You are on page 1of 3

ỨNG DỤNG TỤ ĐIỆN

1. Khái Niệm Tụ Điện:


Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch
truyền dẫn tín hiệu xoay chiều, được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện. Nó
có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện.

2. Phân Loại Tụ Điện:


- Loại tụ điện phổ biến nhất hiện nay đó là tụ điện phẳng. Nó là một loại linh kiện điện tử gồm hai vật dẫn đặt gần
nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường cách điện (điện môi). Mỗi vật dẫn được gọi là một bản tụ điện.
- Ngoài ra người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được (còn gọi là tụ xoay). Tụ xoay có một bản cố định
(thực ra là một hệ thống bản) hình bán nguyệt và một bản linh động cũng hình bán nguyệt. Bản linh động có thể quay
quanh một trục vuông góc với bản cố định tại tâm . Khi xoay bản linh động, diện tích của phần đối diện giữa hai bản
sẽ thay đổi làm cho điện dung của tụ điện thay đổi.
- Đối với tụ điện phẳng, người ta thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện. VD:
+ Tụ điện giấy là tụ điện dùng lớp giấy làm điện mới còn hai bản là hai lá thiếc hay nhôm

+ Tụ điện mica dùng mica làm chất điện môi. Tụ điện mica có hiệu điện thế giới hạn cao, tới hàng nghìn vôn.

+ Tụ điện hóa học là loại tụ điện mà chất điện môi giữa hai bản là một lớp nhôm ôxit rất mỏng được tạo nên
bằng phương pháp điện phân. Vì lớp điện mới mỏng nên tụ điện hoá học có điện dung khá lớn. Tuy nhiên tụ điện hoá
học có nhược điểm là chỉ mắc được theo một chiều nhất định; nếu vô ý mắc nhầm, tụ điện sẽ bị hỏng

- Tụ điện hiện nay được sử dụng trong các thiết bị điện như quạt điện, tủ lạnh, ti vi, động cơ,... với các hình dạng
khác nhau.

3. Cấu Tạo - Nguyên Lý Hoạt Động:


- Tụ điện có cấu tạo: là hai bản điện cực được ghép song song với nhau, ở giữa có một lớp cách điện được gọi là điện
môi. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện. Tụ điện còn được
phân loại theo vật liệu cách điện. Ví dụ : tụ điện giấy – lớp cách điện là giấy, tương tự ta có tụ điện gốm (sứ), tụ điện
hóa,… .
- Nguyên lý hoạt động:
+ Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng
năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng nó
không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui.
+ Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện.
Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều. Nguyên lý nạp xả của tụ điện có thể được thấy rõ nếu
điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra
hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt.

4. Vai Trò Của Tụ Điện:


- Vai trò chung của thiết bị này chính là khả năng lưu trữ năng lượng điện rất hiệu quả, đây là chức năng quan trọng
nhất của tụ điện và được sử dụng trong rất nhiều thiết bị điện. Điểm đặc biệt của vai trò này chính là tụ điện không
làm tiêu hao năng lượng điện tích trữ. Nhờ đó mà điện áp trong mạch luôn ổn định.
- Tụ điện còn có vai trò ngăn cản dòng điện 1 chiều đi qua. Thay vào đó, tụ chỉ cho phép dòng điện xoay chiều đi qua,
giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của tụ càng
lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện
- Bên cạnh đó, tụ còn đảm nhận chức năng lọc điện áp, biến điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều bằng cách
loại bỏ pha âm.
- Hơn nữa, do nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho điện áp
xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.

5. Ứng Dụng Của Tụ Điện:


- Tụ điện thường được sử dụng rãi trong các thiết bị điện tử và kỹ thuật điện:
VD: + Tụ điện được sử dụng trong hệ thống bo mạch điều khiển ở các thiết bị điện dân dụng. Chẳng hạn như ti vi, tủ
lạnh, điều hòa, máy giặt… Nó tham gia với vai trò là một linh kiện lưu trữ năng lượng cần thiết, vừa đủ cho thiết bị
điện tử khi mất điện hoặc cần thêm nguồn.
+ Đèn flash của camera sử dụng một bóng đèn dây tóc nhỏ để tạo ra ánh sáng. Một chiếc máy ảnh đời cũ không
thể tạo ra dòng điện đủ mạnh để làm đèn flash sáng rực (trừ khi thân máy cực kỳ to). Tụ điện đã giải quyết vấn đề này
bằng cách sạc và trữ năng lượng trước khi nháy đèn flash, chỉ cần bấm nút chụp là nó sẽ xả điện ngay lập tức, tạo ra
một luồng ánh sáng mạnh.
+ Máy tính: Dù các tụ điện không lưu trữ được nhiều năng lượng nhưng nó vẫn đủ để giữ cho một con chip có
thể hoạt động được trong vài giây. Do đó, lời khuyên chờ vài giây rồi mới bật lại thiết bị điện (chẳng hạn như bo
mạch chủ, router) là để đảm bảo rằng các tụ đều đã xả hết điện ra ngoài, và các bit dữ liệu cũng sẽ được xóa sạch.
Việc này cũng là để đảm bảo các thiết lập hiện có của thiết bị được reset hoàn toàn.
+ Tụ điện trong quạt có chức năng làm lệch từ trường cùng với đó là cung cấp một điện thế lớn cho quá trình
khởi động quạt khi mới cắm điện, bật công tắc. Chính vì vậy, khi quạt đã vận hành bình thường thì tụ điện sẽ không
có tác dụng nữa. Nếu tình trạng cắm điện, nhưng quạt không quay có thể nguyên nhân là do tụ bị hỏng, lượng điện
không đủ cho quá trình khởi động ban đầu.
+ Amplifier và những thiết bị âm thanh analog khác cần tín hiệu điện phải thật chuẩn xác để âm thanh nghe
thật trong và rõ. Tụ điện sẽ giúp loại bỏ hiện tượng dòng điện “lên xuống” thất thường, giảm thiểu tình trạng tiếng
nghe bị rè.
+ Trong y tế, máy khử rung tim xách tay - thiết bị được các đội y tế thường dùng để cấp cứu bệnh nhân bị rối
loạn nhịp tim và tạo nhịp tim ổn định cho bệnh nhân, khi sử dụng, người ta đặt hai điện cực trên ngực người bệnh ở
chỗ gần tim. Hai bản của tụ điện có hiệu điện thế vào khoảng một nghìn vôn được nối với hai điện cực đó. Thời gian
phóng điện vào khoảng vài phần nghìn giây. Với thời gian ngắn như vậy, công suất phóng điện tức thời của tụ điện có
thể có giá trị vào khoảng hàng chục kW đến hàng trăm kW, tạo điều kiện cho tim bệnh nhân hoạt động bình thường.
- Ứng dụng trong hệ thống của xe hơi:
VD: + Tụ điện âm thanh ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng âm thanh tổng thể. Nó giúp giữ
cho nguồn cấp điện ổn định và giảm nhiễu, từ đó tối ưu hóa hiệu suất hệ thống và tái tạo âm thanh chất lượng cao.
+ Còi điện xe ô tô cũng sử dụng nguồn điện để tạo ra âm thanh. Tụ điện được ứng dụng để lưu trữ năng lượng
cho còi. Điểm mạnh của còi điện là đáng tin cậy, tiết kiệm năng lượng, và có thể tạo ra âm thanh mạnh mẽ. Nếu như
còi khí hoạt động dựa trên hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh thì còi điện lại nhờ vào sự kết nối mạch điện khi bấm
còi.
+ Làm pin sạc cho ô tô điện: Hiện nay, vòng đời pin của xe điện trung bình khoảng 10 năm và chi phí để thay
mới lên đến hàng nghìn USD. Do đó, để khắc phục vấn đề này tụ điện đã được nhiều nhà nghiên cứu xem như
phương án thay thế. Các tụ điện có thể sạc, xả hàng triệu lần mà không bị chai, giảm điện dung hoặc bị hỏng. Bên
cạnh đó, tốc độ sạc, xả của tụ điện nhanh hơn pin và ắc quy. Ngoài ra, hệ thống năng lượng kết hợp song song giữa
pin và tụ điện giúp hỗ trợ kéo dài tuổi thọ sạc, xả của pin, từ đó nâng cao khả năng vận hành của ô tô điện và tiết
kiệm chi phí.
- Một số ứng dụng của tụ điện LIC với khả năng nạp phóng nhanh, mật độ năng lượng cao và mức tự xả thấp:
+ Các tụ cỡ lớn (dung lượng vài chục ngàn Fara) được sử dụng để điều hòa những nguồn điện hoặc thiết bị tiêu
thụ điện năng có mức không ổn định cao: cung cấp năng lượng đỉnh đột xuất cho ô tô điện, tàu điện, tàu hỏa có đầu
máy điện, cần cẩu,...; khai thác lại năng lượng hãm phanh (thắng) trong các phương tiện kể trên; tiếp nhận năng lượng
gió, năng lượng từ pin mặt trời trước khi chuyển điện năng vào lưới điện tiêu chuẩn.
+ Tụ cỡ nhỏ dùng trong thiết bị điện tử số làm nguồn nuôi cho lưu giữ thông tin trong SRAM (RAM tĩnh).
+ Tụ lớn hơn làm nguồn năng lượng cho UPS (Uninterruptible Power Supply hay bộ lưu điện), có tác dụng như
một máy phát điện, cung cấp nguồn điện cho các thiết bị khi lưới điện gặp sự cố. Nó được đánh giá là có nhiều điểm
vượt trội hơn so với máy phát điện: không gây ra tiếng ồn trong quá trình sử dụng; thân thiện với môi trường; cực kì
an toàn với các thiết bị điện.
- Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý,
radar, vũ khí hạt nhân,... .
- Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng
lượng:
VD: Các siêu tụ điện lưu giữ nguồn năng lượng dưới dạng thế năng của tụ điện. Nó lưu trữ năng lượng giống như
một điện tích tĩnh nhưng không xảy ra phản ứng hóa học trong quá trình nạp hoặc xả điện như pin thông thường. Siêu
tụ điện có ưu điểm là chứa được nhiều điện năng, rất bền, thời gian sử dụng hàng chục năm, nạp hay phóng điện rất
nhanh nhưng có nhược điểm là bị sụt thế nhanh, tích điện không được lâu vì rò điện nội bộ giữa hai cực.
https://youtube.com/clip/UgkxKnySq8PEkR2mgxSLS54eJmP9C72QXZbE?si=OZXOID9MfXmEwfgP
 Đặc biệt: Tụ điện đầu tiên trên thế giới là Chai Layden. Hai bản của nó là hai lá thiếc dán sát vào thành chai
thuỷ tinh, một lá dán vào thành trong, lá kia dán vào thành ngoài. Vì vậy có thể coi đó là loại tụ điện thuỷ tinh.
Chai Layden có kích thước lớn, đồng thời khi hiệu điện thế cao, thuỷ tinh không còn là chất điện môi tốt. Do
đó, ngày nay trong kĩ thuật, người ta không dùng chai Layden và nói chung người ta cũng không dùng tụ điện
thuỷ tinh. Hiện nay, chai Layden chỉ được dùng trong các máy phát tĩnh điện trong nhà trường.

You might also like