You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH ĐOẠN 1 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ CỦA NGUYỄN TRÃI

Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới, ông để lại sự
nghiệp sáng tác đồ sộ. Bên cạnh những tác phẩm giàu giá trị
nghệ thuật còn có những tác phẩm giàu tính chiến đấu và 1
trong những tác phẩm ấy không thể không nhắc đến Bình Ngô
Đại Cáo. BNĐC là 1 luận văn chính trị tổng kết chặt chẽ, súc
tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dựa trên tư tưởng yêu nước
thiết tha và sự nhận thức sâu sắc về nhân dân và dân tộ. Bao
trùm bài cáo là niềm tự hào vô bờ bờ bến trước thắng lợi vĩ đại
của cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là ở đoạn
thơ đầu đã nêu cao tư tưởng “nhân nghĩa”, lấy hạnh phúc của
nhân dân là yếu tố cốt lõi, đồng thời thể hiện tinh thần yêu
nước sâu sắc của tác giả. Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo sẽ
thấy rất rõ điều đó. 
Năm 1427 nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng huy hoàng,
đã tiêu diệt viện binh của giặc khiến Vương Thông lú này đang
cố thủ trong thành Đông Quan phải viết thư xin hàng và rút
quân về nước. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết BNĐC để
tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Tác phẩm là
bản tổng két cuộc kháng chiến chống quân Minh đầy gian lào
mà vô cùng hào hùng của dân tộc ta.
Ở đoạn thứ 1 BNĐC khẳng định lí tưởng của cuộc kháng chiến
việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, nhân nghĩa chính là đánh giặc.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Tư tưởng nhân nghĩa là 1 tư tưởng phổ biến được thời bấy giờ
mặc nhiên thừa nhận. Tư tưởng nhân nghĩa là chỉ mqh tốt đẹp
giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nhưng
tư tưởng nhân nghĩa của NT chủ yếu là làm cho dân có được
cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Vì thế phải lo “ trừ
bạo ”( giặc ngoại xâm, quan lại tham tàn bạo người ). NT biết
chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản nhất của tư tưởng nhân nghĩa đó
là muốn yên dân thì phải trừ bạo. Ngoài ra NT còn đưa vào 1
nội dung mới đó chính là nhân nghĩa là phải chống xâm lược
và chống xâm lược mới là nhân nghĩa. Từ đó ta thấy được rằng
tư tưởng nhân nghĩa của NT kh chỉ sâu sắc, toàn diện mà còn
thể hiện được tư tưởng to lớn của NT. Tiếp theo NT nêu chân lí
khách quan về sự tồn tại độc lập và có chủ quyền của nước Đại
Việt, khẳng định VN là 1 quốc gia văn hiến từ bao đời đã sánh
vai với cường quốc Trung Hoa về nhiều phương diện. NT đã
biểu đạt bằng những câu văn sang trọng, đính đạc gợi lên
không khí trang nghiêm lịch sử.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ triều Định, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một
phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
NT đã căn cứ để khẳng định dựa vào 4 yếu tố là nền văn hóa
lâu đời, lãnh thổ đã chia, phong tục tập quán khác nhau và chủ
quyền cùng các triều đại lịch sử xưng đế xưng vương. NT đã sử
dụng cách diễn đạt sóng đôi : Đại Việt và Trung Hoa đã bao đời
song song tồn tại. Mỗi nước một bờ cõi, mỗi nước 1 phong tục
tập quán với những triều đại khác nhau. Ngoài ra tác giả còn
sử dụng các biện pháp nghệ thuật như phép liệt kê và các từ
ngữ mang tính khẳng định là “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”,
“đã khác”. Cách sử dụng các yếu tố trên đã lột tả được tính
chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt. NT đã lập
luận rất chặt chẽ, lí luận sắc bén, bằng chứng xác thực; tầm
văn hóa và tầm tư tưởng sâu sắc toàn diện của Ức Trai. Vừa
thể hiện niềm tin vào cuộc kháng chiến vừa bộc lộ niềm tự hào
trước chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta. Tiếp đến tác giả đã
xuất sắc nhấn mạnh sự thất bại của giặc ngoại xâm trong
chiều dài lịch sử qua những câu văn :
Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,


Chứng cớ còn ghi.
Sử dụng những cái tên “Lưu Cung”, “Triệu Tiết”, “Toa Đô”, “Ô
Mã” gắn liền với các địa danh “ Cửa Hàm Tử”, “Sông Bạch
Đằng” đã cho chúng ta thấy sự thất bại rõ ràng của quân giặc.
Họ đến xâm lược nước ta chỉ vì sự tham lam thích bành trướng
thế lực chứ kh phải cái lý do chính nghĩa giả tạo ấy. Chính vì
thế mà tác giả đã sử dụng “tham công” và “thích lớn” để chỉ cái
mục đích thật sự ấy của quân giặc. Ngay từ đầu những cuộc
chiến tranh này chỉ là 1 cuộc chiến vô nghĩa, vì thế kết quả họ
tự chuốc lấy đó chính là những bại vong để trả giá cho “tham
công” và “thích lớn” của họ.

Ở đoạn một này, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng nhân
nghĩa của cuộc kháng chiến và tư thế độc lập của dân tộc ta và
những giá trị khẳng định tồn tại chủ quyền mạnh mẽ ấy đã tạo
nên giá trị cho tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Cũng bởi thế mà
tình yêu quê hương đất nước mỗi ngày một thêm lớn hơn. Đó
còn là niềm tự hào tự tôn dân tộc, là quyết tâm xây dựng và
bảo vệ cũng như củng cố nền độc lập chủ quyền của nước
nhà. 

You might also like