You are on page 1of 4

CÔNG NGHỆ CHK2

Lý thuyết
Câu 1: Đặc điểm & cấu tạo của mạng điện trong nhà
Đặc điểm:
+ Điện áp định mức: là điện áp thấp có giá trị 220V
+ Đồ dùng điện: Rất đa dạng và công suất điện của các đồ dùng điện rất
khác nhau.
+ Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp định của
mạng điện:

· Điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện

· Các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển điện áp định mức có


thể lớn hơn điện áp mạng điện

Cấu tạo:
- Một mạng điện trong nhà gồm : Mạch chính và mạch nhánh
- Cấu tạo mạch điện:
+ Công tơ điện
+ Dây dẫn điện
+ Các thiết bị điện: đóng- cắt, bảo vệ và lấy điện

Câu 2: Cấu tạo của công tắc điện và cầu dao


Công tắc điện
Cấu tạo: -Vỏ làm bằng nhựa hoặc bằng sứ, để cách điện và bảo vệ phần
dẫn điện
- Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng, để đóng – cắt mạch điện

Cầu dao:

Cấu tạo: + vỏ + cực động + cực tĩnh

Câu 3: Nguyên lý hoạt động của công tắc điện


- Khi đóng công tắc: Cực động sẽ tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch
- Khi cắt công tắc: Cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện
- Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì

Câu 4: Cấu tạo & phân loại các cầu chì

Gồm 3 phần: + Vỏ + Các cực dây chảy

+ Dây dẫn điện, dây chảy

- Vỏ: thường được làm bằng sứ hoặc thuỷ tinh, bên ngoài ghi điện áp
và dòng điện định mức
- Các cực giữ dây chảy và dây dẫn: Thường được làm bằng đồng
- Dây chảy: Thường được làm bằng chì

Phân loại:

Có nhiều loại cầu chì, theo hình dạng cầu chì có các loại: cầu chì hộp, cầu
chì ống, cầu chì nút,...

Câu 5: Cấu tạo của aptomat:

Gôm 3 bộ phận chính:

+ Tiếp điểm
+ Hộp dập hồ quang
+ Các móc bảo vệ: móc bảo vệ dòng cực đại, móc bảo vệ kiểu rơ-le
nhiệt, móc bảo vệ thấp áp

Câu 6: Phân loại và nêu từng loại khái niệm về sơ đồ điện

- Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của 1 mạch điện, mạng điện
hoặc hệ thống điện

Phân loại:

1. Sơ đồ nguyên lý:
- Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện
mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực
tế.

- Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện là
cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt.

2. Sơ đồ lắp đặt (sơ đồ đấu dây)

- Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.

- Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng
điện và các thiết bị điện.

Bài tập
00Câu 2: Mạch điện 2 cầu chì, 2 công tắc điều khiển 2 bóng đèn, 1 ổ
điện

O
A

Câu 1:
Câu 3: Lưu ý khi vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện
Cần lưu ý những điểm sau:
- Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang.
- Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.
- Vẽ đúng các kí hiệu điện.
- Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch
Câu 4: Tại sao cần phải thiết kế trước khi lắp mạch điện
Thiết kế mạch điện để lắp cho đúng, cho tiết kiệm, phù hợp với yêu cầu sử
dụng và hình dung ra các thứ cần phải chuẩn bị để lắp đặt

You might also like