You are on page 1of 5

Yêu cầu của một phần thuyết trình:

1. Khái niệm
Khí cụ điện là thiết bị dùng để: đóng cắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều khiển,
khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chung trong trường
hợp sự cố.

Khí cụ điện có rất nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý và kích cỡ khác
nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Ví dụ: Cầu dao cách ly, máy cắt điện, cầu dao, attomat, công tắc, nút nhấn,…

2. Cấu tạo

3. Nguyên lý hoạt động, đặc tính


* Các chế độ làm việc của khí cụ điện dưới sự phát nóng:

1. Chế độ làm việc lâu dài:

Ở chế độ làm việc lâu dài, nhiệt độ khí cụ điện bắt đầu tăng đến khi nào đạt mức
ổn định thì dừng, lúc này nhiệt độ sẻ tỏa ra môi trường xung quanh.

2. Chế độ làm việc ngắn hạn:

Ở chế độ này nhiệt độ không đạt đến mức nhiệt ổn định vì nó hoạt động trên
nguyên tắc ngắn hạn.

3. Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại:

Nhiệt độ khí cụ điện sẻ tăng lên trong thời gian làm việc và ngược lại nhiệt độ
giảm khi khí cụ điện ngừng hoạt động, nhiệt độ giảm chưa đạt đến giá trị ban đầu
thì nó làm việc trở lại.

Sau một thời gian, nhiệt độ đạt mức lớn nhất gần bằng nhiệt độ giảm nhỏ nhất thì
khí cụ điện đạt được chế độ dừng.

- Nguyên lý hoạt động:


- Đặc tính:

4. Phân loại, các loại thông số định mức, điều chỉnh thông số
- Phân loại:

+ Theo công dụng:

a. Nhóm KCĐ khống chế : dùng để đóng cắt, điều chỉnh tốc độ chiều quay của các
máy phát điện, động cơ điện (như cầu dao, áp tô mát, công tắc tơ).

b. Nhóm KCĐ bảo vệ : làm nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát điện, lưới điện
khi có quá tải, ngắn mạch, sụt áp, …( như rơle, cầu chì, máy cắt, …).

c. Nhóm KCĐ tự động điều khiển từ xa : làm nhiệm vụ thu nhận phân tích và
khống chế sự hoạt động của các mạch điện như khởi động từ.

d. Nhóm KCĐ hạn chế dòng điện ngắn mạch (như điện trở phụ, cuộn kháng,…).

e. Nhóm KCĐ làm nhiệm vụ duy trì ổn định các tham số điện (như ổn áp, bộ tự
động điều chỉnh điện áp máy phát …).

f. Nhóm KCĐ làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến dòng điện, biến áp đo lường,
…).

+ Phân loại theo tính chất dòng điện:

a. Nhóm khí cụ điện dùng trong mạch điện một chiều.

b. Nhóm khí cụ điện dùng trong mạch điện xoay chiều.

+ Phân loại theo nguyên lý làm việc:

Khí cụ được chia các nhóm với nguyên lý điện cơ, điện từ, từ điện, điện động,
nhiệt, có tiếp xúc và không có tiếp xúc.

+ Phân loại theo điều kiện làm việc:

Loại làm việc vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, loại làm việc ở vùng ôn đới, có loại
chống được khí cháy nổ, loại chịu rung động,…
+ Phân loại theo cấp điện áp:

a. Khí cụ điện hạ áp có điện áp dưới 3kV.

b. Khí cụ điện trung áp có điện áp từ 3kV đến 36kV.

c. Khí cụ điện cao áp có điện áp từ 36kV đến nhỏ hơn 400kV.

d. Khí cụ điện siêu cao áp có điện áp từ 400kV trở lên.

- Các loại thông số định mức:

- Điều chỉnh thông số:

5. Tính toán lựa chọn, ứng dụng thực tế, ký hiệu trên bản vẽ
- Tính toán lựa chọn:

- Ứng dụng thực tế:

Sử dụng trong các nhà máy phát điện, trạm biến áp, xí nghiệp, nông nghiệp, dân
dụng,…

- Ký hiệu trên bản vẽ:

6. Các sự cố xảy ra, cách khắc phục.


* Các nguyên nhân khí cụ điện bị hỏng:

- Hiện tượng mòn kim loại khí cụ điện:

Trong quá trình sản xuất, chế tạo hay gia công thì bề mặt tiếp xúc vấn có những lỗ
nhỏ li ti.

Khi đó, quá trình vận hành hơi nước, các chất có hoạt tính cao học thấm vào và
đọng lại bên trong những lổ nhỏ đó gây ra phản ứng hóa học đông thời tạo ra một
lớp màn mỏng giòn.
Khi ta chạm tay vào sẻ khiến lớp màng bong tróc ra và bề mặt tiếp xúc bị bào dần,
đây gọi là hiện tượng ăn mòn kim loại.

- Tình trạng oxy hóa khí cụ điện:

Khi khí cụ điện xuất hiện tình trạng oxi hóa thì trên bề mặt sẻ tạo thành một lớp
mỏng Axit mỏng, điện trở suất của lớp oxit này rất lớn nên có khả năng làm tăng
RTX dần đến gây ra phát nóng tiếp điểm.

Mức độ gia tăng RTX do bề mặt tiếp xúc bị oxy hóa còn tùy thuộc vào nhiệt độ,
khi ở 20 – 30oC có lớp oxít dày khoảng 25.10-6mm.

- Điện thế hóa kim loại khí cụ điện:

Mỗi chất đều có một điện thế hóa theo quy định, lấy H làm gốc có điện thế âm (-)
thì ta có bảng số kim loại có điện thế hóa học như sau:

+ Khi hai thanh kim loại có điện thế hóa học khác nhau nếu tiếp xúc sẻ tạo ra một
cặp hiệu điện thế hóa học.

+ Nếu bề mặt tiếp xúc có nước dính vào thì sẻ có dòng điện chạy qua và kim loại
có điện thế âm hơn sẻ bị ăn mòn trước và nhanh hư hỏng tiếp điểm.

- Tác động từ nguồn điện

Nguồn điện tuy là những điện tích electron dịch chuyển có hướng nhưng sau một
thời gian vận hành, nếu sử dụng điện quá mức sẻ gây ra hiện tượng quá tải trong
khi tiếp điểm rất dễ nóng chảy, có khi bị hàn dính vào nhau.

Nếu lực ép tiếp điểm quá yếu thì có thể gây ra tia lửa làm cháy tiếp điểm. Ngoài ra,
tiếp điểm bị bẩn, hoen gỉ cũng là yếu tố làm tăng điện trở tiếp xúc, gây phát nóng
dẫn đến hao mòn.

* Làm gì khi khí cụ điện bị hỏng ?

Với những trường hợp bị hỏng do chập cháy nổ thiết bị thì bạn cần phải thay mới
tuy nhiên để hạn chế rủi ro hư hỏng cao bạn cần làm như sau:

+ Đối với những tiếp xúc cố định: nên bôi một lớp mỡ chống rỉ hoặc quét sơn
chống ẩm.
+ Khi thiết kế nên chọn những vật liệu có điện thế hóa học giống nhau hoặc gần
bằng nhau.

+ Nên sử dụng những loại vật liệu không bị oxy hóa để làm tiếp điểm.

+ Mạ điện đối với các tiếp điểm bằng một lớp đồng thau, thiếc, kẽm, hay cađini.

+ Cần thay thế những lò xo tiếp điểm có dấu hiệu bị rỉ, cần lau sạch tiếp điểm mềm
và thay thế lò xo nén khi lực nén quá yếu.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng định kì, cải tiến các thiết bị dập hồ quang để ngăn chặn tình
trạng cháy nổ.

Bài tập:

You might also like