You are on page 1of 2

//Đại cáo Bình Ngô//

 Nhan đề: Đại cáo: bài cáo lớn; Bình: dẹp yên; Ngô: giặc Minh

 Ý nghĩa của nhan đề: bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Minh.

 Tác phẩm:
- Bàn về Bình Ngô đại cáo có nhận định: Bình Ngô đại cáo là một áng “thiên cổ hùng văn”
- Là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời
Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với
nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập
thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
 Thể loại cáo: là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ
lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, hay tuyên ngôn một sự kiện để mọi
người cùng biết
- Viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu
- Lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
 Phần 1 : Nêu cao luận đề chính nghĩa: Dùng làm cơ sở, căn cứ xác đáng để triển khai nội
dung bài cáo
1. Tư tưởng nhân nghĩa: tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô Đại Cáo; mục tiêu chiến đấu
cao cả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Theo quan niệm của đạo Nho : nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên
cơ sở tình thương và đạo lí
- Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa – yêu thương ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể :
 “Cốt ở yên dân” : phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, giúp
nhân dân có một cuộc sống ấm no. Dân phải yên thì nước mới ổn định và phát triển
được.
 “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” : phải tiêu trừ tham tàn bạo ngược, những thế lực đã
phá vỡ sự bình yên của nhân dân
 Chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa : nhân nghĩa chủ yếu để yên dân.
Đem đến nội dung mới : nhân nghĩa là yêu dân trừ bạo
 Nhân nghĩa gắn với yêu dân, nhân nghĩa là yêu hòa bình, là yêu nước
 Khẳng định đạo lí lấy dân làm gốc, vì dân là nông cốt, là tài sản, là sức mạnh, là sinh khí
của một quốc gia
 Người dân lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện có ý nghĩa tầm cỡ quốc gia của nhà
nước phong kiến  Sự tiến bộ vượt tầm thời đại
- Đầu thế kí 15, khi kéo quân vào nước ta xâm lược, quân Minh đã sử dung khẩu hiệu “Phù
Trần diệt Hồ” giúp Đại Việt – tuy nói là giúp nhà Trần gây dựng lại vương triều, tiêu diệt
nhà Hồ vì triều đại này cướp ngôi nhà Trần nhưng BNĐC chính là cơ sở để bóc trần luận
điệu xảo trá này của giặc Minh, chúng chỉ muốn cướp nước ta mà thôi
 Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
- Trong 8 câu thơ tiếp theo đó, Nguyễn Trãi đưa ra các yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại
độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt :
 Nền văn hiến độc lập lâu đời :“Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến
đã lâu”
 Cương vực lãnh thổ riêng :“Núi sông bờ cõi đã chia”
 Phong tục tập quán riêng :“Phong tục Bắc Nam cũng khác”
 Chế độ riêng, triều đại riêng, tồn tại song song, ngang hàng với các triều đại Trung
Quốc:“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,/Cùng Hán, Đường, Tống,
Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
 Khẳng định mạnh mẽ ý thức độc lập tự cường của dân tộc
 Anh hùng hiền tài mà đời nào cũng có: “Hào kiệt đời nào cũng có”
 Dựa vào các yếu tố trên, Nguyễn Trãi hoàn thiện quan niệm của quốc gia, khẳng định chủ
quyền dân tộc.
- Các từ ngữ :“từ trước”, “vốn xưng”, “đã xưng”, “đã chia”, “cũng khác”  Khẳng định
sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến. Sự
tồn tại độc lập lâu đời của nước Đại Việt là một chân lí không thể phủ nhận.
 Giọng điệu trang trọng, hào hùng, mang tính chất của một lời tuyên ngôn.
3. So sánh với Nam quốc sơn hà (LTK)
- Ý thức độc lập dân tộc của ĐCBN phát triển toàn diện và sâu sắc về nội dung lẫn tư tưởng
xuyên suốt bài cáo vì :
 Trong khi LTK chỉ mới xác định dân tộc ở 2 phương diện là lãnh thổ và chủ quyền thì
Nguyễn Trãi tiếp nhận tư tưởng của đời trước song bổ sung thêm vào đó 3 yếu tố: văn
hiến, phòng tục, lịch sử
 3 yếu tố được thêm vào đặc biệt là 3 yếu tố về giá trị tinh thần → không thể thay đổi
 Là cái nhìn có chiều sâu , là 1 phát hiện vĩ đại , là sức sống trường tồn không gì khuất phục
được dân tộc Đại Việt
 LTK căn cứ vào yếu tố thần linh – “tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, còn NT căn cứ
vào lịch sử, sử dụng kết quả của các cuộc xâm lược trước để xác định lịch sử:
 Liệt kê cụ thể, rõ ràng từng chiến công của nhân dân Đại Việt bằng những lời lẽ chắc
chắn hào hung, thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc xen vào đó lại là sự xem thường,
căm ghét thế lực thù địch không biết tự lượng sức mình
 Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ
quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt
 Như một lần nữa khẳng định, Đại Việt là một quốc gia độc lập, tự chủ, có nhân tài tướng
giỏi chẳng thua kém bất kì một quốc gia nào, bất cứ kẻ thù nào có ý muốn thôn tính đều
phải chịu kết quả thảm bại. Những cuộc chiến tranh xâm lược đều là phi nghĩa nên chính
nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà
 Tất cả những chứng cứ này đều đó được sử sách ghi chép lại một cách cẩn thận không thể
chối cãi và cũng không ai có thể thay đổi

You might also like