You are on page 1of 13

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC KỲ 2A HỌC PHẦN “HỆ

THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ”


Câu 1: Nêu các thông số cơ bản của hệ thống đánh lửa?
 Hiệu điện thế thức cấp cực đại U zm: là hiệu điện thế đo được ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp
khi tách dây cao áp ra khỏi bougie. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại phải đủ lớn để có đủ
khả năng tạo được tên lửa điện giữa 2 điện cực của bougie, đặc biệt là lúc khởi động.
 Hiệu điện thế đánh lửa Uđl:
 Hệ số dự trữ K đt :
 Năng lượng dữ trữ W đt:
 Tốc độ biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp S:
 Tần số và chu kì đánh lửa
 Năng lượng tia lửa và thời gian phóng điện
Câu 2: Trình bày các giai đoạn đánh lửa?
Đánh lửa được chia làm 3 giai đoạn: - Quá trình tăng trưởng dòng sơ cấp hay quá trình
tích lũy năng lượng. - Quá trình ngắt dòng sơ cấp. - Quá trình xuất hiện tia lửa ở điện cực bugi.
Câu 3: Góc đánh lửa sớm là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới góc đánh lửa sớm?
 Góc đánh lửa sớm: là góc quay của trục khuỷu động cơ tính từ thời điểm xuất hiện tia
lửa điện tại bougie cho đến khi piston đến điểm chết trên.
 Các yếu tố ảnh hưởng tới góc đánh lửa sớm:
ECM xác định góc đánh lửa sớm cơ sở dựa trên tốc độ và tải động cơ (khối lượng dòng
khí nạp). Ngoài ra, có rất nhiều tín hiệu khác ảnh hưởng đến góc đánh lửa, ví dụ, khi bật
công tắc điều hòa sẽ đẩy sớm góc đánh lửa. Chất lượng nhiên liệu cũng ảnh hưởng đến
góc đánh lửa dựa vào tín hiệu từ cảm biến kích nổ.
Câu 4: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điên hệ thống đánh lửa
bán dẫn sử dụng cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên?(trang 31)
Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điên hệ thống đánh lửa
bán dẫn sử dụng cảm biến điện từ loại nam châm quay?(trang 31)
Câu 6: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điên hệ thống đánh lửa
bán dẫn sử dụng cảm biến quang? ( trang 34)
Câu 7: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điên hệ thống đánh lửa
bán dẫn sử dụng cảm biến Hall?( trang 33)
Câu 8: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến đánh lửa loại điện từ?
Câu 9: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến đánh lửa loại quang?( Trang
27-28 )
Câu 10: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến đánh lửa loại hall?( trang
29-30 )
Câu 11: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của thế hệ đánh lửa kiểu vít và thế hệ đánh lửa
trực tiếp?
- Ưu điểm và nhược điểm của thế hệ đánh lửa kiểu vít:
a. Ưu điểm:

 Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết, dễ dàng lắp đặt, vận hành và sữa chữa.
 Cấu tạo và vận hành hệ thống bằng cơ khí điện tử nên có tính ổn định tương đối cao.
 Không yêu cầu khắc khe trong quá trình lắp đặt, có thể mang tính chính xác tương đối.

b. Nhược điểm:

 Sai lệch góc đánh lửa do sử dụng các tiếp điểm cơ khí nên khi làm việc trong thời gian
dài dễ bị mài mòn và cháy rỗ vì chịu ảnh hưởng của dòng điện lớn.
 Khó thay đổi kịp thời góc đánh lửa cho phù hợp với từng chế độ hoạt đông của động cơ.
 Cấu tạo các bộ tự động điều chỉnh phức tạp.
 Chất lượng đánh lửa ở số vòng quay cao giảm do thời gian đóng tiếp điểm cơ khí ngắn
hơn, dòng điện qua cuộn dây sơ cấp giảm.
 Ít được sử dụng ngày nay vì hiệu năng làm việc không ổn định.

- Ưu điểm và nhược điểm của thế hệ đánh trực tiếp:


Loại trực tiếp sử dụng bobin đôi:
ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến, tính toán và đưa ra thời điểm đánh lửa, thông qua các
Transistor đóng ngắt sẽ tạo nên điện áp cao ở hai bobin đánh lửa, hai bugi của cùng một bobin sẽ
đánh lưa cùng lúc nhưng do theo thứ tự làm việc thì 1 xilanh ở kỳ nén thì xilanh kia sẽ ở kỳ thải
hoặc giản nở nên việc đánh lửa trong các kỳ đó không gây ảnh hưởng gì.
a. Ưu điểm:

 Dây cao áp ngắn nên giảm mất mát năng lượng, giảm điện dung ký sinh, giảm
nhiễu vô tuyến.
 Không còn bộ phân phối điện cao áp nên không còn khe hở trên đường dẫn cao áp.
 Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách điện tốt như bộ
phân phối, chổi than, nắp chia điện.
 Sử dụng bobin đôi cho 4 xilanh nên giảm được số lượng bobin, giảm chân điều
khiển cho ECU, giảm số lượng transistor nên giảm được giá thành.

b. Nhược điểm:

 Cấu tạo phức tạp, cần dùng nhiều cảm biến, nếu một trong số các cảm biến bị hư
hỏng thì hệ thống không làm việc được.
 Do dùng bobin đôi nên đánh lửa trong thời kỳ không cần thiết làm tiêu thụ nhiều
năng lượng.

4.2.2. Loại trực tiếp sử dụng bobin đơn:


ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến sau đó tính toán xử lý và đưa ra tín hiệu đến các Transistor
theo đúng thứ tự nổ của động cơ. Khi có tín hiệu thì Transistor sẽ dẫn tạo ra dòng điện trong
cuộn sơ cấp, khi mất tín hiệu thì transistor sẽ ngắt làm dòng sơ cấp giảm nhanh và tạo ra dòng
cao áp trong cuộn thứ cấp của bobin và đưa đến các bugi đánh lửa.
a. Ưu điểm:

 Không có dây cao áp nên ít tổn thất năng lượng đánh lửa.
 Không còn bộ chia điện nên ít bị hư hỏng.
 Mỗi bobin được điều khiển riêng biệt bởi một chân của ECU nên có khả năng hoạt
động độc lập.
 Thời điểm đánh lửa chính xác và tối ưu theo mọi chế độ làm việc nên tăng hiệu
suất của động cơ.

b. Nhược điểm:

 Cấu tạo phức tạp, mỗi xi lanh là một bobin nên làm tăng giá thành.
 Tổn nhiều chân điều khiển của ECU.
 Yêu cầu nguồn điện cung cấp phải ổn định.
 Công nghệ chế tạo khó khăn.

Câu 12: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của thế hệ đánh lửa trực tiếp (DIS), đánh lửa
sớm điện tử?

Ưu điểm và nhược điểm của thế hệ đánh lửa trực tiếp (DIS);
Loại trực tiếp sử dụng bobin đôi:
a. Ưu điểm:

 Dây cao áp ngắn nên giảm mất mát năng lượng, giảm điện dung ký sinh, giảm nhiễu vô
tuyến.
 Không còn bộ phân phối điện cao áp nên không còn khe hở trên đường dẫn cao áp.
 Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách điện tốt như bộ phân
phối, chổi than, nắp chia điện.
 Sử dụng bobin đôi cho 4 xilanh nên giảm được số lượng bobin, giảm chân điều khiển cho
ECU, giảm số lượng transistor nên giảm được giá thành.

b. Nhược điểm:

 Cấu tạo phức tạp, cần dùng nhiều cảm biến, nếu một trong số các cảm biến bị hư hỏng thì
hệ thống không làm việc được.
 Do dùng bobin đôi nên đánh lửa trong thời kỳ không cần thiết làm tiêu thụ nhiều năng
lượng.

Loại trực tiếp sử dụng bobin đơn:


a. Ưu điểm:

 Không có dây cao áp nên ít tổn thất năng lượng đánh lửa.
 Không còn bộ chia điện nên ít bị hư hỏng.
 Mỗi bobin được điều khiển riêng biệt bởi một chân của ECU nên có khả năng hoạt động
độc lập.
 Thời điểm đánh lửa chính xác và tối ưu theo mọi chế độ làm việc nên tăng hiệu suất của
động cơ.

b. Nhược điểm:

 Cấu tạo phức tạp, mỗi xi lanh là một bobin nên làm tăng giá thành.
 Tổn nhiều chân điều khiển của ECU.
 Yêu cầu nguồn điện cung cấp phải ổn định.
 Công nghệ chế tạo khó khăn.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống đánh lửa sớm điện tử:
a. Ưu điểm:

 Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự tổn thất năng lượng, giảm nhiễu
vô tuyến trên mạch thứ cấp.
 Không cần mỏ quẹt nên không có khe hở giữa mỏ quẹt và dây cao áp
 Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng (bộ ly tâm).
 Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao áp và
giảm chi phí bảo dưỡng.
 Kiểm soát tốt được quá trình đánh lửa do có tín hiệu phản hồi IGF
 Dễ dàng điều khiển đánh lửa nhờ chương trình của ECU

b. Nhược điểm:

 Vẫn còn tồn tại bộ chia điện cơ khí nên vẫn còn tổn thất điện áp trên bộ chia và trên dây
cao áp.
 Gây nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.
 Khi động cơ ở tốc độ cao và số xi lanh nhiều thì dễ xảy ra đánh lửa đồng thời ở hai xi
lanh kề nhau.
 Bộ chia điện là bộ phận dễ hư hỏng nên cần phải thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng.
 Chỉ Sử dụng trên các xe du lịch, xe khách nhỏ đời mới có công suất vừa (số xi lanh ít) tốc
độ trung bình.

Câu 13: Phân biệt hệ thống đánh lửa có bộ chia điện và không có bộ chia điện về cấu tạo và
nguyên lý hoạt động?
 Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện:
a/ Cấu tạo:
1 Bô bin
Đây là một trong những chi tiết quan trọng của hệ thống đánh lửa. Chúng đảm nhận nhiệm vụ
khởi tạo tia lửa để phục vụ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ.

Nguồn điện được tạo ra từ bô bin dựa trên cảm ứng giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Khi dòng
điện chạy qua cuộn sơ cấp sẽ đột ngột bị ngắt tại thời điểm đánh lửa do má vít. Dòng điện bị ngắt
sẽ làm độ lớn từ trường bị giảm và một dòng điện khác sẽ được sản sinh ra tại cuộn thứ cấp theo
nguyên tắc cảm ứng điện từ để chống lại sự thay đổi đột ngột của từ trường. Nhờ cuộn dây thứ
cấp có số vòng dây lớn nên nguồn điện được sản sinh tại đây có thể lên tới 100000 V tùy từng
loại.

2 Bộ chia điện
Sau bô bin thì bộ chia điện là bộ phận thứ 2 cũng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo trong chuỗi hoạt
động của hệ thống đánh lửa. Bộ phận này giữ nhiệm vụ phân chia điện áp được tạo bởi Bô bin
đến từng xi lanh.

Nguyên lý hoạt động của bộ phận này dựa trên hệ thống trục bộ chia điện và con quay gắn ở các
đầu. Khi cuộn thứ cấp sẽ được kết nối với con quay, nắp bộ chia sẽ được kết nối với các dây cao
áp đến hệ thống xi lanh nhờ các đầu nối. Khi kích hoạt con quay thì nguồn điện cao áp sẽ được
chia cho các xi lanh theo một thứ tự nhất định.

3 Bộ phận bugi
Sau 2 quá trình trên sẽ tiếp đến là bugi. Thực chất dòng điện đến bugi đã được sản sinh từ bô bin
và được truyền qua bộ chia điện. Tại bugi thì chúng sẽ được phân bổ đi xuyên qua khe trống để
tạo thành tia lửa điện và thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu ở buồng đốt, giúp động cơ có thể
hoạt động.

Bộ phận bugi cũng rất quan trọng


Thông thường độ lớn điện áp để kích hoạt Bugi hoạt động sẽ ở trong khoảng 40000 đến 100000
V. Tuy nhiên, mức cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại Bugi được dùng.

Đây là cấu tạo cơ bản giúp thực hiện nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa. Bên cạnh đó, tùy thuộc
các loại nhất định mà cấu tạo cũng có sự khác nhau.

b/ Nguyên lí hoạt động

 Khi động cơ xe được khởi động thì cơ chế đánh tia lửa sẽ được kích hoạt.
 Tiếp đến dòng điện đi từ ắc quy chạy qua công tắc đánh lửa để đến cuộn sơ cấp.
 Đồng thời, cuộn dây nạp phần ứng sẽ được kích hoạt để làm nhiệm vụ nhận và gửi tín
hiệu điện áp từ phần ứng tới mô-đun đánh lửa.
 Khi bánh răng của điện trở tiếp xúc với cuộn dây nạp thì tín hiệu điện áp từ cuộn dây
nạp sẽ được gửi đến mô-đun điện tử.
 Khi thông tin đã được tiếp nhận thì nguồn điện cung cấp cho cuộn sơ cấp ngắt mạch
và dừng đột ngột.
 Quá trình ngắt mạch đột ngột và tạo dòng điện liên tục như vậy sẽ gây nên hiện tượng
cảm ứng điện từ và tạo nên dòng điện vô cùng lớn ở cuộn dây thứ cấp (có thể lên tới
hàng nghìn vôn).
 Lúc này, nguồn điện áp cao này sẽ được phân chia tới các bộ phận khác như roto
quay, tiếp điểm, bugi,… tạo nên tia lửa điện và bắt đầu quá trình đốt cháy nhiên liên
liệu.
 Quá trình nhiên liệu được đốt cháy sẽ giúp khởi động động cơ và xe bắt đầu quá trình
hoạt động.
 Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện:
a/ Cấu tạo:

 Nguồn điện (pin): Chúng là nguồn cung cấp dòng điện một chiều có điện áp thấp (từ
12 – 14,2V) cho hệ thống.
 Cuộn dây đánh lửa
 Công tắc đánh lửa: Làm nhiệm vụ điều chỉnh quá trình bật/tắt của toàn hệ thống đánh
lửa.
 Mô đun đánh lửa
 Bộ điều khiển: Làm nhiệm vụ quản lý, giám sát và kiểm tra cường độ tia lửa một cách
tự động cũng như giới hạn thời gian nhất định.
 Bộ phận cảm biến: Đảm nhận nhiệm vụ phát hiện những thay đổi của hệ thống nguồn
điện và hệ thống đánh lửa.
 Phần ứng: Gồm điện trở có bánh răng (phần quay), ống hút chân không phía trước và
cuộn dây nạp (để bắt tín hiệu điện áp). Theo đó, khi mô-đun đánh lửa nhận tín hiệu
điện áp từ phần ứng theo thứ tự để thực hiện quá trình tạo và ngắt mạch một cách
chuẩn xác nhằm phân phối dòng điện đến các bugi theo chu trình chuẩn nhất.
 Nhóm tiếp điểm
 Bộ phận bugi
b/ Nguyên lí hoạt động:
Khi người lái khởi động xe, cơ chế đánh lửa bằng tia lửa điện được kích hoạt. Do đó, dòng điện
bắt đầu chạy từ ắc quy qua công tắc đánh lửa đến cuộn dây sơ cấp. Lúc này, cuộn dây cấp phần
ứng sẽ được kích hoạt, nhận tín hiệu điện áp từ phần ứng và đưa đến môđun đánh lửa.

Bánh răng của điện trở tiếp xúc với cuộn dây nguồn nạp và tín hiệu điện áp của cuộn dây nguồn
nạp sẽ được gửi đến mô-đun điện tử. Sau khi nhận được thông tin, nguồn điện cấp cho cuộn sơ
cấp bị ngắt và dừng đột ngột.
Sau đó, khi bánh răng điện trở không còn tiếp xúc với cuộn dây nạp, dòng điện tiếp tục được đưa
đến các bộ phận của hệ thống đánh lửa điện tử.

Việc tạo ra dòng điện liên tục và gián đoạn này gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ, lúc này có thể
xuất hiện tới vài nghìn vôn trong cuộn thứ cấp.

Nguồn điện áp cao này được gửi đến các phân phối khác của chuyển động quay roto và các tiếp
điểm, từ cuộn dây đến bugi. Khi có sự chênh lệch điện áp, đầu bugi tạo ra tia lửa điện bắt đầu
quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Câu 14: Trình bày sơ đồ cấu trúc và các khối chức năng của hệ thống điều khiển lập trình
cho động cơ? Cho ví dụ minh họa? ( trang 144)
Câu 15: Trình bày nhiệm vụ, vị trí lắp đặt, cấu tạo, sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc
của các loại cảm biến dùng trên động cơ và trên ô tô (cảm biến trục khuỷu, cảm biến trục
cam, cảm biến nhiệt độ không khí, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến ô xy, cảm
biến kích nổ, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến áp suất không khí, cảm biến bướm ga,
cảm biến vị trí bàn đạp chân ga, cảm biến vị trí bàn đạp chân phanh, cảm biến tốc độ bánh
xe)?

Câu 16: Phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối cảm biến đối với hệ thống điều khiển
động cơ nói riêng và các hệ thống điều khiển khác nói chung?
 Phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối cảm biến:
Vai trò:
Với các bài toán điều khiển hệ thống tự động hóa nói chung và điều khiển quá trình nói riêng thì
cảm biến có vai trò vô cùng quan trọng.

 Cảm biến giúp "cảm nhận" các tín hiệu điều khiển vào ra
 Cảm biến giúp đo đạc các giá trị
 Cảm biến giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lí cần đo

Tầm quan trọng:

Cảm biến là các thiết bị được sử dụng để phát hiện và phản hồi các tín hiệu đầu vào từ môi
trường vật lý. Chúng có vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin, đo đạc và kiểm soát
môi trường, từ công nghiệp, y tế đến công nghệ thông tin và điện tử tiêu dùng. Cảm biến đã
và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển và tiến bộ của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
hàng ngày.

Câu 17: Trình bày cấu tạo và nguyên lý điều khiển của hệ thống phun xăng? Phân tích vai
trò của van điều áp và van giảm rung trên hệ thống phun xăng điện tử (EFI)
Cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử :
Gồm 3 bộ phận chính là:

Cảm biến, bộ điều khiển điện tử, bộ phận bơm phun nhiên liệu.

Nguyên lý hoạt động:

Khi khởi động xe, ECU sẽ quét và thu thập dữ liệu trên từng cảm biến để xác minh chức năng của chúng
các cảm biến truyền về ECU các thông số vận hành như áp suất không khí nhiệt độ không khí, gốc bướm
ga, mật độ không khí, áp suất nhiên liệu, góc trục khuỷu, thời gian, tốc độ động cơ.

Các tín hiệu này sau khi được tiếp nhận ECU sẽ xử lí và xác định lượng nhiên liệu phù hợp cho động cơ
ngay tại thời điểm đó đồng thời thiết lập thời gian mở vòi phun hợp lý.

Van giảm áp, hay còn gọi là van điều áp, chịu trách nhiệm kiểm soát áp suất nhiên liệu và khí để đảm
bảo rằng áp suất ở điểm đầu ra luôn ổn định. Điều này ngăn chặn sự giảm đột ngột của áp suất, bảo vệ
hệ thống đường ống và máy móc khỏi hỏng hóc không mong muốn.

Bộ giảm rung sẽ hấp thụ và dập tắt những rung động do một lượng nhỏ xung của áp xuất nhiên
liệu.

Câu 18: Phân biệt phun xăng điện tử trực tiếp (GDI) và phun xăng điện tử (EFI) về cấu tạo
và mô tả hoạt động?
Về cấu tạo thì phun xăng điện tử khác phun xăng trức tiếp như sau:

Bình xăng điện tử bao gồm ECU và các cảm biến như: Cảm biến tốc độ
cảm biến vị trí trục cam, cảm biến oxy,….
Hệ thống phun xăng trực tiếp:
Về cấu tạo chung thì chỉ có 2 phần là thấp áp và cao áp.
 Phần thấp áp gồm các bộ phận như van điều áp, bơm xăng, lọc xăng có tác
dụng xử lý và đưa nhiên liệu đến bơm cao áp.
 Phần cao áp gồm kim phun, ống rail, cảm biến áp suất, bơm cao áp.
Về hoạt động thì Hệ thống EFI phun nhiệu liệu từ bên ngoài buồng cháy (phun gián tiếp),
còn hệ thống GDI dùng vòi phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt với áp suất lớn

Câu 19: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu cho
động cơ diesel CDI?
Cấu tạo:

Động cơ diesel có cấu tạo bao gồm thùng chứa nhiên liệu, đường ống dẫn, bộ
phận lọc, kim phun nhiên liệu và bơm phun nhiên liệu

Nguyên lý hoạt động


Khi động cơ hoạt động, nhiên liệu trong bình sẽ được dẫn đến bộ lọc sơ cấp và bơm áp
suất thấp. Tại đây, nhiên liệu sẽ được lọc và chuyển sang ngăn của bơm cao áp.

Trước khi vào xi-lanh, nhiên liệu sẽ được bơm ra ngoài và hòa trộn với không khí cho đến
khi đi vào xi-lanh và gặp áp suất, nhiệt lượng bên trong sẽ được đốt cháy, tạo ra động
năng giúp xe khởi động. Khí thải sau khi đốt cháy sẽ đi ra ngoài theo đường ống xả.

Câu 20: Trình bày đặc tính phun của hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ diesel CDI?
( Trang 156-157)
Câu 21: Phân biệt hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ xăng và diesel về mặt cấu tạo
và nguyên lý hoạt động?

- Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, không có bugi đánh lửa, động
cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh. Động cơ
xăng sử dụng nhiên liệu là xăng, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu
không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi

Câu 22: Phân biệt vùng áp suất thấp và áp suất cao khi hệ thống cung cấp nhiên liệu cho
động cơ diesel CDI hoạt động?
Câu 23: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát động cơ?
Cấu tạo:

Có hai loại hệ thống làm mát trên ô tô được sử dụng từ trước tới nay: làm
mát bằng không khí và làm mát bằng nước.

Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản tuy nhiên hiệu quả làm mát
không cao, bao gồm các bộ phận chính là:

- Cánh tản nhiệt gắn trên nắp xy-lanh và thân động cơ, Quạt gió, Bản dẫn gió .

Hệ thống làm mát bằng nước có cấu tạo phức tạp hơn nhưng mang lại hiệu quả làm mát
vượt trội hơn. Các bộ phận chính bao gồm:

- Két nước, nắp két nước, bơm nước, hệ thống dẫn nước, van hằng nhiệt, quạt gió
Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống làm mát bằng không khí
Hệ thống làm mát bằng không khí có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi động cơ
vận hành, các cánh tản nhiệt trên nắp xy-lanh và thân động cơ sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ
quá trình hoạt động của động cơ. Quạt gió sẽ dẫn không khí có nhiệt độ thấp hơn từ môi
trường bên ngoài vào bên trong khu vực này, giúp giảm nhiệt và làm mát khoang động
cơ.

Lượng không khí sau khi đã làm mát khoang động cơ sẽ trở nên nóng hơn và được đưa
ra ngoài. Tuy nhiên lượng không khí được luân chuyển trong hệ thống này không đủ để
làm mát hoàn toàn động cơ, hiệu quả làm mát không cao nên ngày nay không còn được
sử dụng nhiều.

Hệ thống làm mát bằng nước


Hệ thống làm mát bằng nước hoạt động dựa trên nguyên lý vận chuyển nước làm mát
liên tục tuần hoàn xung quanh thân máy.

Trong quá trình vận hành, khi nhiệt độ của động cơ tăng cao, van hằng nhiệt sẽ tự động
mở ra để nước làm mát tuần hoàn qua thân máy. Nhiệt lượng tỏa ra từ thân máy sẽ được
lượng làm mát hấp thụ, sau đó lượng nước này được đẩy về két nước để làm mát.

Bên trong két nước, lượng nước nóng này được đẩy vào các ống dẫn nước nhỏ và được
làm mát nhờ quạt gió.

Sau khi nước nóng đã được làm mát, bơm nước sẽ hoạt động để đưa lượng nước làm
mát này tuần hoàn trở lại và tiếp tục quá trình làm mát cho khoang động cơ.

Câu 24: Trình bày nguyên lý điều khiển làm mát thông qua hộp điều khiển?
Câu 25: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống mã hóa động cơ?
Cấu tạo:
Chìa khóa điện (có đặt chip mã chìa khóa bên trong), cuộn dây chìa thu phát,
bộ khuếch đại chìa thu phát, ECU khóa động cơ, ECU động cơ, công tắc cảnh báo mở khóa
bằng chìa, đèn chỉ báo an ninh

Nguyên lý: Khi rút chìa khoá điện ra khỏi ổ khoá, công tắc cảnh báo mở khoá bằng
chìa sẽ tắt OFF. ECU khoá động cơ xác định tín hiệu này và thiết lập chế độ khoá cho hệ
thống mã hoá khoá động cơ và đèn chỉ báo an ninh tiếp tục nháy.

Câu 26: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện?
Cấu tạo:
Cảm biến mô men xoắn, mô tơ điện DC, EPS ECU, ECU, cụm đồng hồ bảng taplo,
đèn cảnh báo PS
Nguyên lý hoạt động:
Để làm được điều này, hệ thống đã sử dụng một cảm biến mô-men xoắn đặt ở
trục lái, từ đó tín hiệu được gửi về góc đánh lái đến ECU để tính toán và xử lý. Sau đó, hệ
thống truyền tới dòng điện thích hợp đến mô-tơ điện, đẩy thanh răng của hệ thống lái.
Nhờ đó, việc xoay trục tay lái theo chiều người lái mong muốn được thực hiện dễ dàng.

Câu 27: Trình bày cấu tạo và mô tả hoạt động của hệ thống điều khiển lực kéo (TRC)?
Câu 28: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hệ thống trợ lực lái thủy lực và trợ lực lái
điện?
Câu 29: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống phanh: ABS – EBD - BA?
ĐỌC HIỂU CÁC SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

1) Mạch nguồn
2) Mạch điều khiển đánh lửa bán dẫn loại cảm biến điện từ nam châm đứng yên
3) Mạch điều khiển đánh lửa bán dẫn loại cảm biến điện từ nam châm quay
4) Mạch điều khiển đánh lửa bán dẫn loại má vít điều khiển
5) Mạch điều khiển bơm nhiên liệu không qua ECU
6) Mạch điều khiển bơm nhiên liệu hai tốc độ qua ECU
7) Mạch điều khiển bơm nhiên liệu qua ECU
8) Mạch điều khiển quạt két nước bằng công tắc nhiệt thường đóng
9) Mạch điều khiển quạt két nước bằng công tắc nhiệt thường mở
10) Mạch điều khiển quạt két nước kết hợp với hoạt động hệ thống điều hòa không khí trên
ô tô
11) Mạch điều khiển đánh lửa bán dẫn loại cảm biến quang
12) Mạch điều khiển đánh lửa bán dẫn loại cảm biến hall

You might also like