớp)

'Kiểu dây quấn mà ương một rãnh Stator được đặt 2 cạnh của ĩ
bối dây khác nhau. Khi liên kết để tạo thành nhóm bối, cạnh trên của
bước cực này sẽ liên kết với cạnh dưới của bước cực kế tiếp ữong
cùng một pha. Khi đó tại một thời điểm, chiều dòng điện của hai cạnh
bối dây đặt ưong cùng một rãnh là như nhau. Tổng số nhóm bối dây
trong một pha bằng số cực từ 2p, và tổng số bối dây của cả ba pha
bằng với tổng số rãnh Stator. (chỉ có trong dây quấn đồng khuôn).

Hình 4.6. Dây quấn xếp kép


42
l i . CÁCH ĐẤU CÁC BỐI DÂY QUAN TRONG MỘT PHA

1. Đấu cực thật


Liên kết cuối của nhóm đầu tiên với cuối của nhóm thứ hai và
đầu của nhóm thứ hai với đầu của nhóm thứ ba trong cùng một pha ....
(chỉ thực hiện khi tổng số nhóm trong một pha bằng số cực 2p và chỉ có
ở kiểu dây quấn phân tán, xếp kép).

(Ị ị (2 ị (3

Hình 4.7. Đấu cực thật

2. Đấu cực giả

Liên kết cuối của nhóm đầu tiên với đầu của nhóm thứ hai và
cuối của nhóm thứ hai với đầu của nhóm thứ ba trong cùng một pha....
(chỉ thực hiện khi tổng số nhóm trong một pha bằng số đôi cực từ p và
chỉ cóở dây quấn kiểu tập trung).

(1

Đ c Đ c

Hình 4.8. Đấu Cực giả

UI. XÂY DỰNG Sơ ĐỒ TRẢI DÂY QUÂN

1. Yêu cầu của sơ dồ trải dây quấn 3 pha

43
1. Các đầu đầu hoặc đầu cuối của các pha trong cuộn dây phải được
đặt lệch nhau góc 120° điện.
ĩ. Cả 3 pha dây quấn stator cần phải đối xứng, sức điện động của
chúng phải bằng nhau về trị số và lệch nhau 120°, dạng đường cong
sức điện động hoặc sức từ động của từng pha phải giống hệt nhau
3. Mỗi pha phải có cùng một tổ bối dây và được đấu như nhau, số
vòng tác dụng của một pha phải bằng nhau
4. Số tổ bối dây và số vòng dây của một nhánh song song của từng
pha phải giống nhau.
2. Quy trình xây dựng sơ đổ t r ả i dây quấn 3 pha
Bước 1: Xác định tổng số rãnh z của lõi sắt stator. Sau đó đánh số thứ
tự từ Ì đến z tươngứng với số rãnh.

12 3 4 5 6 7 8 9 1011 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Hình 4.9. Thứtựrãnh stator

Bước 2: Tính bước cực T và dựa vào đó để phân ra các cực từ trên stator

2
r =—
2p


Ì 2 3 4 5 6 7 8 9 lo l i 12 131415161718 19 20 21 22 23 24
I

Hình 4.10. Bước cực X

Bước 3: Tính số rãnh q của các pha A, B, c có trên một bước cực từ t
và sau đó phân số rãnh này theo thứ tự xen kẽ q , qc. qBứng với thứ tự
A

các pha A - C - B.

44
q = q s q = =
* ' < ĩ ĩ ^ m

Với m: Số pha của động cơ (động cơ 3 pha: m = 3)

J2_ Ĩ4_

I :

Ì • í Ì l ị I J 1)Ẳ A Ị Ì L I I Ì Ỗ Ằ I ' Jo Jl I2 Js J4

qA qc qB!

Hình 4.11. Thứ tự rãnh stator của các pha

Bước 4: Vẽ trước cho pha A. Trong đó mỗi nhóm có q bối dây

- Nếu là dây quấn tập trung thì số nhóm bối dây trong một pha
bằng số đôi cực từ p (n = p)

- Nếu là dây quấn phấn tán, dây quấn 2 lớp thì số nhóm bối
trong một pha bằng số cực từ 2p (n = 2p)

- Các nhóm bối dây được hình thành bằng cách liên kết các cạnh
bối dây của một pha ở 2 bước cực kế tiếp nhau theo các kiểu đồng
khuôn, đồng tâm, tập trung, phân. tán hay dây quấn 2 lớp.

Hình 4.12. Vẽ các nhóm bối pha Ả

Bước 5: Nối dây giữa các nhóm bối dây trong cùng một pha (pha A)
với nhau theo cách đấu dây cực thật (dây quấn kiểu phân tán, 2 lớp)
hoặc cực giả (dây quấn tập trung).

45
Hình 4.13. Liên kết các nhóm của pha Ả
Bước 6: Căn cứ vào góc lệch điện giữa hai rãnh liên tiếp a để xác định
các đầu ra của các pha còn lại sao cho: A - B - c = X - Y - z =120°.
Cách vẽ cho pha B và pha c tương tự như cách vẽ pha A.

180°
<**=•

7 8 9 10 l i l ị 1314151617 ự 19 20 21 22 23 24

. Ự M U

A ZB c X Y

Hình 4.14. Đầu dây ra của các pha A, B, c

D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

Tính toán, xây dựng sơ đồ trải kiểu đồng tâm ĩ mặt phang, đồng
khuôn tập trung, đồng khuôn phân tán và phân tán 2 lớp (xếp kép) cho
động cơ 3 pha có z = 24, 2p = 4 và z = 36, 2p = 4.

46
Bài 5

TÍNH TOÁN KIỂM TRA THÔNG số

DÂY QUẤN STATOR ĐỘNG cờ

XOAY CHIỂU 3 PHA

A. MỤC TIÊU
Học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Tính toán kiểm ưa dây quấn stator động cơ điện xoay chiều 3
pha đúng quy trình.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

STT Chủng loại - quỉ cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

1 ĐCĐ3P 0,6 KW - Y/A - 380/220V ỉ chiếc Có thể thay thế


tương đương

2 Dụng cụ tháo lắp ĐCĐ3P 1 bộ

c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

L XÁC ĐỊNH THÔNG số RÃNH


Bước ĩ: Vệ sinh lõi thép

Bước 2: Sửa các lá thép, các rãnh bị cong vênh

Bước 3: Đo các thông số lõi thép: Di, L, Ì, b , bg, z r

• D : Đường kính trong lõi thép stator [mm]


t

• L: Chiều dài lõi sắt có thông gió [min]

• 1: Chiều dài lõi sắt không có thông gió [mm]

• b Bề dày răng lõi stator [mm]


r;

• b : Bề dày gông lõi stator [ I M ]


g

• Z: Tổng số rãnh stator [rãnh]

l i . TÍNH TIẾT DIỆN RÃNH

Hình 5.2. Kích thước rãnh stator

(a) Rãnh quả lê, (b) Rãnh hình thang

Bước ĩ: Đo các thông số rãnh: di, d , h , h, 2 r

• d d : Đường kính miệng rãnh và đáy rãnh stator [min]


t( 2

• h , h: Chiều cao răng và chiều cao thực rãnh stator [mm]


r

Bước 2: Tính tiết diện hiệu dụng rãnh:

48
d, + d. ,
• Rãnh hình thang: s =( 1 2
).h [Him ]
2

• Rãnhquảlê: s =fi^-)(h-—) +— [mm ] 2

' 2 2 8

Ịf.
ĩ . . QUÀN
HI. TĨNH CHỌN DẨY

A B c

X Y z X Y z

« ỉ

Hình 5.3. Sơ đồ đấu dây stator

(a) Đấu tam giác, (b) Đấu sao

Đ.
Bước 1: Phỏng định 2p: 2 / U =(0,4+0.5)

n.D.
Bước 2: Tính bước răng: í=•

Btíớc 3: Cảm ứng từở răng stator: B =B_.-


r ơ l.K .b
re r
- Quan hệ giữa B và Bo chọn phù hợp theo bảng 1: Chọn Bo
r

theo bảng Ì sau đó tính B . Nếu phù hợp thì Ba chọn được, nếu
r

Bz lớn hơnở bảng Ì thì cần giảm bớt trị số Bo và ngược lại.

- K : Hệ sồ'ép chặt lõi thép, chọn theo bảng 2


Fc

49
Bàng Ì

Ký Đơn vị Công suất gần đúng của máy


hiệu Nhỏ
Lớn Trung bình Nhỏ vừa

> 100 KW Đến 100 Đến 10 KW Đến 1


KW KW

Ba Gót 9.000 + 7.000- 6.000 + 3.000-


10.000 9.000 8.000 6.000

bg Gót 13.000-5- 12.000 + 11.000 + 10.000 +


15.000 15.000 15.000 14.000

Bz Gót 18.000- 14.000 + 14.000 + 13.000 +


20.000 18.000 16.000 15.000

J A/mm 2
3+ 5 4 + 5,5 5+6 6+8

A A/cm 350 + 600 250 + 400 200 + 300 100-200

Bảng 2

Chiều dày lá thép stator (mm) Dạng cách điện

Giấy Sơn Màng oái

0,50 0,90 0,93 0,95

0,35 0,87 0,90 0,93

Bước 4: Xác định từ thông:

<>
| = ai.B .(TL)
0

• ai =0,637

• ộ:[Wb]

_ * t nz)
• T: bước cực [m] với T=—
lọ
• (TL): diện tích cung cực từ

• B„:[T]( ÍT = 10.000 GỐI)


so
Bước 5: Lựa chọn kiểu dây quấn

a. Chọn kiểu dây quấn: Tùy thuộc vào công suất và vị trí làm việc của
động cơ, chọn một trong các kiểu dây quấn sau cho phù hợp:

• Đồng tâm 3 mặt phang, 2 mặt phang

• Đồng tâm xếp đơn, tập trung

• Đồng khuôn bổ đôi, móc xích

• Đồng khuôn xếp kép (2 lớp)

b. Xác định số bối dây Ì cực/lpha

z
2p.m

m: Số pha stator

c. Xác định tổ bối dây N trong cả máy

> Dây quấn Ì lớp:

iY„, = — = 3n,
Mép I
2 q

ni: số tổ bối trong một pha đối với dây quấn Ì lớp

> Dầy quấn 2 lớp (xếp kép):

JV = - = 3n,
WP 2 q

ni: số tổ bối trong một pha đối với dây quấn 2 lớp

d. Xác định bước dây quấn

• Bước đủ:
z
y=T=— (Rãnh)
2p
• Bước ngắn
z
)'=0,8r=0 8— (Rãnh), sau đó làm ườn
)

2p
ythành số nguyên

51
e. Tính hệ số dây quấn
K<jq - K .K„r

Sin(q.ồ)
Với: K = 2

q.Sìnập

• Bước đủ: K„=l

• Bước ngắn: K =Sinự-.W)


T
180°
Với góc lệch pha: cc =â

nD
Bước 6: Xác định bước cực: r = —
2p
Bước 7: Xác định số vòng dây tác dụng trong Ì pha:

K .U.
E

w = ——1

u.
Hoặc: w =-
Ì/ 4 , 4 4 . / . ^ . ^

• Uf: Điện áp định mức pha [V]

• f: Tần số lưới điện [Hz]

• ộ: Từ thông [Wb]

• Wi : [vòng/pha]
f

• K : Hệ số dây quấn
dq

• K = 1,07 + 1,09
s

• KE: Chọn theo bảng 3

Bảng 3

TL (em )
2
15 + 50 50 +100 100-150 150-400 Trên 400

KE 0,75 + 0,g6 0,86 + 0,9 0,9-0,93 0,93 + 0,95 0,96 * 0,97

52
40,82 50

Hình 5.4. Xác định KE

KE = 0,75 + X

Bước 8: Số vòng Ì bối


2mW r

N. , = ••
z

Hay:

Wf
Nibối =
Tổng số bối củaÌpha

Bước 9: Tính tiết diên dây quấn có cách điện


c _ _ là j j
~ nJU,.N

M

• n: Số sợi chập
• u : Số cạnh tác dụng ưong Ì rãnh
r

• Dây quấn Ì lớp: Ur = Ì


• Dây quấn 2 lớp: u = 2 r

• Ki : Hệ số lấp đầy. Chọn theo bảng 4


d
Bảng 4

Hình dạng rãnh Loại dây quấn tíu

2 lớp 0,33-0,4
Hình thang hay hình chữ nhật
Hớp 0,36-0,43

2 lớp 0,36-0,43
Hình quả lê
Hớp 0,33-0,48

Bước 10: Tính đường kính dây

• Đường kính có cách điện:

^=1,128^*1,13^ [min]

• Đường kính không cách điện:

ả = ả -0,05 [mm]
t

Sau đó điều chỉnh d đúng theo giá trị tiêu chuẩn. Kiểm ưa lại Kịt
không thay đổi quá mức trị số đã chọn ban đầu.

Bước li: Tính cường độ dòng điện:


1
ĨIÂ
/ , = — 7
Jmf ị

Với J: Mật độ dòng điện [A/mm ], ưa bảng Ì


2

W: [A]

Bước 12: Tính phụ tải đường

A= « [A/cm]
m

n.D t

Trị số A phải nằm ương giới hạn cùa bảng 1. Nếu A tính ra khác
với bảng Ì thì cần thay đổi trị số mật độ dòng điện J trong cuộn dây
stator và tính lại.
Bước 13: Tính công suất máy:
• Công suất biểu kiến: S = m.Uf.Iđmf ỊW]

• Công suất tác dụng: ?2 = s. rỊ.CosọỊWJ

Với: u : Điện áp pha [V]


f

I đ m f : Dòng điện định mức pha [A]

m = 3: Số pha
Cosẹ và ĩ]: Hệ số công suất và hiệu suất [tra bảng sổ tay
kỹ thuật]

Bước 14: Tính chiều rộng trung bình của bối dây

K
L= V -ý
1

Trong đó y: Bước quấn

> Cách ĩ:

Bước 15: Tính chiều dài phần đầu của bối dây stator

Lf = K.K +ke [em]


đ L

K: Hằng số, tra bảng 5

lh : Hằng số hiệu chỉnh, tra bảng 5


C

Bảng 5

SỐ cực Lõi thép Statc r không thân Lõi thép Stator cả ihân
> khỉ (i liến khi quấn

K the K the

2 1,25 2 1,3 3

4 1.3 2 1,35 3

6 1,40 2 1,45 3

8 1,50 2 1,55 3

55
Bước 16: Tính chiều dài trung bình của nửa vòng bối dây stator:

Liữvàĩig — Lfđ+ L

Bước 17: Trọng lượng của dây quấn stator không kể cách điện:

V ^ H L ^ n ^ l A O - ' [Kg]

Trọng lượng của dây quấn stator kể cả cách điện:

G =WG\
CU U [Kg]

> Cách 2:

Bước 15: Tính chu vi khuôn:

CV=2(K .y + L)L

m:K L = - -
7 ĩ y i D
:
+ h
^
L
z
Ỵ: Tra bảng 6

Bảng 6

2p Y
ĩ 1,27+1,3
4 1,33+1,35
6 1,5
8và>8 1.7

L = L + (5mm +10mm)

Bước 16: Tính tổng chiều dài mỗi pha:

Lpha = CV.Nibẩi .(tổng số bối của lph)

Bước 17: Tính khối lượng dây quấn Stator:

G = 1.1.8.9.3.^*^.10-
a

56
Với:

Lp : [dm}
ha

d: [rum]

GcuíKg]

D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

1. Xác định các kích thước lõi sắt stator động cơ 3 pha có z = 24, 2p = 4,
P = 750W.
đm

2. Tính toán kiểm ưa thông số dây quấn stator cho động cơ trên.

H.TÊN: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MSMH


MSSV: MSBT
Lớp: Tên B ĩ : TÍNH TOÁN KIÊM TRA DÂY Ngày
Nhóm TT: QUẤNSTATOR

NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN ĐÁNH


GIÁ KQ
(của giáo
viên)

ỉ. Thông sô định mức của máy

2. Thông số lõi sắt stator

3. Kết quả tính toán


- Số vòng 1 bối
- Đường kính dây
- Công suất máy
- Trọng lượng dây

Kết quả bài tập

57
Bài 6

QUẤN DÂY STATOR ĐỘNG cú

ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA KIỂU

ĐỒNG KHUÔN TẬP TRUNG

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sình viên có khả năng:

- Xây dựng sơ đồ trải dây quấn stator và lập quy tình lồng dây
cho động cơ điện xoay chiều 3 pha kiểu đồng khuôn tập trung.

- Quấn và vô dây đúng quy trình.

- Kiểm tra, vận hành động cơ sau khi quấn.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

ị ĐCĐ3P 0,6 KW - Y/A - 380/220V 1 chiếc Có thể thay thế


ương đương

2 Dụng cụ tháo lắp ĐCĐ3P 1 bộ

3 Máy quấn dây 1 chiếc

4 Thước Panme 1 chiếc

5 Thước lá, thước cặp, dao gọt dây, kéo

6 Mỏ hàn thiếc 60W/ 220V 1 chiếc

7 Dây emay Đường kính


theo mẫu máy

8 Giấy cách điện, băng đai, ống gen, Số lượng đủ


chì hàn, gỗ làm khuôn, tre làm nêm theo từng máy
cách điện thực tập

58
c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

ì. LÂY MẪU DÂY QUẤN


Bước 1: Lấy mẫu các thông số định mức của động cơ trên nhãn máy.
- Công suất Pđm
- Tốc độ nam suy ra số cực từ 2P
- Điện áp ưđm
-Dòngđiện Iđm
- Kiểu đấu tươngứng với điện áp nguồn
- Tần số fđm
- Cấp cách điện
- Hiệu suất ri
- Hệ số cosọ

ÌNDUCTION MOTOR

TYPE EFC PHASE3 INC CL E


HP 2 VOLTS 220/380
POLES 4 CYCLES 50/60
RATING COM RPM 1430
DESIGN C299 AMPS 5,6/3,25
ROTOR c BEARING 6205/6205
DATE 1994
SEM N° 0275040
TONGYUANG co LTD MACHINERY

V J

Hình 6.1. Nhãn động cơ 3 pha

Bước 2: Lấy mẫu dây quấn stator

> Xác định:


- Kiểu quấn
- Tổng số nhóm bối
- Số bối/nhóm
- Bước quấn dây

Sau đó sơ bộ vẽ sơ đồ ưải dây quấn.


59
> cắt chỉ đai, xác định:

- VỊ trí và khoảng cách giữa các đầu đầu, đầu cuối

- Cách đấu dây giữa các nhóm bối trong pha (cực thật, cực giả)

- Số sợi chập

- Số nhánh song song.

> Tháo bộ dây stator ra khỏi rãnh, xác định:

- Đường kính dây quấn không cách điện (bằng thước palme)

- Số vòng dây mỗi bối Nb (đếm tất cả các bối ương một nhóm)

- Xác định chính xác số bối dây của một nhóm và số nhóm
của Ì pha

- Khối lượng bộ dây

> Vẽ hoàn chỉnh sơ đồ trải và xác định số cực.

Hình 6.2. Kích thước lõi thép và rãnh động cơ

a, Rãnh quả lê; b, Rãnh hình thang

Lấy mẫu lõi thép gồm:

> Đường kính ương lõi thép (Dt).

> Chiều dài lõi thép (L).

> Số rãnh stator (Z).

> Hình dạng và kích thước rãnh (di; d ; h; h ).


2 r
l i . XÂY DỰNG Sơ ĐỒ TRẢI DÂY QUAN
Động cơ KĐB3P có: z = 24, 2p = 4, số pha m = 3, quấn kiểu
đồng khuôn tập trung.

Bước ỉ: Xác định các tham số ban đầu: z, 2p, m

z 24
Bước 2: Tính bước cực T, với: X = — = —• = 6
2p 4
Bước 3: Xác định số rãnh một pha dưới một cực:

z _24_.
<ỉ*=<ỈB= ỈC -r
(
ĩ ị
=
ì
= = 2

2/7.m 4.3
Btóte 4: Phân bố số rãnh của các pha dưới Ì cực theotììứtự q - qc - qB
A

>.<r >!<-

I
1 2 3 4 5 6; 7 8 9 0 12 3 4 5 6 7 8 9 0 Ì 2 3 24'

qA qc qB

Hình 6.3. Phân bố rãnh qA, qii, qc trên một cực từ

Sắp xếp thứ tự các rãnh stator thuộc các pha A, B, c như sau:

X^cực ì li HI IV
PHA^\
A 1 2 7 8 13 14 19 20
c 3 4 9 10 15 16 21 22
B 5 6 li 12 17 18 23 24

Với cách sắp xếp trên, ta cấu tạo dây quấn cho từng pha như sau:

Pha A: các rãnh : (1-7) + (2-8) + (13-19) + (14-20).

61
Pha B: các rãnh: (5-11) + (6-12) + (17-23) + (18-24).

Pha C: các rãnh : (9-15) + (10-16) + (21-3) + (22-4).

Bước 5: Liên kết các nhóm q bước cực này với q bước cực kế tiếp
A A

của pha A thành một nhóm bối dây theo kiểu đồng khuôn.

——X— —><— —>:<— -—*


1 1 l

I
1 2 3 4 5 6!7 8 9 0 12 3 4 5 6 7 9 0 Ì 2 3 24'

Hình 6.4. Các bối dây kiểu đồng khuôn tập trung

Bước 6: Nối các nhóm bối lại với nhau theo cách đấu cực giả để hình
thành pha A với hai đầu ra là A - X.

->.<— —X—-—>:<—
1 L

I I
1 2 3 4 5 6' 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8! 9 0 Ì 2 3 24'

Đ Đ • c
4 4

Hình 6.5. Sơ đồ trải biểu diễn phaẢ


62
Bước 7: Tính góc lệch độ điện giữa hai rãnh liên tiếp

Ỉ80" 180°
= 30"

Bước 8: Dựa vào góc lệch độ điện, ta xác định các đầu ra của các pha B
và c sau đó vẽ tiếp pha B và pha c tương tự như cách vẽ pha A.

„ „ no" 120" _ . . . . .
A-B-C = —— = -=rr
30 = 4[rãnh]
a.

Hình 6.6. Sơ đồ trải kiểu đồng khuôn tập trung với

2p = 4,z = 24, in = 3

Bước 9: Kiểm tra lại chiều dòng điện chạy trong các bối dây

Bước 10: Xác định quy trình lồng dây:

• Chờ cạnh Ì, 2

• Vô các cạnh theo thứ tự: 7, 8 —> 5, 6 —» 11, 12 —> 9, 10 —> 15,
16-» 13,14 —> 19.20-> 17,18->23,24-»21,22->3,4-» Ì, 2

63
ra. LÀM KHUÔN, LÓT CÁCH ĐIỆN RÃNH VÀ QUẤN DÂY
TRÊN KHUÔN

1. Làm khuôn quấn dây.

Bước ỉ: Đo kích thước khuôn:

Để xác định chu vi khuôn quấn dây, ta phải xác định hệ số:

JĩyịD +\)
t

L
z

Cạnh tác dụng 2p


Y
2 1,27-1.3
4
1,33+1,35
6 li
8 1.7

Hình 6.7. Cách tính chu vỉ khuôn quấn Bảng 1. Hệ số Y theo số cồ

Trong đó hệ số Y được chọn theo số cực từ 2p của động cơ điện


(bảng 1).

Như vậy chu vi khuôn quấn được tính như sau:

CV = 2.(K .y+L')
L

Với L' = L + (6 +10) mm

Bước 2: Làm khuôn: (Khuôn vạn năng)

Bộ khuôn gồm khuôn quấn và kẹp khuôn như hình 6.7.

64
Khe trươi
định vị
khuôn

0«!— Lỗ gá
khuôn
quấn vào
máy

Khuôn quấn Kẹp khuôn

Hình 6.8. Khuôn quấn và cách lắp khuôn lên máy quấn

2. Lót cách điện và dụng cụ lồng dây

- Cách điện cho bộ dây gồm có: Cách điện rãnh, cách điện
miệng rãnh (bìa úp) (hình 6.9), cách điện đầu bối dây (lót vai). Các
cách điện này được cắt theo kích thước, hình dạng của rãnh và đầu bối
dây máy điện.

Nét gấp,, T I
L ' = L + 10)

L'=L+10
Bìa úp miệng rãnh
L+20

Hình 6.9. Kích thước bìa lót rãnh và bìa úp miệng rãnh

65
- Nêm chèn cách điện (tác dụng tăng cường cách điện và độ bền
cơ của bối dây) thường chế tạo sẵn, trường hợp cần thay thế có thể
dùng các vật liệu cách điện dạng thanh dẹt hoặcứe khô.
Nêm tre

Hình 6.11. Dao tre chải dây

- Dụng cụ lồng dây.

Dụng cụ lồng dây gồm: Dưỡng (cữ) để sửa cách điện rãnh, dao
gạt dây trong rãnh (dao chải làm bằng các vật liệu cách điện như ưe,
nhựa cách điện, hình 6.10), dụng cụ chèn bối dây trong rãnh sau khi
đã cách điện miệng rãnh để đặt nêm chèn. Có thể tự gia công các
dụng cụ này để sử dụng trong quá tình lồng dây .

IV. LỒNG DÂY VÀO RÃNH, ĐÂU VÀ Nối DÂY, ĐƯA DÂY RA
HỘP C ự c

Bước ỉ: Quấn dây lên khuôn theo kích thước dây đã đo, hình 6.8.

Chú ý:

- Chỉ quấn thử một bối dây rồi tiến hành lồng bối dây vào rãnh
động cơ. Nếu bối dây phù hợp (kích thứơc khuôn vừa) thì ta tiến hành
quấn các bối dây còn lại, còn nếu không phù hợp thì ta phải điều
chỉnh lại chu vi khuôn quấn.

- Trong quá tình quấn dây, nếu dây quấn bị nối thì mối nối
không được nằm ở vị trí cạnh tác dụng (nằm trong rãnh stator) mà bắt
66
buộc chúng phải nằm trên vị trí đầu bối dây, nhằm thuận tiện cho việc
kiểm tra sửa chữa (nếu bị sự cố), mối nối phải được hàn chì cố định và
cách điện bằng ống gen.

Bước 2: Lồng dây vào rãnh.

- Trước khi lồng dây phải quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về
phía có chừa lỗ ra dây để đấu vào hộp đấu dây động cơ.

- Đặt các cạnh bối dây vào rãnh theo thứ tự của qui trình lồng
dây. Lần lượt gạt từng sợi dây qua khe rãnh vào gọn trong lớp giấy
cách điện rãnh (hình 6.12).

Hình 6.12. Thao tác lồng dây vào rãnh

Chùy: Hai đầu dây ra của nhóm bối được luồng ống gen cách điện và
đặt nằm trong rãnh khoảng 2cm.

- Giữ các cạnh tác dụng sao cho thẳng rồi dùng dao vào dây chải
dọc theo khe rãnh (hình 6.13) để đẩy từ từ từng sợi dây vào rãnh stator.

Chú ý: Không làm cong hoặc gấp khúc đoạn dây nằm ưong rãnh
stator

- Dùng tay đẩy cách điện miệng rãnh vào miệng rãnh. Chú ý
không để vòng dây nằm ngoài giấy cách điện rãnh hoặc cách điện
miệng rãnh.

- Nắn hai đầu của bối dây để tạo khoảng không gian rộng cho
việc lồng các bối dây tiếp theo.

67
Hình 6.13. Chải thẳng các sợi dây toong rãnh

Bước 3: Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây

- Cắt và lót giấy cách điện giữa các nhóm bôi dây phía ngoài
rãnh để phân lớp các nhóm bối dây giữa các pha với nhau.

Chú ý: Giấy cách điện giữa các nhóm bối chỉ vừa đủ cách điện giữa 2
nhóm bối dây, mà không nên cắt quá thừa sẽ trở ngại cho việc đai dây
cũng như sự thoát nhiệt và độ đồng đều của lớp sơn khi tẩm sơn cách
điện cho các bối dây quấn động cơ.

Bước 4: Đấu dây

- Đấu liên kết các nhóm bối dây theo sơ đồ khai triển.

Chú ý: Chỗ nối liên kết nhóm bối dây phải được lồng ống gen cách điện.

- Đưa các đầu dây ra ngoài: Dùng ĩ màu dây điện mềm nhiều
sợi để nối các đầu dày đưa ra ngoài (đầu đầu A,B,C một màu và đầu
cuối X, Y, z một màu).

Chú ý: Đưa các đầu đầu ra hộp cực theo một phía, các đầu cuối theo
phía còn lại (mạc đích để dễ phân biệt).

68
- Lắp các đầu dây trên hộp cực theo sơ đồ điện hộp cực (sau khi
cố định phần đầu bối).

Bước 5: Cố định phần đầu bối dây (đai dây)

Dây điện

VỊ trí mối gút chỉ đai

Hình 6.14. Cách lót bìa cách điện đầu bối dây và đai dây

- Dùng tay nắn lại các đầu bối dây sao cho gọn và thẩm mỹ.

Chú ý: Khi đưa thử rotor vào dễ dàng, rotor không chạm các cách
điện phần đầu bối dây và nắp máy là chấp nhận được.

- Lấy một đoạn băng chỉ đai và một đoạn dây điện từ gấp làm
đôi để làm kim đai dây và tiến hành đai dây tại các vị trí giao nhau
của hai nhóm bối.

Chú ý: Khi đai dây, phải giữ cố định giấy lót cách điện, không bị xê dịch.

Bước 6: Kiểm tra bộ dây

- Dùng đồng hồ VÒM đo kiểm tra thông mạch bộ dây quấn, sau
đó dùng đồng hồ Megaohm đo điện trở cách điện giữa các pha với
nhau, giữa các pha với vỏ máy (nội dung thực hiện như bài tập đo kiểm
tra dây quấn máy điện).

- Nếu điện ưở cách điện đạt yêu cầu thì ta tiến hành chèn các
nêm tre vào rãnh để cố định phần dây quấn trong rãnh động cơ như
hình vẽ, nhằm không cho bối dây bị xổ ra khi động cơ làm việc.

Bước 7: Lắp ráp các chi tiết của động cơ.

- Thực hiện như bài 3 tháo lắp ĐCĐ3P.

V. K I Ể M TRA ĐỘNG c ơ SAU K H I QUÂN

Bước 1: Kiểm tra lại thông mạch và cách điện bằng VÒM.

69
Bước 2: Đấu và cho động cơ làm việc không tải. Đo dòng không tải 3
pha, đo tốc độ quay của trục động cơ.

Bước 3: Nối tải vào trục động cơ, cho động cơ làm việc khoáng 15 -
45 phút. Đo dòng điện tải 3 pha, đo tốc độ trên mạc động cơ, đo nhiệt
độ bộ dây và ưên vỏ máy.

Chú ý: Kết quả kiểm tra phải phù hợp với số liệu ở bài 3

VI. TẨM SẤY BỘ DÂY ĐỘNG cơ

Sau khi chạy thử động cơ nếu đạt yêu cầu thì tháo động cơ ra để
tiến hành tẩm sấy bộ dây quấn động cơ.

Bước 1: Sấy lần Ì (sấy khô): Mục đích là để hơi nước trong bộ dây
động cơ thoát ra ngoài, nhiệt độ sấy khoảng từ (70-ỉ-90) C, thời gian
0

sấy phụ thuộc vào kích thước của bộ dây quấn.

Bước 2: Tẩm sơn cách điện: có các phương pháp sau

- Quét tẩm: Đặt stator theo chiều thẳng đứng, dùng cọ để quét
sơn cách điện sao cho sơn cách điện chảy từ trên xuyên qua các khe
rỗng trong bộ dây thấm dần xuống dưới.

- Ngâm thường: Cuộn dây sau khi sấy khô đem ngâm vào thùng
sơn tẩm cho đến khi ngừng sủi bọt khí (khoảng 5+10 phút).

- Ngâm áp lực: Dùng thùng ngâm chuyên dụng có áp lực từ


(5+7) át ưong vòng 5 phút sau đó giảm áp lực 5 phút, rồi lại táng áp
lực ữở lại. Chu kỳ này thực hiên liên tục ương khoảng từ (2 *3) giờ,
nhằm để cho sơn thấm sâu vào khe hở các vòng dây.

Bước 3: Sấy lần thứ 2: Mục đích làm khô sơn tẩm vừa ngâm xong.

- Để sơn tự chảy ra hết sau khi đưa stator động cơ ra khỏi thùng sơn.

- Sấyở nhiệt độ thấp khoảng (60 -Ỉ-80) C: mục đích là để các


0

chất hoa tan trong sơn bốc hơi chậm, nhằm tránh tạo lớp màng cản ưở
phần dung dịch không thoát ra được dễ sinh ra những lỗ không khí
trong lớp cách điện làm rỗ bề mặt.

70
- Sấyở nhiệt độ cao: sau khi sấy ở nhiệt độ thấp xong, ta tiến
hành tăng nhiệt độ lên khoảng (Ì 10+140)°c trong khoảng thời gian từ
(4 + 6) giờ, làm cho lớp sơn tẩm được khô cứng hoàn toàn.

Bước 4: Kiểm tra cách điện sau khi tẩm sấy bằng Megaohm ữong ĩ
trạng thái:

- Trạng thái tĩnh: Rcđ = (1000 + Uđm)/1000 (MQ).

- Trạng thái động: Rcđ = (1000 + u ) / [1000 + (P/100)] (MÍ2)


đ m

(P:[kW],U: [V]).

D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

1. Vệ sinh vỏ máy.

ĩ. Lấy mẫu các thông số rãnh stator.

3. Xây dựng sơ đồ dây quấn.

4. Thực hiện quấn dây theo quy trình.

5. Cách điện, tẩm sấy, kiểm tra nguội bộ dây sau khi thi công.

6. Kiểm tra không tải, và tải định mức động cơ sau khi quấn xong.

7. Báo cáo kết quả.

H.TÊN: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MSMH


MSSV: Tên BT: THỰC HÀNH ĐCKĐB 3 PHA MSBT
Lớp: KIỂU ĐỒNG KHUÔN TẬP TRUNG 1 LỚP Ngày
Nhóm TT: 2p = 4

NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN ĐÁNH


GIÁKQ
(của giáo
viên)

71
1. Kết quả lấy mẫu
-Đường kính trong stator D,= -Chiều dài lõi thép L=
-Số rãnh z=
-Hình dạng rãnh:
-Kích thước: h= h=R d|= d=
2

-Kiểu quấn:
-Số cực:
-Số nhóm bối/pha: n= số bối/nhóm: q=
-Cách nối giữa các nhóm bối trong pha:
-Sốvòng/bối N = b Đường kính dây d=

ĩ. Các số liệu để quấn mới


-Đường kính dây quấn: dcd=
-Số vòng dây một bối: Nb=
-Chu vi khuôn quấn: cv=

3. Kết quả kiểm tra không điện


-Điện trở cách điện: RAB= ;RBC= ;RCA=

RAO= ; RBO= ; Rơ)=

-Điện trở cuộn dây: R=


A ; RB= ; Rc=
-Kết luận về chất lượng bộ dây

4. Kết quả kiểm tra khi vận hành


-Dòng điện không tải các pha: I<)A= ; I()B= ; Ioc=
-Dòng điện tổng 3 pha: Ỉ3fa=
-Tốc độ:
-Độ phát tiếng ồn:
-Độ phát nhiệt
5. Thời gian thực hiện máy

Kết quả bài tập

72
Bài 7

QUÂN DÂY STATOR ĐỘNG cờ

ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA KIỂU

ĐỒNG TÂM HAI MẶT PHANG


A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xây dựng sơ đồ trải dây quấn stator và lập quy trình lồng dây
cho động cơ điện xoay chiều 3 pha kiểu đồng tâm hai mặt phang.

- Quấn và vô dây đúng quy trình.

- Kiểm tra, vận hành động cơ sau khi quấn.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

1 ĐCĐ3P 0,6 KW- Y/A -380V/220V ì chiếc Có thể thay thế


tương đương

2 Dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, gia lbộ


công, quấn dây ĐCĐ3P

3 Giấy cách điện, băng đai, ống gen Theo mẫu máy.
cách điện, chì hàn, gỗ làm khuôn, Số lượng đủ
tre làm nêm cách điện theo từng máy
thực tập

73
C.NỘI DUNG THỰC HÀNH

ì. XÂY DỰNG Sơ ĐỒ TRẢI DÂY QUÂN


Động cơ có z= 24,2p = 4, m = 3, quấn kiểu đồng tâm 2 mặt phảng.

Bước 1: Xác định các tham số ban đầu: z, 2p, m, a.

Bước 2: Tính bước cực ĩ, với:

=— =— =6
T
~2p~ 4

Bítóc 3; Xác định số rãnh một pha dưới một cực:

Bước 4: Phân bố số rãnh của các pha dưới Ì cực theo thứ tự q - qB - qc
A

- Pha A: gồm các bối ương các rãnh (1-8) + (2-7)

-PhaB: (17-24)+ (18-23)

-Phác: (9-16)+ (10-15)

pfìầ\Qực ì n ni IV

A 1 2 7 8 13 14 19 20

c 3 4 9 10 15 16 21 22

B 5 6 li 12 17 18 23 24

Bước 5: Liên kết các nhóm q bước cực nảy với q bước cực kế tiếp
A A

của pha A thành một nhóm bối dây theo kiểu đồng tâm.

Bước 6: Nối các nhóm bối lại với nhau theo cách đấu cực giả để hình
thành pha A với hai đầu ra là A - X

74
-í * ĩ *

I I Ị Ị ;
ị Ị ì
í í ỉ
2 3 4 5 (Ị 7 8 9 0 lị2 3 4 5 6 ị 9 0 12
Ị Ị ;
I Ị Ị Ị ị
i Ì í í !

A X
Hình 7.1. Sơ đồ phaẢ dây quấn đồng tâm ĩ mại phang

Bước 7: Tính góc lệch độ điện giữa hai rãnh liên tiếp

180° 180°
a, - • = 30°
đ
ĩ 6

Bước 8: Dựa vào góc lệch độ điện, ta xác định các đầu ra của các pha B
và c sau đó vẽ tiếp pha B và pha c tương tự như cách vẽ pha A

120° 120"
A-B-C =— =— = 4[rãnh]
a đ 30

Bước 9: Kiểm tra lại chiều dòng điện chạy trong các bối dây

Bước lồ: Xác định quy trình lồng dây:

- Vô các nhóm bối lớn của 3 pha (mặt phang ngoài) trước. Sau
đó vô các nhóm bối nhỏ (mặt phang trong) còn lại của 3 pha.

75
1 T ĩ ĩ T
tì* '« li
Ì ì



r
j
I r
j i
1 .V.7."
I—r~i I
I•

2 34 5 6 7 8 9 0 Ì 2 3 4 5 6 7 9 0 Ì

;ị

L.i._!-_
L
-+-+"Ị~Ị
- -ĩ—ĩ—i
I Ị ..1+11
r

B • z * c

Hình 7.2. Sơ đồ khai triền dây quấn ĐCĐ3P kiều đồng ĩ mặt phang

HI. THỰC HIỆN DÂY QUÂN

Các công việc khác thực hiện dây quấn kiểu đồng tâm tương tự
như kiểu dây quấn đồng khuôn tập trung, đã trình bày Ương bài 6, cần
chú ý lồng dây theo qui trình đã xác định.

D. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH

1. Vệ sinh vỏ máy.

2. Lấy mẫu các thông số rãnh stator.

3. Xây dựng sơ đồ dây quấn.

4. Thực hiện quấn dây theo quy trình.

5. Cách điện, tẩm sấy, kiểm ưa nguội bộ dây sau khi thi công.

6. Kiểm ưa không tài, và tải định mức động cơ sau khi quấn xong.

7. Báo cáo kết quả.

76
H.TÊN: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MSMH
MSSV: Tên B ĩ : THỰC HÀNH ĐCKĐB 3 PHA MSBT
Lớp: K Ề U ĐỒNG TÂM HAI MẶT PHANG Ngày
Nhóm TT:

NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ


KQ
(của giáo
viên)

1. Các số liệu để quấn mới


-Đường kính dây quấn: dcđ=
-Số vòng dây một bối: Nb=
-Chu vi khuôn quấn: cv=

2. Kết quả kiểm tra không điện


-Điện trở cách điện: RAB= ; RBC= ; RCA=
RAO= ; RBO= ; Rco=
-Điện trở cuộn dây: RA= ;RB= ;RC=
-Kết luận về chất lượng bộ dây

3. Kết quả kiểm tra khi vận hành


-Dòng điện không tải các pha: IOA= ; IOB= ; Ioc=
-Dòng điện tổng 3 pha: Ĩ3fa=
-Tốc độ:
-Độ phát tiếng ồn:
-Độ phát nhiệt

4. Thời gian thực hiện máy

Kết quả bài tập

77
PHẦN li

THÍ N G H I Ệ M M Á Y Đ I Ệ N
Bài 8

KHẢO SÁT THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

MÁY ĐIỆN

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị đo cho từng bài thí nghiệm.

- Xác định được quy trình thực hiện các hành thí nghiệm.

- Thực hiện đúng quy định của phòng thí nghiệm và các yêu cầu
an toàn điện.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

SÍT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

1 Bàn thí nghiệm máy điện 1 chiều ĩ bộ


kích từ độc lập.

2 Bàn thí nghiệm máy điện 1 chiều ỉ bộ


kích từ hỗn hợp.

3 Bàn thí nghiệm động cơ không lbộ


đồng bộ

4 Bàn thí nghiệm máy điện áp lbộ

5 Bàn thí nghiệm máy phát đồng bộ lbộ

6 Bàn thí nghiệm hòa đồng bộ Ibộ

7 Đồng hồ V.O.M 6 chiếc

8 Các phương tiện, thiết bị khác Theo điều kiện cụ


thể của xưởng

81
c. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

ì. YÊU CẦU K H I THỰC HIỆN BÀI THÍ NGHIỆM

Bước 1: Tìm hiểu những nội dung lý thuyết liên quan với thí nghiệm.

Bước 2: Tìm hiểu nội dung bài thí nghiệm gồm:

- Xác định mục tiêu.

- Khảo sát, lựa chọn các thiết bị sử dụng cho bài thí nghiệm.

- Phân tích sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây của bài thí nghiệm.

Bước 3: Kiểm tra thiết bị nối mạch theo sơ đồ và kiểm ưa mạch sau
khi lắp.

Bước 4: Lưu ý các yêu cầu về an toàn.

Bước 5: Tìm hiểu quy trình tiến hành làm bài thí nghiệm.

Bước 6: Báo giáo viên kiểm ưa và đóng điện.

Bước 7: Lấy số liệu theo hướng dẫn trong bài (Mỗi thí nghiệm nên
làm nhiều lần để có những kết quả chính xác nhất)

Bước 8: Báo cáo kết quả thí nghiệm với các nội dung sau:

• Họ, tên sinh viên.

• Tên bài thí nghiệm.

• Phần chuẩn bị kiến thức trước khi thí nghiệm.

• Sơ đồ và thiết bị thí nghiệm.

• Bảng số liệu thí nghiệm.

• Đồ thị và các kết quả tính.

• Nhận xét và kết luận về thí nghiệm.

li. CÁC NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

Bài Ì. Thí nghiệm động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Bài 2. Thí nghiệm máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp

82
Bài 3. Thí nghiệm động cơ rotor lồng sóc

Bài 4. Thí nghiệm động cơ rotor dầy quấn

Bài 5. Thí nghiệm MBA lpha

Bài 6. Thí nghiệm MBA 3pha

Bài 7. Thí nghiệm máy phát điện đồng bộ

Bài 8. Thí nghiệm hòa đồng bộ hai máy phát

HI. THIẾT BỊ - DỤNG c ụ PHỤC v ụ CHO BÀI THÍ NGHIỆM

1. Máy điện

. Máy phát đồng bộ: M Á C - 2

Hình 8.1. Module máy phát điện xoay chiều đồng bộ

83
Động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc: MÁC - 3

Hình 8.2. Module động cơrotor lồng sóc 3 pha

Động cơ không đồng bộ rotor dây quấn: MAC-4 (220 /380V-


9,5/7A; 2,2kw, 1450vg/ph; 50Hz)

Hình 8.3. Moduỉe động cơrơtor dây quẩn 3 pha

Máy biến áp lpha +Loại tự ngẫu: để thay đổi điện áp nguồn

+Loại cách ly: dùng làm thí nghiệm.

Máy biến áp 3pha +Loại tự ngẫu: để thay đổi điện áp nguồn

+Loại cách ly (MÁC - 1): dùng làm thí nghiệm.


Đấu kiểu Y/Y
5re*M0pULE
A

líntocíp

Hình 8.4. Moduỉe máy biến áp 3pha

Máy điện một chiều:


+Kích từ độc lập: M D C - 1 (Ai, A cuộn dây phầnứng, Fi, F cuộn
2 2

kích từ)
+KíchtừhỗnhỢp: MDC-2 Ký hiệu: Ai, A cuộn dây phần ứng,
2

cuộn đây phinủng


AI A2

ũ b

Hình 8.5. Mođule máy điện một chiều

(a) Kích từ độc lập; (b) Kích từ hỗn hợp

?\,?2 cuộn kích từ nối tiếp

Su Si cuộn kích từ song song

Chú ý: Phải nối đúng cực tính của cuộn dây phần ứng và cuộn
dây kích từ.
85
2. Dụng cụ đo

• Đồng hồ đo điện áp và dòng điện một chiều:

DCAV - Ì (A: 3A; V: 450A) và DCAV-2 (A:10A; V: 300V)

Hình 8.6. Module đồng hồđoA-V một chiều

Chú ý: Cực tính (+) bên phải, cực tính (-) bên trái.

• Đồng hồ đo điện áp và dòng điện xoay chiều:

ACAV-1(A: 50A; V: 500V) và ACAV -2

Hình 8.7. Moduỉe đồng hồđoA-V xoay chiều

8fi
• Đồng hồ đo xoay chiều vạn năng chỉ thị số: ACAV -3
Sử dụng đo: + Điện áp dây L I L2 L3 [V], dòng điện dây [A],
công suất tác dụng 3 pha [kW], công suất phản kháng 3 pha
[kVAr] và điện năng tiêu thụ [kWh] và kVArh].

Hình 8.8. Module đồng hồ đo vạn năng xoay chiều

+ Điện áp pha LI (L2; L3), dòng điện pha

+ Hệ số công suất [P.F], tần số [Hz]

Chú ý: Khi sử dụng không nhấn nút SLECT của đồng hồ.

3. Tải và biến trở

t Biến trỏ VRE -l(100fì và l o a / step)

VRE-2 (500Q và 50fì/step)

VRL (50Q + 50Í2 / 5Q step)

RL 100ÍÌX5 vị trí công tắc

87
fl b

Hình 8.9. Module biến trở

(a) Biến trở tải; (b) Biến trở chỉnh dòng kích từ

Đặc điềm: Các công tóc để ờ vị úi OFF, điện trở không tham gia vào
mạch

• Điện trở phụ: 0 -ỉ-12 ũ ị 2,4Í2 -Ì nấc.

Hình 8.10. Module điện trở phồ

Đặc điểm: khi CBđểở vị trí OFF là toàn bộ điện trở tham gút vào mạch

88
Tải câm: 0,77-r2,31 H (77; 15; 241 mH)

Hình 8.11. Module tải cảm

Tải trở: 3 cấp mỗi cấp 80Q

Hình 8.12. Module tải trở

Tải dungl,8Kvar: 45nF/15nF

Hình 8.13. Module tải dung


Chopper điều chỉnh dòng điện kích từ (Chú ý: đấu đúng cực tính).

CHOPPER-MOD

DC : 220/1A

Hình 8.14. Module chopper

4. Bộ hòa đồng bộ

Dùng kiểm tra các điều kiện tiến hành hòa đồng bộ máy phát
điện xoay chiều

Hình 8.15. Module hòa đồng bộ bằng đèn

90
5. Nguồn và thiết bị bảo vệ

• Nguồn xoay chiều Ì pha: Ì pha power supply

SEPOVVERSUPPLY- 220V

Hình 8.16. Module nguồn ÁC Ì pha

Nguồn xoay chiều 3 pha: 3 pha povver supply

Hình 8.17. Module nguồn ÁC 3 pha

Nguồn một chiều biến đổi 0 - 220VDC

Hình 8.18. Module nguồn DC có điều chỉnh


91
Nguồn một chiều không đổi: DC power supply

Ú
Ì
J& .... ị ._. •>

Bộ biến tần: dùng giảm tần số điện áp xoay chiều đặt vào động cơ
không đồng bộ 3 pha kéo máy phát điện điện đồng bộ.

ÍNVERTER MODULE
Ti
§5
•"••*-. Ĩ i G D rives

00
9 ki
ị [ỊỊ " ct rsc

I Qpmng iraiíuction
MM PHỤ
Mi M HMIÍ

ữỉn/t «.20. A/0í/H/e tó tôn

Tất cả các nguồn đều dùng áptomat (CB) để đóng cắt.

Bảo vệ bằng CB và bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì.


IV. KHẢO SÁT NGUỒN ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG PHÒNG
THÍ NGHIỆM

1. Đối với máy điện


- Lấy mẫu thông số định mức từ nhãn máy: Công suất, dòng điện,
dòng điện kích từ, tốc độ.

- Khảo sát kết cấu các tổ máy điện: Cách ghép các máy điện trong
từng tổ máy, sơ đồ đấu dây, ký hiệu và cực tính của các đầu dây trên
bảng modul.

2. Đối với dạng cạ đo

- Tìm hiểu tên gọi, giới hạn đo và cực tính của đồng hồ.

- Cách đấu dây đồng hồ trong mạch đo.

- Cách sử dụng đồng hồ tốc kế đo tốc độ và ampe kìm đo đòng điện


xoay chiều.

- Cách sử dụng đồng hồ đo xoay chiều vạn năng ACAV3

3. Đối với điện trở và tải

- Xác định trị số và cách dấu của các biến trở.

- Phân biệt hoạt đệm' của các CB trong điện trở tải và điện trở phụ.

4. Đối với nguồn và thiết bị đáng cắt

- Tên gọi, cực tính, nhiệm vụ của từng bộ nguồn trong bài thí nghiệm

- Cách đấu và sử dụng biến tần.

D. NHIỆM VỤ THỰC TẬP

- Tim hiểu yêu cầu và nội dung thí nghiệm.

- Khảo sát các máy điện, các module, và các dụng cụ đo.

93
Bài 9

THÍ NGHIỆM ĐỘNG cờ ĐIỆN

MỘT CHIỂU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP


• • •

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức và các chế độ làm việc.

- Đấu dây vận hành động cơ và máy phát một chiều kích từ độc lập.

- Xây dựng đặc tính tốc độ n=f(lKĩ); đặc tính cơ n=f(M); đặc tính
tốc độ n = f(I ).ư

- Xác định đượcứhg dụng của máy điện một chiều kích từ độc lập.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

1 Modul DCAV1 2 bộ

2 Modul DCAV2 2 bộ

3 Modul RL 1 bộ

4 Modul VRL lbộ

5 Modul VRL Chopper 2 bộ

6 Modul CB1 2 bộ

7 Modul DC Povver supply 220V ỉ bộ

8 Modul 1 phase Power supply 220V 1 bộ

9 Tốc kế 1 cái

10 VÒM 1 cái

li Tổ động cơ - máy phát DC kích từ độc lập 1 bộ

94
c. KIÊN THỨC LIÊN QUAN

ì. Sơ ĐỒ NGUYÊN LÝ ĐỘNG cơ ĐIỆN DC KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

(Ã)r-r

Hình 9.1. Sơ đồ nguyên lý động cơDC kích từ độc lập

l i . ĐẶC TÍNH Cơ CỦA ĐỘNG c ơ ĐIỆN MỘT CHIÊU KÍCH TỪ


ĐỘC LẬP

- Phương tình đặc tính tốc độ:

E_U-I A
[9.1]
Ị L

n=
c .ẹ
e c .ẹ
c

uỈA
" = n -An
0 [9.2]
c .ẹ
c c .ẹ
c

u
Với n = tốc độ không tải lý tưởng
0
c,<p

An = _ " độ sụt tốc độ


c .ẹ c

Từ phương trình đặc tính tốc độ trên [9.2], ta có đồ thị biểu diễn
quan hệ n = f(I ) như hình 9.2.
ư

95
n [rpm]

no
ru

-ỳi |A|

Hình 9.2. Đặc tính tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập

M
Nếu thay / . = — — vào [9.11, ta có phương tình đặctínhcơ
• c .ạ
u

như sau:
u M.R„
« =• [9.3]
c
<4 c
, uV
c

Từ phương ưình đặc tính cơ [9.3], ta có đồ thị biểu diễn quan hệ


n = f(M) như hình 9.3.

ỳM [N.m]

Hình 9.3. Đặc tính cơ động cơ một chiều kích từ độc lập

96
HI. ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG c ơ ĐIỆN DC KÍCH TỪ ĐỘC
LẬP
1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông
Từ phương trình đặc tính tốc độ [9.1], nếu các thông số u , lư, Rư
giữ không đổi (hằng số) trong quá trình thay đổi từ thông, thì khi thay
đổi từ thông tốc độ của động cơ sẽ thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Họ đặc
tính cơ biểu diễn như hình 9.4.

Hình 9.4.a. Đặc tính thay


đổi tốc độ bằng cách tăng
từ thông

n > lĩ, > n


0 2

An >An >An
Jm ì 2

n n
n*n> i> 2

Hình 9.4.b. Đặc tính thay


đổi tốc độ bằng cách giảm
từ thông

ệ**>ệi>ệi
n <n < AI,
0 t

ân^ < An, < An 2

n
đ* < " ; < " :

Vì từ thông tỷ lệ thuận với dòng điện kích từ, nên bằng cách thay
đổi dòng điện kích từ thì từ thông sẽ thay đổi.

2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp nguồn

Bằng phương pháp thay giảm điện áp nguồn nhỏ dần so với điện
áp định mức và giữa các thông số I , R , ộ không đổi (hằng số), thì
ư ư

tốc độ động cơ giảm theo họ đặc tính cơ như hình 9.5.


97
Hình 9.5. Đặc tính thay đổi
tốc độ bằng cách giảm
giảm điện áp
V**>V,>V 2

n >n,>n
0 2

Để dòng điện động cơ không vượt quá dòng định mức, phương pháp
này chỉ được phép điều chỉnh điện áp phầnứng ưong phạm vi từ 0 - Uita.

3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở nối vào phầnứng
động cơ

Khi giữa các thông số lự, u , ộ không thay đổi (hằng số), thay đổi
điện ưồ nối vào phần ứng động cơ, thì tốc độ cùa động cơ sẽ thay đổi
theo họ đác tính như hình 9.6.

Hình 9.6. Đặc tính thay đổi


điện trở nối vào phần ứng
động cơ
R <R
u a + R„,<R + R
ư pĩ

D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

ì. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÀM THÍ NGHIỆM

Bước ì: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 9.7

98
MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIÊU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

ChoppT

DỌNG CO MỌTÍCHIKU KÍCH TÌ nọc LẠP

Choppcr

j
Hình 9.7. Sơ đồ thí nghiệm động cơ - máy phái DC kích từ động lập

Bước 3: Lựa chọn và kiểm ưa các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt tất cả các module CB trên bàn thí nghiệm, điều chỉnh
biến trở VRL về max (100Í2), đưa các SI - S5 trên module
RL về off và các chopper về vị trí 0.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm tra lại mạch điện.

Bước 8: Đóng CB Ì phase power suppy 220V để cấp nguồn cho các
quạt gió làm mát biến trở và chopper.

- Quạt làm mát phải hoạt động suốt thời gian làm thí nghiệm.

99
n . THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH T ố c ĐỘ ĐỘNG c ơ THEO TƯ THÔNG

- Thay đổi từ thông ( ộ ) bằng cách thay đổi dòng kích từ (IKT)

- Giữ u, ì, Rư không đổi khi thay đổi I . KT

Bước 1: Đóng DC power supply cấp nguồn cho chopper điều khiển
dòng kích từ động cơ (chưa cấp nguồn cho chooper điều
khiển dòng kích từ máy phát)
- Khi chopperở vị trí 0, dòng kích từ khoảng 0,45A.

Bước 2: Đóng CBÌ để cấp nguồn cho phần ứng động cơ.

Bước 3: Ghi lại các giá trị dòng kích từ (IKT) và tốc độ động cơ (n) khi
chỉnh chopper đến các vị trí 0; 5; 10 (thay đổi từ thông).

Bước 4: Trả chopper về vị trí 0 và chỉnh biến trở VRL về vị trí min (50Í2).

Bước 5: Ghi lại các giá trị dòng kích từ (IKT) và tốc độ động cơ (n) khi
chỉnh chopper đến các vị trí 0; 5; 10 một lần nữa.

Bước 6: Trả chopper về vị trí 0 và VRL về vị trí max, tắt CB1 ngưng
cung cấp điện cho phần ứng.

Bước 7: Tắt DC power supply để cắt điện khỏi mạch kích từ và ghi lại
kết quả thí nghiệm vào bảng 9.1.

Bảng 9.1. Kết quả thí nghiệm n = /(IKT) hoặc n=f(ậ)

VRL-ĐC 100Q 50 Q
Chopper 0 5 10 0 5 10
IKTĐ [A]
n [vg/pb]

HI. THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH T ố c ĐỘ VÀ ĐẶC TÍNH c ơ CỦA


ĐỘNG Cơ

- Thay đổi tải (sử dồng máy phát làm tải) của động cơ để thay đổi
dòng điện phần ứng (I ) và moment trên trục động cơ (M).
ư

- Giữ IKT, Ộ , u , R không đổi khi thay đổi tải.


ư

Bước 1: Nối dây cấp nguồn cho chopper điều khiển kích từ máy phát
vào DC power supply.
100
Bước 2: Kiểm tra nguội lại mạch điện vừa lắp và tắt các công tắt SI —
S5 trên module RL, CB2.

Bước 3: Báo giáo viên kiểm tra mạch trước khi đóng điện.

Bước 4: Đóng DC power supply cấp nguồn cho hai chopper điều khiển
kích từ động cơ và máy phát.

- Khi hai chopperở vị trí 0, dòng kích từ đềuở khoảng 0,45A.

Bước 5: Đóng CB1 để cấp nguồn cho phần ứng động cơ.

Bước 6: Chỉnh hai chopper để dòng kích từ của động cơ và máy phát
đều ở giá trị khoảng 0.68A.

- Dòng kích từ không được chỉnh quá định mức 0.68A.

Bước 7: Đóng CB2 để cấp nguồn cho tải máy phát.

Bước 8: Ghi lại các giá trị U , I , n khi đóng lần lượt từ SI - S5 của
Đ ư Đ

module RL (thay đổi moment trên trồc động cơ)

Bước 9: Trả SI - S5 về off và chỉnh biến trở VRL về vị trí min (50Q).

Bước 10: Ghi lại các giá trị U , ItíB, n khi đóng lần lượt từ SI - S5 của
Đ

module RL một lần nữa.

Bước li: Trả SI - S5 về off, tắt CB2 và chỉnh VRL về vị trí max
(100Í2), tắtCBl.

Bước 12: Trả chopper về vị trí 0, tắt DC power supply ngắt điện khỏi
mạch kích từ, ghi các số liệu vừa lấy được vào bảng 9.2.

Bảng 9.2. Kết quả thí nghiệm n =f(I ) và ti =f(M)


ư

VRL 100Ỉ2 50Í2


RL SI S2 S3 S4 SI S2 S3 S4
U [V]
Đ

IUĐ[A]

n [vg/ph]

P 2B [W]
M [Nm]
Đ

101
Bước 13: Tính công suất và moment trên trục động cờ

- Tính công suất trên trồc động cơ:

P =Pi-(APcu + AP +APf)
2B cơ

Với:

P,=U .Itf>; AP
Đ Cu = I r ( =0,015Q); AP^ + AP = 5%Pị
2
ư ư rư f

- Tính moment trên trồc động cơ:

M = 9,55 20
1

IV. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

1. Họ, tên sinh viên.

2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm.

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết luận về thí nghiệm.

- Đặc tính n = fịỈKTÌ

ri [rpm]

•ỳ k. [AI

102
Đặc tính n = f(I )
u

n [rpm]

-> lư [AI
0

Đặc tính n = f(M)

n [rpm]

ỳ M [N.m]
0
B à i 10

THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN

MỘT CHIỀU KÍCH Từ HỖN HỢP

A. MỤC TIẾU
Học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Xác định được thông số định mức và quy trình vận hành máy
phát điện một chiều kích từ hỗn hợp.
- Đấu dây vận hành máy phát một chiều kích từ hỗn hợp.
- Xây dựng đặc tính không tải Uo = Í(IKT); đặc tính tải u = f(I);
đặc tính điều chỉnh IKT = f(I).
- Xác định đượcứng dụng của máy điện một chiều kích từ hỗn hợp.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

1 Modul DCAV1 2 bộ

2 Modul DCAV2 2 bộ
3 Modul RL 1 bộ
4 Modul VRL 1 bộ
5 Modul VRE1 lbộ
6 Modul VRL Chopper 1 bô
7 Modul CB1 2 bộ

8 Modul DC Power supply 220V 1 bộ


9 Modul 1 phase Power supply 220V 1 bộ

10 Tốc kế 1 cái

li VÒM 1 cái
12 Tổ động cơ - máy phát DC kích từ hỗn hợp 1 bộ

104
c. KIẾN THỨC LIÊN QUAN

L Sơ ĐỒ NGUYÊN LÝ MÁY PHÁT ĐIỆN DC KÍCH TỪ HON HỢP

Ị 0 Ị ( Ị )l
1 lkl//

Hình 10.1. Sơ đồ nguyên lý máy phát điện DCkích từ


hỗn hợp song song ngắn

n . ĐẶC TÍNH KHÔNG TẢI MÁY PHÁT ĐIỆN DC KÍCH TỪ


HỖN HỢP

- Phương trình điện áp máy phát điện một chiều:

U= E-IR [10.1]
lí ưu
- Khi không tải I = 0, nên
ư

U = E =C <pn
0 ư e [10.2]

- Nếu giữ tốc độ (n) không đổi (hằng số), điện áp không tải Uo
sẽ thay đổi khi từ thông (ý thay đổi theo sự thay đổi dòng kích từ song
song, IKT// (iKTni = 0). Đặc tính không tải Uo = f(I //) như hình 10.2.
KT

105
i n . ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN DC KÍCH TỪ
HỖN HỢP

- Vì máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp có một dây quấn kích từ
nối tiếp và một dây quấn kích từ song song nên tính chất của nó là tập hợp
tính chất của hai máy phát một chiều kích từ nối tiếp và kích từ song song.

- Khi hai dây quấn kích từ nối thuận chiều, cuộn kích từ song
song đóng vai trò chính. Còn cuộn dây kích từ nối tiếp đóng vai ữò bù
lại độ sụt áp trên Rị, khi dòng tải tăng. Nhờ vậy mà máy có thể tự
động điều chỉnh ữong phạm vi tải nhất định.

- Nếu giữa tốc độ (n) và dòng điện kích từ song song (IKT//) không
đổi (hằng số) khi thay đổi dòng tải (ì), thì đặc tính ngoài của máy phát
điện một chiều kích từ độc lập, u = f(I) được biểu diễn như hình 10.3.

Hình 10.3. Đặc tính ngoài của máy phây DC kích tít hỗn hợp
106
- Theo phương trình điện áp máy phát [10.1], khi tăng tải thì I tăng
ư

kéo theo độ sụt áp IưRư tăng lên, làm cho điện áp ưên tải có xu hướng
giảm xuống. Tuy nhiên, vì dòng kích từ nối tiếp ỈKTni bằng với dòng tải ì,
dẫn đến từ thông của cuộn dây kích từ nối tiếp tăng theo nên khi đó
đường đặc tính ngoài sẽ phụ thuộc vảo cách mắc hai cuộn dây kích từ.
a. Nếu nối thuận hai cuộn dây kích từ và bù đủ, thì đường đặc tính
u =f(ỉ) gần như là đường thẳng song song trồc ox (đường 2).
b. Nếu nối thuận hai cuộn dây kích từ và bù dư, thì đường đặc tính
U=f(I) có xu hướng tăng theo chiều tăng của dòng điện (đường lị
V. Nếu nối nghịch hai cuộn dây kích từ, thì điện áp do thành phần
kích từ song song tạo nên sẽ giảm rất nhanh khỉ ì tăng. Đường
đặc tính u = f(l) giảm theo chiều tăng của dòng điện (đường 3, 4).

IV. ĐẶC TÍNH HIỆU CHỈNH CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN DC KÍCH
TỪ HỖN HỢP
- Giữ cho tốc độ (n) và điện áp tải (U) không đổi (hằng số), đặc
tính hiệu chỉnh biểu diễn mối quan hệ IKT// = f(I) như hình 10.4.
a. Đường Ì, biểu diễn quan hệỈKT// = f(ỉ) khỉ nối thuận hai cuộn dây
kích từ và bù đủ.
b. Đường 2, biểu diễn quan hệ lun = f(l) khi nối thuận hai cuộn dây
kích từ và bù dư.
c. Đường 3, biểu diễn quan hệỈKT// = f(0 khi nối nghịch hai cuộn dây
kích tà.

IKTO<>

lâm ì

Hình 10.4. Đặc tính điều chỉnh của máy phây DC kích từ hỗn hợp

107
D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

ì. CHUẨN BỊ TRƯỚC K H I LÀM THÍ NGHIỆM

Bước 1: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 10.5

MẢY PHẢ I MỘT CHIÊU KÍC H rú HẤN HỌP


(Song song dài)
nov;

í \
ỉ ỞỌNÍÌ CO I CHIÊU KÍCH TÙ ĐỌC LẠP
ị \ (ỉ Jin dònjỉỈO VI la- nu* phait
Choọọti

Hình 10.5. Sơ đồ thí nghiệm máy phát điện DC lách từ hỗn hợp

Bước 3: Lựa chọn và kiểm tra các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt tất cả các module CB trên bàn thí nghiệm, điều chinh
biến trở VRL về max (100Q), VRE1 về max (100Í2), đưa các
SI — S5 trên module RL về off và chopper về vị tri 0.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm ưa lại mạch điện.
108
Bước 8: Đóng CB Ì phase power suppy - 220V để cấp nguồn cho các
quạt gió làm mát biến trở và chopper.

- Quạt làm mát phải hoạt động suốt thời gian làm thí nghiệm.

li. THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH KHÔNG TẢI

- Thay đổi từ thông ( ộ ) bằng cách thay đổi dòng kích từ song song (IKT//)

- Giữ n không đổi khi thay đổi IKT//-

Bước 1: Đóng DC power supply cấp nguồn cho chopper điều khiển
dòng kích từ động cơ sơ cấp và chỉnh chopper để dòng kích
từ đặt khoảng 0,68A.

- Khỉ chopperở vị trí 0, dòng kích từ khoảng 0,45A.

Bước 2: Đóng CB1 để cấp nguồn cho phầnứng động cơ sơ cấp và điều
chỉnh VRL - ĐC để tốc độ trên trục máy phát khoảng 1000
[rpm].

Bước 3: Ghi lại các giá trị dòng kích từ (IKTO) và điện áp không tải
(Uo) khi chỉnh biến trở VRE1 - MF lần lượt từ nấc 0 đến nấc
10 {điện trở giảm từ 100 Q xuống 0Í2)

• Trong quá trình tăng dòng kích từ song song, tốc độ động cơ sẽ giảm.
•Khi đó chỉnh VRL - Đe để giữ tốc độ luôn không đổi trong quá trình
làm thí nghiệm.

Bước 4: Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 10.1.

Bảng 10.1. Kết quả thí nghiệm ƯQ = f(hr//)

IKTO [A]

Uo [V]

HI. THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH NGOÀI

- Giữ IKT//. n không đổi khi thay đổi tải.

Bước 1: Điều chỉnh VRL - ĐC để giữ tốc độ khoảng 1000 [rpm] và


VRE - MF để giữ dòng kích từ song song khoảng 0,25A.

109
Bước 2: Chuyển các công tắt SI - S5 ữên module RL về vị trí off và
đóng CB2 để nối tải vào máy phát.

Bước 3: Ghi lại các giá trị dòng điện tải và điện áp tài thi lần lượt
chuyển các công tắt SI - S5 trên module RL về vị trí ÔN.

- Trong quá trình làm thí nghiệm, nếu tốc độ (n) và dòng kích từ song song
{Im) thay đổi thì điều chính VRL - ĐC và VRE - Mĩ đề giữ cố định

Bước 4: Ghi lại các kết quả thí nghiệm vào bảng 10.2.

Bảng 10.2. Kết quả thí nghiệm u =f(I)

RL SI S2 S3 S4 S5

I[A]

u m

IV. THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH Đ ầ u CHỈNH

- Giữ u, n không đổi khi thay đổi tải

Bước ỉ: Chuyển các công tắt SI - S5 trên module RL về vị tì off và


đóng CB2 để nối tải vào máy phát.

Bước 2: Điều chỉnh VRL - ĐC để giữ tốc độ khoảng 1000 [rpm] và


diện áp của máy phát trên DCAV2 khoảng 110V.

Bước 3: Ghi lại các giá trị IKTY/ và ì tải khi lần lượt chuyển SI - S5 của
module RL về vị tri ÔN.

- Trong quá trình làm thí nghiệm nếu tốc độ (n) và điện áp trên tải
thay đổi thì điều chỉnh VRL - Đe để giữ cố định.

Bước 4: Chỉnh VRL - ĐC và VRE - MF về max,

Bước 5: Lần lượt chuyển chuyển SI - S5 của module RL về vị tri off


sau dó tắc CB2.

Bước 6: Tắt CBÌ để ngưng Lấp điện cho phầnứng động cơ sơ cấp.

Bước 7: Chỉnh chopper về 0 và tắt DC power supply kết thúc thí


nghiệm và ghi các số liệu vừa lấy được vào bảng 10.3.

110
Bảng 10.3. Kết quả thí nghiệm lun =f(I)

RL SI S2 S3 S4 S5

IKT//[A]

HA]

V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Họ, tên sinh viên.

ĩ , Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm.

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết luận về thí nghiệm.

- Đặc tính U()=f(lia//)

UM

ỳ MAI

111
Đặc tính u = f(I)

um
4*

•ì HAI

-Đặc tính lia,/= f(I)

lia* [A]

HAI

112
Bài 11

THÍ N G H I Ệ M

ĐỘNG Cơ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTOR LỒNG s ó c

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức và quy trình vận hành động
cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.

- Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.

- Xây dựng đặc tính cho các phương pháp khởi động mềm và các
đặc tính không tải của động cơ lo =f (Uo), Cos Ọữ =f (Uo), Po =f (Uo).

- Xác định được ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha
rotor lồng sóc.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

ì Modul ACAV-3 1 bô
2 Modul CB 3 pha lbộ

3 Modul CTX lbộ

4 Ampe kẹp 1 cái

5 Tốc kế 1 cái

7 Modul 3 phase Power supply lbộ

8 Modul 1 pha se Power supply 220V lbộ

9 Variac 3 pha 1 cái

10 VÒM 1 cái

li Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc lbộ

113
c. KIÊN THỨC LIÊN QUAN

ì. Sơ ĐỒ NGUYÊN LÝ DÂY QUAN STATOR ĐỘNG c ơ


- Dây quấn stator động cơ xoay chiều 3 pha có 3 cuộn giống nhau
đặc lệch nhau 120° trong không gian: A - X , B - Y , C - Z (hình 11.1).

- Khi vận hành ở điều kiện định mức, động cơ có thể làm việcở
chế độ sao (Y) hoặc chế độ tam giác (A) tùy theo điện áp nguồn.

Aê Cf

Phase 3

Phese ì
Pheaeỉ

Hình 11.1. Dây quấn stator động cơ không đồng bộ

3 pha rotor lồng sóc

li. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG MỀM CỦA ĐỘNG cơ

- Dòng điện khởi động trực tiếp được tính theo biểu thức sau:

Hi
/..=• ^- " — (A) [11.1] •

Trong đó:

+ Ri, Xi: Điện trở và điện kháng dây quấn stator.

+ R2', x ' : Điện ữở và điện kháng dây quấn rotor đã quy đổi về
2

stator.
+ /?„=/?, + R' : Điện ữở ngắn mạch của động cơ
2

+ X =x, + X' : Điện kháng ngắn mạch của động cơ


n 2

+
z„ = <ỊĨĨ[+xĩ: Tổng trở ngắn mạch của động cơ

+ Ui: Điện áp nguồn nối vào dây quấn stator


114
- Vì z tương đối nhỏ, nên khi khởi động trực tiếp, tại thời điểm
n

khởi động (l *0;n = 0) động cơ làm việc ở chế độ ngắn mạch dây
l

quấn rotor (tướng tự như ngắn mạch thứ cấp máy biến áp). Do đó dòng
điện khởi động gấp 4 - 7 lần dòng định mức.
- Với các động cơ có công suất trung bình và lớn (từ 3kW trở
lên), thường khi vận hành phải áp dụng các phương pháp khởi động
mềm để giảm dòng khởi động.

1. Khởi động sao (Y) - tam giác (A)


- Phương pháp này chỉ thực hiện được khi động cơ vận hành định
mức ở chế độ tam giác (điện áp nguồn bằng với điện áp định mức của
động cơở chế độ tam giác).
- Trong hình 90, khi khởi động công tắc chuyển sang vị trí w để
nối Y dây quấn stator động cơ. Khi tốc độ động cơ đạt khoảng 80% tốc
độ định mức, chuyển công tắc sang vị trí d để động cơ làm việc định
mức ở chế độ A.
- Bằng phương pháp này, dòng điện khởi động sẽ giảm đi 3 lần
so với dòng khởi động trực tiếp.

ì jnm
m Y
ì

Nguồn cung cấp

ỉm

( w

Dày quấn stator và d


công tắc chuyền đổi sao • lam giác

Hình 11.2. Sơ đồ nguyên lý khởi động sao - tam giác


115
2. Khỏi động qua biến áp tự ngẫu

- Theo biểu thức [11.1], dòng điện khởi động dom) tỳ lệ thuận
với điện áp nguồn (Ui). Nên khi khởi động ở điện áp thấp thì dòng
khởi động cũng sẽ giảm theo.

- Biến áp tự ngẫu (variac) có thể thay đổi điện áp nguồn từ 0 -


380V. Bằng phương pháp này, nối dây quấn stator động cơ và phía thứ
cấp máy biến áp.
- Đặt điện áp thích hợp khi động cơ khởi động. Sau khi tốc độ
đạt khoảng 80% tốc độ định mức thì ngắt biến áp tự ngẫu và đưa
nguồn trực tiếp vào động cơ nhờ rơ le thời gian (hình 11.3).

Nguồn cung cấp

Hình IU. Sơ đồ nguyên lý khởi động qua biến áp tự ngẫu

- Điện áp stator lúc khởi động được giảm xuống nhờ công tắc Ì
và 2 đóng. tron2 khi đó công tắc 3 mở. Sau một khoảng thời gian đã
được đặt trước, công tắc Ì và 2 mở ra và công tắc 3 đóng lại. Bằng
phương pháp này dòng điện mở máy giảm đi Kầ lần. Trong đó K là a

tỷ số biến áp.

/ =LHỊ. =ỊỊHLỶ
l
imBA 2 v 'um' '
116
D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

L CHUẨN BỊ TRƯỚC K H I LÀM THÍ NGHIỆM

Bước ĩ: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước ĩ: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 11.4

THÍ NGHIỆM ĐỘNG cơ KHÔNG ĐONG BỘ 3 PHA ROTOR LONG s ó c

Hình 11.4. Sơ đồ thí nghiệm động cơ không đồng bộ


3 pha rotor lồng sóc

Bước 3: Lựa chọn và kiểm tra các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt module CB3, Modul 3 phase Power supply trên bàn thí
nghiệm, và chuyển công tắc xoay CTX vệ vị trí giữa (off).

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm tra lại mạch điện.

Bước 8: Đóng CB Ì phase power suppy - 220V để cấp nguồn cho các
quạt gió làm mát biến trở và chopper.

- Quạt làm mát phải hoạt động suốt thời gian làm thí nghiệm.

li. THÍ NGHIỆM KHỞI ĐỘNG SAO - TAM GIÁC

- Để chuyển từ chế độ sao sang tam giác, sử dụng module CTX

Bước ỉ: Xoay biến áp tự ngẫu 3 pha (BATN 3 PHA) về vị trí 0.


117
Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến áp.

Bước 3: Điều chỉnh biến áp tự ngẫu sao cho phía điện áp thức cấp đạt
220V (quan sát trên ACAV- 3).

Bước 4: Chuyển công tắc xoay CTX về vị trí sao (Y).

Bước 5: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động và dòng điện xác lập.

Bước 6: Tắt CB3 và chuyển công tắc xoay CTX về vị trí tam giác (A)

Bước 7: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động và dòng điện xác lập.

Bước 8: Tắt CB3, 3 phase Power supply và ghi lại kết quả thí nghiệm
vào bảng 11.1

Bảng IU. Kết quả thí nghiệm khởi động sao - tam giác

Chế độ khởi động Ud Ixát lập


Sao (Y)
Tam giác (A)

UI. THÍ NGHIỆM K H Ở I ĐỘNG QUA BIÊN ÁP T ự NGẪU

Bước ỉ: Chuyển công tắc xoay CTX về vị trí sao (Y), BATN 3 PHA
về vị tì 0, và tắt CB3.

Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến
áp và chỉnh BATN 3 PHA cho điện áp thứ cấp là 220V.

Bước 3: Đóng CB3 pha cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng
điện khởi động và dòng điện xác lập.

Bước 4: Tắt CB3 và chỉnh BATN 3 PHA cho điện áp thứ cấp là 260V.

Bước 5: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động và dòng điện xác lập.

Bước 6: Thực hiện tương tự bước các bước 18, 19, 20, 21 cho các cấp
điện áp 300V, 340V, 380V.

118
Bước 7: Tắt CB3, Chuyển CTX về vị trí off, tắt 3 phase Povver supply,
chỉnh BATN 3 PHA về 0, và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng
11.2

Bảng 11.2. Kết quả thí nghiệm khởi động qua biến áp tự ngẫu

Điện áp khởi động Ka ì xát lập


220V
1
260V
300V
340V
380V

IV. THÍ NGHIỆM LÀM VIỆC KHÔNG TẢI


Bước 1: Chuyển CTX đểở vị trí sao (Y), BATN 3PHA về vị trí 0, và
tắt CB3 pha.
Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến
áp và chỉnh BATN 3 PHA cho điện áp thứ cấp là 220V.
Bước 3: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị không tải:
tốc độ không tải (no), dòng điện dây không tải (lo), công suất
không tải (Po) và hệ số công suất không tải (Cos #>())•

Bước 4: Thực hiện tướng tự bước 3 cho các cấp điện áp 260V, 300V,
340V, 380V.
Bước 5: Tắt CB3, Chuyển CTX về vị trí off, tắt 3 phase Power supply,
chỉnh BATN 3PHA về 0, và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 11.3

Bảng 11.3. Kết quả thí nghiệm không tải

Giá trị không tải 220V 260V 300V 340V 380V


no [rpm]
lo [A]
Po[W]
Cos^o

119
V. BÁO CÁO K Ế T QUẢ THÍ NGHIỆM (Theo mẫu)

1. Họ, tên sinh viên.

2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm.

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết luận về thí nghiệm.

n[rpm]

• UM

Po[W]

120
Bài 12

THÍ NGHIỆM

ĐỘNG Cơ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA

ROTOR DÂY QUÂN

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức và quy trình vận hành động
cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây quấn.

- Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây quấn.

- Xây dựng đặc tính cho các phương pháp khởi động mềm và các
đặc tính của động cơ khi có tải

- Xác định được ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha
rotor dây quấn.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

1 Modul ACAV-3 1 bộ

2 Modul CB 3 pha 1 bộ

3 Modul điện trở phụ lbộ

4 Ampe kẹp 1 cái

5 Tốc kế 1 cái

7 Modul 3 phase Povver supply 1 bộ

8 Modul 1 phase Power supply 220V lbộ

121
9 Variac 3 pha 1 cái

10 VÒM 1 cái

li Tổ máy động cơ không đồng bộ 3 pha rotor 1 bộ


dây quấn - máy phát DC.

12 Module chopper lbộ

13 Module VRL - MF lbộ

14 Module DCAC -1 lbộ

c. KIÊN THỨC LIÊN QUAN

ì. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG MÈM

1. Khởi động bằng cách nối điện trở phụ vào dây quấn rotor

Staior Rotor Điện trở phụ

Hình 12.1. Sơ đồ nguyên lý động cơ không đồng bộ rotor dây quấn

- Moment cực đại, Mmax tươngứng với hệ số trượt tới hạn, s,h khi
khởi động qua điện trở như sau:

a„
'* = •r~-—: " [12.1]
JR-+(X, + X\) :

u
M =0,75p-
ma (Nữ!) [12.2]
mua ' 1 7f [R + ^R +(X
; I
:
l 1 +X' fì
:

- Moment mở máy, M ứng với n = 0 và 5 = Ì là:


nm

M =3p
m (Nm) [12.3]
2nf.s[(R, + R\+R' f + (X, + X' f Ị
p :

122
- Dòng mở máy, Ị„ ứng với n = 0 và 5 = Ì là:
m

L=-Ị ; =— - - (A) [12.4]


J(R, + R' +R' )
: P
2
+ (X +X' f-
l :

- Theo biểu thức [12.4], khi thêm điện trở vào mạch rotor dòng
điện mở máy sẽ giảm. Đây là một trong những biện pháp khởi động
mềm thường sử dụng cho loại động cơ này.

2. Khởi động qua biến áp tự ngẫu

- Phương pháp này thực hiện giống như động cơ rotor lồng sóc
(bài l i ) . Nối dây quấn stator vào sơ cấp máy biến áp, điều chỉnh điện
áp thích hợp để khởi động.

/ =LZL=Ị /ỈLÝ
'nmllA 1?2 TOI* TỴ '

123
n . QUÁ TRÌNH NĂNG LƯỢNG

1. Biểu đồ năng lượng

P, = J]u,I,cos<p

Hình 12.3. Biểu đồ năng lượng của động cơ không đồng bộ

2. Công suất và tổn hao công suất

- Tổn hao đồng trên stator và rotor. tổn hao này do dòng điện
chạy trong dây quấn stator và rotor tạo nên. Trong đó

+ Tổn hao đồng ưên stator: ÁP, = 3l]R, [12.5]

+ Tổn hao đồng trên rotor: AP = 3I R = 31'; R' = 3IjR' :


2
2 2 2 :

+ Tổn hao đồng trên stator và rotor:

ầP =AP, + AP = 31-R, + 3Ỉ]R\


Cu :

AP =3IÌ(R
Cu l + R ,) =
l
3IỈR =3r R„
n
2
ĩ

- Tẩn hao sắt: do dòng từ trễ và dòng điện Fuco tạo nên:
AP = Const
tt

- Tổn hao cơ: do ma sát và làm mát: AP = Const Cn

- Tổn hao phồ: tổng hợp các tổn hao mà không rơi vảo một ưong
những tổn hao đã nêu trên : AP = Conste. f

- Tổng tổn hao công suất:

AP = AP Cu + ầP + AP + ảP = AP + AP
Fl CƠ í Cu 0

Trong đó: AP = àP + AP + AP = Const. Gọi là tổn hao không tải.


0 Ft 0) f

124
- Công suất điện từ: công suất chuyển đổi năng lượng qua khe hở
không khí:
p = p,- (ÁP, +àP ) = P + (ÁP, + ắP + AP )
t Ft 2 Ca 2

P ỊỈẼL LÌĨL 3.
JI=3 =3 =

í s s
• Công suất cơ: công suất quay rotor động cơ:
p = p, - (ÁP, + ấP + AP ) =p + (AP +AP +) = P - AP
ca Ft 2 2 f CƠ Jt 2

P =SVịR ( —l) = AP ị--l) = ịl-s)P


Ca ĩ
1
ĩ đt

s s
- Công suất đầu vào: công suất điện mà động cơ tiêu thụ từ lưới:
p, = p + ÁP = p +(AP, + AP +AP ) = P +(AP + AP, )
2 cơ Ft ĩ a l t

P^ylĩu^cosẹ [12.6]

Trong đó: ù,,!, là điện áp và dòng điện stator

cosọ là hệ số công suất của động cơ

- Công suất đầu ra: công suất cơ trên trục động cơ:
p = p, - ÁP = p - ị AP , +AP ) = P -(âP
2 cơ a f đl 2 + AP + ÁP,) Ca

p = p - ịsP + AP +AP ) = (l- s)P - (AP + AP )


2 t ề Ca f ầ al f

p =(l-S)(P,
2 -AP,-AP )-(AP fe CƠ + ÁP,)

Nếu bỏ qua tổn hao cơ và tổn hao phụ (AP + ÁP =0), có thể ca f

tính p gần đúng như sau:


2

P =(l-s)(P -AP,-AP )
I l íe

P =(l-s)(P AP,-P )
2 r n [12.7]

p
- Moment trên ưục động cơ: M = 9,55— [12.8] 2


Trong đó: P là công suất đầu ra ưên trục động cơ
:

n là tốc độ quay rotor

p = 5%p.;
0 s= ^

125
D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

ì. CHUẨN BỊ TRƯỚC K H I LÀM THÍ NGHIỆM

Bước 1: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 12.4

Bước 3: Lựa chọn và kiểm ưa các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt module CB2 và CB3, Modul 3 phase Povver supply và


DC Power supply ưên bàn thí nghiệm, chuyển chopper về 0
và VRL - MF về max (100i2), và tắt tất cả điện ưở phụ Rp.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm ưa lại mạch điện.

Bước 8: Đóng CB Ì phase power suppy - 220V để cấp nguồn cho các
quạt gió làm mát biến ữở và chopper.

- Quạt làm mát phải hoạt động suốt thời gian làm thí nghiệm.


Ị MÁY PHÁT MỘT CHIÊU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ị
00»»

Hình 12.4. Sơ đồ thí nghiệm động cơ không đồng bộ rotor dây quẩn

126
l i . THÍ NGHIỆM K H Ở I ĐỘNG QUA ĐIỆN TRỞ PHỤ
Bước 1: Xoay biến áp tự ngẫu 3 pha (BATN 3PHA) về vị trí 0.

Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến áp.

Bước 3: Điều chỉnh biến áp tự ngẫu sao cho phía điện áp thứ cấp đạt
380V (quan sát trên ACAV- 3).

Bước 4: Bật cấp thứ 5 của điện trở phụ.

Bước 5: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động, dòng điện xác lập và tốc độ ổn định.

Bước 6: Tắt CB3 và bật tiếp cấp thứ 4 của điện trở phụ

Bước 7: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động, dòng điện xác lập và tốc độ ổn định.

Bước 8: Làm tương tự bước 14, 15 cho các cấp điện trở phụ còn lại.

Bước 9: Tắt CB3 và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 12.1

Bảng 12.1. Kết quả thí nghiệm khởi động qua Rp

lim [A]
Ixiập ỈA]
n [rmp]

HI. THÍ NGHIỆM K H Ở I ĐỘNG QUA BIÊN ÁP T ự NGẪU

Bước ì: Chuyển các công tắc của module điện trở phụ sang vị trí ÔN
để loại các điện trở ra khỏi mạch phần ứng.

Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến
áp và chỉnh BATN 3 PHA cho điện áp thứ cấp là 220V.

Bước 3: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động và dòng điện xác lập.

Bước 4: Tắt CB3 và chỉnh BATN 3 PHA cho điện áp thứ cấp là 260V.

Bước 5: Đóng CB3 cho động cơ khởi động. Ghi lại giá trị dòng điện
khởi động và dòng điện xác lập.
127
Bước 6: Thực hiện tương tự bước các bước 18, 19, 20, 21 cho các cấp
điện áp 300V, 340V, 380V.

Bước 7: Tắt CB3, tắt 3 phase Power supply, chỉnh BATN 3PHA về 0,
và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 12.2

Bảng 12.2. Kết quả thí nghiệm khởi động qua biến áp tự ngẫu

Điện áp khởi động Ka ỉxic lặp


220V
260V
300V
340V
380V

IV. THÍ NGHIỆM ĐỘNG c ơ LÀM VIỆC V Ớ I TẢI

Bước ỉ: Chuyển BATN 3 PHA về vị trí 0, vả tắt CB3.

Bước 2: Chuyển chopper về 0 và VRL - MF về max (100Ì2).

Bước 3: Đóng 3 phase Power supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến
áp va chỉnh BATN 3 PHA cho điện áp thứ cấp là 380V.

Bước 4: Đóng CB3 cho động cơ khởi động.

Bước 5: Đóng DC Power supply và chỉnh chopper để điện áp phát ra


của máy phát DC khoảng 110V (đọc trên DCAV - 1).

Bước 6: Ghi lại các giá trị Pi, l i , cosọ {đọc trên ACAV - 3), n cùa
động cơ không đồng bộ tương ứng với các giá trị điện trở từ
10012 - 50 Q (vị tri) của VRL - MF.

- Trong quá trình làm thí nghiệm, nếu điện áp máy phát giảm
dướiỈỈOV, thì điều chỉnh chopper để điện áp phát raổn định.

Bước 7: Chỉnh VRL - MF về max (100Í2), tắt CB2, chỉnh chooper về


0, tắt DC Power supply, chuyển BATN 3 PHA về vị trí 0, tắt
CB3 pha, tắt 3 phase Power supply, và ghi kết quả thí nghiệm
vào bảng 12.3

128
Bảng 12.3. Kết quả thí nghiệm không tải

VRL - MF 100 Q 90 Q 80 ũ lon 60 ũ 50 Q


n[rpm]
li [A]
P| [W]
Co&ẹ

p [W]
2

M [N.m]
2

- p và Mi được tính theo công thức [12.7] và [12.8]


2

- Vẽ đường đặc tính làm việc:

M =f(n), Cosọ =f(n), p, =f(n), p =f(n), M =f(P ).


2 2 2 2

V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Họ, tên sinh viên.

2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm.

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết quả


M2[N.m]

0 ->n[rpm]

129
Cosfí

n[rpm]

(> [W] P[W]


2

-» n[rpm]

M2[A]

0
B à i 13

THÍ N G H I Ệ M M Á Y BIÊN Á P 1 P H A

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức và quy trình vận hành máy
biến áp Ì pha

- Đấu dây vận hành máy biến áp Ì pha.

- Thực hiện các thí nghiệm không tải, thí nghiệm ngắn mạch trên
máy biến áp

- Tính toán kiểm tra các thông số máy biến áp

- Xác định được ứng dụng của máy biến áp Ì pha.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Số lượng Ghi chú

ì Modul ACAV-3 1 bộ

2 Modul CB 2 pha 1 bộ

4 Ampe kẹp 1 cái

7 Modul 3 phase Povver supply 1 bộ

8 Modul 1 phase Power supply 220V lbộ

9 Variac 1 pha 1 cái

10 VÒM 1 cái

li Máy biến áp 1 pha cách ly 1 cái

12 Module ACAV 1 1

131
c. KIẾN THỨC LIÊN QUAN

ì. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

Hình 13.1. Sơ đồ thỉ nghiệm không úi MEA

Từ các kết quả đo không tải, kết hợp với các thông số định mức
của máy biến áp, chúng ta có thể tính các thông số sau:

- Tỷ sô biên áp: K = — = —
w u
2 ^20
Dòng điện không tải phần trăm: / % = /„.^— 0

ì lim
Thông thường giá trị này khoảng 3% • 10%.

- Trong đó him là dòng điện định mức sơ cấp máy biến áp

- Tổng ưở không tải: Z = R + jX = z, + Z m Z = R + jX


0 ữ ữ lh lh ứ A

Khiđó: z = z = ^ =
n ^ [13.1]
/ /

Điện trỏ không tải: R = R = -2-


0 h [13.2]

Điện kháng không tải: X = X = Jz;-^,;


fì á [13.3]

pp
Hệ số công suất không tải: Cosệ = [13.4]
VA V m J.

Khi không tải máy biến áp có hệ số công suất rất thấp, từ 0,1- 0,3.

Trong đó Uiđm là điện áp định mức sơ cấp máy biến áp.

132
L THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH

Hình 13.2. Sơ đổ thí nghiệm không tải MBẢ

Từ các kết quả đo không tải, kết hợp với các thông số định mức
của máy biến áp, chúng ta có thể tính các thông số sau:

100
Điện áp ngắn mạch phần trăm: u % = u
" u,

Thông thường giá trị này khoảng 3% -10%.


pp
• Điện trở ngắn mạch: R =-T = —r- [13.5]
/ lí 2

n Xúm
Tổng trở ngắn mách: z = —= -^ - L
[13.6]
n Xâm

Điện kháng không tải: X = ựz -/? 2 2


[13.7]

p p
- Hệ số1 công suât không tải: Cosệ = — — = — - — [13.8]
r lĩ n' lâm

Trong đó: R =R + R' =R +K .R


i ĩ ì
2
ĩ X =X +X\
l = X +K .X
l
2
ĩ

RX
Nếu xem R.*R'=-1 vả 'X.=X'=-±
Ì 2 2 1 2
2
Thì chúng ta có thể tìm được các thông số thứ cấp khi chưa quy đổi:


l e
2
K 1

133
D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

ì. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÀM THÍ NGHIỆM

Bước ĩ: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý cùa bài thí nghiệm, hình 13.3

ACV1 CB2
PO- >A1 A20

1 phasepowef ACAV3 O i
suppỵ

CB2
NO- OM N2<>
Biean aup lỗi nộaău ì Bieán aùp cauch ly Ì
pha pha
Hình 13.3. Sơ đồ thí nghiệm máy MBAÌ pha

Bước 3: Lựa chọn và kiểm ưa các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt module CB2, Modul Ì phase Power supply và chỉnh biến
áp tự ngẫu Ì pha (BATN Ì pha) về 0.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm tra lại mạch điện.

li. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

Bước 1: Tắt CB2 và xoay BATN Ì PHA về vị trí 0.

Bước 2: Đóng Ì phase Povver supply cấp nguồn cho sơ cấp máy biến áp.

Bước 3: Điều chỉnh biến áp tự ngẫu sao cho phía điện áp thức cấp đạt
100V (quan sát trên ACAV- 3).

Bước 4: Đọc các giá trị Ư|0, I|0, P|0, cosfi|0 (quan sát trẽn ACAV- 3) và
Ư20.
Bước 5: Làm tương tự bước 3 và 4 khi lần lượt chỉnh BATN Ì pha tăng
lên 30V mỗi lần cho đến 220V.

Bước 6: Xoay BATN Ì PHA về vị ưí 0, ghi kết quả thí nghiệm vào
bảng 13.1

Bảng 13.1. Kết quả thí nghiệm không tải (Uđm = 220V)

Ư| [V] 0 100 130 160 190 220


Iio [AI
Pio[W]
COSỌio
U (,[V]
2

III. THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH

Bước 1: Xoay BATN Ì PHA về vị trí 0.

Bước 2: Đóng CB2.

Bước 3: Chỉnh BATN Ì pha để cho Iin = ỈA {quan sát trên ACAV- 3).

Bước 4: Đọc các giá trị Uin, Pin, cosíin (quan sát trên ACAV- 3) và hi).

Bước 5: Làm tương tự bước 3, 4 khi lần lượt chỉnh BATN Ì pha cho
dòng ngắn mạch 11 n tăng mỗi lần 0,3 A cho đến 3A.

Bước 6: Xoay BATN Ì PHA về vị trí 0, tắt CB2, tắt Ì phase Power
supply và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 13.2

Bảng 13.2. Kết quả thí nghiệm ngắn mạch (lim = 3A)

Im [A] 1,0 1,3 1,6 1,9 2,2 2,5 2,8

U|„[V]

I [A]
2 n

Pin [W]

COS<Pl„

135
V. BÁO CÁO K Ế T QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Họ, tên sinh viên.

2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm và tính: Ro, Xo, R„, Xa, Ri, Xi, R2

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết

Po[W]

lo[A]

Pn[W]

0 * ln[A]

136
B à i 14

THÍ N G H I Ệ M M Á Y B I Ế N Á P 3 PHA

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức và quy trình vận hành máy
biến áp 3 pha.

- Đấu dây vận hành máy biến áp 3 pha cho các loại tải khác nhau.

- Thực hiện các thí nghiệm không tải, thí nghiệm ngắn mạch trên
máy biến áp.

- Tính toán kiểm tra các thông số máy biến áp.

- Xác định được ứng dụng của máy biến áp Ì pha.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sô lượng Ghi chú


ị Modul ACAV-3 2 bộ
2 Modul CB 3 pha lbộ
4 Ampe kẹp 1 cái
7 Modul 3 phase Power supply 1 bộ

8 Modul ACAV 1 lbộ

9 Variac 3 pha 1 cái

10 VÒM 1 cái

li Máy biến áp 3 pha cách ly 1 cái

12 Module tài trở 1 bộ

13 Module tài cám 1 bộ

14 Module tải dung 1 bộ

137
c. KIẾN THỨC LIỀN QUAN

ì. S ơ ĐÒ VẬN HÀNH MÁY BIÊN ÁP 3 PHA

1. Cấu tạo

Hầu hết các máy biến áp dùng để phát và truyền năng lượng
trong những hệ thống điện là máy biến áp 3 pha. Các máy biến áp này
có thể được cấu tạo từ 3 máy biến áp Ì pha kết nối lại (Hình 14.la).
Chúng cũng có thể được cấu tạo bởi 3 cuộn dây cùng quấn chung ữên
một lõi sắt (Hình 14.Ơ3

Hình 14.1. Cấu tạo máy biến áp 3 pha


138
2. Đấu dây máy biến áp 3 pha
Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp máy biến áp 3 pha đều có hai cách
đấu là sao (Y) và tam giác (A). Do đó một máy biến áp 3 pha có các
cách đấu như sau:

2.1. Đâu sao - sao (Y-Y)

Ả B c

a b

Hình 14.2. Máy kiến áp 3pha đấu Y-Y

2.2. Đấu sao - tam giác (Y- A)


A B c

V.

a , b

Hình 14.3. Máy biến áp 3 pha đấu Y- A

139
2.3. Đấu tam giác - tam giác (ầ - A)

Hình 14.4. Máy biến áp 3 pha đấu A - A

2.4. Đấu tam giác - sao (A - Y)

Hình 14.5. Máy biến áp 3 pha đấu A - Y

140
n . XÁC ĐỊNH THÔNG s ố MÁY BIÊN ÁP

1. Thí nghiệm không tải

Hình 14.6. Sơ đổ thí nghiệm không tải MBA

Từ các kết quả đo không tải, kết hợp với các thông số định mức
của máy biến áp, chúng ta có thể tính các thông số sau:

w u
- Tỷ số biến áp: K = — = —
w u
2 ^20
- Dòng điện không tải phần trăm: / % = / . ^ -0 0

[lim
Thông thường giá trị này khoảng 3% -10%.

- Trong đó lum là dòng điện định mức sơ cấp máy biến áp

- Tổng trở không tải: Z = V 0 jX = z, + z,„ = Z = R + jX


n lh lh ih

u
- Khi
'- [14.1]
ơ
đó: Z =Z=-p-
0 = -p-

[14.2]
Điện ưở không tải: R = u R =-^
h

-[14.3]
Điện kháng không tải: X = X = <Ịz]-R
0 lh {

p
- Hệ số công suất không tải: Cosệ ữ
14.4]

K/ũ Mông rái máy /?iế« áp có /lệ sô'cổng suất rất thấp, từ 0,1- 0,3.

Trong đó ƠMm là điện áp định mức sơ cấp máy biến áp.

141
2. Thí nghiệm ngắn mạch

w )—(AI

Hình 14.7. Sơ đồ thí nghiệm không tải MBA

Từ các kết quả đờ^hông tải, kết hợp với các thông số định mức
của máy biến áp, chúng ta có thể tính các thông số sau:
100
- Điện áp ngắn mạch phần trăm: u % = U . n

í/,
Um
Thông thường giá trị này khoảng 3% -10%.
,pp
- Điện trở ngắn mạch: R =—2j = —Ỷ" [14.5]
3.r 3./Í,
n lom
ơ, u
- Tổng trở ngắn mạch: z —
= Ị _ ì [14.6]
Si S I

Điện kháng không tải: X = J ? -R 2


[14.7]

- Hệ số công suất không tải: Cosậ [14.8]


£u ir n Vãi/../,

- Dòng điên đinh mức: /,. = r [14.9]

Trong đó: /? =R + R' =R


Ì 1 [ + K .R ;
1
2 X =X +X\=X i i + K .X1
ì

RX
Nêu xem/?,=/?' = — và X,=X',=-i
Ì 2 2 1
2 2

Thì chúng ta có thể tìm được các thông số thứ cấp khi chưa quy đổi:

R - ĩ ± và x =^f 2
2 2
K
142
HI. MÁY BIÊN ÁP LÀM VIỆC VỚI TẢI ĐÔI XỨNG

1. Điện áp thứ cấp MBA

-Hệ số tải: K=A = JL _L


=

I ? /
'lén tlm '2đm
J

- Tổn hao điện áp: AU% = K .(U^o.cosệ, + u ^osin^) [14.10]

+ Nếu tải mang tính cảm (tải chậm pha), thì <p,>0. Khi đó
sinẹ, >0.

+ Nếu tải mang tính dung (tải sớm pha), thí ẹ,<0. Khi đó
sin(p,<0.

Điện áp thứ cấp: U = U 2 U -AU 2 [14.11]

Ui

ui X , / j° x h

RAI

Hình 14.8. Véc tơ điện áp MBA chậm pha

Ui

ư,
/Ui
(a)

XMIÌ

Anh

Oai

Hình 14.9. Vectơđiện áp của máy biến áp có tải trùng pha (a)
và tải sớm pha (b)

143
2. Hiệu suất MBA

[14.12]

D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

ì. CHUẨN BỊ TRƯỚC K H I LÀM THÍ NGHIỆM

Bước 1: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 14.10

THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP 3 PHA


CB3pha

Hình 14.10. Sơ đồ thí nghiệm máy MBA 3 pha

Bước 3: Lựa chọn và kiểm tra các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm ưa nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt module CB1, CB3, Modul 3 phase Power supply và chỉnh
biến áp tự ngẫu 3 pha (BATN 3 pha) về 0.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm tra lại mạch điện.

li. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

Bước ỉ: Tắt CB3 và xoay BATN 3 PHA về vị trí 0.

Bước 2: Đóng 3 phase Power supply và CB1 cấp nguồn cho sơ cấp
máy biến áp.

144
Bước 3: Điều chỉnh biến áp tự ngẫu sao cho phía điện áp thứ cấp đạt
220V (Ui = 220V) (quan sát trên ACAV- 3).
Bước 4: Đọc các giá trị u , Iio, Pio. cosfiio {quan sát trên ACAV- 3) và U20.
10

Bước 5: Làm tương tự bước 3 và 4 khi lần lượt chỉnh BATN 3 pha tăng
lên 40V mỗi lần cho đến 380V.
Bước 6: Xoay BATN 3 PHA về vị trí 0, ghi kết quả thí nghiệm vào
bảng 14.1

Bảng 14.1, Kết quả thí nghiệm không tải (Uđm - 380V)

u,0 IV] 220 260 300 340 380

1.0 [A]
Pio[W] <

COSỌio

Ư20 [V]

n i . THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH


Bước 1: Xoay BATN 3 PHA về vị trí 0.
Bước 2: Đóng CB3.
Bước 3: Chỉnh BATN 3 pha để cho Im = ỈA (quan sát trên ACAV- 3).
Bước 4: Đọc các giá trị Uin, Pin, cosfi|„ (quan sát trên ACAV- 3) và l2„.
Bước 5: Làm tương tự bước 3, 4 khi lần lượt chỉnh BATN 3 pha cho
dòng ngắn mạch Iin tăng mỗi lần 0,3A cho đến 3,5A.
Bước 6: Xoay BATN 3 PHA về vị trí 0, tắt CB3, tắt 3 phase Povver
supply và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 14.2

Bảng 14.2. Kết quả thí nghiệm ngắn mạch {lim = 4A)

Im [A] 1,0 1,3 1,6 1,9 2,2 2,5 2,8 3,1 3,4

u,„ [V]

I . [A]
2

Pi„[W]

COSỌln

145
IV. THÍ NGHIỆM MBA LÀM VIỆC TẢI Đ ố i XỨNG

1. Tải trở
Bước ỉ: Tắt 3 phase Povver supply, CB1, CB3 và xoay BATN 3 PHA
về vị trí 0.

Bước 2: Nối tải trở vào thứ cấp MBA, hình 109.

THÍ NGHIỆM MÁY HẾN ÁP 3 PHA


ì phase
Power
isupplv A BÁT* 5 PHA ,

Hình 14.11. Sơ đồ thí nghiệm máy MBA 3 pha có tải

Bước 2: Đóng CB3.

Bước 3: Chình BATN 3 pha để cho điện áp thứ cấp là 380V (U, = 380V)
(quan sát trên ACAV- 3).

Bước 4: Đọc các giá trị P|, u , p , h khi bật CB1 của tải ưở lên ÔN
2 2

(R,ái = 80Q) {quan sát trên ACAV- 3).

Bước 5: Làm tương tự bước 4 khi lần lượt bật các CB2 (Rtâí = 160Í2),
• CB3 (Rai = 240 Q) lên vị tì ÔN.

Bước 6: Xoay BATN 3 PHA về vị trí 0, tắt CB3, tắt 3 phase Power
supply và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 14.3

Bảng 14.3. Kết quả thí nghiệm với tải trở

Rtíi[fì] 80 160 240


h [A]
U: [V]
P| [W]
p [W]
2

ĩ] (tính)

146
2. Tải cảm

Thực hiện tương tự như các bước Ì đến bước 6 của tải trở cho tải
cảm và ghi kết quả vào bảng 14.4.
3. Tải dung

Thực hiện tương tự như các bước Ì đến bước 6 của tải trở cho tải
dung và ghi kết quả vào bảng 14.5.

Bảng 14*4. Kết quả thí nghiệm với tải cảm

LỊmH] 77 150 241


MA]
Ư2 [V]
P| [W]
P [W]2

Bảng 14.5. Kết quả thí nghiệm với tải dung

C[[iF] 15 30 45
MA]
u [V]2

Pi [W]
P [W]
2

ĩ)

- Hiệu suất máy biến áp ri được tính theo công thức ị 14.12]

V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Họ, tên sinh viên.

2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm, và tính: Ro, Xo, R„, x„, Ri, Xi, R , x .
2 2

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết

147
Po[W]

Pn[W]

KA]

0
Bài 15

THÍ NGHIỆM

MẤY PHẮT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được thông số định mức và quy tình vận hành máy
phát điện xoay chiều đồng bộ.

- Đấu dây vận hành máy phát điện xoay chiều đồng bộ với các
loại tải khác nhau.

- Xây dựng đặc tính không tải, đặc tính tải của máy phát.

- Xác định được ứng dụng của máy phát trong công nghiệp.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú


1 Modul ACAV-3 1 bộ

2 Modul CB 3 pha 1 bộ

4 Ampe kẹp 1 cái

7 Modul 3 phase Power supply 1 bộ

8 Modul DCAV 1 1 bộ

9 Module chopper 1 bộ

10 VÒM 1 cái

li Module DC Power supply lbộ

12 Module tải trờ lbộ

13 Module tải cảm 1 bộ

149
14 Module tài dung 1 bộ
15 Modul 1 phase Power supply 1 bộ
16 Module Biến tần 1 bộ
17 Tổ máy phát - động cơ ỉ bộ

18 Tốc kế 1 cái

19 Tần số kế 1 cái

c. KIẾN THỨC LIÊN QUAN

ì. MÁY PHÁT LÀM VIỆC KHÔNG TẢI

1. Sơ đổ mạch điện tương đương của máy phát

•-U -
m
Hình 15.1. Mạch điện tương đương của máy phát
2. Đặc tính không tải
- Sức điện động phát ra của máy phát có dạng:
Ể; -E sinwt
m

e =E sinịù»-120")
ĩ m

e =E sin(ax-240°)
} m

Trong đó:

+ E =4ĨE:
n Biên độ SĐĐ (SĐĐ cực đại) [V]

+ E = 4,44.f.WẠK : SĐĐ hiệu dụng [V]


ál

+ ộ: Từ thông mạch kích từ [Wb]

+ ù) = Ĩ7if': Tần số góc [rad]

+/ = — '• Tần số dòng điện [Hzì


60
+ lĩ: Tốc độ quay rotor [rpm]
+ K^: Hệ số dây quấn

- Theo biểu thức tính SĐĐ hiệu dụng, thì SĐĐ tỷ lệ thuận với từ
thông {ộ) và tốc độ n. Nên nếu giữ cố định n = nam và thay đổi từ thông
bằng cách thay đổi dòng kích từ thì điện áp phát ra sẽ thay đổi. Tương tự
nếu giữ dòng kích từ cố định If = Iran, và thay đổi tốc độ rotor thì điện áp
phát ra cũng sẽ thay đổi. Đường đặc tính biểu diễn Eo = f(n) và Eo = f(If)
được gọi là đặc tính không tải, hình 15.2.

/
ĩ-r.r

Hình 15.2. Đặc tính không tải của máy phát

151
n . MÁY PHÁT LÀM VIỆC VỚI TẢI Đ ố i XỨNG

1. Đặc tính ngoài của máy phát đổng bộ

- Đặc tính ngoài biểu diễn quan hệ ư = f(I), khi giữ cố định ì, If,
cosfi, n. Tùy thuộc vào tính chất của tải mà đặc tính ngoài có dạng
khác nhau, hình 15.3.

cos<p=0,8 (cảm)

'(Im

Hình 15.3. Đặc tính ngoài của máy phát

- Độ thay đổi điện áp của máy phát:

ầU %=^^100
đm

Vâm

AV^k khoảng từ 25% đến 35%

- Giản đồ điện áp của máy phát khi mang tải, hình 15.4

Hình 15.4. Giản đồ điện áp tải thuần trở

152
to

2. Đặc tính điều chỉnh của máy phát đồng bộ

- Đặc tính điều chỉnh biểu diễn quan hệ If = f(I), khi giữ cố định
u, cos, n. Tùy thuộc vào tính chất của tải mà đặc tính ngoài có dạng
khác nhau, hình 15.6.

cosip =0,8 (cám) /

COSlp 0,8 (dung)


:

ì
0

Hình 15.6. Đặc tính điều chỉnh của máy phát

153
D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

ì. CHUẨN BỊ TRƯỚC K H I LÀM THÍ NGHIỆM

Bước ỉ: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 15.7.

MAC3
3phase Biến
power tần (0)
supply .w

MÁY PHÁT ĐÔNGBỘ

AI BI t a
ACAV3 < í
BỘ TẢI A2 B2 ỈC2
K A W Ỉ Ó* ***
0

Tài Tái Tài

Hình 15.7. Sơ đồ thí nghiệm máy phát đồng bộ 3 pha

Bước 3: Lựa chọn và kiểm ưa các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt module DC Power supply và chỉnh chopper về 0. tắt


module 3 phase Power supply.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm ưa lại mạch điện.

154
l i . THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI
Bước i : Tắt module DC Povver supply và chỉnh chopper về 0

Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp điện cho động cơ sơ cấp MAC3.

Bước 3: Chỉnh biến tần để tốc độ động cơ sơ cấp giữa cố định ở


n = 1450 [rpm].
Bước 4: Đóng De Power supply cấp nguồn cho chopper.

Bước 5: Đọc các giá trị If và Eo (quan sát trên ACAV- 3) khi lần lượt
điều chỉnh chopperở các vị trí 0,2,4, 6, 8, 10.

Bước 6: Chỉnh chopper về 0, tắt DC phase Power supply.

Bước 7: Chỉnh biến tần về 0, tắt 3 phase Power supply.

Bước 8: Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 15.1

Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm không tải, Eo = f ( I f )

Chopper 0 2 4 6 8 10
If[A]
Eo[V]

IV. THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT LÀM VIỆC TẢI Đ ố i XỨNG

1. Tải trở

Bước ĩ: Đóng 3 phase Power supply cấp điện cho động cơ sơ cấp MAC3.

Bước 2: Chỉnh biến tần để tốc độ động cơ sơ cấp giữa cố định ở


n = 1450 [rpm].

Bước 3: Đóng DC Power supply cấp nguồn cho chopper và điều chỉnh
cho dòng kích từ cố định khoảng Ì ,5A.

Bước 4: Đóng CB nguồn nối vào tải trở.

Bước 5: Đọc các giá trị ì và u của tải (quan sát trên ACAV- 3) khi lần
lượt đóng các cấp tải từ Ì đến 3 (80 Q đến 240 Q).

Bước 6: Chỉnh chopper về 0, tắt DC phase Povver supply.

155
Bước 7: Chỉnh biến tần về 0, tắt 3 phase Power supply.

Bước 8: Tắt CB tải và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 15.2

Bảng 15.2. Kết quả thí nghiệm với tải trở

RtiitQ] 80 160 240

HA]
UM
P[W]
Q [VAR]
n [rpm]

- Trong quá trình làm thí nghiệm, nếu tốc độ máy phát và dòng
kích từ thay đổi thì điều chỉnh biến tần và chopper để giữ cho tốc độ và
dòng kích từ luôn không đổi.

2. Tải cảm
Thực hiện tương tự như các bước Ì đến bước 8 của tải ưở cho tải
cảm và ghi kết quả vào bảng 15.3.

3. Tải dung

Thực hiện tương tự như các bước Ì đến bước 8 của tải ưở cho tải
dung và ghi kết quả vào bảng 15.4.

Bảng 15.3. Kết quả thí nghiệm với tải cảm

L[mH] 77 150 241

HA]
u m
P[W]
Q [VAR]
n [rpm]

156
Bảng 15.4. Kết quả thí nghiệm vôi tải dung

C[jiF] 15 30 45

HA]
UM
P[W]
Q [VAR]
n [rpm]

V. BÁO CÁO K Ế T QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Họ tên sinh viên.

2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm.

4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết quả.

157
EoM

-> lom

UM

->IM

P[W]
QIVArí

->n[rpm]

158
Bài 16

THÍ NGHIỆM

HÒA ĐỒNG BỘ HAI MÁY PHÁT

ĐIỆN XOAY CHIỀU

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được điều kiện và phương pháp hòa đồng bộ.

- Đấu dây vận hành hòa đồng bộ hai máy phát.

- Điều chỉnh tốc độ, dòng kích từ của hai máy phát theo tải.

- Xác định đượcứng dụng của hòa đồng bộ ưong công nghiệp.

B. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Chủng loại - qui cách kỹ thiầt sốỉượng Ghi chú

ì Modul ACAV-3 2 bộ

ĩ Modul CB 3 pha 2 bộ

4 Ampe kẹp 2 cái

7 Modul 3 phase Power supply 2 bộ

8 Modul DCAV 1 2 bộ

9 Module chopper 2 bộ

10 VÒM 2 cái

li Module DC Power supply 2 bộ

12 Module tài trờ 2 bộ

13 Module tài cảm 2 bộ

159
14 Module tải dung 2 bộ
15 Modul 1 phase Power supply 2 bộ
16 Module Biến tần 2 bộ
17 Tổ máy phát - động cơ 2 bộ

18 Tốc kế 2 cái

19 Tần số kế 2 cái

c. KIÊN THỨC LIÊN QUAN

ì. ĐIỀU KIỆN HÒA ĐỒNG BỘ HAI MÁY PHÁT

1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 16.1. Hai máy phát làm việc song song

2. Điều kiện vận hành song song

Ì. Hai máy phát phải cùng điện áp dây hiệu dụng.

2. Thứ tự pha của hai máy phải giống nhau.

3. Góc lệch pha hai máy phải giống nhau.

4. Tần số cùa máy phát ghép vào phải cao hơn một ít so với tần
số của máy đang chạy.

160
n . PHƯƠNG PHÁP HÒA ĐỒNG BỘ HAI MÁY PHÁT

1. Phương pháp hòa bằng đèn

.u Ả

Thứ tự pha abc Thứ tự pha 3CỐ

Cầu dao SI
(Ế)

Hình 16.2. Hòa đồng bộ bằng phương pháp đèn tắt

Phương pháp này sử dụng bóng đèn mắc song song với cầu dao
nối máy phát cần hòa lên hệ thống (hình 16.2). Quy trình thực hiện
hòa đồng bộ như sau:

Bước 1: Xác định thứ tự pha của hai máy phát.

Bước 2: Điều chỉnh tốc độ của máy phát cần hòa để cho tần số dòng
điện phát ra cao hơn một ít so với tần số dòng điện của máy
phát đang làm việc.

Bước 3: Điều chỉnh kích từ để điện áp phát ra của máy phát cần hòa
bằng với điện áp của máy phát đang vận hành.

Bước 4: Điều chỉnh góc lệch pha trên cùng một pha giữa hai máy phát
trùng nhau.
161
(ai

(ƠI
Hình IU.

(a) Dạng sóng điện áp máy phát dang hoạt động

(b) Dạng sóng điện áp máy phát cần hòa

(c) Dạng sóng điện áp hai máy phát sau khỉ điểu chỉnh diện áy

(d) Dạng sóng điện áp hai máy phát sau khỉ điều chỉnh góc lệch pha

Bước 5: Đóng cầu dao để hòa hai máy phát khi quan sát 3 bóng đèn đều
tắt. Vì khi đó độ lệch điện áp giữa hai hệ thống blng không.

2. Phương pháp tự hòa đồng bộ

Trong phương pháp này, thông qua việc cho máy phát cần hòa
làm việc như một động cơ cảm ứng khi kết nối vào hệ thống. Khi đó,
máy phát sẽ tự động thiết lập thứ tự pha, tần số, góc lệch pha điện áp
theo hệ thống (hình 16.4). Quy tình thực hiện như sau:

162
Bước ì: Nối tắt cuộn dây kích từ của máy phát cần hòa qua một điện
trở R.
A

[] í ] [ ]
—s

Hình 16.4. Phương pháp tự hòa đồng bộ

Bước 2: Nối dây quấn stator của máy phát cần hòa lên lưới điện để
máy phát làm việc như một động cơ cảm ứng cho đến khi tốc
độ rotor gần bằng tốc độ đồng bộ.

Bước 3: Đóng nguồn vào cuộn dây kích từ của máy phát cần hòa để
máy phát chuyển sang làm việc ở chế độ đồng bộ và hòa lên
hệ thống.

IU. ĐIỀU CHỈNH CÔNG SUẤT p VÀ Q CỦA MÁY PHÁT

1. Điều chỉnh công suất p


a. Trường hợp công suất của máy phát hòa rất nhỏ so với công
suất hệ thống (U= const vàỊ - const).

, n mUE . . m í / , Ì
ữ Ì , . „ 2

-Ta có: p = —— -sin9 + -^—( — —-)sin20


2

Xi c đ 2 x x

163
- Khi giữ If = const, thì p = f(0), hình 16.5. Trong đó e là góc lệch
giữa Eo và u .

PẠ

Hình 16.5. Đồ thị biểu diễn p =f(0Ị

- Như vậy, để điều chỉnh p của máy phát thì phải thay đổi góc e.

- ở chế độ làm việc xác lập ứng với một góc 0 nhất định, công
suất tác dụng p của máy phát phải can bằng với công suất cơ ưên trục
làm quay máy phát.

b. Trường hợp công suất của hai máy phát tương đương nhau

Trong trường hợp này, giả sử công suất của hệ thống là không đổi.
Do đó, khi tăng công suất tác dụng của máy này thì phải giảm tương
ứng công suất tác dụng của máy kia để giữ cho tần số không đổi.

2. Điều chỉnh công suất Q


a. Trường hợp công suất của máy phát hòa rất nhỏ so với công
suất hệ thống (U = const vàf= const).

- Để thay đổi Q, ta phải điều chỉnh dòng kích từ cùa máy phát.
Khi đó ta có quan hệ ì = f(I )ứng với p = const như hình 16.6.
t

164
iu ũ
Hình 16.6. Đồ thị biểu diễn ì =/(/,)

b. Trường hợp công suất của hai máy phát tương đương nhau

Trong trường hợp này, để giữ cho điện áp hệ thống không đổi
(U = const) thì tăng dòng kích từ của máy phát này phải giảm tương
ứng dòng kích từ của máy phát khác.

3. Đặc tính tần số - công suất tác dụng và điện áp công suất phản kháng

- Khi công suất tác dụng tăng lên thì tốc độ của hệ thống sẽ
giảm xuống (hình 16.7). Độ sụt giảm tốc độ của động cơ sơ cấp được
tính như sau:

SD = - - - X 100%
"ri
Với n„i: Tốc độ động cơ khi không tải [rpm]

n : Tốc độ động cơ khi đầy tải.


fl [rpm]


s"

0 p t\ Còngsiát
P.kVY

Hình 16.7. Đặc tính tốc độ - công suất tác dồng


165
- Khi tần số dòng điện của máy phát phụ thuộc vào tốc độ và số
cực từ, thì công suất tác dụng đầu ra của máy phát sẽ phụ thuộc vào
tần số dòng điện, hình 123 (sốcực từ của máy phát là hăng số).

Trong đó: p = Công suất tác dụng phát ra của máy phát ỊW].

f„i: Tần số khi không tải [Hz].

f : Tần số của hệ thống. [Hz].


sys

s : Hệ số góc của đường đặc tính tần số - công suất


p

tác dụng, hình 16.8.

n Ong sui!
P.kW

Hình 16.8. Đặc tính tần số - công suất tác dồng

4. Đặc tính điện áp - công suất phản kháng

Điện áp phát ra của máy phát phụ thuộc vào tính chất của tải
(hình 16.9). Nếu máy phát cung cấp công suất phản kháng thì điện áp
phát ra (V ) giảm, ngược lại nếu máy phát tiêu thụ công suất phản
T

kháng thì điện áp phát ra (V ) tăng.


T

Đặc tính tần số - công suất tác dụng và điện áp - công suất
phản kháng rất quan trọng khi vận hành hai máy phát song song.
Không thể điều khiển công suất tác dụng và công suất phản kháng
của máy phát cung cấp cho tải. Tuy nhiên, khi vận hành máy phát, để
đặt sẵn một công suất tác dụng có thể điều chỉnh tấn số dòng điện
bằng cách điều chỉnh tốc độ hệ thống và để đặt sẵn công suất phản
kháng, có thể điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi dòng kích từ.

166
D. QUY TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

L CHUẨN BỊ TRƯỚC K H I LÀM THÍ NGHIỆM

Bước 1: Xác định mục tiêu bài thí nghiệm.

Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của bài thí nghiệm, hình 16.10.

Bước 3: Lựa chọn và kiểm ưa các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo sơ đồ.

Bước 4: Lắp mạch theo sơ đồ thí nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra nguội mạch điện đã lắp xong.

Bước 6: Tắt các module DC Power supply và chỉnh các chopper về 0,


tắt các module 3 phase Power supply.

Bước 7: Báo với giáo viên đến kiểm tra lại mạch điện.

li. THÍ NGHIỆM HÒA ĐONG BỘ

Bước 1: Tắt module DC Power supply và chỉnh các chopper về 0

Bước 2: Đóng 3 phase Power supply cấp điện cho động cơ sơ cấp
MAC3 của tổ máy phát Ì.

Bước 3: Chỉnh biến tần để tần số dòng điện của máy phát Ì giữ cố
định ở f: = 50 Hz.
167
Bước 4: Đóng De Power supply và chỉnh chopper để điện áp của máy
p h á n giữ cố địnhở 380V.
Bước 5: Đóng 3 phase Power supply cấp điện cho động cơ sơ cấp
MAC3 của tổ máy phát 2.

Bước 6: Chỉnh biến tần để tần số dòng điện của máy phát 2 khoảng
f = 51-52Hz.
2

Bước 7: Đóng DC Power supply và chỉnh chopper để điện áp của máy


phát 2 bằng với điện áp máy phát 1.

Bước 8: Quan sát khi các bóng đèn trên bộ hòa đồng bộ tắt và đồng hồ
điện áp chỉ ov, đóng công tắc để hòa máy phát ĩ vào máy
phát 1.

Hình 16.10. Sơ đồ thí nghiệm hòa đồng bộ hai máy phát

HI. THÍ NGHIỆM PHÂN PHÔI TẢI HAI MÁY PHÁT

Bước ỉ: Tất tất cả các tải của máy phát 2.

Bước 2: Giữ hệ thống cố định điện ápở 380V và tần số 50Hz.

168
Bước 3: Đóng cấp thứ nhất cho cả ái trở, tải cảm, tải dung vào tổ máy
phát 1.

Bước 4: Ghi lại các số liệu u , ì, p, Q, cosíĩ của hai máy phát {quan sát
trênACAV-3)
Bước 5: Làm tương tự bước 3 cho hai cấp tải còn lại (quan sát trên
ACAV- 3)

Bước 6: Ghi số liệu vào bảng 16.1

Bảng 16.1. Kết quả thí nghiệm đóng tải cho máy phát Ì

Máy phát 1 Máy. phát ĩ


Mĩ ì U M I[A] P[W] Q[VAR] Cosíi U M HA] P[W] Q[VAR] Cosfi

Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

Bước 7: Tắt tất cả các tải của máy phát 1.

Bước 8: Làm lại từ bước 2 đến bước 6 cho tảiở máy phát 2 và ghi kết
quả vào bảng 16.2

Bảng 16.2. Kết quả thí nghiệm cho máy phát 2

Máy phát 1 Máy phát 2


MF2 U M I[A] P[W] Q[VAR] Cosfi U[V] I[A] P[W] Q[VAR] Cosfi

Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

IV. THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH f - p

Bước 1: Đặt tần số của máy phát Ì và máy phát 2 ở 50 Hz, và chỉnh
kích từ cho hai tổ máy đều ở điện áp 380V.

Bước 2: Đóng cấp thứ nhất cho cả tải R, L, c vào tổ máy phát Ì và 2.
169
Bước 3: Giữ cố định tần số của tổ máy phát Ì ở 50 Hz. điều chỉnh tần
số của tổ máy phát 2 thay đổi từ 40Hz đến 60Hz.

Bước 5: Ghi lại các giá trị p, Q, của hai tổ máy (quan sát nên ACAV- 3)

Bước 6: Ghi số liệu thí nghiệm vào bảng 16.3.

Bảng 16.3. Kết quả thí nghiệm đặc tínhỊ- p

í [Ui) 40 45 50 55 60

Pl [W]

Ql [VAR]

P2 [W]

Q2 [VAR)

V. THÍ NGHIỆM ĐẶC TÍNH V - Q

Bước 1: Đặt tần số của máy phát Ì và máy phát 2ở 50 Hz, và điện áp
dây của hệ thống là 380V

Bước 2: Đóng cấp thứ nhất cho cả tải R, L, c vào tổ máy phát Ì và 2.

Bước 3: Giữ cố định điện áp của tổ máy phát Ìở 380V, điều chỉnh kích từ
của tổ máy phát 2 để điện áp phát ra thay đổi từ 240V đến 400V

Bước 5: Ghi lại các giá trị p, Q của hai tổ máy (quan sát trên ACAV- 3)

Bước 6: Ghi số liệu thí nghiệm vào bảng 16.4

Bảng ỉ 5.6. Kết quả thí nghiệm đặc tính Q-U

u m 240 280 320 360 400

P1 [W]

Ql [VAR]

P2[W]

Q2 [VAR]

170
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Họ tên sinh viên.


2. Tên bài thí nghiệm.

3. Bảng số liệu thí nghiệm.


4. Đồ thị các đặc tính.

5. Nhận xét và kết

UM

QiỊVAR] Ũ2[VAR]

Pi(W] P2[W]

171
PHAN HI

THÍ N G H I Ệ M C Ó G I A O T I Ế P V À

M Ô P H Ấ N G M Á Y Đ I Ệ N

( S Ử D Ụ N G P H Ầ N M Ề M L V S I M

E M S , L V D A M - E M S )

Ti LVSIH-ÍHSU
í nmuđi)
• Oíc«io«ope - [ưntited]
Hí V*. oăm T«t Hopi
àữ\s\ 5 w n mm m tá
Bài 17

KHẢO SÁT, SỬ DỤNG

CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VÀ


ĩ •

P H Ẩ N M Ề M L V S I M - E M S

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được công dụng của phần mềm LVSIM - EMS.

- Sử dụng được các công cụ của phần mềm LVSIM -EMS.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

STT Chảng loại - qui cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

ì Máy tính sử dụng cho sinh viên 4 bộ Số lượng có thể


có cài đặt phần mềm LVSIM - thay đổi tùy theo
EMS. phòng thí nghiệm.

2 Máy tính chủ sử dụng cho giáo lbộ


viên có cài đặt phần mềm LVSIM
-EMS.

3 Máy chiếu Prọịector 1 cái

175
c. NỘI DUNG THỰC HÀNH

L GIỚI THIỆU PHẦN M Ề M LVSIM - EMS

LVSIM - EMS là phin mềm chạy trên nền Window, sử dụng để


mô phỏng hệ thống máy điện của Lab - Volt (EMS).

Ạ LVaMEMSịtintitled)
Fte íổt Vew Equpnent Tods Opbcns Hefc

Hình 17.1. Màn hình đặt các moduỉe thí nghiệm

Trong phần mềm này, các module sử dụng trong mô phỏng hoàn
toàn giống với các module vật lý dùng ưong thí nghiệm. Nhờ đó,.sinh
viên có thể làm các thí nghiệm ảo để kiểm ưa các kết quà thí nghiệm
trước khi tiến hành các thí nghiệm thực trên mô hình vật lý. Các
module trong phần mềm được đặt trên một màn hình dạng panelảo và
có thể kết nối lại với nhau bằng dây dẫn theo một sơ đồ thí nghiệm để
tiến hành mô phỏng các kết quả, hình 17.1.

Trên màn hình thí nghiệm có các thanh công cụ để lựa chọn
thiết bị thí nghiệm, thiết bị đo, và thay đổi màu dây kết nối, hình 17.2

176
ti LVSIM-EMS(Untitled>
File Edit View Equipment Tods Options Help
I 1 '

Cửa sổ chọn thiết


bị thí nghiệm

Ể. mđíileLVSIM
u lưu íỉle
Ồ in íile
ầ zoom lđn
I zoom nhò
đánh dấu các điểm kết nối
chạy raeteting
i
chạy osciỉloscope
ĩ chạy chế độ phân tích pha
m chạy chế độ phân tích sóng hài
chạy visual tuor

bc
Hình 17.2.

(a). Chọn thiết bị thí nghiệm

(b). Chọn các chế độ hiển thị kết quả thí nghiệm
(c). Chọn màu dây kết nối

l i . CÁC MODULE THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

Để lấy các module thí nghiệm, vào cửa số Equipment trên thanh
công cụ, hình 17.3.

- Data Acquisition ỉnterỊace (DAI): Bộ thu thập dữ liệu

- Power Supply: Module nguồn.

- Load: Module tải.

- Trans/ormer. Module máy biến áp.

177
- Machine: Module máy điện

- Synchronỉiing Module: Module đồng bộ.

- Blank Module: Module trống.

Hình 17.3. Cửa sổ lấy thiết bị thí nghiệm

Tại cửa sổ Equipment, cần lấy thiết bị nào thì nhấp chuột trái
vào các mục tươngứng sau đó đặt các thiết bị vừa lấy vào panel.

> Data Acquisition Interface (DA.I): Bộ thu thập giữ liệu

/Ị LVỈftCm<IMWSd)
FIB E<ft v*w ĨỈẶJỊ1*B t Tacẳi opbcns Hét

Hình 17.4. Bộ thu thập dữ liệu


178
El, E2, E3: Đo điện áp (mắc song song với điện áp cần đo, đỏ
dương và đen âm).
l i , 12,13: Đo dòng điện (mắc nối tiếp với tải cần đo).

T: Đo moment.

N: Đo tốc độ.

> Power Supply: Module nguồn

xi LVSIM-EMS(Untrtled)

• ũ 8
»9í
ồí - ôn
oi 0« - li

Hìn/í /7.5. Module nguồn

Ì _ 2 - 3 - N: Nguồn ÁC 3 pha 220/380V không thay đổi điện áp.

4 _ 5 _ 6 - N: Nguồn ÁC 3 pha 0 - 220/380V thay đổi được điện áp.

7 - N: Nguồn DC thay đổi được điện áp từ 0 - 220V.

8 - N: Nguồn DC 220V không thay đổi được điện áp.

> Load: Các module tải

179
Hình 17.6. Moduk tải

> Trans/ormer: Moảule máy biến áp

Hình 17.7. Module máy biến áp

Module máy biến áp Ì pha:


+ 1-2: Cuộn dây sơ cấp (UI = 220V)
+ 3 - 4 và 5 - 6: Các cuộn dây thứ cấp.
Module máy biến áp 3 pha:

+ 1 - 2,6 - 7, l i - 12: Cuộn dây sơ cấp


+ 3 - 5, 8 - 10,13 - 15: Cuộn dây thứ cấp.

180
> Prime Mover I Dynamometer: Module động cơ sơ cấp I thiết bị do
moment

Hình 17.8. Module động cơ sơ cấp I thiết bị do moment

Output T - N: Tín hiệu moment - tốc độ đưa ra bộ D.A.I.

Input Ì - 2: Nguồn DC đưa vào khiở chế độ Prime Mover.

Mode p / D: chế độ động cơ sơ cấp / chế độ thiết bị đo moment.

> DC Motor I Generator: Moduỉe động cơi máy phát DC


Ạ LVSMC
-RSOMNB
ld)

Hình 17.9. Module động cơ/máy phát DC

181
Ì - 2: Cuộn dây phần ứng

Series 3 - 4 : Cuộn dây kích từ nối tiếp

Shunt 5 - 6 : Cuộn dây kích từ song song

Rheostat 7 - 8 : Biến ứở điều chỉnh dòng điện kích từ

> Synchronous Motor I Generator: Module động cơ I máy phát


đồng bộ ÁC

iỊ LVSIM-EMS(Untiled)

Hình 17.10. Module động cơ/máy phát đồng bộ

Ì - 4,2 - 5,3 - 6: Ba cuộn dây stator (tườngứng AX - BY - CZ).

DC 7 - 8 : Cuộn dây kích từ.

Exciter: Biến trở điều chỉnh đòng kích từ.

> Squirrel - Cage Induction Motor: Module động cơ cảm ứng

182
mỂSrềoiỉỉSỊỈltiỊỵỉVMl
«•** ; iìrỉItÌHliil|fiíị>j>íl!l
,1 mi- mun -li..Mi

, I I i.M.u:' ... i " HUM.


IIiIÌÌI!ÌpÌ••IiI'II>nIMIIu•I
• I! • • .UI' I IU irillMHHIIII 1
1

Hin* /7.21. Module động cơ cảm ứng

1-4 2 - 5,3 - 6: Ba cuộn dây stator (tươngứng AX - BY - CZ).

> Universal Motor: Module động cơ vạn năng

Hình 17.12. Module động cơ vạn năng

Ì - 2: Cuộn dây phần ứng.


Series 3 - 4 : Cuộn dây kích từ nối tiếp

Compensating 5 - 6: Cuộn dây bù.

> Capacitor - Start Motor: Module động cơ một pha khởi động
bằng tồ

183
D
E*te-EMM IM oan M*
ỉánt |J||IJ;||.||IMII!I li
1 . (1 li li. li' li 11 i( 1 ni .
1 0 ' • UI í li! 1; 11 li 1 • 111, •.::
SI llllllỊ|li|l|lÌIHII!ll
IIIlillilll1111 li Ị ì'íỉ'1 i: •

Hình 17.13. Moduỉe động cơi pha khởi động tạ

Ì - 2: Cuộn chạy (pha chính); 3 - 4 : Cuộn đề (pha phụ).


4 - 5: Tụ khởi động; 6 - 7 : Công tắc ngắt tụ

> Synchronizing Module: Module hòa đòng bộ

Hình 17.14. Module hòa đồng bộ

1 - 2 - 3 : Nối vào lưới điện.

4 - 5 - 6 : Nối vào máy phát điện cần hòa.

> Bỉank Module: Module trống


i r
WT' ^ í ĩr
"i '-"Íịỉ itn Mỉ'!'!"!!('!'
Ị<jfttììfịỊjjjỉ(ỊJịỉ(|jjìiỉỊ'
>' ,ìi{i)iimffjỊM»lỈỊjíiiiti<
4i,IỊ|IỊỊnịjỊ(ỊÌỊỊlÍỊỊÌ|i|M

à • "' |;Ị;.'HI.H.=
|fỊỊ|{ÍỊỊiiiiiiii|(Ì|.ị/ljjjỊI
j iiỊiỊÌIỊÌỊiíliiiỊìịỊiií|mi
sSBỊ^MililliííiỊiiịltlỉỉillliiil!

Hìn/i Ì7./5. Module hòa đồng bộ

Các module này được sử dụng để lấp vào các chỗ trống trên
panel thí nghiệm.

> Metering: Thiết bị đo

Heterìng -ịUntitledl ì- •
Ne Vèw Data Opbore Toois Help
g Ị g á l H i 21 Mi

9dun>cc<if mM
i M Jj»V;.WHi rwẽmi8»wtMWWwi
Hình 17.16. Màn hình thiết bị đo

185
> Dây nối

Hình 17.17. Dây nối

El, E2, E3: Đồng hồ hiển thị điện áp

l i , 12,13: Đồng hồ hiển thị dòng điện

PQS1, PQS2, PQS3: Đồng hồ hiển thị công suất

T: Đồng hồ hiển thị moment ,

N: Đồng hồ hiển thị tốc độ

D. NGHIỆM VỤ THỰC HÀNH

- Tim hiểu phần mềm LVSIM - EMS.

- Khảo sát các thiết bị có trong phần mềm và các bước lấy các
module ra panel thí nghiệm.

- Khảo sát các thiết bị thí nghiệm ưên mô hình vật lý tương ứng
và cách sử dụng.

- Báo cáo kết quả.

186
Bài 18

THÍ NGHIỆM

MÁY BIÊN ÁP 1 PHA

BẰNG LVSIM - EMS

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Thực hiện các thí nghiệm không tải, ngắn mạch cho máy biến áp
Ì pha trên phần mềm LVSIM.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

] Máy tính sử dụng cho sinh viên 4 bộ Số lượng có thể


có cài đặt phần mềm LVSIM - thay đổi tùy theo
EMS. phòng thí nghiệm.

2 Máy tính chủ sử dụng cho giáo 1 bộ


viên có cài đặt phần mềm
LVSIM - EMS.

3 Máy chiếu Projector 1 cái

187
c. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

ì. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

1. Sơ đồ thí nghiệm không tải

U20

Hình 18.1. Sơ đồ thí nghiệm không tải máy biến áp Ì pha

2. Quy trình lâm thí nghiệm trên LVSIM

Bước 1: Tim hiểu sơ đồ thí nghiệm ở hình 18.1

Bước 2: Khởi động phần mềm LVSIM trên máy tính

Bước 3: Vào cửa sổ Equipment để chọn các thiết bị thí nghiệm, hình 18.2

Bước 4: Chọn màu dây và kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm,
hình 18.3

Hình 18.2. Bố trí các moduỉe trên paneỉ thí nghiệm

188
í Ffc. Mw
e Daat optnnt ỉoob Heoi
gỊBlẺl afg ạ g p lH§a@H AIấ l ígtỵolí
p r r = T Ị B 1 |fte<rtM>| P) 1 •1 i
Ị 1 0 5 3
1 B I 1
«e|' V 1' «ị vi Ki V ị HC Ị NHI
»r.' J - l i J J _J i
0.0111 1 1
*c| À 1 K! » 1 1 IM1 Ị 1
_i. J ---í 1 I J i Ì

H i
ìi * Ỉ Ì Rĩ ỉ 300 * ỊP3 300 « NC Ị *
' IÍÒÌUFW*" nũ««i^ rnõTOit nÉmĩMiMMidM
L

Hình 18.4. Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

Bước 5: Điều chỉnh điện áp nguồn từ 0 - 220V (mỗi lần 22V), ghi lại
giá trị m o , no, U20 vào bảng dữ liệu trên màn hình thiết bị
đo, hình 18.14.

Bước 6: Xem lại kết quả đoở bảng dữ liệu trên màn hình thiết bị đo
và lưu lại kết quả thí nghiệm không tải, hình 18.5.

189
1ỹ Daíà ĩable - [Untitled]
Rle Edỉ «ew Optiũns Took Hdp

á È m B H È M B B i É ã i
Bị E2 n PQS1(E1J1)
[ACKV) IACKV) [ACKA) m
1 052 020 0.002 0.00
2 22.56 11.12 0.004 0.03 ri '
3 44.52 22.08 0.004 Ũ 08
4 65.91 32.67 0.005 0.18 ĩ-
:
ỉ ỵ
5 89.10 44.11 0.006 0.32
6 101.8 50.44 0.007 0.44
7 123.5 61.28 0.008 0.59
8 148.8 73.63 0.008 0.77
9 163.6 80.94 0.009 0.97
10 185.3 91.72 0.010 1.16
11 213.2 105.6 0.011 1.50

Hình 18.5. Bảng lưu tét quả thí nghiệm không tải

Hình 18.6. Đồ thị biểu diễn quan hệ p =f(Io)


0

190
n . THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH

ỉ. Sơ đổ thí nghiệm ngắn mạch

Hình 18.7. Sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch máy biến áp Ì pha

2. Quy trình làm thí nghiệm trên LVSIM

Làm tương tự như thí nghiệm không tải từ bước Ì đến bước 5

Bước 6: Điều chỉnh điện áp nguồn để dòng ngắn mạch sơ cấp


Un < 0,25 A (chia 10 lần), ghi lại các kết quả của Uln, Un, I2n.

Ạ IVSIM-EMS(Untiled)
Ffe Edt Viên Eqiípment Ta* Optlons Mép

Hình 18.8. Kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch
191
Metenng [Untrtled]
* *« Mi Optkns Took Hét)
m ầ m a a ^ i i a g s i i a i a M ^ s ữ
1 H ! 1 B ịR
| SCOMM l a Ị _jỊ Ị a li 1 Ì

B Ê U
H i
• *? y.J ÁC! V ỉ *I VI Ki M i í 1
í • í • ! Bi J • I . 1 1 1
li . Ị! 7
1 0.219 1 K H I H i l i
lị ÁC A ị lị ÁC 1
A Ị Ị*?! »
' * 1 ị lĩ* 1 1. Ị
ị 1 •ri 1 • --ì • í 1
tị • 1

c a i 1 I
1
ti \ P2 300 HY j P3ị 300 w NC| «ị
:

!| P1 1
í li
tRMOcds ỉ Ano u 1 H»V»H1ÌaraÌSMvSâvlndM
Qũu
Hình 18.9. Màn hình đo kết quả thí nghiệm ngắn mạch

V Data Tabte - [Untrtled]


Rle Edit View Options Tools Help

à đ à l l i -IÍI-I1I o a M d M ai
E1 H 12 PQS1 (E1.I1)
[ACKV) [AC](A) [ACKA) m
1 0.21 0.002 0.001 0.00
2 5.12 0.035 0.069 0.13
3 10.02 0.069 ũ.137 0.49
4 12.20 0.084 0.166 0.73
5 14.54 0.100 0.199 1.03
6 17.37 0.120 0.236 1.47
7 18.84 0.130 0.256 1.74
8 21.07 0.145 0.287 2.17
9 24.06 0.166 0.327 2.84
10 26.79 0.185 0.364 3.51
11 29.45 0.202 0.401 4.24
12 31.66 0.218 0.432 4.91

Hình 18.10. Màn hình đo kết quả thí nghiệm ngắn mạch
* í* »* OptaK To* Hét)
g i B O M BlHMQlHial /ơóỴo/t

Hình 18.11. Đồ thị biểu diễn quan hệ p„ =f(I„)

ũ. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM

- Thực hiện các thí nghiệm không tải và ngắn mạch trên LVSIM
• EMS.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm tính toán các thông số máy biến áp
Ro, Xo, Ri, Xi, R2, X2.
- Làm các thí nghiệm không tải và ngắn mạch ưên mô hình vật
lý tương ứng.
- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên phần mềm LVSIM - EMS.

- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên mô hình vật lý tươngứng.

193
Bài 19

THÍ NGHIỆM

MÁY BIẾN ÁP 3 PHA TẢI

ĐÔI XỨNG BẰNG LVSIM - EMS

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xây dựng các đặc tính khi máy biến áp lần lượt làm việc với
tải R, L, c bằng LVSIM - EMS.

- Thực hiện được các thí nghiệm ưên mô bình vật lý tương ứng.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

SÍT Chảng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú


1 Máy tính sử dụng cho sinh viên 4 bộ Số lượng có thể
có cài đặt phần mềm LVSIM - thay đổi tùy theo
EMS. phòng thí nghiệm.
2 Máy tính chủ sử dụng cho giáo 1 bộ
viên có cài đặt phần mềm
LVSIM - EMS.

3 Máy chiếu Projector 1 cái

c. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

ì. Sơ ĐỒ THÍ NGHIỆM
Hình 19.1. Sơ đổ thí nghiệm máy phát ÁC đồng bộ

n . QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM THUẦN TẢI TRỞ

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ thí nghiệm ở hình 19.1

Bước 2: Khởi động phần mềm LVSIM trên máy tính

Bước 3: Vào cửa sổ Equipment để chọn các thiết bị thí nghiệm và chọn
màu dây kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm, hình 19.2

Bước 4: Bật công tắt và chỉnh điên áp nguồn để điện áp pha khoảng 220V.

Bước 5: Lần lượt đóng từng cấp tải vào mạch thứ cấp.

Bước 6: Ghi lại các giá trị E, ì, p lần lượt của sơ cấp và thứ cấp, hình 19.3.
0' LVSIM-tMS(Urtiled) Ì' • ĩ•
Ria É* Veiw Equpment Took Options Hdp

Hình 19.2. Kết nối các module thí nghiệm tải trở

195
v*» MU amm To* r*»

Hình 19.3. Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải

Bước 7: Xem lại bảng kết quả đã lưu, hình 19.4.

if DataTable-IUntrtled]
Fíe Hét Veiw Optnns Toots Hét)
G?ỈB|g| l i - I H - M s a — M m • ĩ ỉti
El E2 ti Q POS1 (E1M
.W
) S2(E2J2)
IACXV) [ACKV) (MUA) [ACKA) m
1 220 4 219.2 0 010 Ũ0O2 1.40 •om
2 219.9 2171 0.054 0.047 IU 9S3
3 219.1 2123 0146 0.139 »4 281
4 218.2 205 3 0321 0313 667 603

Hình 19.4. Bảng kết quả thí nghiệm tải trở

Bước 8: Vẽ đặctínhbiểu diễn các quan hệ E = f(I ), I2 = f(?2l l i


2 2
!

ne tác Me- Opstre To* te*


ái EO £j MiBHâgỊ BI

196
Hình 19.5. Đặc tính bưu dãn quan hệ h =f(P ) của tải trở
2

ị Cnph
Ffc lát Vetw Optíons Toois He*
Ể l l B E l S l • Ỉ H M ® a BI

i/ỉnA /p.ố. Đặc tính biểu diễn quan hệ Ei - f(h) của tải trở

Rle Edit Veiw Options Tools Help


gỉ Bề Ị I M

mầẵ&H, ế Ì 8i

//ÌH/I 79.7. Đặc tính biểu diễn quan hệ ỉỊ = f(Pi) của tải trở

197
i n . QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM THUẦN CẢM

Tiến hành tương tự như tải thuần trở


Ạ LYSIM-EMS(Untiled)

Hình 19.8. Kết nối các module thí nghiệm tải cảm

Datâ Table - [Untitled]


File Edit View Options Tools Help

ỊgỊHiei l i - Ị - l a i B 1 B M ® 1 H gi
El E2 í Q PQSKE1.H) PQS2(E2,I2)
[ACKV) IACKV) [ACKA) ỈACKA) m m
1 221.2 220.1 0.010 Ũ.001 1.42 0.00
2 221.7 220.0 0.056 0.048 2.48 0.97
3 222.5 219.8 0.147 0.139 3.98 1.73
4 221.7 216.8 0.338 0.329 9.91 4.16

Hình 19.9. Bảng kết quả thí nghiệm tải cảm

198
p 1x1
He íét Ve* Opaom To* Hét
Ểì ÍẼEJ £j •ỉniiaiEĩi ai ểaỗỴo/t®

Y-Axa X-AM5
ra ' 0
ra 0
ra • p
um iẫ
ro c
í?
®
0
TT ỏ0
ri 0
f~Pm 0
ri 0
re ỆẸỂầ c
rẽ m
• 0
re
BỊ 1 c
SsnpleNumbK 0
•••.,: ị? %' fe».áế&ti.-;'Ìi^ÌHM
t?

KHÍ 'v j
//in/í iP.iớ. Sặc tính biểu diễn quan hệ li = f(Pỉ) của tải cảm

-tì X
Ffe Edit Vie« Options To* Help
dìEBm •ỉBiieini gái ểơóỴo/t*

Y-AxU X-Axol
ra oị
ra Ọ
ru o
0 • Ị,.'
ru
ra 0
r ồ
. M'
H i 'v: r, c Ị > i-' -"úi*
TPOSỈ c . . 1.
ri õ ÌỊj -
Ị-N 0
rp« c i
TA 0
re c
re 0 ị BR
ro r —1 d i
— ị
— ì
re r
0
Sample Number
c Đặc tính biểu diễn quan hộ Ẽ2 = f(h) của tải cảm
Hìn/ỉ /í>./i.

199
HI. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM THUẦN DUNG

Tiến hành tương tự như tải thuần trở


ỉị LVSIM-CHSỊUntiled)
* Ed* Ve* Eqứpmert To* Optons Hét

Hình 19.13. Kết nối các module thí nghiệm tải dung

200
1f Dâu Table |Untitlcd|
File Edit Veiw OpUons Tools Hét)
m ầ m 3 k m m mề®
ì à Ét H Ì PQS 1(
E t
,
H ) PQS2(E2,I2)
; # IACXV) [ACKV) [ACXA) [ACKA) (VO rò
1 1S0XI 149.2 0X107 0.001 0.71 0.04
2 150.1 149.5 0XO1 0.034 1 05 027
~ 150.1 149.9 0.099 0.103 1.38 0 80
4 150.3 1509 0233 0.236 4 66 159

//ìn/ỉ /9./4. Bảng tá guả /Ai nghiệm tải dung

m cai Im, tam, Toe* **


(SI B a l i • l a l l a a BI /abỴolt®

Hình 19.15. Đặc tính biểu diễn quan hệ li = f(Pi) của tải dung
1 SI GMph
Ne Ed* Vw» Oprtans o
ĩoks Hét)
ái B a £J 1IBM®H £1
Y-Axlt N4m
rti r
tre: c
rũ r.
ru c
ro s
ro c
r r
r r
r
ri p
ru r
TẠ* r
ri r
rs r
re r
ro r
rs r
r> r
San* Kin
» r

Hìn/i /p.iổ. Đặc tính biểu diễn quan hệ Ẽ2 =Ịịỉi) của tải dung
Hình 19.17. Đặc tính biểu đun quan hệ h =fiPi) của tải dung

D. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM

- Thực hiện thí nghiệm đối với tải R, L, c bằng LVSIM - EMS.

- Xây dụng các đặc tính E = f(I ), I2 = ĩ<?ì), h = Í(P|) bằng


2 2

LVSIM - EMS.

- Thực hiện các thí nghiệm trên mô hình vật lý tương ứng.

- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên phần mềm LVSIM - EMS.

- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên mô hình vật lý tương útog.

202
B à i 20

THÍ NGHIỆM

MÁY PHÁT ĐIỆN ÁC ĐỒNG BỘ

BẰNG LVSIM - EMS

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Thí nghiệm không, có tải và xây dựng các đặc tính không tải,
đặc tính ngoài cho máy phát điện ÁC đồng bộ bằng phần mềm
LVSIM-EMS.

- Thí nghiệm trên mô hình vật lý tương ứng.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật Sốlượng Ghi chú

ì Máy tính sử dụng cho sinh viên 4 bộ Số lượng có thể


có cài đặt phần mềm LVSIM - thay đổi tùy theo
EMS. phòng thí nghiệm.

2 Máy tính chủ sử dụng cho giáo lbộ


viên có cài đặt phần mềm
LVSIM - EMS.

3 Máy chiếu Projector 1 cái

203
C.NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

L THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI VÀ XÂY DỰNG ĐẶC TÍNH cơ


KHÔNG TẢI

Eo =f(If), ì = 0, n = const.

Hình 20.1. Sơ đồ thí nghiệm máy phát ÁC đồng bộ

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ thí nghiệmở hình 20.1

Bước 2: Khởi động phần mềm LVSIM trên máy tính

Bước 3: Vào cửa sổ Equipment để chọn các thiết bị thí nghiệm và chọn
màu dây kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm, hình 20.2

204
,1 I vun (Mltliiilrtirrlí
Ffe Edi Vàm Cnậanert lo* Cptm Hít)
É PSKMC^/ Ị SW:HP»*>^ Ị' ỳ ạ

0 à ọ •+• a
B Í t ỉ " tày.*?' : ị * d • s
lí-- • ạ?" 1° ỉJ*j á- ạ è ầsế

m è m Roi;
ị Ị ĩ \fấịậi
Ị pS^ffiíũfạ"v • •
cua
Ì ,•*/: !'â n

H U
g a y .. :
UM
Hìn/t 20.2. Kết nối các module thí nghiệm không tải

Bước 4: Bật công tắt nguồn, chỉnh biến trở kích từ về 0, và đóng công
tắc kích từ.

Bước 5: Điều chỉnh điện áp nguồn để máy phát quay 1500 rpm (điện
áp nguồn không quá 150V).

Bước 6: Điều chỉnh biến trở kích từ EXCITER từ vị trí Min đến Max
(chia đều 10 lần). Sau đó lần lượt ghi lại dòng kích từ và điện
áp phát ra của máy phát.
1 " Mữotrn
ic W
| *itl«l
He Vot*t Daat optre Toe* Hét
địaịáị £J! 751 1 .< BIM®B ai M tab Ỵo/t^
Bí . - í a ! . ' 1 Bỉ 1 i neAnt
f/
n r 1 - ị ĩ, J
Ị 364.0 1 1
• ế vj MẼÊỀ Mí 1 HU Ì
"vĩ; 3 ».:L- í 1
0 4 7 1
li 1 I M
oe) Ấ ị «i" »ì . «J. »J 1 Ì «* 1 1 .1
J ^ 1•-M ...J , í 1 1 Ì 1 ỉ
Ị ^ T > bái:!
1 H J55*J rai 300 w Ị«L J*J Kí 1
Ì BOMtoe**' tnmiMt* '• nOVVHt Mem
. «Swn*nS*«JDÌ

ffì/i/i 2Ớ.3. Mồn /tì/t/i ífo tó ỢMẢ thí nghiệm không tải
205
Bước 7: Xem lại bảng kết quả và vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ Eo =
f(If),bình205.

nịt Data Table - [Untitled]


Rle Edít View OpUons Tools Help

Hình 20.4. Bảng kết quả thí nghiệm không tải

Hình 20.5. Đặc tính bưu diễn quan hệ Eo =f(I )


f
l i . THÍ NGHIỆM CÓ TẢI VÀ XÂY DỰNG ĐẶC TÍNH NGOÀI

u= f(I), If = const, n = const.

1. Tải thuần trỗ

Bước ĩ: Tìm hiểu sơ đồ thí nghiệm có tải.

Bước 2: Vào cửa sổ Equipment để chọn module tải ữở kết nối các
module theo sơ đồ thí nghiệm, hình 20.6.

Bước 3: Điều chỉnh điện áp nguồn để tốc độ máy phát đạt 1500rpm
(điện áp nguồn không quá 150V), và điều chỉnh biến trở kích
từ EXCITER về vị trí Max.

Bước 4: Đóng lần lượt 3 cấp tải vào máy phát và ghi lại các kết quả
dòng tải và điện áp tải.

Bước 5: Xem lại kết quả và vẽ đặc tính u = f(I), hình 20.9.

iị LVSIH EMS(Untrtleđ)
He Edit Velw Equipment Tools Options Help

Hình 20.6. Kết nối các module thí nghiệm tải R

207
Bác
F* WM Mi 4MM Toe* **>
gỊBỊgỊgiiãsai •BMQỊEiam taếyưt*
\ f x . i mả. .--JCãi, . ,i
i m m i
Ị-* ĩ j *. VỊ •'Sát vi si «• ki. : j
ti J
Ị 0.4.57 1 n i 1
t i n Ì
«; . 1 * I ' * ị . 1 .mnịir ti
J - ... J . ỉ • li—Ế lị

t £ t i a V
w! m*i Ị 5 w* Ị PÍf*»iỊ' T :i
ị!
«MM nu* KHI ———• •

Hình 20.7. Màn hình đo kết quả thí nghiệm tải R

tỷ Dâta Tabte - [Untĩtledl


File Edit View Options Todỉ Help

g|a|gl l i •Iii-Iĩi HiHinioim ạ


E1 H Q
[ACXNO IACKA) IACKA)
1 384.8 0.002 0.483 11=1
2 327.6 0.043 0473 El=u
3 3582 0.142 0.468 I2 = I f

4 267.0 0.258 0.462

Hình 20.8. Bảng ghi kết quả thí nghiệm tải R

ni GA Ha* ũợom To* m>


«IEOKIBIC»©Htíl ểaóyoỉt*

nét Ó
ra r
re to ••*•-{;'

ru í0
Ai-
ro c Ị £1«
re Ếl i
ri
rim cr

r=os: ce l i •
rm
r>«i c
0
tị c
T5 c ủ

r:
r- r no CSi c 1 0 "í 0
re tí tĩ
ri c
tfỉn/i 2Ớ.9. Đặc tính biểu dẩn quan hệ u =f(I) với tải R
2. Tải thuần cảm

Tiến hành tương tự các bước như tải thuần trở

ỉị Ỉ.VSIM-fMS(Untitled)
He Eđit Viên Eqúpment To* OpMoní Help

Hình 20.10. Kết nối các module thí nghiệm tải L

<£• DataTable (Untitled]


File Edit View Options Tools Help

g j g i n mi - i l i - l i ỉ É B É M Ì É
• Ai,*' Ị E1 li 12
[ACKV) [AC](A) [DCl(A)
366.3 0.002 0.487 11 = 1
2 360.4 0.057 0.479 El=u
I2 = If
3 322.8 0.153 0.472
4 278.4 0.284 0.465

Hình 20.1 ĩ. Bảng ghi kết quả thí nghiệm tải L

209
3. Tải thuần dung

Tiến hành tương tự các bước như tải thuần trở

Ạ Ivsm-EMS(Untitled)
ne Edt Veiw Equpmtrt To* Optìors Hdp

Hình 20.13. Kết nối các moduie thí nghiệm tải c


210
iỷ Dâu Idble - |Untrtled|
Rle Edit vâm Optìons T00I5 Help

ÉaầầM.
SI T H I CHA
[ACKV5 ĨACKA)
304.8 0.002 0.397 Ít
309.7 0.028 0.393
313.5 0 085 0.388
321.1 0.202 0.386 12=If

Hình 20.14. Bảng ghi kết quả thí nghiệm tải c

ị is Grp
.h
Se E* Ven OpUns Took Ha>
t
-7, .-.VJR;V".I*.' £
!

ổi É P P| I | d M ® H t ì | Ĩab-Volt®

Hình 20.15. Đặc tính biểu diễn quan hệ u =f(I) với tải c

D. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM

- Thực hiện thí nghiệm không tải vả xây dựng đặc tính cơ không
tải bằng LVSIM - EMS.

- Thực hiện thí nghiệm xây dụng các đặc tính ngoài bằng
LVSIM-EMS..

- Thực hiện các thí nghiệm trên mô hình vật lý tươngứng.

- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên phần mềm LVSIM - EMS.

- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên mô hình vật lý tươngứng.

211
B à i 21

THÍ NGHIỆM

ĐỘNG CÚ DC KÍCH ĐỘC LẬP


• • •

BẰNG LVSIM - EMS

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xây dựng các đặc tính tốc độ khi mở máy và đặc tính cơ của
động cơ một chiều kích từ độc lập khi có tải bằng phần mềm LVSIM.

- Thực hiện được thí nghiệm không tải (mở máy) và có tải đối
với động cơ một chiều kích từ độc lập.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

ì Máy tính sử dụng cho sinh viên 4 bộ Số lượng có thể


có cài đặt phần mềm LVSIM - thay đổi tùy theo
EMS. phòng thí nghiệm.

2 Máy tính chủ sử dụng cho giáo lbộ


viên có cài đặt phần mềm
LVSIM - EMS.

3 Máy chiếu Projector 1 cái

212
c. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

ì. Sơ ĐỒ THÍ NGHIỆM

+ u

Hình 21.1. Sơ đồ thí nghiệm động ctíDC kích từ độc lập

li. THÍ NGHIỆM MỞ MÁY VÀ ĐIÊU CHỈNH Tốc ĐỘ

1. Quy trình thí mở máy bằng phương pháp điều chỉnh điện áp nguồn

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ thí nghiệm ở hình 21.1

Bước 2: Khởi động phần mềm LVSIM trên máy tính

Bước 3: Vào cửa sổ Equipment để chọn các thiết bị thí nghiệm, hình 21.2

Bước 4: Chọn màu dây và kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm
hình 21.3

213
ịỊ LVSIM-EMS(UntSleđ)
He É* Viên Equipment Toài ũpbons Hét)

i/ìíỉ/ỉ 21.2. Bố trí các module trên panel thí nghiệm

Ạ LVSM-EnSfUfltMed)
Ffc E* Veiw Equpment Toi* Opbons He(p

214
Hình 21.3. Kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm

Bước 5: Bật công tắc nguồn chính và công tắc nguồn 24V

Bước 6: Điều chỉnh biến trở kích từ của động cơ (RHEOSTAT) để


dòng kíchtừO,3A.

Bước 7: Điều chỉnh Điện áp nguồn thay đổi từ 0 - 220V (chia làm lo
lần, mỗi lần khoảng 22V). Ghi lại lần lượt các giá trị điện áp
và tốc độ động cơ trên màn hình thiết bị đo, hình 21.4. Sau đó
xem lại kết quả đoở bảng dữ liệu trên màn hình thiết bị đo,
hình 21.5.

Bước 8: Vẽ đặc tính biểu diễn quan hệ n = f(E), hình 21.6.

He Vêim Data OpBons Toob Hdp


ỂBầầ ẼM'ẼM n
l l B l i m M ỀẰ /ơó f/o/t

H 1 1 H 1 E3Ỉ _' i L_ lí ị

224.7 209.9 •'Hì ì

ÁCị V 1 ÁC] V ỉ Acị_ V í NC1 l*m Ị 'l Ị


' 1
í n : : ề Q Ị, 1 « I : :...! í 1 - í

0.391 0.240 JỌ67j|


ì
ÁC A I ÁC] A ị ÁCị A ì 1 rún Ị i
! 1 < -1 1 1 1 1 1 Ì
Ì

V Ị N ? • 1

P1 Ị 300 tỉ[ rai 300 »ví rai 300 INị NC 1 « 1 1 1


1
Ị HPMRlMrtl ỉ Ollllầilã ã)ỹ-80 HI f g g ^ ^ W t o
Hình 21.4. Màn hình đo kết quả thí nghiệm thay đổi điện áp

215
He E* Mnn Opbons Tods Help

MBl^l ỉ i J t ỉ l B1H1H®11| H
E1 E2 n T N
[ACKV) IACKV) IACKA) IACKA) [NCXTim) (ram)
1 225.5 0.37 0294 0.006 OA) 2
2 226.1 18.18 0294 0.160 0.00 68
3 225.6 43.82 0293 0.173 0.01 201
4 225.9 62 52 0.292 0.188 0.00 300
5 225.6 85 48 0291 0201 0 00 416
6 225.7 105.2 0.291 0.211 0.00 521
7 225.5 126.4 0.291 0 215 0.01 621
8 225.4 147.0 0.291 0.233 0.01 733
9 225.2 168.6 0.291 0.237 om 851
10 225.1 189.0 0291 0.247 0.01 952
11 224.8 220 4 0.292 0.257 0 00 1114

Hình 21.5. Bảng hiu kết quả thí nghiệm thay đồi điện áp

Hình 21.6. Đặc tính biểu diễn quan hệ n =f(U)

2. Quy trình thí nghiệm điều khiển tốc độ bằng phương pháp thay
đổi từ thông

Bỉiớc 1: Đặt điện áp nguồn cố địnhở 220V.

Bước 2: Điều chỉnh biến trỏ kích từ của động cơ (RHEOSTAT) để


dòng kích từ thay đổi từ 0,15A đến 0,3A (chia làm lo lần).

216
Bước 3: Ghi lại lần lượt các giá trị dòng kích từ và tốc độ động cơ trên
màn hình thiết bị đo, hình 21.7. Sau đó xem lại kết quả đo ở
bảng dữ liệu trên màn hình thiết bị đo, hình 21.8.

Bước 4: Vẽ đặc tính biểu diễn quan hệ n = f(If), hình 21.9.

Fle Viên DÍU Optlons Tools Hdp


É m ỈM 3 3 1 F l B ĩ l @ l l ỉ I l Ề ầ ỂgkựMt®
El 1- • - ị B 1 r
í Bi Ị "ị " ì • í

EHS ì 0.01
n i m 1
ềẾ- V j *e( V 1 NC! Nin u ;| 1
» 1'••; 1 o i 1 í 1 ,1 V.'L- ' i . J

Ì 1130
ỉ B I
Kị A Ị *c|- A ỉ ÁC! Ạ 1' MẠ 1 Ì
. J y--\, í ỉ 1 í 'i

l i
t ù
P1 ! 300 « 1re! 300 « j ra ị 300 « 1 NC I « 1 :
ỉ IDaụRMẹịi* Acoulnon 220V KHI N»m«IS«m*«V
1
l Wo«

7///i/ỉ 27.7. Màn hình đo kết quả thí nghiệm thay đổi dòng kích từ

V DataTabte-lUntitledl ị•
File Edit View Options Tools Help
gỊa|gj l i Ị H I BlHlHlOlHl Ì
E1 E2 11 12 T N
[ACKV0 |AC](V) IAC](A) ỊACKA) [NC](Nm) (r/min)
1 227.5 220.0 0150 ũ.330 001 1649
2 227.3 220.1 ũ.165 0.310 0.00 1565
3 226.8 219.9 0.180 Ũ.296 0.00 1470
4 226.7 220.6 0195 0.278 0 01 1398
5 227.7 221.9 0.211 0.272 0 00 133S
6 227.7 222.3 0225 0 264 0 01 1290
7 227 2 222.1 0 241 ũ 255 ũ 01 1237
8 226.5 222.2 Ũ 254 0.257 0.00 1208
9 2260 2225 0268 0 254 0 00 1165
10 225.5 222.6 0.285 0.249 0.00 1139
11 226 5 224.9 0 301 0 218 ũ OI 1113

Hình 21.8. Bảng lưu kết quả thí nghiệm thay đổi dòng kích từ
217
Lưu ý: - El, l i : Điện áp và dòng điện kích từ Gí)-
- E2,12: Điện áp và dòng điện phầnứng (lự).

- N: Tốc độ động cơ (n).

- T: Moment (M).

Ffc Edt *» Oĩt&l To* H*


ái Bai g| •iDMdltailỊ ểaổ-ỴMt*

Hình 21.9. Đặc tính biểu diễn quan hệ n= f ( I f )

IU. THÍ NGHIỆM c ó TẢI VÀ XÂY DƯNG ĐẶC TÍNH c ơ

Bước ì: Đặt điện áp nguồn cố định ở 220V, và dòng điện kích từ cố


định ở 0.3A.

Bước 2: Chuyển mode của module Prime Move/Dynamo Meter sang


vị trí D và M (có tải).

Bước 3: Thay đổi moment tải của động cơ trên module Prime
Move/Dynamo Meter bằng nút LOAD CONTROL để dòng
điện phần ứng động cơ thay đổi từ 0 — 1,5A (chia làm lo lần).

Bước 4: Ghi lại lần lượt các giá trị moment tải, dòng điện phần ứng
động cơ và tốc độ động cơ trên màn hình thiêt bị đo. hình
21.10. Sau đó xem lại kết quả đo ở bảng dữ liệu ưên màn
hình thiết bị đo, hình 21.11.

218
Bước 5: Vẽ đặc tính biểu diễn quan hệ n = f(M), hình 21.12 và n = f ( U
hình 21.13.

- Hctennp, !UfrtrtlHdJ
* «BW Mi 0(íloni Toofc Kíp

jaj ị jã

rĩ • d J
0.294

LÉ «1

/ ĩ \

K 300 * P3 ; 300 w NC w
Ị HD»tifWco(dỊ ' Acõutsltíõn r 220 V-50 Hi INormS
lim
t oKno Unidõu
Hình 21.10. Màn hình đo kết quả thí nghiệm thay đổi moment tải

V Data Tỏbte - lUntitled]


File Edit View Options Tools Help
gỊggl l i i -HI m i t l l l HI
E1 E2 11 12 T N
[ACKV) IACKV) [AC](A) [ACKA) [NCKNm) (rAnin)
1 225.1 221.6 0.296 Ũ.251 0.00 1128
2 2248 219.9 0297 0.368 0 26 1087
3 224.6 219.3 0.297 0.482 0 50 1072
4 224.2 218 5 0.295 0 630 0.73 1043
5 223.7 217 8 Ũ 297 0.745 0.96 1026
6 224.0 217.7 0 294 0.872 1.17 1000
7 223.5 217.0 Ũ.293 1.015 1 39 1006
8 223.3 216 7 Ũ.293 Lia 1 55 994
9 223.3 216.3 0.292 1.255 1.76 954
10 222.8 216.1 0.296 1.357 1 93 945
11 222.7 215.2 0.291 ì .548 2.15 944

Hình 21.11. Bảng lưu kết quả thí nghiệm thay đổi momení

219
F1e E* Wm Ocans Tods Hái.

//ÌH/I 27.72. Đặc tính biểu diễn quan hệ n =f(M)

B 3 ^
He É* Wew Opbcns To* neo
5
â J B B I e j ìIlHMQim Si ẩaồVo/t
Y-AXB X.AXJS|
ỉ ỉ rn
ra r Ị 1 1 JU
TE: r I -À• \ Bppỉl
TE: r Ị " V jsv-^''V'
ru cỊ 1100" 1ị HS9BHI
re (ì Ì 1
ru c .ị
[-K=l c 1050" s
r
rresỉ •Asi', ì i m
r
r c l i I U
p» (f*11 1000-
re r
nr - r 950- H
MÉM
í:
-
r ,i Ị >
r: r í' «£ỉ
rí. r 900 . r i .
r • 00 0 r -> rì -í'
Sám ^*JTtr r 5 1
l i

/fín/i 27.75. Độc tính biểu diễn quan hệ n = / | 7 j

220
D. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM
- Thực hiện các thí nghiệm mở máy và điều chỉnh tốc độ động
cơ bằng LVSIM - EMS.
- Thực hiện thí nghiệm có tải và xây dụng đặc tính cơ bằng
LVSIM-EMS.
- Thực hiện các thí nghiệm trên với mô hình vật lý tương ứng.

• Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên phần mềm LVSIM - EMS.

- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên mô hình vật lý tươngứng.

221
Bài 22

im Iiuuitm

ĐỘNG Cờ KĐB 3 PHA LỒNG sóc

BẰNG LVSIM - EMS

A. MỤC TIÊU

Học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Thí nghiệm không tải, có tải và xây dựng các đặc tính không tải
và đặc tính tải của động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc
bằng LVSIM - EMS.

- Thí nghiệm trên mô hình vật lý tương ứng.

B. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Phương tiện, thiết bị dùng cho thực hành bao gồm:

STT Chủng loại - qui cách kỹ thuật sốlượng Ghi chú

í Máy tính sử dụng cho sinh viên 4 bộ Số lượng có thể


có cài đặt phần mềm LVSIM - thay đổi tùy theo
EMS. phòng thí nghiệm.

2 Máy tính chủ sử dụng cho giáo lbộ


viên có cài đặt phần mềm
LVSIM - EMS.

3 Máy chiếu Projector 1 cái

222
c. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

ì. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

Hình 22.1. Sơ đồ thí nghiệm động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ thí nghiệmở hình 22.1.

Bước 2: Khởi động phần mềm LVSIM trên máy tính.

Bước 3: Vào cửa sổ Equipment để chọn các thiết bị thí nghiệm và chọn
màu dây kết nối các module theo sơ đồ thí nghiệm, hình 22.2.

Bước 4: Bật công tắt nguồn và chỉnh điên áp nguồn lần lượt từ ov đến
380V (chia làm 10 lần).

Bước 5: Lần lượt ghi lại các giá trị n, lo, P().

223
F* E« «ew Equtmrt To: s Optnns Hét.

Í/Ì/I/I 22.2. /fê'f /lôi CÁC module thí nghiệm động cơ không đồng bộ

Hetennt • tUntitlellWIMMđMB18BBHÌIIJ^tfi!S5StEf%rí
đ "Ị- l i • - n|x|
ne Viên Data Opbors To* Hét)
^ l a l ổ l ẹ | 5 7 5 1 | F 1ISIB|®IH| g i lel (ab-Ỵolt*

E1 Ì F? ! " l ReM,,<C)aa
ũ ! Ị. ỉ lị

ị 374.51 1
ÁC V ị «! V Ị KỈ V 1 Me Ị tin ị 1 M
! 0 1 1 _ J

E 2 I 1
ÁC A Ị ÁC Ị A Ị ÁC Aị 1 M i ! 1
1 ỉ U_J li 1

• Ì N • 1
Ì Ị—I^BBB—
n 300 >v ra 300 * NCi!
*| |
!
' li
0 0*ifi#co(CSAc*ux>on aCV-M^ Nom* S*T»*M|Vn*>*

Hin/ì 22.3. Màn hình đo kết quả thí nghiệm không tải động cơ không
đồng bộ
224
Bước 6: Xem lại các kết quả đo của thí nghiệm, hình 22.4.
Bước 7: Chỉnh điện áp nguồn về 0, tắt nguồn.
Bước 8: Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ ì = f(E), hình 22.5.
Bước 9: Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n = f(E), hình 22.6.
Bước 10: Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ Po = f(Io), hình 22.7.

li'Ỷ *l* Table -[Untilled]


D

Fie tát Vieiv Options Toob Hdp


GílHlỡl HI l ĩ H I SI 9|H|® lui tí
l í- VN»' (CU/,
Ì ti PQS1(E1,I1) N
lACXV) IACKA) m ỪUi)
1 231 0.003 0.00 2
ĩ 39.10 0.089 -057 3
3 66.83 0.245 0.36 ĩ
4 99.60 0.443 7.11 2
5 126.6 0.607 17.4 4
6 156.3 0.350 21.8 1219
7 187 0 0.261 18.1 1357
8 217.0 0.254 149 1409
9 245.1 0.246 10.7 1439
10 294.4 0.252 3 63 1464
11 324.0 0.266 •3.05 1475
12 354.3 0.290 -9.55 1483
13 375.3 0.295 •13.9 1485

Hình 22.4. Kết quả thí nghiệm không tải động cơ không đồng bộ

Ffa íàt MỊN Opbore Toét Hét


đi B a SI •HBl®loal m ểaó yà/t

Hình 22.5. Đồ thị biểu diễn quan hệ ì =f(E) của động cơ không đồng bộ
225
Pk Cdt wp> cptơìs "cót wto
êj BO £J IMSGiSỊ tí

l a . '5 ~» H
1

rồ , ' p •
ro • c • Ị
ru • r i
r• l i /HtMÍ
ro r •
r«i r • ị
r». c HH
r« r •
ft ử • rM
ri 01
V > <•>• Fj
re c •
re r i
r: r •
c ị ì0 4 íú íí ị
'•mu— c 1
/ÍỈ/I/Ỉ 22. ố. Đồ //ỉ/tòểíidiễn quan hệ n =f(E) cua động cơ không đồng bộ

He Edt te* Optott To* H*


ẩlEQẼllHSâl^í!! /abỴolt*

Hình 22.7. Đồ thị biểu diễn quan hệ p =f(I ) của động cơ không
ử 0

đồng bộ

li. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM có TẢI

Bước ĩ: Tìm hiểu sơ đồ thí nghiệm không tải.

Bước 2: Chuyển các mode trên module Prime Mover/Dynamometer


về vị trí D và M.

226
Bước 3: Điều chỉnh điện áp nguồn lên 380V.
Bước 4: Thay đổi tải moment tải bằng cách điều chỉnh núm xoay
LOAD CONTROL cho đến khi dòng điện của động cơ đạt
khoảng 0,7A {chìa làm 10 lần). Lần lượt ghi lại các giá trị ì,
n, M, p ứng với từng giá trị tại, hình 22.7.
Bước 5: Xem lại kết quả thí nghiệm, hình 22.8.

Meterlng-ỊUntrtled] -p X
He Vêim Data Options Ta* Hét)
E»|ạ|<g| om fl m mmmmi Bỉ w íabỴoỉt

Hình 22.8. Màn hình đo kết quả thí nghiệm có tải động cơ không
đồng bộ

Bước 6: Chỉnh moment tải và điện áp nguồn về 0, tắt nguồn kết thúc
thí nghiệm.

Bước 7: Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n = f(M), hình 22.10.

Bước 8: Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ n = f(P), hình 22.11.

Bước 9: Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ M = f(P), hình 22.12.

227
<(? Data Table - [Untitled]
Fiie Edit Víew Options Tools Help

g|flkg| Si - H U M BlĐỈBialH
E1 ti PQS1(E1J1) ĩ N
[ACKV) [ACKA) GÀO [NCKHnO (rMn)
1 375.6 0.298 -12.6 0.00 1497
2 375.0 0.308 -7.18 0.07 1489
3 374.4 0.3X 3.10 021 1448
4 374 5 0.364 175 038 1444
5 373.8 0.411 37.0 0.62 1424
6 373.9 0.451 50.6 0.76 1415
7 373.4 0.507 688 0 99 1389
8 373.3 0.550 82.3 1.15 1351
373.0 0.601 272 132 1347
10 373.0 0.642 107 142 1336
11 372.6 0.715 127 1.61 1251

Hình 22.9. Kết quả thí nghiệm có tải động cơ không đồng bộ

Ị G"pr< .O|K|
Ro Edt vetw Opbora Toob Hefc
ãiEBiẸiíBdi®aa

ffìnA 22.ÌỚ. Đồ thị biểu diễn quan hện= f(M) của động cơ không
đồng bộ

228
Hình 22.11. Đồ thị biểu diễn quan hện= f(P) của động cơ không
đổng bộ

pfe Edt MOM Opbort Tách Hít)


ổi B a l i .•HÉSM HÌ m tabyolt
9

.\Jitt un
Te: c
ni. ' - 0
ria í? ỏ
ri- f
re' c K I
ro
fs 0c
rịrS . 0é
r»s 0 i Ì
rr»r - 1 lô0
rw» r
re 0
ro. . .. 1 Ì
rẽ ór •
KMÚM :.' 0c
Hình 22.12. Đồ thị biểu diễn quan hệ M =f(P) của động cơ không
đồng bộ

D. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM


- Thực hiện các thí nghiệm không tải, có tải và xây dựng đặc
tính cơ không tải và có tải bằng LVSIM - EMS.
- Thực hiện các thí nghiệm trên với mô hình vật lý tương ứng.
- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên phần mềm LVSIM - EMS.
- Báo kết quả thí nghiệm thực hiện trên mô hình vật lý tươngứng.
MÁY BIỆN

(ELECTRICAL MACHINE8)

THUẬT NGỮ ANH - VIỆT ĐỐI CHIỂU

Air - gap power Công suất điện từ

Alternating current synchronous Máy phát điện xoay chiềy đồng


alternator bộ

Alternating cuưent machines Máy điện xoay chiều

Alternating current generators Máy phát điện xoay chiều

Apparent power Công suất biểu kiến

Approximate equivalent circuits Mạch điện thay thế

Armature winding Dây quấn phần ứng

Armature reaction Phản ứng phần ứng

Armature voltage Điện áp phần ứng

Armature resistance Điện trở phần ứng

Autotransíormer starting Khởi động qua biến áp tự ngẫu

Autotransíormer Máy biến áp tự ngẫu

Battery Nguồn một chiều (Pin, ắc quy)

Breakdown Đánh thủng cách điện


231
c

Capacitive load Tải dung

Changing magnetic flux Từ thông biến thiên


Central station Trạm trung tâm

Máy điện một chiều kích từ hỗn


Compound excited DC machine
hợp

Complex numbers Số phức

Constmction Cấu tạo

Core-loss current Dòng điện tổn hao trong lõi thép

Copper losses Tổn hao đồng

Core losses Tổn hao sắt

Cuưrent transíormer Máy biến dòng

Direct current generators Máy phát điện một chiều


Direct ciưrent machines Máy điện một chiều

Eddy current Dòng điện xoáy


Eddy current losses Tổn hao dòng điện xoáy
Efficiency Hiệu suất
Electric power Công suất
- Symbol: p - Ký hiệu: p
- Unit of measurement: Watt [W] - Đơn vị đo: Oát [W]

Electric wire Dây dẫn

232
Electromagnet Nam châm điện

Electromotive force Sức điện động

Field Từ trường

Field excitation Kích từ

Field cuưent Dòng điện kích từ

Field Strength Cường độ điện trường

Field vvindings Dây điện từ

Frequency Tần số

Generator Máy phát điện

Generating statìon Nhà máy phát điện

Hysteresis Hiện tượng từ trễ

Ideal transíormer Máy biến áp cách ly

Impedance - inductive Cảm kháng

Impedance - capacitive Dung kháng

Impedance starting Khởi động qua cuộn kháng

Inductive load Tải cảm

Instantaneous voltage Điện áp tức thời

233
Inductor wire Dây điện từ

Induced elecữomotìve force


Sức điện động cảm ứng (EMF)
(EMF)

Inductíon machines Máy điện cảm ứng

Inductìon motors Động cơ cảm ứng

Induction generator Máy phát cảm ứng

Input power Công suất đầu vào

Induced torque Mô men điện từ

Intensity Cường độ

Iron - core Mạch từ

Laminations electricalìy Thép kỹ thuật điện

Law of elecưomagnetic induction định luật cảm ứng điện từ

Line voltage Điện áp dây

Line cuưent Dòng điện dây

Load Tải tiêu thụ điện

Magnet Nam châm

Magnetization current Dòng điện từ hóa

Magnitude Độ lớn

Magnetic flux Từ thông

Magnetic íield Từ trường

Magnetomotive force (MMf) Sức từ động

Mechanical shaft speed of rotor Tốc độ ữên trục rotor

234
Mechanical povver Công suất cơ
Mechanical losses Tổn hao cơ
Moderate-slip Hệ số trượt tới hạn

No-load current Dòng điện không tải

Non - Synchronous machines Máy điện không đồng bộ

Non - Synchronous motors Động cơ không đồng bộ

Non - Synchronous generator Máy phát không đồng bộ

Non salient smooth rotors Rotor cực ẩn

Non- salient poles rotors Rotor cựcẩn

Output power Công suất đầu ra

Overexcited region Vùng quá kích từ

Phase shift Sự lệch pha

Phase cuưent Dòng điện pha

Phase voltage Điện áp pha

Power íactor Hệ số công suất

Potential Transíormer Máy biến áp đo lường

Power converted to mechanical Công suất cơ

Primary Sơ cấp

Pure waveforms Dạng sóng điều hòa

Pull - out torque Mô men cực đại

235
Q

Quality Chất lượng

Rated quantitys Đại lượng định mức

Rated voltage Điện áp định mức

Rated cuưent Dòng điện định mức

Rated power Công suất định mức

Ratio of the transíormer Tỷ số biến áp

Resistive load Tải trở

Reactive power Công suất phản kháng

Root Mean Square (RMS) Giá trị hiệu dụng

Rotor laminations Mạch từ phần quay

Rotor vvindings Dây quấn phần quay

Rotating magnetic field Từ trường quay

Salient-pole rotors Rotor cực lồi

Secondary Thứ cấp

Máy điện một chiều kích từ độc


Separately excited DC machine
lập

Máy điện một chiều kích từ nối


Series excited DC machine
tiếp

Máy điện một chiều kích từ song


Shunt excited DC machine
song

Slip Hệ số trượt

236
Slip speed oímachine Tốc độ trượt
Soft-starting Khởi động mềm
Speed Tốc độ
Special transformers Máy biến áp đặc biệt
Speed control Điều chỉnh tốc độ
Squirrel-cage Rotor lồng sóc
Starting torque Mô men khởi động
Starting current Dòng điện khởi động

Starting motors Khởi động động cơ

Stray losses Tổn hao phụ

Steel laminated rotor Mạch từ rotor

Step - úp transformers Máy biến áp tăng áp

Step - down transíormer Máy biến áp giảm áp

Stator laminations Mạch từ phần tĩnh

Stator vvindings Dây quấn phần tĩnh

Synchronous machines Máy điện đồng bộ

Synchronous motors Động cơ đồng bộ

Synchronous generator Máy phát đồng bộ

Theory of operation Nguyên lý làm việc

Transíòrmer Máy biến áp

Three phase alternating circuits Mạch điện xoay chiều 3 pha

Three-phase alternator Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Three pairs of vvindings Dây quấn 3 pha

237
Three phase transíormer Máy biến áp 3 pha

Torque Mô men

True power Công suất tác dụng

Underexcited region Vùng thiếu kích từ

Voltage regulation Sự thay đổi điện áp

Winding Dây quấn (dùng ương máy điện)

Wire coil Cuộn dây

Wound rotors Rotor dây quấn

Wye-delta starting Khởi động sao - tam giác

238
TÀI LIỆU THAM KHẢO

UI Đặng Đào - Lê Văn Doanh. Kỹ thuật điện, NXB Khoa học Kỹ


thuật, 2004.

[2]. Bùi Văn Hồng. Giáo trình thực tập điện cơ bản, NXB Đại học
Quốc gia Tp. HCM, 2009.
[3]. Nguyễn Trọng Thắng. Lý thuyết và bài tập tính toán sửa chữa
máy điện, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2008.

[4]. Chee-Mun Ong. Dynamic Sỉmuỉation Of Electric Machìnery,


published by Prentice-Hall,1997.

[5]. Eỉectrical Equipment Handbook, Copyright.© 2004 The McGraw-


Hill Companies.

[6]. lon Boldea. Synchronous Generators, Publisher CRC, 2005.

[7]. LAB-VOLT LVSIM®-EMS Version 2.11, © Copyright Lab-


Volt, 2003.

239
GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH MÁY ĐIỆN

Bùi Văn Hổng - Đặng Văn Thành - Phạm Thị Nga

NHÀ XUẤT BẢN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP H ồ CHÍ MINH
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM
Số 3 Công trường Quốc tế, Quận 3, TP. HCM
Đ ĩ : 38 239 172- 38 239 170
Fax: 38 239 172 - E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:

TS. HUỲNH BÁ LÂN

To chức bàn thảo và chịu trách nhiệm về tác quyền

Giám đốc Cty Thuận Tâm Huy

Biên tập:

NGUYỀN ĐỨC MAI LÂM

Sửa bản in:

THÂN THỊ HỒNG

Trình bày bìa:

:" 191-2010/CXB/517-08/ĐHQGTPHCM KT.GT.92-10


ĐHQG.HCM • 10

In 1200 cuốn khổ 16 X 24cm. số đăng ký kế hoạch xuất bản: 191 -


2010/CXB/517-08/ĐHQGTPHCM. Quyết định xuất bản số: 73/QĐ-
ĐHQGTPHCM cấp ngày 12/03/2010 của NXB ĐHQGTPHCM. In tại
Công ty in Hưng Phú. In xone và nộp lưu chiểu quí l i năm 2010.

You might also like