You are on page 1of 2

chứng minh văn bản “Nước Đại

Việt ta” có ý nghĩa như bản tuyên


ngôn Độc lập
Bài làm
“Bình Ngô đại cáo” là 1 trong những tác phẩm nổi tiếng của vị anh hùng dân
tộc, doanh nhân văn hoá thế giới-Nguyễn Trãi. “Nước Đại Việt ta” là đoạn trích
trong bài cáo có ý nghĩa như bản tuyên ngôn Độc lập.
Đầu năm 1428, cuộc kháng chiến giặc Minh xâm lược của nhân dân ta. Nguyễn
Trãi đã thay mặt Lê Lợi tiếp “Bình Ngô đại cáo” được công bố vào ngày 17 tháng
Chạp năm Đinh Mùi ( đầu năm 1428 ). Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần
đầu của bài cáo.Văn bản có 16 câu được chia làm 3 phần. Phần 1: 2 câu đầu: đề
cao nguyên lý nhân nghĩa. Phần 2: 8 câu tiếp theo: chân lý về sự tồn tại chủ quyền
độc lập của dân tộc. Phần 3: 6 câu còn lại: sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của
độc lập dân tộc. Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Trước hết,2 câu mở đầu đề cao nguyên lý nhân nghĩa với tư tưởng yêu nước,
chống giặc ngoại xâm:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
“Nhân nghĩa” là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về cách cư xử và tình
thương giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của
Nho giáo và phát triển tư tưởng đó theo hướng lấy lợi ích của việc đề cao nhân
dân, dân tộc làm gốc. Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội
( điếu phạt ), diệt bọn giặc tàn bạo đem lại cuộc sống bình yên cho dân ( thương
dân ), đó là việc làm nhân nghĩa. Như vậy, người đọc có thể thấy được bước phát
triển vượt bậc về tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước: đất nước gắn liền với dân.
Nếu trước đây nhắc tới đất nước là gắn liền với vua chúa, bảo vệ đất nước là bảo
vệ sự cai trị của vua chúa ( điều này xuất phát từ quan niêm trung quân ái quốc:
Nam quốc sơn hà nam đế cư ). Nhưng Nguyễn Trãi lại có quan niệm hoàn toàn
khác: đất nước gắn liền với dân ( dân ở đây là những lớp dân đen, con đỏ, thậm chí
là những người khốn cùng trong xã hội, điều này sẽ được Nguyễn Trãi nhắc ở đoạn
sau ). Cho nên yêu nước gắn liền với yêu dân, yên dân, đem lại cho nhân dân trong
nước được yên vui, hạnh phúc ấm no. Và để làm được điều đó thì pải lo trừ bạo
ngược, cíu dân, cíu nước: “Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là yêu
nước, thương dân. Cái nhân nghĩa lớn nhất là chiến đấu đến cùng, chống ngoại
xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân” ( Phạm Văn Đồng )
Trên cơ sở lập trường “nhân nghĩa”, Nguyễn Trãi đã đi vào khẳng định chủ
quyền độc lập dân tộc trên những phương diện cụ thể, rõ ràng:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Trong bản tuyên ngôn lần thứ nhất của dân tộc ta trong bài thơ thần: Nam quốc
sơn hà, tác giả cũng đã nêu ra những yếu tố cơ bản để khẳng định chủ quyền dân
tộc: có hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, có “sách trời” ( thần linh ) bảo hộ, công
nhận và đưa ra lời khẳng định quân giặc sẽ thất bại nếu vẫn cứ xâm phạm tới Đại
Cồ Việt. Nguyễn Trãi đã kế thừa 2 yếu tố đó để khẳng định chủ quyền độc lập: có
hoàng đế và lãnh thổ riêng biệt. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn bổ sung thêm những
yếu tố khác mới, không dựa vào thần linh ( yếu tố siêu nhiên ) như trước nữa mà là
những yếu tố có thật, hoàn toàn có thật làm tăng tính khách quan, có sức thuyết
phục cho văn bản. Những yếu tố này có tính chất quan trọng, tồn tại bất biến với
thời gian, năm tháng: có nền văn hiến đã lâu; có cương vị lãnh thổ rõ ràng; có
phong tục tập quán, lối sống riêng biệt; có lịch sử gắn liền với các triều đại văn
hiến đã qua; có hào kiệt đời nào cũng có. Tất cả những yếu tố trên đều được
Nguyễn Trãi đặt sánh ngang tầm với Trung Quốc ( phương Bắc ) thể hiện lòng tự
tôn dân tộc mạnh mẽ, đồng thời là 1 lời khẳng định nước Đại Việt ta xứng đáng là
1 quốc gia độc lập có chủ quyền dù kẻ thù có mạnh tới bao nhiêu thì

You might also like