You are on page 1of 16

CẦU DAO

Cầu dao là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động


+ Cầu dao là công tắc điện sử dụng nhằm bảo vệ mạch điện khi gặp tình trạng quá tải, sụt áp hoặc ngắn mạch. Thiết bị
này còn dùng để đóng ngắt mạch điện bằng tay. Do đó, nó có nhiệm vụ tìm những dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện.
Cấu tạo:
+ Cầu dao có 2 cấp tiếp điểm đó là tiếp điểm chính và hồ quang hoặc 3 tiếp điểm gồm chính, phụ và hồ quang. Nếu
đóng mạch, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng lại.
+ Tiếp điểm hồ quang đóng trước, sau đó đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính. Trái lại khi ngắt mạch, tiếp
điểm chính sẽ mở trước và tới tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm hồ quang.
+ Do đó, hồ quang chỉ cháy ở tiếp điểm hồ quang, vì vậy có thể bảo vệ tiếp điểm chính để dẫn điện. Hơn nữa, bạn cần
sử dụng thêm tiếp điểm phụ nhằm tránh hồ quang cháy lan khiến tiếp điểm chính bị hỏng.
Nguyên lý hoạt động:
+ Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng ngắt. Trong quá trình đóng
ngắt mạch điện, cầu dao thường xảy ra hồ quang điện tại lưỡi dao và tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử dụng cần
kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh để dập tắt hồ quang điện.
+ Do tốc độ kéo bằng tay không thể nhanh được nên người ta đã làm thêm lưỡi dao phụ. Lúc dẫn điện thì lưỡi dao phụ
và lưỡi dao chính được kẹp trong ngàm. Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp trong
ngàm một cách nhanh chóng. Do đó hồ quang điện được kéo dài nhanh và bị dập tắt trong khoảng thời gian ngắn.
+ Tuyệt đối không cắt cầu dao điện khi mạch điện vẫn đang còn tải hoạt động vì khi cắt sẽ sinh ra hồ quang điện gây
nguy hiểm cho người đóng cắt.
Phân loại:
- Cầu dao thông thường
+ Ở loại truyền thống, việc đóng cắt mạch điện hoàn toàn bằng tay. Không giống như một công tắc, một cầu dao thông
thường ngắt kết nối dây pha và đường dây trung tính cùng một lúc. Chúng thường được trang bị cầu chì để tự động ngắt
mạch khi dòng điện quá tải. Khi đó, cầu chì sẽ bị xì và đứt mạch điện. Để khôi phục trạng thái nguồn, bạn cần thay cầu
chì mới ở trạng thái ngắt mạch, sau đó đóng cầu dao lại.
- Cầu dao phụ tải
+ Công tắc ngắt tải LBS (Load Break Switch) là một thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện. Nó được sử dụng như
một cầu dao liên động, ưu điểm của nó là có thể tắt / mở khi có tải.
Ký hiệu: D (dao tải); N (lắp đặt ngoài trời); T (lắp đặt trong nhà); điện áp danh định (kV); dòng điện danh định (kV)
- Cầu dao tự động - chống giật CB
+ Cầu dao hiện đại hơn ngoài chức năng đóng ngắt mạch bằng tay còn tăng thêm chức năng tự động ngắt mạch khi dòng
điện quá tải, ngắn mạch. Một số chức năng bổ sung, chẳng hạn như chức năng phát hiện sự cố dòng điện, chống rò rỉ hoặc
đóng mở tự động để khôi phục trạng thái điện bình thường. Gồm hai loại một pha và ba pha.
+ Cầu dao tự động còn được gọi là Aptomat hoặc CB trong tiếng Việt.
Việc chế tạo và thiết kế mỗi cầu dao chống ngược có một chức năng riêng, chủ yếu được chia thành các dòng chính như
RCBO, RCCB và ELCB
- Cầu dao chuyển mạch một pha
+ Có 3 tiếp điểm điện, mỗi tiếp điểm có 2 cực. Cấu tạo cơ bản bao gồm đế sứ cách điện, các vít và thanh điều khiển để
nối dây. Và đậy lại bằng một lớp vỏ nhựa để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Cầu dao 3 pha 2 chiều - đảo chiều 3 pha
+ Cầu dao đảo chiều có 3 đầu nối (3 tiếp điểm), mục đích để chuyển đổi nguồn điện tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ví
dụ, khi kéo lên thì lấy điện từ lưới, khi kéo về giữa ngắt điện, khi kéo xuống thì lấy điện từ máy phát điện hoặc ổn áp. .
+ Chức năng chính là bảo vệ máy phát điện. Không bao giờ kết nối dây của máy phát điện trực tiếp với cầu dao chính.
Khi có điện lưới, nếu không kịp tắt máy phát điện thì phải mở cầu dao chính ngay. Khi đó tất cả các thiết bị điện sẽ bị
cháy rụi và hư hỏng máy phát điện.
+ Trong một số trường hợp, người ta sử dụng cùng với bộ điều chỉnh cho hai trường hợp: sử dụng bộ điều chỉnh hoặc
không sử dụng bộ điều chỉnh.
Cách chọn cầu dao:
- Việc phân loại còn được dựa vào các yếu tố sau:
+ Theo kết cấu: cầu dao được chia làm 1 cực, 2 cực, 3 cực và 4 cực. Cầu dao có tay nắm ở giữa hoặc tay bên. Nhoài ra
còn có cầu dao 1 ngả, 2 ngả được dùng để đảo chiều nguồn cung cấp cho mạch hoặc đảo chiều động cơ điện.
+ Theo điện áp định mức: 250V, 500V, ...
+ Theo dòng điện định mức: được quy định bởi nhà sản xuất thường là loại 10A, 15A, 25A,...
+ Theo vật liệu cách điện: có loại đế sứ, đế nhựa, đế đá,...
+ Theo điều kiện bảo vệ: Loại có nắp và loại không có nắp (loại không có nắp được đặt trong hộp hoặc tủ điều khiển)
+ Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc loại không có cầu chì dùng để đóng cắt.
Ký hiệu:

Cầu dao có cầu chì bảo vệ:

Cầu dao không có cầu chì bảo vệ:


CẦU CHÌ
Khái niệm:
+ Cầu chì là một loại khí cụ điện dung để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn mạch, thường dung để bảo vệ cho
đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điều khiển, mạch điện thắp sáng.
+ Cầu chì có đặc điểm đơn giản, kích thước bé, khả năng đóng cắt lớn và giá thành hạ nên được sử dụng rộng rãi.
Các tính chất và yêu cầu:
+ Cầu chì có đặc tính làm việc ổn định, không tác động khi có dòng điện mở máy và dòng điện định mức lâu dài đi qua.
+ Đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tường bảo vệ.
+ Khi có sự cố ngắn mạch, cầu chì tác động phải có tính chọn lọc.
+ Việc thay thế cầu chì bị cháy phải dễ dàng và tốn ít thời gian.
Cấu tạo:
+ Phần tử ngắt mạch: đây chính là thành phần chính của cầu chì, phần tử này phải có khả năng cảm nhận được giá trị
hiệu dụng của dòng điện qua nó. Phần tử này có giá trị điện trở suất rất bé (thường bằng bạc, đồng, hay các vật liệu có
điện trở suất nhỏ khác ). Hình dạng của phần tử có thể ở dạng là một dây (tiết diện tròn) , dạng bang mỏng.
+ Thân cầu chì: thường bằng thủy tinh, ceramic (gốm sứ) hay các vật liệu khác tương đương. Vật liệu tạo thành thân cầu
chì phải đảm bảo được hai tính chất:
- Có độ bền cơ khí.
- Có độ bền về điều kiện dẫn nhiệt, và chịu đựng được các sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mà không hư hỏng.
+ Vật liệu lấp đầy (bao bọc quanh phần tử ngắt mạch trong thân cầu chì): thường bằng vậy liệu silicat ở dạng hạt, nó
phải có khả năng hấp thụ được năng lượng sinh ra do hồ quang và phải đảm bảo tính chất cách điện khi sảy ra hiện tượng
ngắng mạch.
+ Các đầu nối: các thành phần này dung định vị cố định cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt mạch: đồng thời phải đảm
bảo tính tiếp xúc điện tốt.
Nguyên lý hoạt động:
+Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt với dòng điện chạy qua (đặc tính Ampe-giây). Để
có tác dụng bảo vệ, đường ampe- giây của cầu chì tại mọi điểm phải thấp hơn đặc tính của đối tượng cần bảo vệ.
+ Đối với dòng điện địch mức của cầu chì: năng lượng sinh ra do hiệu ứng Joule khi có dòng điện định mức chạy qua sẽ
tỏa ra môi trường và không gây nên sự nóng chảy, sự cân bằng nhiệt sẽ được thiết lập ở một giá trị mà không gây sự già
hóa hay phá hỏng bất cứ phần tử nào của cầu chì.
+ Đối với dòng điện ngắn mạch của cầu chì: sự cân bằng trên cầu chì bị phá hủy, nhiệt năng trên cầu chì tang cao và dẫn
đến sự phá hủy cầu chì.

(1): đặc tuyến A-s của cầu chì.


(2): đặc tuyến A-s của đối tượng (phụ tải).
(3): đặc tuyến A-s của đối tượng bảo vệ.

Phân loại:
Cầu chì là thiết bị điện có nhiều loại khác nhau. Người ta thường phân loại cầu chì theo chức năng, cụ thể như sau: 
- Phân loại theo môi trường hoạt động: Cầu chì cao áp, cầu chì hạ áp, cầu chì nhiệt,...
- Phân loại theo cấu tạo: Cầu chì loại hở, loại vặn, loại hộp, loại ống,...
Phân loại theo đặc điểm trực quan: Cầu chì sứ, cầu chì ống, hộp, cầu chì nổ, cầu chì tự rơi,...
- Phân loại theo phạm vi sử dụng. Bao gồm: cầu chì trên các thiết bị điện từ, điện dân dụng, động cơ…, theo khối lượng
và điện áp định mức.
Các loại cầu chì phổ biến hiện nay:
+ Cầu chì điện 1 chiều
Cầu chì điện 1 chiều là gì? Đây là loại cầu chì có kích thước nhỏ, làm việc rất ổn định. Do dòng một chiều có trị số không
đổi lớn hơn 0 nên rất khó ngắt mạch và có hồ quang điện giữa các dây dẫn nóng chảy. Vì vậy các điện cực của cầu chì
phải có khoảng cách lớn.
+ Cầu chì điện 3 pha (Cầu chì xoay chiều)
Cầu chì điện xoay chiều có kích thước nhỏ, dao động từ 50-60 lần mỗi giây từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất. Cho
nên khi không có hồ qua điện hình thành giữa các dây dẫn nóng chảy. Chúng chuyên dùng cho điện 3 pha như hạ thế.
+ Cầu chì cách ly
Chúng có tác dụng bảo vệ quá tải và ngắn mạch, được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp.
Ký hiệu
Cầu chì dung trong lưới điện hạ thế thường có nhiều hình dạng khác nhau, trong sơ đồ nguyên lý ta thường ký hiệu cầu
chì theo một trong các dạng sau:

Cách chọn:
Khi lựa chọn cầu chì cần chú ý đến các thông so định mức sau:
+ Điện áp định mức un.
+ Dòng điện định mức In.
+ Khả năng cắt (dòng ngắn mạch) định mức.
+ Đặc tính ampe - giây và khả năng hạn chế dòng điện của cầu chì.
+ Ngoài ra khi lựa chọn cầu chì phải xét đến các khả năng sau:
+ Khi lựa chọn cầu chì bảo vệ tụ điện và máy biến áp cần tính đến dòng điện quá độ. Trong thiết bị tụ điện, dòng định
mức tối thiểu của dây chảy bằng 1,6 lần dòng định mức của tụ, để tính đến sự điều hoà lưới điện và sự tăng điện áp.
+ Khi chọn cầu chì bảo vệ động cơ, cần chú ý đến dòng khởi động của động cơ và thời gian khởi động. Cần chú ý đến
tần số khởi động, nếu tần số quá cao các cầu chì không thể đủ nguội giữa các lần đóng cắt.
+ Khi lựa chọn cầu chì, chúng có điện áp định mức và trị số dòng điện khác nhau khi kích thước cầu đế cầu chì khác
nhau.
CÔNG TẮC
Khái niệm:
Công tắc (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp contact) là tên của một thiết bị (xét trong mạch điện), được sử dụng với mục đích để
đóng/bật - ngắt/mở/tắt dòng điện hoặc chuyển hướng trạng thái đóng-ngắt trong tổ hợp mạch điện có sử dụng chung một
công tắc.
Công tắc điện thường được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện.
Việc sử dụng công tắc điện sẽ giúp cho bạn dễ dàng kiểm soát cũng như kết nối khả năng hoạt động của các thiết bị điện
trong gia đình và việc sử dụng các thiết bị điện cũng sẽ được sắp xếp hợp lý nhất.
Cấu tạo:
+ Lớp vỏ: Thường được làm bằng nhựa. Như là 1 lớp lá chắn bao bọc bên ngoài của thiết bị đối với những nhà sản xuất
họ không chỉ đầu tư vào chất lượng mà còn về cả mặt hình thức thì lớp vỏ này còn mang tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, lớp vỏ còn có nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi các tác nhân của thời tiết cũng như tránh những
nguy hiểm cho người dùng khi tiếp cận với những thiết bị có chứa điện.
+ Cực bao gồm: cực động, cực tĩnh, thường được chế tạo bằng đồng.
Nguyên lý hoạt động:
Công tắc điện có nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản:
Khi chúng ta đóng công tắc: cực động sẽ tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch cho dòng điện chạy qua và thiết bị sẽ hoạt
động.
Khi cắt công tắc: cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch sẽ làm ngắt điện khỏi thiết bị.
Vị trí lắp đặt của công tắc thường nằm trên dây pha, nối tiếp với tải và sau cầu chì.Để các thiết bị hoạt động một cách tốt
nhất, bạn nên tìm vị trí thích hợp nhất để lắp đặt các thiết bị đó.
Phân loại:
Việc phân loại các loại công tắc phụ thuộc vào 2 yếu tố
Phân loại dựa vào số cực
Công tắc điện 1 cực là thiết bị có một hạt công tắc, với thiết kế chỉ có một phím nhấn công tắc riêng biệt. Đây là loại công
tắc điện bao gồm một cực động và một cực tĩnh. Cấu tạo hai cực này thuận tiện cho việc nối dây nên quá trình thi công
diễn ra rất nhanh chóng.
Công tắc điện 2 cực là loại công tắc có 2 hạt liền nhau cùng nằm trên một mặt phẳng của thiết bị. Loại công tắc này có
chức năng bật/tắt 2 thiết bị điện được kết nối. Công tắc đôi một chiều có ưu điểm tiết kiệm diện tích lắp đặt hơn so với
công tắc đơn 1 chiều.
Công tắc điện 3 cực là loại công tắc có bộ phận tiếp diện có 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh dùng để chuyền nối dòng điện.
Công tắc điện 3 cực này thường được sử dụng chủ yếu trong các mạch điện cầu thang. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ
biến trong các tòa nhà, nhà cao tầng hoặc lắp đặt trong các kho tối.
Phân loại dựa vào thao tác đóng cắt
Công tắc bật on/off: là một trong những công tắc được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó đem lại sự thuận tiện cho người
dùng trong quá trình mất điện. Chúng ta có thể biết được các thiết bị điện của mình đã được tắt hay chưa nhờ vào những
kí hiệu có trên công tắc. Và giá cả của loại công tắc này cũng không cao, cũng có rất nhiều mẫu mã cũng như hãng khác
nhau để khách hàng có thể lựa chọn.
Công tắc gạt: được thiết kế với 3 bộ phận cơ bản gồm: bộ phận truyền động, thân công tắc và phần chân cắm.Kích thước
nhỏ gọn, sử dụng đơn giản nên không chiếm nhiều diện tích khi lắp đặt. Giá thành của sản phẩm này cũng không đem đến
cho khách hàng nhiều sự đắn đo. Công tắc gạt không còn là thiết bị điện xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay nữa.
Công tắc xoay: Chúng được sử dụng để kết nối một dòng với một trong nhiều dòng. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được
nhiều loại công tắc xoay được sử dụng hiện nay như để điều chỉnh độ sáng, tốc độ quay của quạt,....Ngày nay dòng thiết
bị này đang là sự lựa chọn tốt nhất trong việc sử dụng và thay thế các loại công tắc bật tắt điều khiển thông thường. Nó
giúp chúng ta có thể kiểm soát điện năng tiêu thụ tốt.
Và một số loại công tắc khác như: công tắc dây kéo, công tắc điện rời, công tắc thông minh, ...
NÚT NHẤN
Khái niệm:
Nút nhấn hay còn gọi là nút ấn dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, các loại máy móc hay một số quá trình trong
điều khiển.
Nút nhấn thường được thiết kế trên bảng điều khiển, tủ điện, hay trên hộp nút nhấn… Khi thao tác với nút nhấn phải dứt
khoát để mở hoặc đóng mạch điện.
Đa số các nút nhấn được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn được thiết kế phù hợp với ngón tay hoặc bàn
tay để dễ dàng sử dụng và thao tác.
Nút nhấn được thiết kế, sản xuất theo tiêu chuẩn cao, kiểu dáng đẹp, kết cấu chất lượng, dễ lắp đặt và thay thế.
Tóm lại, một số đặc điểm chung của nút nhấn như sau:
Có cấu tạo tương đồng nhau
Nút nhấn có kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng
Có rất nhiều màu sắc khác nhau tượng trưng cho yêu cầu, mục đích sử dụng của từng người
Khi tác động vào nút nhấn thì trạng thái của tiếp điểm sẽ có sự chuyển đổi, khi không có tác động thì tiếp điểm của nút
nhấn sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Công dụng chủ yếu của nút nhấn là duy trì và đảo trạng thái sau mỗi lần bị tác động.
Nút nhấn nhả cho phép đóng, ngắt thiết bị mà không cần hệ thống mạch tự giữ. Vì vậy nó giúp tiết kiệm dây dẫn trong
bảng mạch điều khiển và không chiếm nhiều diện tích trong tủ điện vì nhiệm vụ đóng ngắt đều thao tác trên một nút nhấn.
Nút nhấn được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ như máy tính, điện thoại nút bấm và thiết bị điện gia dụng.
Nó có thể bật, tắt hoặc khiến một thiết bị thực hiện các tác vụ cụ thể, giống như một máy tính. Đôi khi một nút nhấn có
thể được kết nối bằng một liên kết cơ học để điều khiển hoạt động của một nút khác.
Thương thì các nút nhấn sẽ có một màu cụ thể để biểu thị công dụng của chúng. Màu xanh để bật thiết bị, màu đỏ để tắt
thiết bị. Các nút dừng khẩn cấp thường là các nút lớn, có màu đỏ và có các khuyên lớn hơn để dễ sử dụng.
Cấu tạo nút nhấn:
Cấu tạo nút ấn gồm:
Hệ thống lò xo
Hệ thống các tiếp điểm thường hở (NO) – thường đóng (NC)
Vỏ bảo vệ
Với nút nhấn nhả: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động tiếp
điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
Với nút nhấn giữ: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động vào
nút ấn, trạng thái tiếp điểm vẫn sẽ duy trì, khi có lực tác động vào nút nhấn lần nữa thì tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
Nguyên lý hoạt động:
Nút nhấn gồm có cơ cấu truyền động, tiếp điểm cố định và rãnh. Cơ cấu chấp hành đi qua toàn bộ công tắc và vào hình trụ
mỏng ở phía dưới. Bên trong gồm có tiếp điểm chuyển động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào một tiếp điểm tĩnh và
làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Người dùng cần nhấn giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động trong một số
trường hợp. Đối với các nút khác, chốt sẽ giữ nút mở cho đến khi nút được ấn lần nữa.
Phân loại:
Nút nhấn giữ: Nút nhấn giữ thường được sử dụng làm công tắc nguồn, công tắc chức năng cho các thiết bị điện tử và gia
dụng: tivi, đầu CD, DVD, máy trộn, máy hút bụi hay trong cả hệ thống tủ điều khiển công nghiệp và nhiều thiết bị khác.
Nút nhấn truyền thống có từ 2 tiếp điểm trở lên. Gần như tất cả các nút nguồn của TV và đầu DVD đều sử dụng loại công
tắc này. Lần đầu tiên nhấn để tắt, lần thứ hai nhấn vào công tắc để bật nó lên.
Nút nhấn nhả: Nút nhấn nhả được ứng dụng nhiều trong sản xuất thiết bị gia dụng như lò vi sóng, máy pha cà phê tự
động, nồi cơm điện tử, bếp từ, quạt điện, máy ATM. Hai tiếp điểm sẽ đóng lại khi ta nhấn nút, khi ta buông tay ra thì
chúng mở ra.
Nút nhấn cảm ứng: Nút nhấn cảm ứng chứa một ma trận các tiếp điểm. Mỗi tiếp điểm có một giá trị điện trở hoặc điện
dung nhất định. Khi nhấn vào các điểm này thì điện trở hoặc điện dung trong mạch sẽ thay đổi. Bộ vi xử lý sẽ nhận ra sự
thay đổi này để biết thao tác của người dùng từ đó điều khiển máy theo yêu cầu của người dùng.
Nút nhấn kín nước: Nút nhấn chống thấm nước cũng giống như nút nhấn thông thường nhưng nó có thêm một nắp chống
thấm nước.Toàn phần đầu nút sẽ được bọc cao su nên sẽ giúp nút có khả năng chống thấm nước và bám bụi.
So sánh nút nhấn và công tắc có gì khác nhau:
Cấu tạo
– Công tắc: Công tắc được chia ra làm 2 cực rõ rệt qua việc đóng ngắt dòng điện. Người sử dụng thao tác gạt hay nhấn để
đóng ngắt được dòng điện thông qua công tắc.
– Nút nhấn: Chỉ cần nhấn nút là hệ thống lò xò kéo lại với nhau tạo thành một sự đàn hồi làm nút nhấn bật lên hay bật
xuống. Trong nút nhấn có các tiếp điểm ở đầu đóng và mở. Khi có dòng điện chạy qua các tiếp điểm sẽ xảy ra hiện tượng
đóng ngắt dòng điện. Nút nhấn còn tích hợp thêm đèn Led, hệ thống âm thanh để thông báo khi có vấn đề cho người sử
dụng.
Công dụng
Công dụng của công tắc: là đóng cắt khi dòng điện có vấn đề như ngắn mạch, quá tải. Công tắc lập tức đóng ngắt ngay sao
cho dòng điện tự động về lại ban đầu để không làm ảnh hưởng đến chất lượng các thiết bị khác cũng như an toàn cho
người dùng.
Công dụng của nút nhấn: đóng ngắt hợp lý dòng điện và báo hiệu kịp thời thông tin nhận được nhờ việc tích hợp hệ thống
đèn LED và âm thanh, bộ cảm biến. Khi bạn nhấn nút xuống nó sẽ tự động giữ và bắt đầu hoạt động, khi nhận được tín
hiệu xấu thì ngay lập tức lò xo đàn hồi để nút nhấn trở lại ban đầu. Đây là lý do nó ngày càng được ứng dụng trong nhiều
thiết bị hơn công tắc.
Về tuổi thọ
Tuổi thọ của cả hai đều tương đương. Hai thiết bị này có tuổi thọ từ 2 đến 5 năm. Nếu sử dụng tốt tuổi thọ có thể lâu hơn.
Người dùng cần mang đi bảo trì định kỳ để đảm bảo chất lượng cũng như cách thức hoạt động. Cả hai thiết bị này đều dễ
dàng vệ sinh. Bạn chỉ cần dùng khăn ẩm lau nhẹ bụi bẩn bên ngoài để giúp thiết bị luôn mới và sạc. cả 2 đều có hệ thống
kháng nước nên bạn có thể yên tâm khi chẳng may bị nước nhiễu vào.
Ứng dụng
Công tắc: dùng cho điện dân dụng và các lĩnh vực khác trong công nghiệp. Công tắc có thiết kế đơn giản, tính năng tốt.
Ngoài ra giá thành cũng rất phải chăng nên luôn là lựa chọn của nhiều gia đình.
Tuy nhiên do nó không tích hợp hệ thống điều khiển từ xa mà phải có người tác động nên cũng khá bất tiện.
Nút nhấn: được ứng dụng nhiều trong xây dựng, sản xuất, nhà máy hay xí nghiệp. Nguyên nhân chính là vì nó có tích hợp
hệ thống thông minh chỉ cần điều khiển từ xa. Ngoài ra nó còn có đèn với âm thanh báo hiệu giúp cho người dùng dễ dàng
nhận biết sự cố hơn.
RƠ LE TRUNG GIAN
Khái niệm:
Là một thiết bị điện tử có kích thước nhỏ và giá rẻ, rơ le trung gian như một kiểu nam châm điện được tích hợp hệ thống
tiếp điểm. Chúng có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc khuếch đại. Loại rơ le này thường được lắp ở vị trí
trung gian. Chúng nằm giữa các thiết bị điều khiển có công suất lớn hơn hặc nhỏ hơn.
Tuy là một thiết bị nhỏ bé nhưng lại vô cùng quan trọng trong mạch điện. Cần phải có rơ le trung gian để lắp hầu hết ở các
bảng mạch điện tử. Nó là một dạng công tắc vì rơ le có hai trạng thái ON và OFF. Chúng ở trạng thái nào còn phụ thuộc
vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không.
Nhiệm vụ chính của thiết bị này là trung gian để chuyển tiếp mạch điện đến thiết bị khác. Giống như rơ le nhiệt loại rơ le
này giúp bảo vệ các thiết bị điện khác, tránh những hư hỏng, cháy nổ. Hơn nữa còn giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Chẳng hạn như tủ lạnh khi bị yếu điện Rơ le trung gian sẽ ngắt điện và không cho tủ làm việc nữa. Còn khi điện ổn định,
nó sẽ lại cấp điện bình thường. Hay như trong bộ nạp của ắc quy xe ô tô, xe gắn máy. Nếu như máy phát điện đủ khỏe thì
rơ le trung gian sẽ thực hiện nhiệm vụ đóng mạch nạp cho ắc quy.
Thường thì rơ le trung gian được dùng để thực hiện truyền tín hiệu. Hay sử dụng cho dòng điện từ vài Ampe trở xuống.
Còn đối với các dòng vài chục Ampe trở lên có tích hợp thêm buồng dập hồ quang, bắt buộc phải sử dụng khởi động từ
(contactor).
Cấu tạo:
Rơ le trung gian được dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu điện tử. Chúng đóng vai trò điều khiển trung gian
giẵ các thiết bị điều khiển. Cùng xem sơ đồ dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu tạo của nó.

Trong đó:
1 là điểm cuộn dây 2 là phần lõi thép tĩnh
3 là phần lõi thép động 4, 5 vị trí vít ốc điều chỉnh
6, 7 là tiếp điểm thường mở NO 8, 12 vị trí của lò xo
9 là vị trí giá cách điện 10, 11 vị trí tiếp điểm thường đóng NC
Rơ le trung gian được cấu tạo gồm 2 phần chính đó là cuộn hút (nam châm điện) và mạch tiếp điểm (mạch lực). Cùng với
vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.
Nam châm điện gồm có: lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây đó thể là cuộn cường độ hay cuộn điện áp,
hoặc có thể là cả hai. Lõi thép động được găng bởi một lò xo và cùng định vị bằng một vít điều chỉnh.
Mạch tiếp điểm bao gồm có tiếp điểm nghịch đóng vai trò đóng cắt thiết bị điện tải được cách ly với cuộn hút bằng dòng
nhỏ.
Nguyên lý hoạt động:
Được tạo ra từ một trường hút do đó dòng điện chạy qua rơ le trung gian sẽ chạy qua cuộn dây bên trong. Từ trường hút
này sẽ tác động lên một đòn bẩy bên trong. Điều này sẽ làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và làm thay đổi trạng thái
của rơle. Số tiếp điểm điện sẽ bị thay đổi có thể là 1 hay nhiều do tùy vào thiết kế.
Rơ le trung gian có 2 mạch độc lập nhau hoạt động. Một mạch điều khiển cuộn dây của rơ le: cho dòng chạy qua cuộn dây
hay không. Hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có
qua được rơ le được hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF.
Rơ le trung gian có nguyên lý hoạt động tương tự như khởi động từ. Đối với rơ le trung gian thì chỉ có duy nhất một điểm
có khả năng tải dòng điện nhỏ được sử dụng cho mạch điều khiển (tiếp điểm phụ). Khác với khởi động từ loại rơ le này
không có buồng dập hồ quang.
Ký hiệu:
Khi bạn muốn lắp ráp các mạch điều khiển sử dụng rơ le. Hoặc trong những mạch điện tử công nghiệp, thường sẽ có một
số ký hiệu và bạn cần hiểu những ký hiệu rơ le trung gian đó có nghĩa là gì. Hiểu rõ những ký hiệu đó giúp cho bạn lua
chọn được loại thích hợp và khi lắp đặt cũng dễ dàng hơn.
Sẽ có 3 ký hiệu mà bạn cần để ý khi muốn tìm hiểu về rơ le trung gian đó là SPDT, SPST và DPST. Để hiểu rõ hơn ý
nghĩa của những ký hiệu đó thì bạn theo dõi phần giải thích sau:
Ký hiệu rơ le trung gian DPDT (Double Pole Double Throw) nghĩa của nó là rơ le có 2 cặp tiếp điểm. Mỗi cặp sẽ có tiếp
điểm thường đóng và hở và cũng có một đầu chung.
SPST: được viết tắt của cụm từ Single Pole Single Throw. Chúng có nghĩa là rơ le có một tiếp điểm thường hở.
Ký hiệu rơ le trung gian DPST viết tắt của cụm từ Double Pole Single Throw và có nghĩa là rơ le có 2 tiếp điểm thường
hở.
Ngoài ra, các rơ le trung gian khi được lắp ghép trong tủ điều khiển. Thường sẽ được lắp trên các đế chân ra. Tuỳ theo số
lượng chân ra sẽ có những kiểu đế khác nhau như: Đế 8 chân, đế 11 chân, đế 14 chân…Bởi vậy khi tìm mua bạn cũng cần
chú ý đến những chi tiết này.
Phân loại:
Rơ le trung gian theo vôn nghĩa là dựa theo số vôn và phân biệt. Hiện nay có các loại như rơ le trung gian 12v, rơ le 220v,
rơ le 380v.
a. Rơ le trung gian 12V
Là một rơ le dòng cao cho các thiết bị điện, là thiết bị điều khiển phụ có vai trò như một công tắc. Có nguồn điều khiển
12V là nguồn cấp cho quận dây hút của rơle với khả năng chịu tải lên tới 40 ampe. Được dùng đóng ngắt cho qua điện từ
1V đến 220V.
Đối với loại rơ le này rất thích hợp để sử dụng cho các thiết bị dân dụng. Điều này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ hỏng hóc,
cháy nổ cho các thiết bị điện trong nhà bạn.
b. Rơ le trung gian 220V
Gồm có hai mạch độc lập rơle trung gian 220V dễ dàng trong việc lắp đặt và bảo dưỡng. Kết cấu của rơ le này không quá
phức tạp nên bạn có thể dễ dàng lắp đặt và kiểm tra trong quá trình sử dụng.
Rơle trung gian 220V sở hữu nhiều lượng tiếp điểm. Cũng có thể vừa mở vừa đóng, nên thường được dùng để truyền tín
hiệu khi các rơ le chính không đảm bảo được khả năng ngắt. Chúng còn có độ bền và độ an toàn cao nên sẽ tiết kiệm chi
phí đáng kể
c. Rơ le trung gian 380V
Với rơ le trung gian 380v có khả năng chịu tải lên tới 100 ampe. Thời gian tác động siêu nhanh chỉ 0.1s rất thích hợp sử
dụng cho các thiết bị công nghiệp.
Kích thước tiếp điểm to siêu bền bền và chắc chắn. Sử dụng loại rơ le này sẽ giúp hiệu quả làm việc được tối ưu. Những
hiện tượng như mất pha, chập cháy sẽ không còn nữa. Thay vào đó dù có chạy với dòng điện công suất cực lớn như các
loại máy công nghiệp. Cũng sẽ giữ được dòng điện ổn định cho nhà máy.
d. Rơ le trung gian theo chân
Đúng như cách gọi rơ le trung gian theo chân được phân biệt theo số lượng chân của loại rơ le đó. Cùng xem có những
loại nào sẽ được trình bày dưới đây:
- Rơ le trung gian 11 chân
Rơle trung gian 11 chân có nghĩa là được thiết kế có 11 chân. Là loại rơle trung gian, chúng có nhiệm vụ là chịu tải trung
gian cho các cảm biến. Hơn thế nữa nó còn làm các mạch tự giữ, mở, bật cùng với thiết kế có nhiều tiếp điểm xung quanh.
Loại rơle 11 chân này được dùng rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay do chúng dễ dàng tháo lắp. Cũng như có độ
bền cao và quá trình sử dụng ổn định.
- Rơ le trung gian 14 chân
Loại rơ le trung gian 14 chân thực tế nó có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó 13 và 14 luôn là chân cuộn dây cấp nguồn.
Loại rơ le này được dùng rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn trên thị trường. Bởi chúng có công dụng tuyệt vời và
độ an toàn của nó mang đến cho hệ thống dòng điện dân dụng và cả dòng điện công nghiệp.
Ngoài những loại rơ le trên còn có rơ le 5 chân, rơ le 8 chân. Cũng có những công dụng và chức năng tuyệt vời. Khi bạn
muốn lắp rơ le cho một thiết bị nào đó hãy tìm hiểu để có thể mua được loại rơ le phù hợp nhất.
Cách kiểm tra rơ le trung gian
Thường thì các thiết bị điện sau một thời gian sử dụng sẽ gặp vấn đề. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cách kiểm tra rơ le trung
gian có đang gặp vấn đề và cần thay mới hay không.
Để kiểm rơ le trung gian bạn cần một người khác để giúp đỡ bật công tắc đến vị trí “ON”. Khi đó thì tay bạn đặt trên rơ le
tay sẽ cảm thấy có tiếng cạch cạch.
Mặt khác khi chìa khóa bật sang vị trí “Star” ngón tay cũng sẽ cảm thấy có tiếng cạch cạch (rờ le khởi động). Nếu không,
bạn hãy gỡ rơ le ra và kiểm tra lại các kết nối. Nếu như rơ le bị ăn mòn hoặc quá nóng thì lắp lại với một cái rờ le mới.
Tuy nhiên tôi cũng khuyên bạn rằng bất cứ khi nào thiết bị điện xảy ra vấn đề gì bạn cũng không nên tự ý tháo lắp và
kiểm tra. Hãy nhờ đến những người có chuyên môn am hiểu về điện. Để tránh những rủi ro không đáng có.
RƠ LE NHIỆT
Khái niệm:
Rơ le nhiệt (Relay nhiệt) được dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện không bị quá tải. Thiết bị này thường được dùng
kèm với khởi động từ (contactor). Rơ le nhiệt giúp đóng cắt tiếp điểm thông qua sự co dãn của thanh kim loại.
Rơ le nhiệt giúp bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện tăng đột ngột hoặc bị quá tải. Rơ le nhiệt bảo đảm sự an toàn cho
máy móc, giúp các thiết bị hoạt động ổn định và bền bỉ hơn. Rơ le nhiệt được ứng dụng nhiều cho máy móc thiết bị gia
đình như máy bơm nước, điều hòa, lò nướng,.. Các rơ le này thường được gắn kèm với cầu chì.
Rơ le nhiệt là cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tác động dựa trên cơ chế dãn nở vì nhiệt chứ không tác động
nhanh như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do đó rơ le nhiệt chỉ dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ
ngắn mạch. Muốn bảo vệ ngắn mạch thì phải dùng kèm với aptomat, cầu chì.
Rơ le nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz, có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm
A. Rơ le nhiệt của các hãng Mitsubishi, LS, Schneider có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A
Cấu tạo:
Nguyên lý hoạt động:
Như đúng tên gọi của mình, rơ le nhiệt có nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện
quá tải sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn đốt nóng tấm kim loại của rơ le dẫn đến hiện tượng bị giãn nở. Phiến kim loại
kép có vai trò vô cùng quan trọng trong những thành phần cấu tạo của rơ le nhiệt, nó giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả.
Phiến kim loại kép này được tạo thành từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau ghép lại.
Thông thường, thanh kim loại thứ nhất sẽ là thanh có chỉ số giãn nở thấp hơn và thương được làm từ chất liệu invar (64%
Fe + 36% Ni). Còn thanh kim loại thứ 2 sẽ có chỉ số giãn nở lớn hơn và thường được làm từ đồng thau hoặc thép niken -
crom nên có độ giãn nở gấp khoảng 20 lần so với invar.
Khi dòng điện đi vào có sự thay đổi đột ngột, một nhiệt lượng lớn được sinh ra và tác động lên thanh thép kép khiến cho
nó uốn theo chiều thanh kim loại có chỉ số giãn nở thấp hơn để cho dòng điện trực tiếp chạy qua hoặc dây điện trở bao
quanh. Độ uốn cong của thanh kim loại sẽ phụ thuộc vào độ dài và độ dày của nó. Nếu muốn độ uốn cong lớn thì yêu cầu
phiến kim loại dài và mỏng, còn nếu cần lực đẩy mạnh thì cần chế tạo phiến kim loại rộng, ngắn và dày.
Phân loại:
Trên thị trường đang phân phối rất nhiều loại rơ le nhiệt, tùy vào từng tiêu chí mà người ta chia thiết bị này thành những
nhóm khác nhau. Cụ thể:
Dựa theo tiêu chí kết cấu rơ le nhiệt được chia làm hai loại: Rơ le hở và rơ le kín
Theo yêu cầu sử dụng sẽ có: rơ le nhiệt một cực và rơ le nhiệt hai cực
Dựa theo phương thức đốt nóng, rơ le nhiệt được chia làm ba loại: rơ le đốt nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ
le đốt nóng hỗn hợp. Theo tiêu chí này thì loại rơ le hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất vì nó có tính nhiệt ổn định tương
đối tốt đồng thời phù hợp để làm bội số quá tải gúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.
Ngoài ra, rơ le nhiệt còn có các loại: rơ le nhiệt 3 pha, rơ le nhiệt 1 pha,...
- Rơ le nhiệt 1 pha: Sử dụng cho dòng điện 220V. Hiện nay hầu hết các thiết bị điện trong gia đình đều dùng loại rơ le
nhiệt 1 pha này. Nó giúp ngăn chặn rủi ro khi có sự cố dòng điện quá tải hoặc cháy động cơ.
- Rơ le nhiệt 3 pha: được dùng với những thiết bị điện 3 pha có công suất hoạt động lớn từ 3KW đến 5KW (các thiết bị
điện trong ngành công nghiệp). Rơ le nhiệt có nhiệm vụ tách nguồn điện ra khỏi động cơ của thiết bị điện khi có sự cố bất
ngờ xảy ra, giúp tránh hư hỏng ngoài ý muốn.
- Rơ le nhiệt nồi cơm điện: Loại Rơ le này được thiết kế dạng hình tròn nhỏ, mặt dưới thiết kế gắn với lò xo và được gắn
vào giữa mâm nhiệt của nồi cơm. Rơ le trong nồi cơm điện có công dụng ngắt dòng điện khi nhận thấy dấu hiệu của sự
quá tải dòng điện. Khi cơm chín ( nhiệt độ đạt đỉnh mức giới hạn), Rơ le nhiệt sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho
dòng điện.
Rơ le nhiệt bàn là: Loại rơ le này có nguyên lý hoạt động là khi nhiệt độ tăng, phiến kim loại kép sẽ cong khiến mạch điện
bị ngắt, khi nhiệt độ giảm xuống thì phiến kim loại kép sẽ thẳng ra và nối lại mạch điện, bàn là lại được đốt nóng lên.
Rơ le nhiệt máy bơm nước: Loại rơ le này có tác dụng bảo vệ máy bơm khi hiện hiện tượng quá tải trong quá trình hoạt
động. Máy bơm hoạt động liên tục, trường hợp không có nước máy sẽ nóng lên khiến Rơ le nhiệt bắt đầu giãn nở và ngắt
điện. Việc này giúp cho máy không bị chập cháy.
Cách chọn rơ le nhiệt:
Để chọn được Relay nhiệt phù hợp nhất, giúp bảo vệ động cơ trong quá trình hoạt động bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố:
+ Dòng làm việc
+ Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (vì mỗi loại Relay nhiệt sẽ tương thích với một dòng contactor tương ứng, khi
xem catalogue sản phẩm bạn cần chú ý vì nhà sản xuất thường có khuyến cáo khi lựa chọn)
+ Công thức tính toán dòng cho chọn Relay nhiệt, ta cần tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau.
Idm = Itt x 2
Iccb = Idm x 2
Ict = (1,2-1,5)Idm
Một số lưu ý khi chọn rơ le nhiệt:
- Nên chọn Relay nhiệt có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ hoặc cao hơn một chút. Ngưỡng
điều chỉnh thấp nhất của Relay nhiệt nên thấp hơn khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ. Ngưỡng điều chỉnh cao
nhất của Relay nhiệt phải cao hơn ngưỡng trên của dải hoạt động của động cơ.
- Một số loại Relay nhiệt có sẵn chân cắm vào contactor (thường là các Relay nhiệt loại nhỏ), do đó nó chỉ lắp được đúng
loại contactor mà tương thích với nó. Ví dụ dòng Relay nhiệt TH-T18 của Mitsubishi chỉ lắp được cho contactor S-T10,
S-T12, S-T20 của Mitsubishi.
- Một số dòng Relay nhiệt cao cấp có tích hợp chức năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên loại này hiện không được thông dụng
trên thị trường. Do đó nên sử dụng Relay bảo vệ mất pha riêng.
CONTACTOR
Khái niệm:
Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch
điện động lực. Contactor là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có thể điều khiển các
thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.
Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông
dụng nhất là các loại contactor điện từ.
Cấu tạo:
Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:
1. Nam châm điện: gồm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt, lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở
về vị trí ban đầu.
2. Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy
cần hệ thống dập hồ quang.
3. Hệ thống tiếp điểm: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ
• Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn
vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.
• Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường
đóng và thường mở.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam
châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi contactor ở trạng thái hoạt
động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ
thống mạch điều khiển của Contactor.
Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của contactor tương đối đơn giản. Dòng điện chạy qua contactor kích hoạt nam châm điện. Khi đó,
nam châm điện sẽ tạo ra từ trường giúp hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín. Nhờ bộ phận liên động giữa lõi
từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và các tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái. Đối với
tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra và tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại. Vì các contactor được thiết kế để đóng/mở nhanh
chóng nên chúng có thể chịu được tải lớn.
Dòng điện đầu vào của contactor có thể là dòng điện một chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC). Với dòng điện
xoay chiều, contactor được trang bị cuộn dây tạo bóng, bằng không sẽ bị nhiễu mạnh mỗi khi dòng điện xoay chiều đổi
chiều dòng điện. Dòng điện một chiều không bị ảnh hưởng vì dòng điện từ luôn cố định.
Thông số cơ bản trên contactor:
Contactor bao gồm những thông số sau bạn cần chú ý:
Dòng điện định mức (Uđm): Đây là thông số về dòng điện chạy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng
mạch điện. Giá trị này giúp cho mạch điện chính của contactor không bị phát nóng quá mức giới hạn cho phép.
Điện áp định mức (Iđm): Đây là thông số về điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.
Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thông thường,
chúng sẽ có giá trị bằng 1-7 lần giá trị Dòng điện định mức.
Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà tại giá trị đó contactor có thể ngắt khỏi mạch
điện. Thông thường, chúng sẽ có giá trị bằng 1-10 lần giá trị Dòng điện định mức.
Độ bền cơ: Đây là thông số về số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chạy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Nếu
vượt quá số lần đóng ngắt đó thì các tiểm điểm sẽ bị hư hỏng. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 5 triệu đến 10
liệu lần đóng ngắt.
Độ bền điện: Đây là thông số về số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Các loại contactor thường có độ bền điện từ
200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.
Phân loại:
Có rất nhiều cách để chúng ta phân loại contactor, sau đây là các cách cơ bản:
Phân loại theo nguyên lý truyền động: Contactor có các loại như contactor điện từ, contactor hơi ép, contactor thủy lực,..
Tuy nhiên, contactor điện từ là loại được sử dụng nhiều nhất.
Phân loại theo dòng điện: Với cách phân loại này, chúng ta có contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.
Phân loại theo kết cấu: Contactor có những kết cấu khác nhau dùng ở nơi hạn chế chiều cao hay nơi hạn chế chiều rộng.
Phân loại theo dòng điện định mức: Có những loại contactor có định mức 9A, 12A, 18A,.. thậm chí là 800A hoặc lớn hơn.
Phân loại theo số cực: Có những loại contactor như contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha và 4 pha, nhưng phổ biến nhất là
contactor 3 pha.
Phân loại theo cấp điện áp: Có 2 loại là contactor trung thế và contactor hạ thế.
Phân loại theo điện áp cuộn hút: Có những loại cuộn hút xoay chiều như 200VAC, 380VAC,.. và cuộn hút một chiều
24VDC, 48VDC,..
Phân loại theo chức năng chuyên dụng: một số hãng chế tạo contactor chuyên dụng cho một ứng dụng đặc thù ví dụ
contactor chuyên dùng cho tụ bù của hãng Schneider.
Sự khác nhau giữa contactor xoay chiều và contactor một chiều:
Contactor xoay chiều và Contactor một chiều có 5 điểm khác biệt chính sau:
Lõi điện từ của Contactor xoay chiều được làm từ thấm thép silicon nhiều lớp, còn cục lõi điện từ của Contactor một
chiều được làm từ thép non.
Lõi điện từ của Contactor xoay chiều có hình chữ E, còn lõi điện từ của Contactor một chiều có hình chữ U.
Contactor xoay chiều đi kèm với vòng ngắn mạch giúp giảm rung động và tiếng ồn từ cục nam châm điện. Ngược lại
Contactor một chiều không kèm bộ phận này.
Contactor xoay chiều có dòng khởi động với tần suất tối đa là 600 lần/giờ. Contactor một chiều là 1200 lần/giờ.
Contactor một chiều sử dụng buồng dập hồ quang từ tính, trong khi contactor xoay chiều sử dụng buồng dập hồ quang
lưới.
Ưu điểm của contactor:
Contactor có những ưu điểm sau:
Giúp đóng/ngắt mạch điện nhanh chóng.
Có thể sử dụng cho cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
Có kết cấu và vận hành đơn giản
Nhược điểm của contactor:
Contactor có những nhược điểm sau:
Trong trường hợp không có từ trường, cuộn dây có thể bị cháy.
Các linh kiện thành phần dễ bị mài mòn khi tiếp xúc với hơi ẩm.
Ứng dụng:
Contactor có những ứng dụng phổ biến sau:
Contactor được áp dụng nhiều trong trong ngành tự động hóa ngày nay, sử dụng trong cả mục đích dân dụng và mục đích
công nghiệp.
Chúng ta có thể phân loại ứng dụng theo loại contactor:
Contactor điều khiển động cơ: Cấp nguồn để khởi động động cơ. Contactor thường được kết hợp với rơ le nhiệt để bảo vệ
quá tải cho động cơ.
Contactor khởi động sao – tam giác: Thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ
tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động
Contactor điều khiển tụ bù: Đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Chúng được dùng trong hệ
thống bù tự động được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.
Contactor điều khiển hệ thống chiếu sáng: Đóng ngắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt theo giờ quy định.
Một số câu hỏi liên quan:
1. Contactor và rơ le khác nhau như thế nào?
Rơ le:
– Rơ le dùng để đóng/ngắt mạch có điện áp thấp.
– Kích thước rơ le nhỏ.
– Một khi hư hỏng, không thể sửa chữa
Contactor:
– Contactor dùng để đóng/ngắt mạch có điện áp cao.
– Kích thước contactor lớn hơn.
– Có thể sửa chữa.
2. Công dụng của contactor là gì?
Contactor đóng vai trò như một công tắc để chuyển tải công suất cao và bảo vệ động cơ.
3. Contactor thường đóng là gì?
Contactor thường đóng (NC) có nghĩa là hai tiếp điểm được kết nối tạo thành một mạch kín.
4. Làm thế nào để nối contactor 3 pha?
Sau đây là quy trình nối contactor 3 pha:
1. Ngắt nguồn cung cấp điện.
2. Ba dây pha của contactor được nối lần lượt với cổng điện T1, T2 và T3 của thiết bị.
3. Nối lại nguồn điện và kiểm tra hoạt động.

You might also like