You are on page 1of 1

Nguyễn Trãi - một bậc đại anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế

giới và là người phải chịu


nỗi oan khiên thảm khốc nhất lịch sử việt nam. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng đồ sộ cùng nhiều
tác phẩm có giá trị đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực . Nếu Nguyễn Trãi được coi là nhà văn chính
luận kiệt xuất mọi thời đại thì tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của ông lại là một “áng thiên cổ hùng
văn” của dân tộc, giống như một bản tuyên ngôn độc lập có giá trị cả về lịch sử chính trị lẫn văn học.
Nổi bật trong đó, đoạn trích sau đã thể hiện sự căm phẫn của Nguyễn Trãi trước tội ác cướp nước
của giặc Minh:….

Tác phẩm được ra đời khoảng đầu năm 1428, sau khi đại thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và đã
lệnh cho Nguyễn Trãi viết “Đại cáo bình Ngô” nhằm tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình
cho dân tộc. Tác phẩm được viết bằng thể cáo, thể văn nghị luận của Trung Quốc cổ xưa dùng để
công bố việc lớn tới muôn dân.”Đại cáo bình Ngô” giống như một bản hùng ca của quân dân Đại
Việt; một bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình
của dân tộc. Bài cáo gồm 4 phần đi từ việc nêu luận đề chính nghĩa tới tố cáo tội ác của quân xâm
lược, hồi tưởng lại cuộc kháng chiến và cuối cùng kết thúc bằng lời tuyên ngôn độc lập. Đoạn trích
trên thuộc đoạn 2 của bài đã nói lên tội ác man rợ của giặc Minh và tình cảnh khốn khổ của nhân dân
và đất nước Đại Việt dưới ách đô hộ của quân xâm lược.

Với lòng uất hận sục sôi, Nguyễn Trãi đã viết lên bản cáo trạng đanh thép vạch trần âm mưu xâm
lược của giặc Minh, lên án chủ trương cai trị thâm độc và tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác
của chúng. Đầu tiên, luận điệu bịp bợm “Phù Trần diệt Hồ” và mưu đồ cướp nước ta của quân Minh
đã bị lột trần rõ:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa

Bọn gian tà bán nước cầu vinh”

Việc nhà Trần bị nhà Hồ cướp nước chỉ là cái cớ để quân Minh gây sự. Dựa vào thế chính sự rắc rối,
bối cảnh loạn lạc mà chúng mượn cớ để bịp bợm thiên hạ, lừa lọc nhân dân ta hòng xâm chiếm Đại
Việt. Những từ “nhân”, “thừa cơ” trong bài đã góp phần lột trần luận điệu giả nhân giả nghĩa của
giặc. “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là một cách “mượn gió bẻ măng”, nhân thời cơ mà lấn tới. Âm mưu thôn
tính nước ta vốn đã có sẵn trong đầu chúng từ lâu. Không chỉ là mưu đồ xảo trá mà còn cả bộ mặt
thật của bè lũ bán nước. Bọn nội phản dám ngóc đầu lên “bán nước cầu vinh”, bất chấp làm tay sai
cho kẻ thù, bán đi cả tự tôn dân tộc chỉ để có được chút tham lợi nhỏ bé. Tất cả những mưu đồ đó
đều đã được lịch sử ghi lại và “Đại cáo bình Ngô” một lần nữa tố cáo tội ác của chúng.

Âm mưu của giặc Minh thật xảo quyệt nhưng tác giả lại đi sâu hơn vào lên án chủ trương cai trị phản
nhân đạo và thâm độc của chúng

You might also like