You are on page 1of 11

2.1.

Công dụng của hệ thống đánh lửa


Hệ thống đánh lửa trên động cơ đốt trong là một hệ thống đóng vai trò hết sức quan trọng, nó
quyết định tình trạng làm việc của động cơ đến kinh tế và hiệu suất làm việc của động cơ.
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ chính là:
+ Biến dòng điện một chiều thế hiệu thấp (từ 6, 12 hay 24V) hoặc các xung điện xoay chiều thế
hiệu thấp (trong hệ thống đánh lửa Manhêtô và vô lăng Manhêtíc) thành các xung điện cao thế
(12000-24000V) đủ để tạo nên tia lửa phóng qua khe hở bugi đốt cháy hỗn hợp làm việc trong
các xi lanh của động cơ vào những thời điểm thích hợp và tương ứng với trình tự xi lanh và chế
độ làm việc.
Trong một số trường hợp, hệ thống đánh lửa lại tạo ra nhiều tia lửa điện liên tục có chức năng đễ
hỗ trợ khởi động, tạo điều kiện khởi động, động cơ được dễ dàng ở nhiệt độ thấp (hay còn gọi là
khởi động lạnh).
2.2.Yêu cầu của hệ thống đánh lửa
Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
-  Hệ thống đánh lửa phải sinh ra sức điện động đủ lớn để phóng qua khe hở bugi trong tất cả các chế
độ làm việc
-  Tia lửa điện trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian để phóng  sự cháy bắt đầu
-  Góc đánh lửa phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ
- Các phụ kiện của Hệ Thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện nhiệt độ cao và rung
xóc lớn
- Sự mài mòn điện cực bugi phải nằm trong khoảng cho phép.
- Độ tin cậy của hệ thống đánh lửa phải tương ứng với độ tin cậy làm việc của động cơ
2.3.Phân loại của hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa trên ô tô được sử dụng 75 năm qua hầu như không thay đổi mới chi thay đổi
phương thức đánh lửa hoặc phương pháp phân  phối tia lửa.Ta có thể phân hoại hệ thống đánh
lửa như sau:
- Theo đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc, hệ thống đánh lửa được chia thành các loại sau:
+ Hệ thống đánh lửa thường hay hệ thống đánh lửa kiểu cơ khí: đây là loại hệ thống đánh lửa
thông dụng, được dung trên hầu hết các ô tô thời gian trước đây, vì thế nó còn được gọi là hệ
thống đánh lửa cổ điển.

+ Hệ thống đánh lửa bằng Manhêtô hoặc Vôlăng manhêtíc: đây là loại hệ thống đánh lửa cao áp
độc lập, không cần đến ắc quy và máy phát. Do đó, hệ thống đánh lửa này có độ tin cậy cao và
được dùng trên các xe cao tốc và một số máy công trình trên vùng núi.

+ Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm: là hệ thống đánh lửa bán dẫn kết hợp cơ khí, hệ thống
đánh lửa loại này vẫn còn dùng trên một số xe hiện nay.

+ Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm: là hệ thống đánh lửa bán dẫn với thời điểm đánh
lửa được điều khiển bằng tín hiệu nhận từ các cảm biến có liên hệ cơ khí với trục khuỷu .
- Theo các loại cảm biến đánh lửa, hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm được chia thành
các loại sau:

+ Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ: Theo loại cảm biến điện từ sử dụng hệ thống
đánh lửa này được chia thành hai loại là: loại nam châm đứng yên và loại nam châm quay.
+ Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến quang
+ Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến Hall

- Theo dạng năng lượng được tích lũy trước khi đánh lửa, hệ thống đánh lửa được chia ra hai loại
sau:
+ Hệ thống đánh lửa điện cảm: bao gồm các hệ thống đánh lửa thường, đánh lửa bán dẫn dùng
transistor và hệ thống đánh lửa Manhêtô. Ở loại này, năng lượng đánh lửa được tích lũy trong từ
trường của biến áp đặc biệt gọi là biến áp đánh lửa.
+ Hệ thống đánh lửa điện dung: loại này là hệ thống đánh lửa mới về nguyên lý và có rất nhiều
ưu điểm, nên hiện nay được sử dụng nhiều trên các ô tô.

2.4. Hệ thống đánh lửa dùng má vít:


- Khái niệm: là hệ thống đánh lửa đầu tiên được sử dụng cho ô tô.
- Nhiệm vụ: tạo ra tia lửa điện mạnh và đúng thời điểm để đốt cháy hỗn hợp trong động cơ đánh
lửa cưỡng bức.
- Cấu tạo: cấu tạo của hệ thống này khá đơn giản và thô sơ gồm:
1. Ắc quy, 2. Khóa điện, 3. Bô bin cao áp, 4. Dây cao áp, 5. Bộ đánh lửa sớm chân không, 6. Bộ
chia điện, 7. Bugi
- Nguyên lý hoạt động: trong hệ thống đánh lửa bằng má vít, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa
được điều khiển bằng cơ, dòng sơ cấp của bô bin được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp
điểm của vít lửa, sau đó bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời
điểm đánh lửa. Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi.

- Ưu điểm:
 Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết, dễ dàng lắp đặt, vận hành và sữa chữa.
 Cấu tạo và vận hành hệ thống bằng cơ khí điện tử nên có tính ổn định tương đối cao.
 Không yêu cầu khắc khe trong quá trình lắp đặt, có thể mang tính chính xác tương đối.
- Nhược điểm:
 Sai lệch góc đánh lửa do sử dụng các tiếp điểm cơ khí nên khi làm việc trong thời gian
dài dễ bị mài mòn và cháy rỗ vì chịu ảnh hưởng của dòng điện lớn.
 Khó thay đổi kịp thời góc đánh lửa cho phù hợp với từng chế độ hoạt đông của động cơ.
 Cấu tạo các bộ tự động điều chỉnh phức tạp.
 Ít được sử dụng ngày nay vì hiệu năng làm việc không ổn định.
- Một số lỗi thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô:
+ Bugi ngừng hoạt động nên không thể tạo ra tia lửa điện để khởi động, động cơ
+ Đứt dây quấn trong cuộn dây do sử dụng trong thời gian lâu dài hoặc dây kém chất lượng
+ Oxy hóa các tiếp điểm, lỗi này thường gặp do các xe lưu thông vào trời mưa to , ngập nước
thường xuyên
+ Hỏng bộ chia điện
- Cách bảo dưỡng và sửa chữa:
+ Dùng xăng, giẻ sạch, bàn chải làm sạch tất cả các bộ phận của hệ thống đánh lửa thuyền xuyên
để xe hoạt động một cách trơn tru hơn .
2.5. Loại đánh lửa bán dẫn:
Với sự có mặt của linh kiện bán dẫn điện tử, đây là loại hệ thống đánh lửa mới có nhiều ưu điểm
hơn hẳn loại hệ thống đánh lửa dùng má vít và có xu hướng thay thế hệ thống đánh lửa dùng má
vít.
Hầu hết các loại ô tô hiện nay sử dụng hệ thống đánh lửa bán dẫn vì loại này tạo tia lửa mạnh ở
điện cực bugi, đáp ứng tốt ở các chế độ làm việc của động cơ, tuổi thọ cao.

Hệ thống đánh lửa bán dẫn được phân thành hai loại, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng:
 Hệ thống đánh lửa bán dẫn loại có tiếp điểm.
 Hệ thống đánh lửa bán dẫn loại không có tiếp điểm.
2.5.1. Hệ thống đánh lửa bán dẫn loại có tiếp điểm
- Ưu điểm:
 Sử dụng Transistor để đóng ngắt dòng điện nên tránh được hiện tượng cháy rỗ của các
tiếp điểm cơ khí. Tăng tuổi thọ hệ thống đánh lửa..
 Kết cấu đơn giản, dễ bảo hành, sữa chữa và thay thế, giá thành rẻ.
 Đáp ứng tốt từng chế độ vận hành của động cơ.
- Nhược điểm:
 Chỉ sử dụng cho các động cơ thấp tốc bởi vì tốc độ cao sẽ làm cho transistor đóng cắt
không tích cực làm giảm hiệu điện thế trong cuộn dây và nhanh mòn tiếp điểm.
 Chất lượng đánh lửa giảm khi tăng hiệu điện thế nguồn, dòng điện qua cuộn sơ cấp giảm,
hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp giảm.
2.5.2. Hệ thống đánh lửa bán dẫn không có tiếp điểm:

- Loại không có tiếp điểm kiểu cảm ứng:

+ Ưu điểm:
 Không cần tiếp điểm nên không còn hiện tượng cháy rỗ tiếp điểm, tuổi thọ của hệ
thống đánh lửa theo đó cũng tăng lên.
 Loại bỏ các má vít cơ khí nên việc điều chỉnh góc đánh lửa thực hiện một cách dễ
dàng.
 Dễ lắp đặt, làm việc ổn định không ồn như loại tiếp điểm má vít.
+ Nhược điểm:
 Cấu tạo bộ cảm biến phức tạp làm tăng giá thành.
 Tín hiệu điện áp ra của cảm biến có dạng phi tuyến và biên độ của nó phụ
thuộc vào tốc độ quay của rô to.
 Ở chế độ khởi động điện áp ra của cảm biến không đủ lớn để đưa trực tiếp vào
điều khiển transistor công suất trong hệ thống đánh lửa vì vậy trong mạch cần
có thêm mạch ổn định và biến đổi điện áp làm phức tạp cấu tạo của mạch điện.

- Loại không có tiếp điểm kiểu quang điện:

- Ưu điểm:
 Loại này cũng không còn tiếp điểm cơ khí nên giảm được hiện tượng cháy rỗ tiếp
điểm nên làm tăng tuổi thọ của hệ thống đánh lửa.
 Dạng tín hiệu điện áp là loại xung vuông nên không làm giảm chất lượng đánh lửa
khi khởi động mà còn làm tăng chất lượng ở chế độ này (vì tốc độ chậm nên
transistor được chiếu sáng lâu hơn dẫn đến điện áp ra của cảm biến đánh lửa lớn
hơn).
- Nhược điểm:
 Mạch điện phức tạp, khó sữa chữa khi hư hỏng.
 Sử dụng cảm biến quang nên giảm chất lượng đánh lửa ở số vòng quay động cơ
cao vì điện áp của cảm biến thấp nên cần phải có thêm mạch ổn định điện áp ra
cho cảm biến, làm phức tạp cấu tạo.
 Chỉ sử dụng trên các động cơ đời mới có tốc độ động cơ thấp và trung bình để đảm
bảo chất lượng đánh lửa.
2.6. Loại hệ thống đánh lửa Manhêtô:
- Khái niệm: Manhêtô là hệ thống đánh lửa cao áp độc lập không cần ắc quy mà nguồn
điện trong cuộn sơ cấp sinh ra là do nam châm quay làm từ thông biến thiên mà tạo ra.

Cấu tạo: 1: Lõi thép; 2: Cuộn sơ cấp; 3: Cuộn thứ cấp; 4: Má cực; 5:Kim đánh lửa phụ; 6:
Điện cực bộ chia điện; 7: Rô to; 8,9: Bánh răng; 10: Bugi; 11: Rô to nam châm; 12: Cam;
13: Tiếp điểm tĩnh; 14: Tiếp điểm động; 15: Công tắc; 16:Cam.
- Ưu điểm:
 Có độ tin cậy cao và độ bền lớn.
 Bố trí nhỏ gọn (nguồn điện, biến thế cao áp, bộ chia điện được bố trí chung một
khối).
 Không phụ thuộc vào hệ thống cung cấp điện.
 Chất lượng đánh lửa tốt ở số vòng quay cao.
- Nhược điểm:
 Chất lượng đánh lửa phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ (Ví dụ: Ở số vòng
quay thấp, khi khởi động chất lượng đánh lửa kém hơn, giảm).
 Việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm rất khó khăn bởi vì thời điểm mở tiếp điểm còn
phải tương ứng với góc ngắt.
 Chỉ sử dụng được trên các loại máy kéo và các phương tiện không trang bị ăc quy.
2.7. Hệ thống đánh lửa kỹ thuật số (đánh lửa điện tử):
Được gọi là hệ thống đánh lửa theo chương trình. Dựa vào các tín hiệu như: tốc độ động
cơ, vị trí cốt máy, vị trí bướm ga, nhiệt độ động cơ mà hệ thống vi xử lý sẽ điều khiển để
tạo ra tia lửa ở mạch thứ cấp vào đúng thời điểm đánh lửa.
Hệ thống đánh lửa kỹ thuật số được chia làm hai loại:
+ Loại gián tiếp
+ Loại trực tiếp
2.7.1. Loại gián tiếp:
- Ưu điểm:
 Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự tổn thất năng lượng, giảm
nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.
 Không cần mỏ quẹt nên không có khe hở giữa mỏ quẹt và dây cao áp
 Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng (bộ ly tâm).
 Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao
áp và giảm chi phí bảo dưỡng.
 Kiểm soát tốt được quá trình đánh lửa do có tín hiệu phản hồi IGF
 Dễ dàng điều khiển đánh lửa nhờ chương trình của ECU
- Nhược điểm:
 Vẫn còn tồn tại bộ chia điện cơ khí nên vẫn còn tổn thất điện áp trên bộ chia và
trên dây cao áp.
 Gây nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.
 Khi động cơ ở tốc độ cao và số xi lanh nhiều thì dễ xảy ra đánh lửa đồng thời ở hai
xi lanh kề nhau.
 Bộ chia điện là bộ phận dễ hư hỏng nên cần phải thường xuyên theo dõi và bảo
dưỡng.
 Chỉ Sử dụng trên các xe du lịch, xe khách nhỏ đời mới có công suất vừa (số xi
lanh ít) tốc độ trung bình.
2.7.2. Loại trực tiếp:

Hệ thống đánh lửa điện tử loại trực tiếp (DIS)


- Loại trực tiếp sử dụng bobin đôi:
ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến, tính toán và đưa ra thời điểm đánh lửa, thông qua các
Transistor đóng ngắt sẽ tạo nên điện áp cao ở hai bobin đánh lửa, hai bugi của cùng một
bobin sẽ đánh lưa cùng lúc nhưng do theo thứ tự làm việc thì 1 xilanh ở kỳ nén thì xilanh
kia sẽ ở kỳ thải hoặc giản nở nên việc đánh lửa trong các kỳ đó không gây ảnh hưởng gì.
+ Ưu điểm:
 Dây cao áp ngắn nên giảm mất mát năng lượng, giảm điện dung ký sinh, giảm
nhiễu vô tuyến.
 Không còn bộ phân phối điện cao áp nên không còn khe hở trên đường dẫn cao áp.
 Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách điện tốt như bộ
phân phối, chổi than, nắp chia điện.
 Sử dụng bobin đôi cho 4 xilanh nên giảm được số lượng bobin, giảm chân điều
khiển cho ECU, giảm số lượng transistor nên giảm được giá thành.
+ Nhược điểm:
 Cấu tạo phức tạp, cần dùng nhiều cảm biến, nếu một trong số các cảm biến bị hư
hỏng thì hệ thống không làm việc được.
 Do dùng bobin đôi nên đánh lửa trong thời kỳ không cần thiết làm tiêu thụ nhiều
năng lượng.
- Loại trực tiếp sử dụng bobin đơn:
ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến sau đó tính toán xử lý và đưa ra tín hiệu đến các
Transistor theo đúng thứ tự nổ của động cơ. Khi có tín hiệu thì Transistor sẽ dẫn tạo ra
dòng điện trong cuộn sơ cấp, khi mất tín hiệu thì transistor sẽ ngắt làm dòng sơ cấp giảm
nhanh và tạo ra dòng cao áp trong cuộn thứ cấp của bobin và đưa đến các bugi đánh lửa.
+ Ưu điểm:
 Không có dây cao áp nên ít tổn thất năng lượng đánh lửa.
 Không còn bộ chia điện nên ít bị hư hỏng.
 Mỗi bobin được điều khiển riêng biệt bởi một chân của ECU nên có khả năng hoạt
động độc lập.
 Thời điểm đánh lửa chính xác và tối ưu theo mọi chế độ làm việc nên tăng hiệu
suất của động cơ.
+ Nhược điểm:
 Cấu tạo phức tạp, mỗi xi lanh là một bobin nên làm tăng giá thành.
 Tổn nhiều chân điều khiển của ECU.
 Yêu cầu nguồn điện cung cấp phải ổn định.
 Công nghệ chế tạo khó khăn.
2.8. Theo năng lượng được tích lũy trước khi đánh lửa thì hệ thống đánh lửa được chia
làm hai loại là:
- Loại điện cảm:
Bao gồm các hệ thống đánh lửa má vít, đánh lửa bán dẫn dùng Transistor, Manhêtô. Ở
loại này năng lượng được tích lũy trong từ trường của biến áp đặc biệt gọi là biến áp đánh
lửa.
(Loại này đã trình bày ở các phần phía trên).
- Loại điện dung:
Là loại hệ thống đánh lửa mới về nguyên lý và có rất nhiều ưu điểm nên hiện nay được sử
dụng rộng rãi trên các ô tô xe máy hiện đại. Ở loại này năng lượng đánh lửa được tích lũy
không phải trong từ trường của biến áp đánh lửa mà trong một tụ điện đặc biệt gọi là tụ
tích.
+ Ưu điểm:
 Năng lượng điện trường tích lũy trong tụ điện nên có năng lượng lớn.
+ Nhược điểm:
 Năng lượng điện trường tích lũy trong tụ điện nên có năng lượng lớn.
 Hiệu quả đánh lửa không cao do khó điều chỉnh được góc đánh lửa sớm theo từng
chế độ làm việc.
 Vẫn còn tồn tại bộ tiếp điểm cơ khí và bộ chia điện nên tuổi thọ làm việc của hệ
thống đánh lửa không cao so với các loại như đánh lửa trực tiếp.
 Thường chỉ được sử dụng trên các xe thể thao, xe đua, động cơ có piston tam giác
và trên xe gắn máy.

You might also like