You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 8 NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

Câu1: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phân tích các
nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
Câu 2: nêu các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt:
Câu 3: Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
Câu 4: Nêu Công dụng, Cơ chế làm việc của cầu dao, cầu chì, áp tô mát...
Câu 5: Một số mạch điện sinh hoạt.
Câu 6 : Công dụng của máy biến áp, phân loại, các thông số định mức của mBA
Câu 7: Cấu tạo máy biến áp, phân biệt máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp cảm ứng và ưu
nhược điểm.
Câu 8: Nguyên lí làm việc MBA 1 pha kiểu cảm ứng. MBA có biến đổi được điện áp của
nguồn điện một chiều hay không, tại sao?
Câu 9: Sử dụng máy biến áp
Câu 10: Công dụng, các thông số định mức động cơ điện
Câu 11: Nguyên lí cơ bản của động cơ KĐB xoay chiều 1 pha vẽ hình minh họa
Câu 12: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của động cơ vòng chập
Câu 13: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của động cơ chạy tụ
Câu 14: thông số định mức, cách sử dụng và bảo dưỡng quạt, máy bơm nước,

1
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG K8
Câu1: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phân tích các
nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
* Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào các yếu tố:
- Cường độ dòng điện qua cơ thể người: cường độ dòng điện càng lớn càng nguy hiểm, cùng một
cường độ dòng điện ở nguồn điện xoay chiều nguy hiểm hơn nguồn1 chiều
- Đường đi của dòng điện qua cơ thể người: theo nhiều con đường khác nhau tùy theo điểm chạm
vào vật mang điện, nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các cơ quan chức snăng quan trong của sự
sống như: tim, não, phổi
- Thời gian dòng điện qua cơ thể người: thời gian càng lâu lớp da bị phá hủy càng trở lên dẫn điện
mạnh hơn
* Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
- Chạm vào vật mang điện:
+ trường hợp xảy ra khi đang sửa chữa điện mà không cắt điện hoặc chỗ làmviệc quá chật hẹp
người làm vô ý chạm vào những bộ phận mang điện
+ do sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có vỏ bằng kim loại bị hỏng bộ phận cách điện để điện
truyền ra vỏ
- Do phóng điện: do vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần đường dây cao thế, dòng điện phóng
qua không khí qua cơ thể người gây đốt cháy cơ thể hoặc bị giật ngã
- Do điện áp bước: là điện áp giữa hai chân người khi ở gần điểm có điện cao thế như: dây tiếp đất
của trạm biến áp khi làm việc, dây chống sét lúc chịu sét. Điện áp bước cớ thể đạt mức gây nguy
hiểm
Câu 2: nêu các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt:
1) Chống chạm vào các bộ phận mang điện.
- Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện và không mang điện.
- Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, cầu chì, mối nối dây...Trong nhà tuyệt
đối không sử dụng dây trần.
- Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi đứng gần đường dây cao áp:
+ Không trèo lên cột điện, không chơi đùa dưới đường dây cao áp.
+ Không đứng cạnh cột điện khi trời mưa giông .
+ Không thả diều gần đường dây điện.
+ Không buộc trâu bò, thuyền vào cột điện.
+ Không xây dựng nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện.
2) Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện.
- Sử dụng các vật lót cách điện như: Thảm cao su, ghế gỗ khô...khi sửa chữa điện.
- Sử dụng các dụng cụ lao động như kìm, tuavít, clê... đúng tiêu chuẩn.
- Sử dụng các dụng cụ kiểm tra điện áp an toàn như bút thử điện.

3) Nối đất bảo vệ và nối dây trung tính.


* Nối đất bảo vệ.
- Cách thực hiện: Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bulông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị,
đầu kia hàn vào cọc nối đất.

2
A

- Cọc nối đất: Làm bằng thép ống, được đóng thẳng đứng sâu khoảng 1,5 - 1m.
- Tác dụng bảo vệ: giả sử khi tb có hiện tượng rò điện, dòng điện theo 2 đường truyền xuống đất:1
qua người, 1 qua dây nối đất. Do điện trở thân người lớn hơn rất nhiều so với điện trở dây nối đất
nên dòng điện qua người nhỏ không gây nguy hiểm.
*Nối trung tính bảo vệ.
- Cách thực hiện: Dùng một dây dẫn (đường kính lớn hơn đường kính dây pha) để nối vỏ thiết bị
điện với dây trung tính của mạng điện.
A
O

- Lưu ý: Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp.
- Tác dụng bảo vệ: giả sử vỏ tb có điện, khi đó giữa dây pha và dây TT bị nối tắt. dòng điện trong
mạch tăng đột ngột làm tb bảo vệ tác động ngắt điện ra khỏi thiết bị
Câu 3: Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
- MĐSH là mạng điện 1 pha nhận điện từ mạng phân phối 3 pha điện áp thấp
- MĐSH có điện áp định mức là: 220V, 127V .
- MĐSH có mạch chính, mạch nhánh. Mạch chính giữ vai trò là mạch cung cấp, còn các đường dây
được rẽ từ đường dây trục chính gọi là các mạch nhánh có nhiệm vụ cung cấp điện tới các đồ dùng điện
- Các t/bị điện trong MĐSH có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng cung cấp
- MĐSH còn có các thiết đo lường điều khiển, Bảo vệ, điều khiển, vậyt liệu cách điện, dây dẫn…

Câu 4: Nêu Công dụng, Cơ chế làm việc của cầu dao, cầu chì, áp tô mát...
I. Cầu dao
1. Công dụng: Dùng để đóng, cắt dòng điện trực tiếp bằng tay được sử dụng trong các mạch điện có
điện áp nguồn đến 380V
2. Cơ chế làm việc:

3
Cầu dao được lắp ở đường dây chính, dùng đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ, khi làm việc không
cần thao tác đóng cắt nhiều lần
II. áptômát
1.Công dụng: dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ qua tải, ngắn mạch.
2. Cơ chế làm việc:
ở trạng thía bình thường, sau khi đóng điện atm sẽ được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ các móc
răng Khi mạch điện bị quá tải (chập mạch) nam châm điện 2 sẽ hút phần ứng 4 xuống Làm nhả óc
răng1, cần 5 được tự do. Kết quả các tiếp điểm của atm được mở ra dưới tác dụng của lực lò xo 6,
mạch điện bị ngắt
III. Cầu chì
1. Công dụng: dùng để bảo vệ thiết bị điện, mạng điện tránh khỏi dòng điện ngắn mạch cầu chì có ưu
điểm đơn giản, kích thước bé, khả năng cắt lớn, giá thành rẻ
2. Cơ chế làm việc:
Dây chảy của cc được lắp nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi xảy ra sự cố như ngắn mạch, dòng
điện tăng nên nhiệt độ dây chảy tăng đột ngột làm dây chảy đứt, mạch điện bị ngắt sẽ bảo vệ cho các
đồ dùng điện, mạch điện không bị hang
IV. Công tắc.
1. Công dụng: đóng cắt dòng điện bằng tay kiểu hộp, thường dùng trong mạch điện có công suất nhỏ
2. Cơ chế làm việc: công tắc được mắc nối tiếp với phụ tải, thường được mắc cố định trên bảng điện,
đôi khi được lắp kèm với đồ dùng
Câu 5: Một số mạch điện sinh hoạt.
a. Mạch đèn sợi đốt b. Mạch đèn cầu thang
A A
O O

c. Mạch đèn huỳnh quang.


A
O

4
c. Mạch quạt trần.
A
O

c. Mạch chuông điện.


A
O

Câu 6: Công dụng của máy biến áp, phân loại, các thông số định mức của mBA
Công dụng:
- Biến đổi điện áp của nguồn điện xoay chiều
- Dùng để ổn định điện áp nguồn điện xoay chiều
- Dùng làm MBA tăng áp, MBA giảm áp, MBA trung gian trong hệ thống truyền tải và phân phối điện
- Tạo dòng điện ngắn mạch trong công nghiệp hàn, lò luyện kim
- Giảm điện áp, giảm dòng điện đưa vào các dụng cụ đo lường trong hệ thống đo lường
- Ghép nối tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại…
Phân loại:
a) Theo công dụng:
-MBA điện lực: dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng
-MBA điều chỉnh : sử dụng trong đình
-MBA đo lường : máy biến dòng, máy biến điện áp
-MBA chuyên dùng: máy biến áp hàn, MBA thí nghiệm…
b) Theo số pha: MBA 1pha và MBA 3 pha
c) Theo vật liệu làm lõi :MBA lõi thép và K2
đ) Theo phương pháp làm mát
-MBA làm mát bằng không khí và dầu

5
Các số liệu định mức của MBA:
* Pđm -Công suất định mức
* U1 ,U2 -Điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp
* I1 ,I2 -Dòng điện định mức sơ cấp và thứ cấp
* f -tần số định mức
* m -số pha
* Cos -Hệ số công suất
Câu 7: Cấu tạo máy biến áp
1. Cấu tạo
-Gồm 3 bộ phận chính:Mạnh từ, dây quấn ,vỏ
a-)Mạch từ : dùng làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung dây quấn
mạch từ được ghép bởi nhiều lá thép kĩ thuật điện lại với nhau
Thép kĩ thuật điện là hợp kim của thép có chứa thành phần silíc, các lá thép được dập mỏng có độ
dầy từ 0,3 – 0,5 mm, các lá thép trong mạch từ được cách điện với nhau nhờ lớp sơn cách điện
hoặc giấy cách điện
Mạch từ có 3 kiểu: kiểu vỏ dây quấn được đặt ở 2 trụ, kiểu trụ dây quấn đặt trên trụ giữa, kiểu
vòng xuyến dây quấn được quấn xung quanh lõi thép
b-Dây quấn: Là bộ phận dùng để dẫn điện
dây quấn là loại dây điện từ có tính chất mềm, khó đứt và dẫn điện tốt, trên bề mặt của dây quấn
có sơn tẩm một lớp sơn cách điện hoặc được quấn xung quanh bằng vải côtông, vải thủy tinh để
cách điện giữa các vòng dây với nhau
Dây quấn MBA có ít nhất 2 cuộn dây:
- Cuộn dây sơ cấp: được nối với nguồn điện, nhận năng lượng của nguồn
- Cuộn dây thứ cấp: được nối với tải cung cấp điện cho phụ tải
c)Vỏ máy:
Thường làm bằng kim loại ,ngoài ra còn có các giá để lắp đồng hồ đo ,chuyển mạch, cọc đấu dây
hoặc ổ cắm...
2. Phân biệt MBA cảm ứng và MBA tự ngầu
MBA có 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp riêng biệt không liên quan với nhau về điện gọi là MBMA
cảm ứng
MBA cuộn dây sơ cấp và thứ cấp có một phần chung liên quan với nhau về điện gọi là MBMA tự
ngẫu.
MBA tự ngẫu tiết kiệm nguyên liệu khi chế tạo, tổn hao công suất nhỏ nhưng ít an toàn .
Câu 8: Nguyên lí làm việc MBA 1 pha kiểu cảm ứng
1. Nguyên lý làm việc của MBA 1 pha

MBA gồm dây quấn sơ cấp có W1 Vòng dây, dây quấn thứ cấp có W2 vòng dây hoàn toàn cách biệt
nhau về điện được quấn trên cùng một lõi thép khép kín
Khi nối cuôn sơ cấp w1 với điện áp U1 thì trong cuộn SC có dòng I1 chạy qua ,dòng điện này sinh
từ thông  chạy trong lõi thép móc vòng sang cuôn W 2 ,Theo nguyên lý cảm ứng điện từ trên cuôn
W2 sẽ sinh ra sức điện động E2 với dòng điện là I2 đồng thời từ thông chạy qua cuộn sơ cấp w1 sẽ

6
sinh ra trong cuộn sơ cấp 1 sức điện động tự cảm E1 tỉ lệ với số vòng dây w1. Nếu bỏ qua tổn thất
điện áp ta có tỉ số
-Tỉ số biến đổi: K= U1/U2 = E1/E2 = W1/W2
+ K>1 MBA tăng áp
K<1 MBA hạ áp
2. MBA không biến đổi được điện áp của nguồn điện 1 chiều. Vì MBA hoạt động dựa trên hiện
tượng cảm ứng điện từ mà nguồn điện một chiều không xảy ra hiện tượng này.
Câu 9: Sử dụng máy biến áp
MBA là thiết bị làm việc đảm bảo, bền nếu biết tuân thủ một số qui định khi sử thì tuổi thọ của máy sẽ
cao, làm việc đảm bảo hơn.
Những chú ý khi sử dụng
1. Điện áp nguồn đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức
2. Công suất tiêu thụ của phụ tải không được lớn hơn công suất định ức của máy. Ngoài ra khi
điện áp nguốn giảm quá thấp máy dễ bị quá tải, nếu thấy máy nóng phải giảm bớt phụ tải
3. Vị trí đặt MBA phải khô giáo, thoáng mát ,ít bụi,xa nơi hoá chất không có vật nặng đè lên máy
4. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của MBA . thấy hiện tượng lạ phải kiểm tra xem máy có bị quá
tải hoặc hư hỏng gì không.
5. Lắp các thiết bị bảo vệ ,chống rò điện cho máy
6. Lau chùi máy thường xuyên, đặc biệt là cuộn dây. Chú ý chỉ được phép lau chùi, thay đổi nấc
điện áp khi đã ngắt nguồn.
7. thử điện cho máy biến áp
Câu 10: Công dụng, các thông số định mức động cơ điện
* công dụng: động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ năng làm quay các máy công tác
 Các số liệu định mức động cơ điện
Các đại lượng định mức là số liệu kĩ thuật quan trọng do nhà sản xuất qui định để động cơ làm việc
được tốt, bền lâu và an toàn
1.Công suất có ích trên trục: Pđm (W)
2. Điện áp định mức của nguồn đặt vào dây quấn Stato: Uđm (V)
3. Dòng điện định mức chạy trong dây quấn Stato: Iđm (A)
4. Tần số nguồn điện đặt vào dây quấn Stato: fđm (Hz)
5. Tốc độ quay định mức rôto: nđm (vòng/phút)
6. Hệ số công suất: cosđm
7. Hiệu suất: đm
Câu 11: Nguyên lí cơ bản của động cơ KĐB xoay chiều 1 pha vẽ hình minh họa

Trên hình mô tả thí nghiệm gồm 1 nam châm vĩnh cửu hình chữ U, 1 khung dây khép kín. Cả
khung dây và nam châm đều có thể tự quay quanh trục của chúng, khung dây nằm trong từ trường
của nam châm.
Khi quay nam châm với tốc độ n1 thì khung dây cũng tự động quay theo cùng chiều và với tốc độ
n < n1
Giải thích: giữa 2 cực của nam châm có từ trường, khi nam châm quay từ trường của nam châm
cũng quay theo sẽ xuất hiện trong khung dây dòng điện cảm ứng ( khung dây nằm trong từ trường
7
của nam châm). Dòng điện cảm ứng tạo trong khung dây 1 từ trường biến thiên. Từ trường quay
tác dụng lên từ trường của khung dây 1 lực điện từ kéo khung dây quay theo với tốc độ n < n1
Giả sử n = n1 trong khung dây không có dòng điện cảm ứng lực điện từ bằng 0, khung dây quay
chậm lại.
Trong động cơ KĐB xoay chiều 1 pha người ta tạo từ trường quay bằng cách cho 2 dòng điện
xoay chiều vào 2 dây quấn đặt lệch trục nhau trong không gian. Vòng dây khép kín được đặt trên
rôto động cơ.
Câu 12: Động cơ 1 pha vòng chập ( Động cơ dùng vòng ngắn mạch để khởi động)
a. Cấu tạo :
- Stato (phần tĩnh) gồm lõi thép và dây quấn tập trung
+ lõi thép: làm bằng thép kĩ thuật điện ghép lại với nhau tạo hình trụ rỗng, mặt trong có cực từ để
đặt dây quấn. cực từ được xẻ làm hai phần, 1 phần được lắp vòng ngắn mạch bằng đồng (vòng
chập)
+ dây quấn: là loại dây điện từ, quấn thành các bối dây tập trung quanh cực từ
- Rôto: ( phần quay): gồm lõi thép khung dây (roto lồng sóc)
+ lõi thép: ghép bởi các lá thép kĩ thuật điện tạo thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh đặt khung
dây
+ khung dây gồm các thanh dẫn bằng nhôm hoặc đồng đặt trong rãnh của lõi thép roto, hai đầu
các thanh dẫn được nối với nhau bằng hai vòng ngắn mạch tạo thành nhiều khung dây
b. nguyên lí hoạt động:
khi cho dòng điện xoay chiều vào dây quấn stato tạo từ trường biến thiên trên cực từ. xuất hiện
dòng điện cảm ứng ở vòng chập. dòng điện trong dây quấn stato và dòng điện trong vòng ngắn
mạch tạo từ trường quay tác dụng lên dòng điện cảm ứng ở khung dây roto 1 lực điện từ kéo roto
quay với tốc độ n < n1
c. ưu, nhược điểm:
- ưu điểm: cấu tạo đơn giản, làm việc bền chắc chắn, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản
- nhược điểm: hiệu suất thấp, mômen mở máy yếu, tốn vật liệu khi chế tạo
Câu 13. Động cơ chạy tụ ( động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện)
a. cấu tạo:
- Stato:
+ Lõi thép: ghép bởi nhiều lá thép KTĐ lại với nhau, mặt trong có nhiều rãnh đặt dây quấn
+ Dây quấn: gồm dây quấn chính (dây quấn làm việc) và dây quấn phụ (dây quấn khởi động) ,
trục của 2 cuộn dây này đặt lệch nhau 1 góc 90 0 điện trong không gian. Dây quấn phụ nối tiếp với
tụ điện
- Rôto: rôto lồng sóc
b. nguyên lí hoạt động:
khi cho i xoay chiều vào dây quấn stato, vì dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện nên i qua dây quấn
phụ sẽ sớm pha hơn i qua dây quấn chính. Từ trường do 2 i tạo ra là từ trường quay tác dụng lên i
cảm ứng ở khung dây roto 1 lực điện từ kéo roto quay với tốc độ n < n1
c. Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: mômen mở máy lớn, hiệu suất cao, tiết kiệm điện, đỡ tốn kém vật liệu khi chế tạo,
máy chạy êm
- Nhược điểm: chế tạo, sửa chữa phức tạp hơn
Câu 14: thông số định mức, cách sử dụng và bảo dưỡng quạt, máy bơm nước,
1. Quạt điện:
a. sử dụng quạt:
- đối với quạt trước khi sử dụng phải tra vài giọt dầu nhờn vào trục và các bộ phận chuyển động

8
- đối với quạt đã sử dụng từ 2-3 năm phải lau chùi sạch, tra mỡ tốt vào hộp chứa bánh xe tuốc
năng
- quạt hoạt động nếu có mùi khét hoặc bốc khói chứng tỏ quạt bị hỏng nặng cần cắt điện, ngừng
sử dụng kiểm tra , sửa chữa
- nên để quạt nơi khô ráo thoáng, không để quạt tựa lưng vào tường, mảng vải hoặc màn…
- quạt chạy lâu nên cho nghỉ ít phút để hạ nhiệt độ sau đó cho quạt hoạt động tiếp
- khi khởi động quạt nên khởi động ở tốc độ cao nhất sau đó giảm dần theo ý muốn
b. bảo dưỡng quạt
- cần giữ cho quạt sạch sẽ, nên lau quạt bằng giẻ khô, sạch
- khi không dùng quạt cần làm vệ sinh , nhỏ vài giọt dầu vào các bộ phận chuyển động, bôi 1 lớp
mỡ mỏng quanh trục để chống gỉ
2. Máy bơm nước
a. các thông số kĩ thuật
- lưu lượng nước: (m3/h) là lượng nước máy bơm được trong một đơn vị thời gian ở điều kiện tiêu
chuẩn
- chiều cao cột nước bơm (m): là chiều cao cột nước kể từ vị trí đặt máy mà máy cớ thể bơm nước
lên được
- chiều sâu cột nước hút (m): là chiều sâu cột nước kể từ mực nước dưới đến vị trí đặt bơm mà
máy có thể hút và bơm nước lên bình thường
- đường kính ống nước vào và ra: tùy theo lưu lượng nước của máy nhỏ hay lớn, đường kính ống
thường là 15, 20, 25, 32
- công suất tiêu thụ: phụ thuộc vào lưu lượng nước
- tốc độ quay của động cơ; động cơ máy bơm thường được chế tạo làm việc ở tốc độ lớn
- điện áp làm việc: điện áp xoay chiều 220V- 50 Hz
b. sử dụng và bảo dưỡng bơm
- lắp đặt máy:
+ nơi đặt máy bơm cần đủ rộng thuận tiện cho việc sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng bơm
+ vị trí đặt máy nên cố định, sao cho đường ống càng ngắn, ít mối nối gấp khúc càng tốt
+ vị trí đặt máy bơm cần phẳng không đọng nước, cố định chắc chắn máy với bệ
+ hệ thống đường ống vững chắc, bền
+ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng nên nối đất cho máy bơm
- vận hành; trước khi đóng điện vào máy phải chắc chắn buồng bơm và ống hút tuyệt đối kín và
đầy nước
Đóng điện vaò máy bơm quan sát bơm làm việc
c. bảo dưỡng
+ vệ sinh máy bơm thường xuyên
+ tra dầu mỡ vào các bộ phận chuyển động của động cơ…

You might also like