You are on page 1of 4

Lịch sử 9 HKII

Câu 1 (bài 16): Vai trò hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

 Ra đi tìm đường cứu nước


 Bắt gặp tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và truyền bá về nước phục vụ cho con
đường cách mạng vô sản, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản
 Chủ trì thành công hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng
sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành
lập một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Trực tiếp soạn ra văn kiện có ý nghĩa quan trọng: thống nhất đường lối chính
trị thông qua “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt”

Câu 2 (bài 23): Tại sao nói sau CMT8, nước ta như ngàn cân treo sợi tóc?

Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

* Giặc Ngoại xâm và nội phản:

 Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: quân Tưởng Giới Thạch và các tổ chức phản động
quấy phá.
 Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: quân Anh kéo vào dọn đường cho Pháp trở lại
xâm lược.
 Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
 Các thế lực phản cách mạng nổi dậy chống phá cách mạng

⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.
* Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng
nề.

+ Thiên tai liên tiếp xảy ra.

+ Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.
- Về tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 3 (bài 27): Kể tên 3 chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp
từ năm 1945 đến năm 1954? Trong 3 chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954)?

*3 chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm
1954:

 Chiến dịch Việt Bắc 1947


 Chiến dịch Biên Giới 1950
 Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954
 Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

* Trong 3 chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) là chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến
dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuôc kháng chiến chống Pháp vì:

 Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạchg Nava và mọi mưu đồ xâm lược
của Pháp và Nhật.
 Xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
 Buộc Pháp – Mĩ phải kí Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Câu 4 (bài 28): Thế nào là chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là chiến lược chiến tranh xâm lược
thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai; Mĩ đóng vai trò “cố
vấn” chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ
(dùng người Việt trị người Việt).
 Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở cuộc càn quét tiêu diệt lực lượng
Cách mạng, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
Câu 5 (bài 28): Quân dân miền Nam đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mĩ như
thế nào?

 Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và
phá “ấp chiến lược”.
 Trên mặt trận quân sự, ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho) vào 2-1-
1963. Thắng lợi này chứng tỏ ta có khả năng đánh bại chiến tranh đặc biệt của
Mĩ, dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
 Cuộc đấu tranh chính trị của tăng ni, Phật tử quần chúng làm Mĩ phải đảo
chính, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm – Nhu (1-11-1963).
 Với chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên
Hòa) trên khắp miền Nam đã làm phá sản chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
Địa lí 9 HKII

Câu 1: Phân tích tiềm năng để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nghề nuôi
trồng và khai thác thủy sản.

Câu 4: Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào? Phân tích tiềm năng để
phát triển các ngành kinh tế biển nước ta.

Câu 6: Nêu ý nghĩa của việc phát triển, khai thác hải sản xa bờ.

*Về kinh tế - xã hội:

Là chiến lược để phát triển kinh tế biển.

Nguồn lợi hải sản xa bo

You might also like