You are on page 1of 20

BÁO CÁO TÌM HIỂU HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN

TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG

Người chỉ dấn: Mai Xuân Việt


Người thực hiện: Lê Minh Tiến
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN TRONG NHÀ
MÁY XI MĂNG
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3
II. NỘI DUNG TÌM HIỂU......................................................................................4
1. Băng tải cao su.................................................................................................4
2. Xích cào...........................................................................................................7
3. Cấp liệu tấm.....................................................................................................9
4. Cấp liệu con lăn.............................................................................................11
5. Vít tải.............................................................................................................13
6. Gầu nâng........................................................................................................15
7. Gầu xiên.........................................................................................................17
8. Máng khí động...............................................................................................19
III. TỔNG KẾT.......................................................................................................21
I. MỞ ĐẦU
Vận chuyển là một quá trình sản xuất không thế thiếu trong quá trình công
nghiệp nói chung và nhà máy xi măng nói riêng. Các máy và thiết bị vận chuyển
được sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong
dây chuyền sản xuất qua các công đoạn hay từ vị trí này đến vị trí khác . Do đó,
đối với người vận hành cần hiểu được tầm quan trọng của hệ thông vận chuyển
cũng như nguyên lý, cách thức vận hành, đảm bảo hệ thống vận chuyển hoạt
động trơn chu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy.
Các loại kích thước vật liệu trong quá trình sản xuất xi măng mà cần vận
chuyển.
- Vật liệu sau khai thác: có kích thước lớn, lên đến D 1000x1000x1500mm.
- Sau đập búa: kích thước vật liệu được giảm xuống: D 70x70x70mm.
- Clinker sau máy cán ghi làm lạnh: 2,5 – 3cm.
- Sau máy nghiền bi, nghiền đứng: Bột liệu, than mịn, xi măng. Kích thước
<0.08mm.
Để lựa chọn thiết bị vận chuyển cần tuân theo một số nguyên tắc.
- Đảm bảo tính chất của nguyên liệu và yêu cầu công nghệ. Ví dụ: độ kín, tránh
gây bụi bặm vào không khí.
- Có đặc tính kỹ thuật phù hợp với dây chuyền sản xuất bao gồm năng suất, khả
năng vận chuyển, kích thước, khối lượng, công suất động cơ trong quá trình làm
việc cũng như các vấn đề về kinh tế
Các loại thiết bị vận chuyển được sử dụng trong nhà máy
- Băng tải cao su.
- Xích tải.
- Cấp liệu tấm.
- Cấp liệu con lăn.
- Vít tải.
- Gầu nâng.
- Gầu xiên.
- Máng khí động.
Phần nội dung sau đây sẽ đề cập cụ thể tới từng loại thiết bị vận chuyển
II. NỘI DUNG TÌM HIỂU
1. Băng tải cao su
+) Cấu tạo
Cấu tạo chung hệ thống băng tải

Cấu tạo băng tải cao su


Cấu tạo băng tải gồm các bộ phận chính như sau: khung băng tải, rulô chủ động,
rulô bị động, cơ cấu dẫn hướng, con lăn đỡ dây, cơ cấu tăng đơ, băng tải, động cơ,
hộp giảm tốc
+) Nguyên lý hoạt động
Một trong hai tang được nối với động cơ điện, còn tang kia được là tang bị
động kèm chức năng căng băng, hoặc có một tang phụ có chức năng căng băng.
Khi tang dẫn động quay kéo băng di chuyển theo dưới tác dụng của lực ma sát
của băng tải và tang chủ động. Vật liệu vận chuyển được đặt lên một đầu vào
được băng tải mang đến đầu kia.
Ưu điểm: 
- Có cấu tạo đơn giản
- Có khả năng vận chuyển vật liệu theo phương nằm ngang hoặc hơi nghiêng,
nghiêng với khoảng cách lớn
- Làm việc êm
- Năng suất cao và tiêu hao năng lượng không lớn
- Kết cấu đơn giản
- Sửa chữa thuận tiện
- Linh kiện, tiêu chuẩn hóa.
Nhược điểm:
- Có hao hụt vật liệu vận chuyển do rơi vãi trên quãng đường vận chuyển có thể
tác động đến môi trường.
- Khi vận chuyển ở những khoảng cách dài và không thẳng đòi hỏi phải có thêm
trạm trung chuyển gây tốn kém.
- Không làm việc được trong môi trường nhiệt độ cao, do khả năng chịu nhiệt
của vật liệu cao su, thông thường <50oC, và không quá 150oC với băng tải cao su
chịu nhiệt.
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Được trang bị chủ yếu để vận chuyển các nguyên liệu, phụ gia dạng hạt, tấm,
có kích thước <80mm, ở các vị trí như:
- Từ mỏ đá về kho tròn đồng nhất sợ bộ, với các băng tải.
- Từ các trạm đập đất sét, thạch cao, từ phễu nạp phụ gia, than về các kho nguyên
liệu, phụ gia và than.
- Từ silo clinker ra trạm định lượng nghiền xi và ra máy đập nghiền xi.
- Trong hệ thống đóng bao.
*) Do khoảng cách giữa các điểm vận chuyển có khoảng cách xa vì vậy sự lựa
chọn băng tải cao su là phù hợp, thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa bảo
dưỡng.
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Động cơ không - Liệu cấp trên băng quá nhiều - Nếu do liệu cấp quá nhiều,phải
kéo được băng - Đổ sai dầu (thiếu, thừa ,sai dừng máy,xúc bớt liệu, giảm cấp
chuyển động chủng loại) trong khớp nối liệu.
thuỷ lực. - Nếu do dầu phải thay, đảm bảo
- Có sự cản trở, kẹt trên hành đúng chủng loại, đủ về số lượng
trình của băng hoặc máng đổ - Kiểm tra sự kẹt, cản trở, khắc
liệu phục triệt để

Băng chạy lệch - Kết cấu dẫn hướng băng - Bổ xung kết cấu dẫn hướng,căn
thiếu chỉnh lại các con lăn dẫn hướng.
- Các con lăn dẫn hướng bị - Sửa lại cửa đổ máng dẫn liệu
lệch cho đổ vào chính giữa băng
- Cửa đổ, máng dẫn hướng - Vệ sinh thường xuyên đất dá
liệu bị lệch bám dính trên Puly,điều chỉnh lại
- Bề mặt Puly dẫn động bị bết các lưỡi làm sạch
dính

Đứt, rách băng - Do có sự can thiệp của các - Nối, vá hoặc thay thế băng tải.
tải vật sắc nhọn vào băng tải - Kiểm tra thường xuyên hệ thống
trong quá trình hoạt động băng tải, đảm bảo không có sự
can thiệp của các vật có thể gây
ảnh hưởng tới hoạt động của băng
tải

Trượt bằng tải - Do tải trọng trên băng quá - Giảm cấp liệu trên băng
với tang lớn và ma sát kém giữa băng - Thay lớp ma sát trên tang chủ
tải tang chủ động động

2. Xích cào
+) Cấu tạo
Hình ảnh cấu tạo xích cào
Cấu tạo xích cào gồm có hệ thống dẫn động, nhông dẫn động và nhông bị động,
tùy theo kích thước của cào mà sử dụng nhông đĩa xích đơn, hay kép. Trên các mắt
xích được gắn các tấm thép để cào liệu, các mắt xích được liên kết với nhau tạo
thành xích cào và khi di chuyển chúng được đỡ trên máng đỡ xích.
+) Nguyên lý hoạt động
Động cơ điện qua cơ cấu giảm tốc, truyền chuyển động tới nhông xich dẫn động.
Khi xích di chuyển, các tấm cào trên đó di chuyển, gạt liệu theo chiều di chuyển
của nó, dẫn liệu từ phễu nạp tới phễu xả
Ưu điểm:
- Có thể lắp đặt ở những vị trí với không gian hẹp
- Các thiết bị được tiêu chuẩn hóa, dễ dàng sửa chữa, thay thế
- Chịu được nhiệt độ cao, cách ly được vật liệu với môi trường xung quanh
- Có thể nạp liệu tại mọi vị trí
Nhược điểm:
- Độ mài mòn cao
- Công suất vận chuyển không cao
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Được sử dụng nhiều dưới các lọc bui, bao gồm lọc bụi tĩnh điện và lọc bụi túi.
Bụi sau khi thu hồi thường có nhiệt độ 90oC đến 150oC, và chiều dài thu hồi liệu
lớn (lên đến 33.5m)
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Quá tải - Do vật liệu vào khoang chứa - Điều chỉnh cấp liệu vào phễu
liệu quá nhiều. các phễu nạp liệu.
- Kẹt xích hoặc kẹt nhông xích - Kiểm tra xích nhông xích
nguyên nhân bị kẹt.

Đứt xích - Do quá trình hoạt động có sự - Thay thế mắt xích bị mài mòn
mài mòn của xích, gây đứt xích nhiều và mắt xích bị hỏng
- Bung chốt nỗi giữa các mắt
xích

Thủng hộp bảo - Do có sự tác động của vật - Hàn vá lại vị trí bị thủng
vệ khác vào hộp bảo vệ xích tải - Loại bỏ các vật có tiềm năng
gây va đập ảnh hưởng tới quanh
vị trí xích tải.
3. Cấp liệu tấm
+) Cấu tạo

Hình ảnh cấp liệu tấm


Cấu tạo tương tự như đối với băng tải xích, trên hai mắt xích của hai nhông xich
được găn các tấm chuyển liệu có gờ như trên hình vẽ.
+) Nguyên lý hoạt động
Về phương thức hoạt động tương tư như xích cào. Cấp liệu tấm thường được sử
dụng để vận chuyển những vật liệu dạng cục, sắc cạnh, với thể tích lớn, các tấm có
kết cấu chắc chắn để có khả năng đỡ nguyên liệu và các gờ trên tấm để kéo vật liệu
di chuyển theo chiều chuyển động của băng với góc nghiên của băng tải lên tới
22o.
Ưu điểm:
- Có thể vận chuyển được vật liệu có kích thước lớn 500÷2000mm
- Vận chuyển được những vật liệu sắc nhọn
- Công suất vận chuyển lớn
Nhược điểm:
- Công suất tiêu thụ lớn
- Mài mòn cao
- Sửa chữa, bảo dưỡng khó khăn.
- Khoảng cách vận chuyển không cao
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Sử dụng tại các trạm máy đập đá, cán đất sét. Tại những vị trí này, vật liệu
thường có kích thước lớn (1000x1000x1500mm đối với đá vôi, 400x400x600mm
đối với đất sét). Do đó, lựa chọn băng tải tấm để đảm bảo về mặt công nghệ và kỹ
thuật.
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Quá tải - Liệu cấp vào băng tải quá - Thao bớt liệu ra
nhiều. - Kiểm tra băng tải, loại bỏ các vật
- Liệu hoặc vật thể lạ rơi vào thể lạ ảnh hưởng tới quá trình hoạt
xích kéo, gây kẹt băng động của cấp liệu tấm

Đứt xích - Mài mòn xích theo thời - Thay thế mắt xích bị mòn và đứt.
gian gây đứt xích.
- Bung các chốt của các mắt
xích

Gẫy tấm, cong - Kích thước liệu lớn hơn - Thay tấm bị hư hỏng, không đảm
vênh tấm. thông số kích thuật, và các bảo hoạt động.
tấm bị mài mòn theo thời
gian
4. Cấp liệu con lăn
+) Cấu tạo

Hình ảnh cấp liệu con lăn


Cấp liệu con lăn bao gồm các con lăn được cố định trên dầm và có thể chuyển
động xoay quanh trục của nó, một đầu của con lăn được lắp các nhông xích (hoặc
cơ cấu dạng tang), được liên kết bằng các dây xích hoặc đai và được dẫn động bởi
hệ thống dẫn động bằng động cơ điện
+) Nguyên lý hoạt động
Khi hệ thống dẫn động chuyển động, các con lăn được xoay theo cùng một
chiều, vật liệu trên băng tải được các con lăn làm cho di chuyển từ con lăn này đến
con lăn khác theo chiều quay của nó, tạo ra chuyển động tương đối giữa con lăn và
bề mặt vật liệu, do đó vật liệu có thể chuyển từ đầu này đến đầu kia của cấp liệu
con lăn.
Ưu điểm:
- Khả năng quá tải lới, giảm thiểu tối đa ma sát vào vật liệu, do con lăn có thể trượt
và vật liệu đứng yên.
- Khả năng tự lựa cho vật liệu, vật liệu được dàn điều trên băng hoặc có thể rút liệu
ra một cách đều đặn.
- Phù hợp cho những nơi nạp hoặc xả vật liệu trên băng tải, như phễu nạp và điểm
phân loại sản phẩm
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao
- Không có khả năng vận chuyển vật liệu lên cao
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Do ưu điểm phù hợp với nơi nạp hoặc xả liệu trên băng vào phễu nạp, kích thước
vật liệu tại ví trí máy đập đá rất lớn, nên cần có khả năng tự lựa cao để đá có thể đi
vào máy đập được dễ dàng hơn.
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Quá tải động cơ - Do kẹt đá hoặc vật cứng - Kiểm tra các vật lạ ảnh hưởng
vào xích trên truyền động đến quá trình hoạt động của xích
con lăn

Đứt cơ cấu - Mài mòn xích theo thời - Thay thế mắt xích bị mòn và
truyền động gian gây đứt xích. đứt.
(xích, đai) - Bung các chốt của các mắt
xích

Hỏng con lăn - Qua quá trình hoạt động, - Thay con lăn
con lăn bị mòn, và hư khỏng
5. Vít tải
+) Cấu tạo
Vít tải là máy vận chuyển vật liệu rời chủ yếu theo phương năm ngang và có thể
vận chuyển lên cao với góc nghiêng lên tới 60 o, khi góc nghiêng càng lớn hiệu suất
vận chuyển càng thấp.

Cấu tạo trục vít


+) Nguyên lý hoạt động
Vít tải được truyền động nhờ động cơ qua hộp giảm tốc, khi trục vít quay sẽ đẩy
vật liệu chuyển động trong máng, do đó vật liệu được đẩy trượt dọc theo đáy máng
và theo và cánh vít đang quay. Chiều di chuyển vật liệu phụ thuộc vào chiều xoắn
cánh vít.
Ưu điểm:
- Vật liệu được vận chuyển trong ống nên tránh được bụi.
- Chế tạo đơn giản
- Có thể cấp liệu và tháo liệu ở mọi vị trí.
- Kích thước nhỏ gọn, do đó thể lắp đặt tại những vị trí với không gian hẹp
- Có khả năng định lượng, cấp liệu đều
- Độ bền cao
- Có khả năng đưa được vật liệu lên cao
Nhược điểm:
- Không thích hợp để vận chuyển những loại vật liệu có kích cỡ lớn
- Năng suất vận chuyển nhỏ.
- Không vận chuyển được vật liệu cỡ lớn
- Làm phân lớp vật liệu khi vận chuyển.
- Chiều dài vẫn chuyển liệu không cao
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Được lắp đặt tại khu vực nghiền than (751SC02-04) và khu vực nghiền xi
(651SC01-04)
- Tại khu vực nghiền than. Do than được nghiền siêu mịn và cánh vít có diện tích
tiếp xúc với liệu lớn, nên khả năng vận chuyển vật liệu siêu mịn tốt. Khả năng di
chuyển vật liệu điền đầy trong máng vít, giảm thiểu sự tiếp xúc của than với oxy
có thể phát nhiệt trong quá trình vận chuyển.
- Tại các khu vực khác, được lắp đặt với chiều dài chuyển liệu ngắn, cần cấp liệu
đều. Tại khu vực nghiền xi, vít tải hồi xi 651SC01-04 với chiều dài 9.5m
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Hư bạc đạn - Liệu tràn vào bạc đạn - Cách khắc phục cho các sự cố
này là chúng ta nên làm thêm
bộ chặn liệu trước bạc đạn.Để
tránh liệu tràn vào dẫn đến
những hỏng hóc không muốn có

Gãy đứt, bung - Do quá trình hoạt động - Thay thế các bộ phận bị hư
chốt vít gây mài mòn, làm bung hỏng, cần kiểm tra bảo dưỡng
khớp nối giữa động cơ và thường xuyên để đảm bảo thiết
trục vít tải bị hoạt động trơn chu

Trục không - Qua thời gian trục bị mài - Bảo dưỡng bôi trơn các bạc đỡ
đồng tâm, dẫn mòn theo định kỳ, nếu gãy trục, có
đến lắc dẫn đến thể hàn, thay ổ bi đảm bảo độ
gãy trục vít đồng tâm cho phép
6. Gầu nâng
+) Cấu tạo

Cấu tạo gầu nâng


Gầu nâng được cấu tạo bởi chân gầu, thân gầu và gầu được sắp xếp theo thứ tự
theo phương thẳng đứng. Tang bị động bố trí trong chân gầu, tang chủ động bố trí
trong đầu gầu hoặc nhông xích. Giữa tang chủ động và tang bị động được liên kết
với nhau bởi một sợi băng gầu hoặc xích. Gầu múc, được gắn vào băng gầu (hoặc
xích) thông qua bulong gầu
+) Nguyên lý hoạt động
Gầu tải hoạt động như kiểu băng tải cao su. Tuy nhiên, cách thức vận chuyển
nguyên vật liệu của nó có sự khác biệt lớn. Nếu như băng tải cao su hoạt động vận
chuyển theo phương ngang thì gầu tải lại vận chuyển theo phương thẳng đứng.
Nguyên liệu được đổ vào gầu múc thông qua phểu nạp liệu của gầu tải. Khi tang
chủ động của gầu tải quay, lực ma sát giữa tang chủ động và băng gầu sẽ làm cho
băng gầu chuyển động theo phương thẳng đứng kéo theo gầu múc và nguyên liệu
đi theo. Khi gầu múc đi qua tang chủ động sẽ phát sinh ra lực li tâm, lực li tâm này
làm cho nguyên liệu văng ra và theo họng xả liệu của đầu gầu đi ra ngoài.
Ưu điểm:
- Khả năng vận chuyển lớn
- Có khả năng vận chuyển được vật liệu ở nhiệt độ cao đối với gầu xích
- Có khả năng vận chuyển được vật liệu lên rất cao đối với gầu băng tải.
Nhược điểm:
- Chi phí lắp đặt cao.
- Kết cấu, trọng lượng gầu tải lớn.
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
- Tại khu vực nghiền liệu: băng tải hồi liệu chưa đạt sau máy nghiền.
- Khu vực cấp liệu vào Silo đồng nhất và đưa bột liệu từ đáy Silo đồng nhất lên
tháp sấy.
- Khu vực nghiền xi: đưa xi sau máy cán lên phân li V.
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Đứt xích hoặc - Do quá trình hoạt động - Thay thế mắt xích bị đứt
rách băng tải có sự mài mòn - Vá băng tải bị rách
- Có sự can thiệp của vật - Kiểm tra thường xuyên và bảo
thể lạ ảnh hưởng tới sự dưỡng theo đúng định kỳ, để
hoạt động phát hiện những chi tiết ko đảm
bảo hoạt động

Rơi gầu - Bung đai ốc bắt gầu - Quá trình lắp đặt cần phải
- Đai ốc lỏng có thể làm kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo các
rách tại vị trí bắt gầu đối bulong đai ốc được lắp đặt đúng
với gầu băng tải quy trình. Bảo dưỡng theo định
kỳ

Quá tải - Có sự can thiệp của vật - Giảm cấp liệu


thể lạ vào cơ cấu chuyển - Kiểm tra và loại bỏ vật thể lạ
động, gây kẹt
- Tải vào gầu nâng quá lớn
7. Gầu xiên
+) Cấu tạo

Hình ảnh gầu xiên


Cấu tạo gầu xiên tương gần tương tự như băng tải gầu nâng, tuy nhiên hệ thống
băng tải được đặt nằm nghiêng một góc và có thể thay đổi độ nghiêng của từng
đoạn băng tải phù hợp cho mục đích nạp liệu hay nâng tải lên một độ cao cần thiết.
Tại các vị trí thay đổi góc nghiêng, được lắp đặt con lăn cho phép gầu tải thay đổi
góc nghiêng, không bị nâng lên khỏi ray đỡ.
+) Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động tương tự so với gầu nâng, tuy nhiên đối với gâu nâng, liệu
được gầu múc còn đối với gầu xiên, liệu được đổ xuống gầu tải. Gầu xiên được đổ
xuống phễu xả mà không cần băng tải di chuyển nhanh để có lực quán tính như đối
với gầu nâng.
Ưu điểm:
- Có thể cấp liệu tại mọi ví trí trên băng
- Không cần phải chạy tới tốc độ cao để có lực quán tính đẩy vật liệu so với gầu
nâng.
- Chịu được nhiệt độ cao
- Vận chuyển được nguyên liệu có kích thước lớn
- Năng suất cao
Nhược điểm:
- Độ mài mòn cao đối với sử dụng xích
- Chi đầu tư lớn
- Kết cấu trọng lượng gầu lớn
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Tại khu vực vận chuyển clinker sau máy cán lên Silo clinker. Gầu xiên tại vị trí
này bao kín và có không gian lớn để quá trình vận chuyển có thể làm nguội
clinker, Clinker sau máy cán có kích thước dạng cục, có đường kính khoảng 3cm,
do đó liệu cần được nạp theo phương thức đổ vào gầu. Hơn nữa, nhiệt độ sau khi
ra khỏi ghi làm lạnh có nhiệt độ khoảng 100oC, sử dụng gầu xiên dạng xích để đảm
bảo kỹ thuật của thiết bị vận chuyển.
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
Các sự cố tương tự như đối với gầu nâng.
8. Máng khí động
+) Cấu tạo

Cấu tạo máng khí động


Máng khí động là một hộp thép hình chữ nhật được chia làm hai phần và được
ngăn cách bằng lớp vải Polyeste.
  -Phần trên để bột liệu đi qua
  -Phần dưới là luồng khí thổi
Phía trên vỏ máng có các cửa để quan sát, phía dưới máng được bịt kín.
+) Nguyên lý hoạt động
Bột liệu được đưa vào cửa trên (phần cao hơn ).Luồng gió mạnh do quạt cung
cấp thổi lên từ phía dưới vật liệu được nâng lên khỏi mặt vải và dưới tác dụng của
trọng lực. Lúc này bột liệu trở nên linh động và chảy như dòng nước theo độ
nghiêng của máng. Máng được đặt nghiêng với góc nghiêng từ 7 -12 độ. Đến cuối
máng dưới tác dụng của trọng lực vật liệu được tháo ra qua cửa tháo.Còn khí lẫn
bụi sẽ ra qua cửa trên và vào thiết bị lọc bụi.
Ưu điểm:
Sự vận chuyển dựa vào trọng lực và dòng khí, do đó có chi phí bảo dưỡng thấp
do không có thiết bị chuyển động, giảm tối đa sự mài mòn, vận hành sạch sẽ và
linh động trong sự bố trí hệ thống máng khí động.
Nhược điểm:
- Nhạy cảm với tính chất vật lý của nguyên liệu được vận chuyển: như độ ẩm, kích
thước hạt
- Sự hóa lỏng của bột liệu chảy tự do khô là rất cần thiết. Nên sự thay đổi độ mịn
và độ ẩm của bột liệu là rất quan trọng, khả năng chảy của vật liệu sẽ ảnh hưởng
lên ứng dụng của thiết bị, sự hoạt động của máng khí động dự chủ yếu vào trọng
lực do dó băng tải không thể di chuyển vật liệu lên vị trí cao.
+) Vị trí sử dụng trong nhà máy
Tại các vị trí vận chuyển liệu dạng hạt mịn, kích thước 0.08mm
- Vận chuyển bột liệu từ trạm nghiền liệu sang Silo đồng nhất
- Nghiền xi sang Silo xi
- Và nhiều vị trí khác trong nhà máy
+) Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Đường ra áp - Sức cản của chu trình quá - Thông chỗ tắc làm lưu thông
suất khí thấp  lớn(có thể là tắc bột liệu) máng.
- Van điều chỉnh không - Điều chỉnh độ mở van cho
thích hợp . thích hợp.
- Các ống nối có thể hở. - Làm kín chỗ hở thủng.
- Cánh quạt bị tổn hại. - Thay thế cánh quạt khác.

Quạt chạy - Nền không vững chắc. - Gia cố lại nền.


rung và ồn - Có vật lạ rơi vào quạt. - Dừng quạt lấy vật lạ ra.
- Cánh mòn gây mất cân - Thay cánh mới.
bằng.  - Xiết lại bulông.
- Bu lông giữ quạt bị lỏng . - Làm vệ sinh sạch cánh.
- Bụi bẩn bám vào cánh.

Quá tải mô tơ - Lượng gió ra cao hơn với - Tăng lượng bột liệu vào hoặc
điện định sẵn do trở lực giảm. đóng bớt các van chia khí.
- Hỏng hóc về ổ đỡ, khớp - Kiểm tra ổ đỡ, khớp nối (thăy
nối. thế nếu cần)

Liệu trong - Vải bị ẩm, bết dầu mỡ, - Sấy khô bằng khí nóng hoặc
máng bị tắc không thông khí từ khoang phơi khô.
dưới lên. - Thay khoang bị thủng.
- Có chỗ rách thủng, bột tràn - Chạy lại quạt hoặc điều chỉng
xuống gây tắc đường thoát độ mở van cho hơp lý.
khí khoang dưới. - Xem xét lại van cấp liệu và
- Quạt thổi khí dừng, hoặc điều chỉnh cho hợp lý.
do van mở bé.
- Cấp liệu không đều vượt
quá năng suất của máng.
III. TỔNG KẾT
Từ cấu tạo và những ưu nhược điểm của các loại thiết bị vận chuyển. Bảng sau
đây sẽ liệt kê và so sánh để nhìn thấy được tổng quan của các loại thiết bị vận
chuyển trong nhà máy xi măng.

Loại Loại vật liệu Năng Độ Độ Chiều Khả Không Chi Bảo
băng suất dốc ẩm dài tối năng gian lắp phí dưỡng,
tải tối đa tối đa (m) chịu đặt ban sửa
đa nhiệt đầu chữa
(%) (oC)

Băng Dạng cục, hạt, Lớn 30o 15 1000 <50 Lớn Lớn Dễ
tải cao bột
su

Xích Bột liệu Nhỏ 30o 2 250 320 Hẹp Nhỏ Dễ


cào

Băng Vật liệu với Lớn 35o 2 NA 320 Vừa Lớn Khó
tải tấm kích thước lớn phải
(cấp (lên đến
liệu 1000x1000x1
tấm) 500mm)

Cấp Kích thước Lớn <=0o NA NA NA NA NA Dễ


liệu lớn, dạng rời
con
lăn

Vít tải Bột liệu, hạt Nhỏ 60o 2 30 320 Hẹp Nhỏ Dễ
liệu nhỏ

Gầu bột liệu, dạng Lớn 90o 1 NA 250 Hẹp Lớn Khó
nâng hạt

Gầu Bột liệu, dạng Lớn NA 1 NA 250 Lớn Lớn Khó


xiên hạt

Máng Bột liệu, Lớn -7o ÷ - 0.5 NA 110 Lớn Lớn Dễ


khí <200µm 12o
động

You might also like