You are on page 1of 69

MÁY ĐIỆN I

Nội dung

Chương 1. Máy biến áp


Chương 2. Những vấn đề chung về MĐ quay
Chương 3. Máy điện không đồng bộ
Chương 4. Máy điện đồng bộ
Chương 5. Máy điện một chiều

1
Chương 5. Máy điện một chiều

Nội dung

I. Tổng quan về MĐMC


II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
III. Từ trường trong MĐMC
IV. Đổi chiều trong MĐMC
V. Máy phát và ĐCĐMC

2
Chương 5. Máy điện một chiều

Nội dung

I. Tổng quan về MĐMC


II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
III. Từ trường trong MĐMC
IV. Đổi chiều trong MĐMC
V. Máy phát và ĐCĐMC

3
I. Tổng quan về MĐMC
Khái niệm về máy điện một chiều
Máy điện 1 chiều được sử dụng trong nhiều ứng dụng công
nghiêp, dân dụng
- Mômen khởi động lớn
- Điều chỉnh tốc độ trong dải rộng, liên tục, dễ dàng
* Hệ thống chổi than vành góp  tia lửa điện
I. Tổng quan về MĐMC
1. Cấu tạo máy điện một chiều:
Gồm có hai phần chính là stato (phần cảm) và roto (phần ứng).
a. Stator:
* Vỏ máy: là từ thép ống, tấm và là 1 phần của mạch từ
* Cực từ chính: là nam châm điện (có thể là nam châm vĩnh cửu)
- Lõi thép: làm từ thép đúc
- Dây quấn cực từ chính: là dây quấn kích từ  từ thông chính 0
* Cực từ phụ: làm giảm tia lửa điện giữa chổi than và vành góp
I. Tổng quan về MĐMC
1.1. Phần stator (tiep)
 Stato còn gọi là phần cảm gồm gông từ làm bằng thép đúc, vừa để dẫn
từ vừa làm vỏ máy (hình 5.2b); các cực từ chính gồm cực từ và dây
quấn kích từ; các cực từ phụ gồm cực từ và dây quấn kích từ mạch
các bộ phận chính sau:

Hình 5.2:a) Cực từ chính b)Stato và roto


I. Tổng quan về MĐMC
1.1. Phần stator (tiếp)
a. Cực từ chính
 Là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và dây quấn kích từ
lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắt cực từ làm bằng thép lá kỹ thuật điện
hay thép các bon dày 0,5 đến 1mm ghép lại bằng đinh tán.
 Vành cung mỏm cực từ (hình 5.2a) thường bằng 2/3  và có khe hở sao
cho phân bố từ trường dọc khe hở gần hình sin. Trên lõi cực có dây
quấn kích từ. Các cực từ được gắn chặt vào thân máy nhờ những bu
lông.

Hình 5.2
I. Tổng quan về MĐMC
1.1. Phần stator (tiếp)
b. Cực từ phụ
Được đặt giữa các cực từ chính dùng để cải thiện đổi chiều, triệt tia lửa trên
chổi than. Lõi thép của cực từ phụ cũng có thể làm bằng thép khối, trên thân
có đặt dây quấn kích từ.
Dây quấn cực từ chính
Cực từ chính Cực từ phụ

Dây quấn cực từ phụ


Cực từ chính

Cực từ phụ
I. Tổng quan về MĐMC
1.1. Phần stator (tiếp)
c. Vỏ máy (gông từ)
Vỏ máy làm nhiệm vụ kết cấu đồng thời dùng làm mạch từ. Trong MĐ nhỏ
và vừa thường dùng thép tấm để uốn và hàn lại. Máy có công suất lớn dùng
thép đúc.

d. Các bộ phận khác


- Nắp máy: Để bảo vệ máy khỏi bị những vật ngoài rơi vào làm hư hỏng dây
quấn. Trong máy điện nhỏ và vừa nắp máy có tác dụng làm giá đỡ ổ bi.
- Chổi than: Để đưa điện từ phần quay ra ngoài hoặc ngược lại. Chổi than
làm bằng than hay graphit, đôi khi chộn thêm bột đồng để tăng tính dẫn
điện
I. Tổng quan về MĐMC
1.2. Rotor (tiep)
 Roto còn được gọi là phần ứng, gồm lõi sắt phần ứng, dây quấn phần ứng,
vành góp. Dây quấn phần ứng nối với mạch ngoài qua vành góp và hệ thống
chổi than.
I. Tổng quan về MĐMC
1.2. Rotor (tiep)

a. Lõi sắt phần ứng


 Lõi sắt thường dùng thép lá kỹ thuật điện dày 0,5 mm có sơn cách điện
hai mặt rồi ép chặt lại để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên.
 Trên các lá thép có dập các rãnh để đặt dây quấn. Rãnh có thể hình
thang, hình quả lê hoặc hình chữ nhật
Rãnh dây quấn

Lỗ thông gió dọc


Lỗ lắp trục máy
trục
I. Tổng quan về MĐMC
1.2. Rotor (tiep)
b. Dây quấn phần ứng
Dây quấn phần ứng MĐMC thực chất là dây quấn phần ứng MĐKĐB (hoặc ĐB)
gồm các phần tử nối tiếp nhau qua vành đổi chiều để chỉnh lưu sđđ xoay chiều
thành một chiều.

 Dây quấn thường làm bằng đồng có bọc cách điện, với loại
máy điện nhỏ thì dây hình tròn, với loại máy điện vừa và lớn
dây hình chữ nhật. Lâi sắt

 Để tránh bị văng ra do sức ly tâm, miệng rãnh


thường có nêm hoặc đai chặt dây quấn. Nêm Nêm
có thể bằng tre hoặc nhựa bakelit. Cách
điện
Dây quấn có hai kiểu quấn là quấn sóng và quấn rãnh
xếp (xem lại chương 2)

Dây
quấn
I. Tổng quan về MĐMC
b. Dây quấn phần ứng (tiếp)

phần tử Dây quấn xếp

lớp trên phần tử 1 phần tử 2

lớp dưới y1
y
y2
phiến góp

N
1 2 3 phiến góp
N S

chổi than
1 2 S

Es
I. Tổng quan về MĐMC
c. Cổ góp và chổi than
* Cổ góp: được ghép bằng các phiến đồng

* Chổi than: Chổi


than

Lò xo
ép chổi
Phiến than
góp

KL: Máy điện 1 chiều có cấu tạo


phức tạp hơn nhiều so với máy
điện KĐB 3 pha.
I. Tổng quan về MĐMC
1.2. Rotor (tiếp)

d. Các bộ phận khác


 Cánh quạt dùng để quạt gió làm nguội máy.

 Trục máy, trên đó có đặt lõi thép phần ứng, cổ góp, cánh quạt. Trục
máy thường được làm bằng thép các bon.
 Ổ bi
I. Tổng quan về MĐMC
1.3. Nguyên lý làm việc của MĐMC
a. Máy phát điện
 Hình vẽ cấu tạo một MFMC đơn giản, stato là nam châm điện một đôi
cực từ (N - S); roto gồm dây quấn phần ứng chỉ có một phần tử (có hai
cạnh tác dụng ab và cd) nối với hai phiến đổi chiều; hai chổi than A và
B nối với tải là bóng đèn.

 Khi dùng ĐC sơ cấp quay phần ứng,


các thanh dẫn ab và cd cắt dường
sức từ trường của cực từ, cảm ứng
sđđ. Chiều sđđ xác định theo quy
tắc bàn tay phải
I. Tổng quan về MĐMC
1.3. Nguyên lý làm việc của MĐMC
a. Động cơ điện

 Khi đặt điện áp một chiều U vào AB, trong


dây quấn có dòng điện phần ứng Iư qua
các thanh dẫn ab và cd. Các thanh dẫn có
dòng điện, đặt trong từ trường, chịu lực tác
dụng, chiều lực tác dụng xác định theo quy
tắc bàn tay trái.
I. Tổng quan về MĐMC
1.4. Các đại lượng định mức của MĐMC
Chế độ làm việc định mức của các máy điện là chế độ làm việc trong
những điều kiện mà nhà chế tạo đã qui định. Chế độ định mức được đặc
trưng bởi những đại lượng định mức được ghi trên nhãn máy hoặc trong lý
lịch máy. Các đại lượng định mức bao gồm:

 Công suất định mức: Pđm (W, kW) là công suất đầu ra, đối với MF là
công suất điện, đối với ĐC là công suất cơ trên trục của máy điện
 Điện áp định mức: Uđm (V, kV): Là điện áp ra ở hai đầu cực ở chế độ
định mức.
 Dòng điện định mức Iđm (A, kA): Là dòng điện qua hai cực MĐ ở chế
độ định mức..
 Tốc độ định mức: nđm (vòng / phút).
 Hiệu suất định mức: đm .
I. Tổng quan về MĐMC
1.5. Phân loại và ứng dụng
MĐ1 chiều kích từ độc lập: MĐ1 chiều kích từ song song:

kt Phầ kt Phầ
n U n U
ứng ứng
Ukt
R điều chỉnh

 Dây quấn kích từ và nguồn kích  Dây quấn kích từ nối song
từ độc lập với phần ứng. Để song với phần ứng. Để điều
điều chỉnh dòng kích từ người ta chỉnh dòng kích từ người ta
sử dụng Rđc. Công suất mạch sử dụng Rđc. Công suất mạch
kích từ vào khoảng 1 ÷ 5% công kích từ vào khoảng 1 ÷ 5%
suất máy tiêu thụ. công suất máy tiêu thụ
I. Tổng quan về MĐMC
1.5. Phân loại và ứng dụng MĐ1 chiều kích hỗn hợp:

MĐ1 chiều kích từ nối tiếp:

kt Phầ
n U
ứng

 Dây quấn kích từ nối tiếp  Dây quấn kích từ gồm hai phần: Dây
với phần ứng (hình 5.23c). quấn kích từ song song và dây quấn
Công suất mạch kích từ kích từ nối tiếp. Thường thì dây quấn
vào khoảng 5 ÷ 10% công kích từ song song là phần chính. Để
suất máy tiêu thụ điều chỉnh dòng kích từ người ta sử
dụng Rđc. Công suất mạch kích từ vào
khoảng 5 ÷ 10% công suất máy tiêu
thụ.
Chương 5. Máy điện một chiều

Nội dung

I. Tổng quan về MĐMC


II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
III. Từ trường trong MĐMC
IV. Đổi chiều trong MĐMC
V. Máy phát và ĐCĐMC

21
II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
2.1 Sức điện động cảm ứng trong dây quấn MĐMC
Dây quấn phần ứng gồm nhiều phần tử nối tiếp nhau thành mạch vòng kín.
Các chổi điện chia dây quấn thành 2a đôi mạch nhánh song song. Sđđ Eư
của MĐMC bằng tổng sđđ thanh dẫn etb trên một mạch nhánh song song.

a. Sđđ trung bình cảm ứng trong một thanh dẫn

etb  Btblv

• Btb – từ cảm trung bình và được xác định: Btb 
l
• l – chiều dài cạnh tác dụng
 Dn n
• v – vận tốc dài của dây dẫn v   2 p
60 60
D – đường kính ngoài, n – tốc độ quay, p – số cặp cực,  - bước cực

 2 pn n
etb  Btb lv  l  2 p
l 60 60 22
II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
2.1 Sức điện động cảm ứng trong dây quấn MĐMC (tiếp)
b. Sức điện động phần ứng
Gọi số thanh dẫn của dây quấn là N, số thanh dẫn một nhánh là: N/2a. Sđđ
phần ứng được xác định:

N N n pN
Eu  etb  2 p   n  Ce n;  V 
2a 2a 60 60a
• Ce là hệ số sđđ và  kết cấu của máy & kiểu dây quấn
• Chiều sđđ  , n => xác định theo quy tắc bàn tay phải

Nhận xét:
Từ biểu thức trên ta suy ra: Sđđ phần ứng tỷ lệ với tốc độ quay của phần
ứng và từ thông dưới một cực từ. Muốn điều chỉnh sđđ (điện áp MF) ta
thay đổi tốc độ hoặc thay đổi dòng điện kích từ. Muốn đổi chiều sđđ (điện
áp MF) ta đổi chiều quay hoặc đổi chiều dòng điện kích từ.

23
II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
2.2 Công suất và Mômen điện từ
 Công suất điện từ được tính bằng công thức:
Pđt = EưIư
pN
 Thay giá trị Eư theo biểu thức ta có: Pdt  nΦI u
60a
Pdt 2πn
 Mômen điện từ Mđt: M dt  (trong đó tốc độ góc của rotor: ω = )
 60
pN pN
M dt  ΦI u = CM ΦI u (trong đó: CM  )
2πa 2πa

Nhận xét:
Từ biểu thức trên ta suy ra: Mđt tỷ lệ với dòng điện phần ứng và từ thông
dưới một cực từ. Muốn điều chỉnh Mđt ta thay đổi Iư hoặc thay đổi It. Muốn
đổi chiều Mđt ta đổi chiều Iư hoặc đổi chiều It.

24
II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
2.3 Cân bằng năng lượng trong MĐMC
a. Máy phát điện

 Công suất cơ P1 quay MF biến đổi


thành điện năng P2 theo biểu thức:

P2 = P1 – ΔP = P1- ΔPt– ΔPcơ – ΔPst


– ΔPp – ΔPư
Giản đồ năng lượng của MFMC
kích từ //
Trong đó:
ΔPt: là tổng tổn hao trong máy, bao gồm: tổn hao ở dây quấn kích từ
(ΔPt), tổn hao cơ (ΔPcơ), tổn hao sắt từ trong lõi thép (ΔPst), tổn hao phụ
(ΔPp), tổn hao ở dây quấn phần ứng (ΔPư).
 Công suất điện từ của MFMC:
Pđt = P1 – ΔPt – ΔPcơ – ΔPst – ΔPp.
Tổn hao ma sát chổi than và cổ góp thường vào khoảng 25%÷35% tổng
tổn hao cơ trong máy
II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
2.3 Cân bằng năng lượng trong MĐMC (tiếp)
b. Động cơ điện
 Công suất điện P1 từ lưới cung cấp cho
động cơ một phần tổn hao trong máy
Pt, phần còn lại biến đổi thành công
suất cơ P2 đưa ra trục máy, ta có biểu
thức:
P1 = P2 + ΔP= ΔPt + ΔPư + ΔPst + ΔPcơ + ΔPp Giản đồ năng lượng của ĐCMC
kích từ //
Trong đó:
ΔP là tổng tổn hao trong máy, bao gồm: tổn hao ở dây quấn kích từ (ΔPt),
tổn hao ở dây quấn phần ứng (ΔPư), tổn hao sắt từ trong lõi thép (ΔPst), tổn
hao cơ (ΔPcơ), tổn hao phụ (ΔPp).
 Công suất điện từ của ĐCMC:
Pđt = P1 – ΔPt – ΔPư
Chương 5. Máy điện một chiều

Nội dung

I. Tổng quan về MĐMC


II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
III. Từ trường trong MĐMC
IV. Đổi chiều trong MĐMC
V. Máy phát và ĐCĐMC

27
III. Từ trường trong MĐMC
3.1 khi không tải
 Khi MĐ không tải, Iư = 0, t chỉ do It sinh
ra, gọi là từ trường cực từ. cực từ .dq kích từ
N .
 Từ trường cực từ phân bố đối xứng, ở
vùng mn (gọi là trung tính hình học), từ
trường khe hở bằng không (gọi là trung chổi than
tính vật lý).
TTHH
 Ở trung tính vật lý, từ trường khe hở m n
bằng không, thanh dẫn chuyển động qua
vùng này không cảm ứng sđđ. trục

. t
.
S .

Từ trường cực từ
lúc không tải ư = 0
III. Từ trường trong MĐMC
3.2 Khi có tải
 Khi MĐ có tải, Iư ≠ 0, trong MĐMC có thêm từ trường phần ứng do Iư trong
dây quấn phần ứng sinh ra. Từ trường phần ứng hướng vuông góc từ
trường cực từ.
 Tác dụng ư lên t gọi là phản ứng phần ứng

 Từ trường trong máy lúc này là tổng hợp ư và t :


 = t + ư.
m n

ư

Từ trường phần ứng với


giả thiết t = 0
III. Từ trường trong MĐMC
3.3 Phản ứng phần ứng

 Ở một mỏm cực, từ trường được tăng dq kích từ


cường, trợ từ (ư cùng chiều t ) N
2
1 TTVL
 Ở một mỏm cực còn lại, từ trường bị yếu Khử từ n’
Trợ từ
đi, khử từ (từ ư ngược chiều t ). Hậu quả
của phản ứng phần ứng là: β
Từ trường không còn đối xứng: TTVL (tại đó B m n
= 0) không còn trùng với TTHH mà chuyển TTHH
đến vị trí mới m’n’. Góc lệch β thường nhỏ, có Khử từ
chiều như sau: m’
4
3 .
 ở MF, trùng chiều quay của roto Trợ từ
 ở ĐC, ngược chiều quay của roto
.
S .
Ở TTHH, từ trường khe hở B ≠ 0 thanh dẫn
chuyển động qua vùng này sẽ cảm ứng sđđ, Từ trường tổng
ảnh hưởng xấu đến đổi chiều MĐMC  = t + ư
III. Từ trường trong MĐMC
3.3 Phản ứng phần ứng (tiếp)

Khi tải lớn từ trường tổng bị giảm: Do tải lớn mỏm cực được trợ từ bị bão hòa, từ
trường tăng ít, trong khi mỏm khử từ không bão hòa, từ trường giảm nhiều. Dẫn
đến:
 Ở MF từ thông giảm làm sđđ giảm, dẫn đến điện áp MF giảm
 Ở ĐC từ thông giảm làm mômen giảm và tốc độ thay đổi

 Để khắc phục ảnh hưởng xấu của phản ứng phần ứng:

 Đặt cực từ phụ xen kẽ với cực từ chính và dây quấn bù đặt ở mỏm cực từ.
t và từ trường dây quấn bù ngược chiều ư. Ngoài ra dây quấn cực từ phụ
và dây quấn bù nối tiếp với dòng Iư, đảm bảo khử ư khi tải thay đổi.
Chương 5. Máy điện một chiều

Nội dung

I. Tổng quan về MĐMC


II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
III. Từ trường trong MĐMC
IV. Đổi chiều trong MĐMC
V. Máy phát và ĐCĐMC

32
IV. Đổi chiều trong MĐMC
4.1 Tia lửa điện trên vành góp
Khi MĐMC là việc, trong quá trình đổi chiều thường có tia lửa điện trên vành
góp. Tia lửa lớn có thể phát triển gần hết chu vi cổ góp, làm tăng tổn hao,
gây nhiễu và làm xấu môi trường, làm cháy chổi điện và vành góp. Các
nguyên nhân chính gây tia lửa điện là:
a. Nguyên nhân cơ khí:

* Cổ góp: không tròn, không nhẵn, mòn

* Chổi than: không đủ lực ép, không đúng chủng loại, mòn
IV. Đổi chiều trong MĐMC
4.1 Tia lửa điện trên vành góp
b. Nguyên nhân điện từ: Do quá trình đổi chiều dòng điện trong phần tử đổi chiều

N
nmf
+
+ +
+ +
 
  
n n n
1 2 1 2 1 2
Iư Iư Iư
S
1 2 3 di
eL   L Sđđ tự cảm
Tại (2) trong phần tử a có các sđđ: dt
di
e p  eL  eM  eq eM   M Sđđ hỗ cảm
dt
Sđđ phản kháng Sđđ quay
eq  B.l.v
Dòng điện do sđđ phản kháng sinh ra bị ngắt tại thời điểm (3)  tia lửa
IV. Đổi chiều trong MĐMC
4.1 Tia lửa điện trên vành góp (tiếp)
Trong thực tế, trong khoảng thời gian đổi chiều có sđđ cảm ứng ở phần tử đổi
chiều do các nguyên nhân đã nhắc đến ở trên, cụ thể là:

 Phần tử đổi chiều có các cạnh tác dụng nằm trên đường trung tính hình học,
tại đó do phản ứng phần ứng mà từ cảm khe hở B ≠ 0, làm cảm ứng sđđ, ký
hiệu eq.
 Phần từ đổi chiều gần đó có từ thông móc vòng hỗ cảm, làm cảm ứng sđđ,
ký hiệu eM.
 Phần tử đổi chiều có dòng điện biến thiên làm xuất hiện sđđ tự cảm, ký hiệu
eL .
IV. Đổi chiều trong MĐMC
4.2 Biện pháp khắc phục

 Cơ: Cải tiến công nghệ

 Điện từ: Triệt tiêu sức điện động phản kháng trong phần tử
đổi chiều
 Sử dụng cực từ phụ: N
Cực từ
nmf
+ đặt giữa 2 cực từ chính phụ
+
+ nằm trong vùng đổi chiều + +
+ +
+ sinh ra từ thông sao cho trong phần tử đổi
chiều cảm ứng ra sđđ ephụ = ep và ngược chiều  
với ep  

 dây quấn phụ nối tiếp với dây quấn phần ứng S

 Dịch chổi than về phía đường trung tính vật lý, sử dụng dây quấn bù
Chương 5. Máy điện một chiều

Nội dung

I. Tổng quan về MĐMC


II. Quan hệ điện từ trong MĐMC
III. Từ trường trong MĐMC
IV. Đổi chiều trong MĐMC
V. Máy phát và ĐCĐMC

37
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.1. Máy phát điện một chiều kích từ độc lập
a. Đặc tính không tải U0= E0= f(It) khi I=0 và n=Const.

kt
Phần
ứng
U
Rđc
Ikt

+ Ukt -

+ roto quay với tốc độ n


 Eu  ke ..n  U  U0
+ tăng dần Ikt  0 tăng

Nếu kể đến từ dư cực từ thì đường đặc tính không qua gốc tọa độ (đường 1 hình
b). Trong thực tế khi khảo sát quá trình làm việc thường lấy đường trung bình
làm đường đặc tính không tải (đường 2 hình b). Đường đặc tính không tải cũng
chính là đường cong từ hóa của MFMC.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.1. Máy phát điện một chiều kích từ độc lập (tiếp)
b. Quan hệ dòng diện và điện áp

 Dòng điện phần ứng Iư bằng dòng điện tải I: Iư = I

 Phương trình cân bằng điện áp: U = E ư – Iư R ư

 Phương trình cân bằng điện áp kích tử: Ut = It(Rt + Rđc)


Trong đó:
Rư- điện trở dây quấn phần ứng

Rt- điện trở dây quấn kích từ

Rđc- điện trở điều chỉnh


V. Máy phát và ĐCĐMC
5.1. Máy phát điện một chiều kích từ độc lập (tiếp)
c. Đặc tính ngoài U(I)

 Khi tăng tải, I tăng, Iư tăng theo. Dựa vào phương trình CBĐA ta thấy
điện áp U giảm do các nguyên nhân sau đây:
 Iư tăng làm phản ứng phần ứng tăng, làm cho từ thông cực
từ Φ giảm, dẫn đến Eư giảm
 Iư tăng làm IưRư tăng

Đặc tính ngoài U(I) với tốc độ quay n = const và It = const. Độ giảm
điện áp khi tải định mức so với khi không tải khoảng 8÷10%
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.1. Máy phát điện một chiều kích từ độc lập (tiếp)
c. Đặc tính điều chỉnh It(I)

 Để điều chỉnh giữ U =const khi thay đổi phụ tải người ta phải điều chỉnh
It. Hình vẽ thể hiện quan hệ It(I) để giữ điện áp không đổi khi tốc độ
không đổi gọi là đặc tính điều chỉnh

 MF kích từ độc lập có ưu điểm dễ dàng điều chỉnh điện áp, thường
dùng cấp điện cho động cơ cán, kéo kim loại, thiết bị tự động tàu thủy,
máy bay. Nhược điểm là phải dùng nguồn kích từ độc lập gây tốn kém
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.2. Máy phát điện một chiều kích từ song song
a. Tự thành lập điện áp của máy phát kích từ song song

 Khi roto đứng yên, sđđ phần ứng bằng không, nhưng nếu quay
roto, mặc dù ban đầu dòng điện kích từ It=0, nhưng điện máy
phát vẫn dần được thành lập, hiện tượng đó gọi là sự tự thành
lập điện áp.

 Phải có từ dư dư  Edu  k e . du .n kt Phần


Edu  Ikt   ứng
U

 Từ thông  phải cùng chiều với dư


 tăng  U tăng R điều chỉnh
Lưu ý: Nếu hai từ thông ngược chiều ta phải nối lai cực tính
dây quấn kích từ hoặc đổi chiều quay phần ứng.
V. Máy phát và ĐCĐMC
a. Tự thành lập điện áp của máy phát kích từ song song (tiếp)

 Trong khi sđđ phần ứng tăng, điện áp rơi trên điện trở kích từ ItRt
cũng tăng. Điện áp ổn định của máy phát được xác định từ điểm A
là giao điểm của đường E(It) và ItRt
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.2. Máy phát điện một chiều kích từ song song
b. Quan hệ dòng điện và điện áp

 Dòng điện phần ứng I ư = It+ I

 Phương trình cân bằng điện áp : U = Eư – IưRư

 Phương trình cân bằng điện áp kích tử: Ut = It(Rt + Rđc)


c. Đặc tính ngoài U(I) và đặc tính điều chỉnh It(I)

 Khi tăng tải, I tăng, Iư và It đều tăng theo. Dựa vào phương trình ta
thấy điện áp U giảm do các nguyên nhân sau đây:
 Iư tăng làm phản ứng phần ứng tăng, làm cho từ thông cực từ Φ
giảm, dẫn đến Eư giảm.
 Iư tăng làm IưRư tăng.
 Khi điện áp giảm dòng điện kích từ giảm làm giảm sđđ Eư.
 Để điều chỉnh giữ U = const khi thay đổi phụ tải, phải điều chỉnh It.
Muốn (xem lại hình vẽ ở mục MFĐMC kích từ độc lập)
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.3. Máy phát điện một chiều kích từ nối tiếp
a. Quan hệ dòng điện và điện áp

U
It
I


 Dòng điện phần ứng Iư : Iư = I = It

 Phương trình cân bằng điện áp: U = Eư - Iư(Rư+Rt)


V. Máy phát và ĐCĐMC
5.3. Máy phát điện một chiều kích từ nối tiếp (tiếp)
b. Đặc tính ngoài U(I) và đặc tính điều chỉnh It(I)

 Khi tăng tải, I tăng, Iư tăng theo. Dựa vào


PTCBĐA ta thấy điện áp U thay đổi:
 U tăng do: Iư tăng làm It tăng, làm cho từ thông cực từ
Φ tăng, dẫn đến Eư tăng
 U giảm do: Iư tăng làm phản ứng phần ứng tăng, làm
cho từ thông cực từ Φ giảm, dẫn đến E ư giảm; mặt
khác Iư tăng làm Iư(Rư+Rt) tăng

 Khi I = It còn nhỏ, mạch từ chưa bão hòa, pư/pư không làm giảm từ thông cực
từ t , điện áp rơi Iư(Rư+Rt) còn nhỏ vì thế độ giảm U không đáng kể; trong khi
It tăng, vì thế t mạnh khiến độ tăng U nhiều hơn độ giảm U

 Khi I = It đủ lớn, mạch từ bão hòa, pư/pư làm giảm từ thông cực từ t điện áp
rơi Iư(Rư+Rt) lại lớn vì thế độ giảm U sẽ lớn; mặc dù I t tăng nhưng mạch từ bão
hòa, vì thế độ tăng của t rất ít. Độ tăng U không đáng kể so với độ giam U.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.4. Máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp
Có hai cách thường dùng: nối thuận, từ trường hai dây quấn cùng chiều
và nối ngược, từ trường hai dây quấn ngược chiều nhau

Khi nối thuận


Từ thông của dây quấn kích từ nối tiếp cùng chiều với từ thông của dây quấn kích
từ song song. Khi tải tăng, dòng kích từ nối tiếp tăng, từ thông cuộn kích từ nối
tiếp làm từ thông tổng tăng lên, sđđ của máy tăng lên. Đường 1 vẽ đặc tính ngoài
MFMC kích từ hỗn hợp nối thuận, khi tải thay đổi điện áp hầu như không thay đổi,
đây là ưu điểm nổi bật của loại này.

Khi nối ngược


Từ thông của dây quấn kích từ nối tiếp ngược chiều với từ thông của dây quấn
kích từ song song, khi tải tăng điện áp giảm nhiều. Đường 2 vẽ đặc tính ngoài
MFMC kích từ hỗn hợp nối ngược, đường đặc tính ngoài dốc nên được sử dụng
làm máy hàn điện một chiều.
V. Máy phát và ĐCĐMC
Ví dụ 5.1:
MFMC lúc quay không tải ở tốc độ n0 = 1000 V/ph thì sđđ phát ra E0 = 222 V. Hỏi lúc
không tải muốn phát ra sđđ định mức E 0đm = 220 V thì tốc độ n0đm phải bằng bao
nhiêu, biết rằng dòng điện kích từ không đổi ?
Giải
Giữ dòng điện kích từ không đổi nghĩa là từ thông không đổi. Áp dụng công thức
tính sđđ E = CenΦ ta có:

E0 Ce Φn 0 n E0 220
= = 0 Khi đó n0 dm  n0  1000  990vg / ph
E 0dm Ce Φn 0dm n 0dm E 0dm 222
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.5. Máy phát điện một chiều làm việc song song
Nhằm bảo đảm về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Điều kiện làm việc song song:

oCùng cực tính: (+) nối với (+), (-) nối với (-), nếu không các MF
sẽ bị nối ngắn mạch.

oEưOF = UL (sđđ MF khi chưa mang tải = điện áp lưới)


- Nếu EưoF > UL , MF mang tải đột ngột, nguy hiểm cho MF
- Nếu EưoF < UL , MF làm việc ở chế độ ĐC (nhận công suất
từ lưới), làm cho tốc độ quay rôto tăng.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6. Động cơ điện một chiều
 Dựa vào quan hệ giữa dây quấn phần ứng và dây quấn kích từ người ta phân
ĐCMC thành bốn loại tương tự như MFMC:
 ĐC kích từ độc lập
 ĐC kích từ song song
 ĐC kích từ nối tiếp
 ĐC kích từ hỗn hợp

 Một điểm khác trên sơ đồ giữa ĐCMC và MFMC là:


 Ở MFMC dòng điện phần ứng Iư cùng chiều sđđ phần ứng Eư.
 Ở ĐCMC dòng điện phần ứng Iư ngược chiều sđđ phần ứng Eư.

 Biểu thức sđđ cảm ứng và biểu thức mômen điện ở ĐCMC và MFMC
là giống nhau:

pN pN
Eu  nΦ = Ce nΦ M dt  ΦI u = CM ΦI u
60a 2πa
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.1. Quan hệ giữa dòng điện và điện áp
Trên thực tế đặc tính ĐC kích từ độc lập và kích từ song song hầu như
giống nhau. khi công suất lớn người ta thường dùng ĐC kích từ độc lập.

a. ĐC kích từ song song


 Dòng điện phần ứng Iư bằng dòng điện tải I: Iư = I + It
 Phương trình cân bằng điện áp phần ứng: U = Eư + IưRư

b. ĐC kích từ nối tiếp


 Dòng điện phần ứng Iư : I ư = I = It
 Phương trình cân bằng điện áp phần ứng: U = Eư + Iư(Rư+Rt)
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.2. Mở máy
U  Eu
 Xuất phát từ phương trình CBĐA, ta có: I u 
Ru

 Bắt đầu mở máy, tốc độ n = 0 do đó sđđ Eư = CenΦ = 0, dòng điện phần


ứng mở máy: U
Iu 
Ru

 Do Rư rất nhỏ, trừ trường hợp công suất rất nhỏ dòng Iưmở thường rất
lớn vào khoảng (20 ÷ 30)Iđm, dòng điện này một mặt làm hỏng chổi than
– vành góp mặt khác làm tăng dòng điện mở máy (Imở), ảnh hưởng điện
áp của lưới điện. Người ta thường quy định cho phép dòng điện Imở =
(1,5 ÷ 2)Iđm. Để giảm Imở người ta sử dụng các biện pháp sau:
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.2. Mở máy (tiếp)
a. Mở máy trực tiếp
Phương pháp mở máy trực tiếp chỉ được sử dụng với động cơ công
suất vài trăm Oát, vì loại này có điện trở Rư tương đối lớn, dòng điện
mở máy trực tiếp vào khoảng (4 ÷ 6)Iđm.

b. Mở máy dùng biến trở Rm nối tiếp với mạch phần ứng

Khi mở máy đặt điện trở Rm ở nấc lớn nhất, ta


có:
U
I u ( mo )   I mo  I t
Ru  Rm
Muốn Imở ≤ (1,5 ÷ 2)Iđm thì Rm phải thỏa mãn:
U
Rm 
(1.5  2) I dm  I t

Khi roto đã quay, dòng Iư đã giảm, từng bước giảm Rm để giảm thời gian mở máy
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.2. Mở máy (tiếp)
a. Mở máy bằng phương pháp giảm điện áp

PP này chỉ dùng khi ĐC có nguồn cung cấp độc lập có thể điều chỉnh
được điện áp cung cấp cho phần ứng, trong khi đó mạch kích từ phải
duy trì điện áp bằng Uđm. Đây là phương pháp dùng với động cơ công
suất lớn kết hợp dùng nguồn điều chỉnh điện áp để điều chỉnh tốc độ.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.3. Đặc tính cơ và điều chỉnh tốc độ ĐCMC KTSS và KTĐL
a. Đặc tính cơ
 Đặc tính cơ là quan hệ n(M) khi điện áp U = const, điện trở Rđc = const.
do đó Φ ≈ const.
E U - Iu R u
n u =
Ce Φ Ce Φ
(thay Iư từ biểu thức M = CMΦIư, ta có:

U Ru
n  M
Ce Φ Ce C M Φ 2
 Thêm điện trở Rđc2 vào mạch phần ứng ta có:
U R +R
n  dc u2 M
Ce Φ Ce C M Φ

 Quan hệ n(M) được vẽ, đường 1 ứng với Rđc=0, đường 2 với Rđc≠0.
 Do điện trở Rư rất nhỏ, nên khi tải thay đổi từ không đến định mức, tốc độ chỉ
thay đổi vào khoảng 2 ÷8%.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.3. Đặc tính cơ và điều chỉnh tốc độ ĐCMC KTSS và KTĐL (tiếp)
b. Điều chỉnh tốc độ
Có ba phương pháp điểu chỉnh tốc độ ĐC:
 Điều chỉnh từ thông  (Ikt)
 Thêm điện trở vào rotor
 Điều chỉnh điện áp U
V. Máy phát và ĐCĐMC
b. Điều chỉnh tốc độ (tiếp)
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông Φ
  It = U/Rt, Nối điện trở Rđc vào mạch kích từ để thay
đổi từ thông Φ.
 Khi tăng Rđc, n0 tăng, các đặc tính đều cắt trục hoành tại
điểm (n = 0, Iu = U/Ru )
V. Máy phát và ĐCĐMC
b. Điều chỉnh tốc độ (tiếp)
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở Rđc trên mạch phần ứng

 Thêm điện trở Rđc vào mạch phần ứng đặc tính cơ được
biểu diễn bằng công thức:

U R dc +R u
n  2
M
Ce Φ Ce C M Φ

 Đường đặc tính cơ sẽ “mềm” hơn, hình vẽ thể hiện đặc


tính cơ ứng với thay đổi điện trở Rđc, tăng Rđc tốc độ
giảm
V. Máy phát và ĐCĐMC
b. Điều chỉnh tốc độ (tiếp)
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp U

 Chỉ giảm tốc độ, vì muốn tăng tốc độ phải tăng điện áp có
thể làm động cơ quá áp.
 Đặc điểm là thay đổi tốc độ, M và Iư không đổi.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.4. Đặc tính cơ và điều chỉnh tốc độ ĐCMC kích từ nối tiếp
a. Đặc tính cơ
kt Phầ
M  k M ..I u mà I u  I kt   n U
ứng

 M   2  M  k 2 . 2    k1. M
U Ru
n  .k 2 . 2

ke k1. M ke k m 
2

KTNT

M
V. Máy phát và ĐCĐMC
b. Đặc tính điều chỉnh tốc độ

U Ru  R p
n  .M
ke  ke km  2

Có ba phương pháp điểu chỉnh tốc độ ĐC:


 Điều chỉnh từ thông  (Ikt)
 Thêm điện trở vào rotor
 Điều chỉnh điện áp U
V. Máy phát và ĐCĐMC
b. Đặc tính điều chỉnh tốc độ (tiếp)
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông Φ
 Nối sun dây quấn kích từ bằng một điện trở điều chỉnh Rst (hình a)
 Thay đổi số vòng dây của dây quấn kích từ (hình b)
 Nối sun dây quấn phần ứng bằng một điện trở điều chỉnh Rsư (hình c)

Hai trường hợp đầu, có thêm điện trở sun làm giảm dòng kích từ, do
đó điều chỉnh tăng tốc độ ĐC; trường hợp thứ ba làm tăng dòng kích
từ, do đó điều chỉnh giảm tốc độ ĐC.
V. Máy phát và ĐCĐMC
b. Đặc tính điều chỉnh tốc độ
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở Rđc trên mạch phần ứng
Thêm điện trở Rđc vào mạch phần ứng (hình d). Phương pháp này làm
tăng tổn hao, giảm hiệu suất động cơ nên ít được sử dụng.

Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp U


Phương pháp này chỉ được sử dụng điều chỉnh tốc độ dưới tốc độ định
mức, nhưng ít tổn hao. Thường được dùng trong giao thông.
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.5. Đặc tính cơ và điều chỉnh tốc độ ĐCMC kích từ hỗn hợp
b. Đặc tính điều chỉnh tốc độ

Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở Rđc trên mạch phần ứng

 Dây quấn kích từ của ĐCMC kích từ hỗn hợp gồm hai phần:
 Dây quấn kích từ song song
 Dây quấn kích từ nối tiếp.

 Cũng như MFMC, có hai cách thường dùng: nối thuận, từ trường hai
dây quấn cùng chiều và nối ngược, từ trường hai dây quấn ngược
chiều nhau Trong thực tế động cơ kích từ hỗn hợp thường được sử
dụng loại nối thuận
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.5. Đặc tính cơ và điều chỉnh tốc độ ĐCMC kích từ hỗn hợp
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở Rđc trên mạch
phần ứng

 Đường số (1,) của MFĐMC kích thích hỗn hợp (nối thuận)
 Đường số (2) của MFĐMC kích thích hỗn hợp (nối nghịch)
 Đường số (3) là MFĐMC kích thích song song
 Đường số (4) là MFĐMC kích thích nối tiếp
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.5. Đặc tính làm việc của động cơ điện một chiều
Đặc tính làm việc của ĐCMC bao gồm các quan hệ n, M, η = f(Iư) khi U =
Uđm. Từ các biểu thức
U Ru U R +R
n  2
M và n  dc u2 M ta thấy
Ce Φ Ce C M Φ Ce Φ Ce C M Φ

 Quan hệ n = f(Iư) gần giống các đặc tính


cơ, được vẽ trên hình vẽ, trong đó:

 Đường 1 của ĐCMC kích từ song song


 Đường 4 của ĐCMC kích từ nối tiếp
 Đường 2, 3 của ĐCMC kích từ hỗn hợp

Đặc tính n(Iư)và M(Iư)


của các loại ĐCMC
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.6. Đặc tính làm việc của động cơ điện một chiều (tiếp)
Quan hệ M = f(Iư). Từ quan hệ M = CMΦIư ta
thấy:
 Ở ĐCMC kích từ song song Φ=Const. nên
quan hệ M = f(Iư) là đường thẳng (đường 1).

 Ở ĐCMC kích từ nối tiếp Φ ≡ Iư, do đó M ≡ Iư2


nên quan hệ M = f(Iư) là đường parapol
(đường 4).
 Ở ĐCMC kích từ hỗn hợp, có cả dây quần
kích từ nối tiếp và song song nên quan hệ M
= f(Iư) nằm trung gian (đường 2, 3)
Đặc tính n(Iư)và M(Iư)
của các loại ĐCMC
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.6. Đặc tính làm việc của động cơ điện một chiều (tiếp)

 Đặc tính η = f(Iư) khi U = Uđm có dạng như


hình vẽ, ĐCMC thường thiết kế sao cho
khi mang tải bằng 0,75 định mức (Iư =
0,75Iưđm) thì hiệu suất cực đại.

 Hiệu suất ĐCMC loại nhỏ thường vào


khoảng η = 0,75 ÷ 0,85, hiệu suất ĐCMC
trung bình và lớn thường vào khoảng η =
0,85 ÷ 0,95.
Đặc tính n(Iư)và M(Iư)
của các loại ĐCMC
V. Máy phát và ĐCĐMC
5.6.7. Ưu nhược điểm cơ bản của ĐCMC
 ĐCMC được sử dụng rất sớm, ưu điểm nổi bất của nó là:
 Điều chỉnh tốc độ dễ dàng, tốc độ thay đổi liên tục trong phạm vi rộng
 Mô men mở lớn, khả năng quá tải tốt
 Thích hợp trong hệ thống tự động
 ĐCMC có những nhược điểm sau:
 Dùng nguồn một chiều không thông dụng.
 Giá thành đắt.
 Có chổi than và vành đổi chiều dễ gây tia lửa, dễ hỏng, gây nhiễu

 It should be noted that:


Cũng vì nhược điểm trên mà người ta tìm mọi cách nâng cao tính năng của ĐCKĐB để
hy vọng nhanh chóng thay thế ĐCĐMC, nhưng do những ưu điểm nổi bật về điều
chỉnh tốc độ, mở máy và khẳ năng quá tải, như tác giả I.L Kapulov đã viết “ngày ấy
cũng còn lâu”

You might also like