You are on page 1of 2

Câu 1: Phân tích ý nghĩa phong trào Đồng Khởi 1960?

- Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn,
tổn thất. Đứng trước vô vàn thách thức ấy, tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp
hành Trung ương đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh
đổ chính quyền Mĩ-Diệm. Từ đó các phong trào đã diễn ra sôi nổi và sau đó lan rộng
khắp miền Nam thành phong trào Đồng Khởi ( tiêu biểu nhất ở Bến Tre )
- Phong trào ấy đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
Đồng thời làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công.
- Từ trong khí thế của phong trò Đồng Khởi, ngày 20/12/1960 Mặt trân Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam đã được ra đời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ
tịch.
- Ptrào Đồng Khởi thắng lợi khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng trong Hội
nghị lần thứ 15 của Đảng.
- Phong trào Đồng Khởi đánh dấu sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đơn
phương” của Mĩ.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?
- Bước vào mùa xuân năm 1968, từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi
cho ta sau mùa khô đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống
(1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nội dậy toàn miền Nam.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đánh đòn bất ngờ, làm
địch choáng váng đồng thời làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc chúng phải
tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược
“chiến tranh cục bộ” ); chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải chấp
nhận đến bàn đàm phán với ta ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Cuộc tổng tiến công 1968 mở ra bước ngoặt cho cách mạng kháng chiến chống
Mĩ cứu nước: “vừa đánh vừa đàm”.

Câu 3: Hậu phương lớn miền Bắc có vai trò như thế nào đối với cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1954-1975 ?
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), hậu phương miền Bắc có vai
trò quyết định nhất đới với sự nghiệp cách mạng cách mạng của cả nước.
- Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn
miền Nam:
+ Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam
mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu được khai thông từ năm 1959, dài
hàng nghìn km.
+ Khẩu hiệu của miền Bắc là “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm
lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…Miền Bắc đã đưa vào
chiến trường miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men…hàng chục vạn
cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng
+ Trong thời gian Mĩ ném bom sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, lần thứ hai, miền
Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và tiếp
tục chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đối
với chiến trường Lào và Campuchia.
→ Nguồn chi viện cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của quân dân miền Bắc
đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu
đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và giải phóng hoàn toàn miền Nam.

You might also like