You are on page 1of 5

2 bản cục

ị Tụ điện

. Lóp cách điện


ị Tụ điện phân cực ị1 ìl 010 *!(....°
2 lớp kim loại
;
• Vỏ alumium Tụ điện biển thiên
• Vò nhựa
* * ' I

Tụ điện: Gồm có hai bản cực kim loại

Hình 1.19. Câu tạo tụ điện Hình 1.20. Ký hiệu tụ điện


hoặc các màng kim loại đối diện với nhau. Hai bản cực được cách nhau bởi lớp điện môi
bằng các chất cách điện khác nhau như không khí, mica, giấy, nhựa,...
Tụ điện có khả năng lưu trữ năng lượng điện, đại lượng, đặc trưng cho khả năng lưu trữ
của tụ điện là điện dung (C).
Đơn vị đo điện dung của tụ điện là Fara (F).
Các loại tụ điện phổ biến:
- Tụ hóa: Là tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá
trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 pF đến 4700 |iF;
- Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: Là tụ không phân cực và có hình dẹt. Điện dung của tụ
thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 |oF;
- Tụ xoay: cấu tạo của tụ điện này giúp nó có thể xoay được để thay đổi giá trị điện
dung;
- Tụ Li ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều.

Công tắc
+ + + + + +4M-+ +
+++++ +++++
Dielectric Tụ điện

_____ị
4- —
+
Battery

Hình 1.21. Hoạt động nạp của tụ điện


Khi đặt điện áp một chiều vào cả 2 điện cực bằng cách nối các cực âm và dương của
một tụ điện, các điện cực sẽ tích điện dương và âm. Các điện tích sẽ không thay đổi kể cả sau
khi nguồn điện được ngắt ra, khi đó tụ điện có tác dụng tích điện.
Khi các điện cực của một tụ điện tích điện bị đoản mạch, sẽ có một dòng điện tức thời
chạy từ bản cực (+) đến bản cực (-) làm trung hòa tụ điện. Khi đó tụ điện có tác dụng phóng
điện. Ngoài chức năng tích điện, tụ điện còn có tác dụng ngăn không cho dòng điện một
chiều chạy qua.
2.3. Nam châm
Nam châm có hai cực từ Bắc và Nam, có đặc tính hút được kim loại như sắt, thép,....
Bên ngoài thỏi nam châm từ trường đi từ cực Bắc sang cực Nam; bên trong từ trường đi từ
Nam đến Bắc.
Có hai loại nam châm
- Nam châm thiên nhiên: Được làm từ các nguyên liệu sắt từ như sắt, coban, niken,...
- Nam châm điện: cấu tạo gồm một ống dây bên trong có lõi thép. Khi cho dòng điện
Hình 1.22. Nam châm thiên nhiên

s
t V

+s
chạy qua một ống dây thì ống dây ừở thành nam châm điện. Xác định cực của nam châm điện
theo nguyên tắc bàn tay phải bằng cách dùng bàn tay nắm ống dây sao cho chiều bốn ngón
tay nắm ống dây theo chiều dòng điện. Ngón tay cái sẽ chỉ cực Bắc của nam châm điện
Hình 1.23. Nam châm điện
3. Các thiết bị đóng cắt 3.1.
Công tắc
Công tắc là một thiết bị phổ biến nhất dùng để đóng, ngắt dòng điện cung cấp cho các
phụ tải.

Hình 1.24. Các loại công tắc

Công tắc được sử dụng trên ô tô gồm rất nhiều loại có cấu tạo và hình dạng khác nhau
như: Khóa điện, công tắc xi nhan, công tắc đèn,...
ộ Rơ le
Rơ le là một loại công tắc điện từ dùng để đóng, cắt các phụ tải có công suất lớn. Cấu
tạo của rơ le gồm có cuộn dây rơ le có điện trở cao và các cặp tiếp điểm. Các cặp tiếp điểm
của rơ le được thiết kế để có thể chịu được dòng điện lớn.
Khi đóng công tắc, dòng điện chạy giữa các điểm 1 và 2, làm từ hóa cuộn dây. Lực từ
của cuộn dây hút làm đóng tiếp điểm giữa 3 và 4. Dòng điện từ ắc quy qua tiếp điểm 3 và 4
làm sáng bóng đèn. Vì vậy thông qua việc sử dụng một rơ le, ta có thể dùng công tắc và dây
dẫn có công suất thấp để đóng cắt các phụ tải có công suất lớn.

Hình 1.26. Các loại rơ le

Dựa vào cách đóng mở các tiếp điểm, rơ le được phân loại gồm:
- Loại thường mở (hình a, b): Các tiếp điểm của rơ le thường mở, và chỉ đóng khi cuộn
dây được cấp điện;
- Loại thường đóng (hình c): Các tiếp điểm của rơ le thường đóng, và chỉ mở khi cuộn
dây được cấp điện;
- Loại 2 tiếp điểm (hình d): Loại này chuyển mạch giữa hai tiếp điểm, tùy theo trạng
thái của cuộn dây .
86 30

Hình 1.27. Kỷ hiệu và vị trí các chân của rơ le theo tiêu chuẩn ISO
3.3. Rơ le điện từ

1-Đỉện từ nguồn điện; 2- Công tắc; 3— Lõi thép; 4 - Cuộn dây; 5—Lò xo hồi vị
Hình 1.28. cấu tạo của rơ le điện từ
Rơ le điện từ là một thiết bị biến điện từ thành cơ năng. Rơ le điện từ được dùng nhiều
trên ô tô như để gài khớp truyền động của máy khởi động vào vành răng bánh đà, để gài chốt
khóa, mở cửa ô tô, các van điện điều khiển khí nén...
Kết cấu của rơ le điện từ gồm một cuộn dây quấn quanh một lõi thép di động. Khi có
dòng điện chạy qua cuộn dây, từ trường của cuộn dây sẽ kéo lõi thép đến vị trí cân bằng giữa
cuộn dây. Lúc cắt điện, một lò xo sẽ kéo lõi thép về vị trí cũ.
(4) Cầu chì .
Cầu chì được dùng trong các mạch điện để bảo vệ dây dẫn điện không bị cháy trong
trường hợp quá tải hay bị chạm mát. cầu chì được làm bằng một đoạn thiếc mỏng bố trí trong
ống thủy tinh, ống plastic hay vỏ gốm cách điện. Khi có dòng điện quá tải chạy qua, dây thiếc
bị nóng chảy và mạch điện được bảo vệ.
Hình 1.29.cầu chì

Để chọn cầu chì đúng yêu cầu cho phụ tải điện, ta tính dòng điện chạy qua phụ tải sau
đó chia cho 0,8 thì ra được dòng điện cần thiết để chọn cầu chì. Ví dụ dòng điện chạy qua
phụ tải là 20A thì ta chọn cầu chì 25A để bảo vệ mạch.

You might also like