You are on page 1of 4

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Hãy trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa.

Câu 2: Hãy trình bày các thông số chủ yếu của hệ thống đánh lửa.

Câu 3: Hãy trình bày quá trình phóng điện ở điện cực bougie.

Câu 4: Vẽ sơ hệ thống đánh lửa vít và trình bày nguyên lý làm việc.

Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến điện từ loại nam châm

đứng yên.

Câu 1 Hãy trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa.

Nhiệm vụ.
Hệ thống đánh lửa trên động cơ có nhiệm vụ biến nguồn điện xoay chiều hoặc một

chiều có hiệu điện thế thấp thành các xung điện thế cao (từ 15.000 đến 40.000V ). Các

xung điện áp cao này sẽ được phân bố đến bougie của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia

lửa điện đốt cháy hòa khí.

Yêu cầu.
Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Hệ thống đánh lửa phải sinh ra hiệu điện thế thứ cấp đủ lớn để phóng điện qua khe

hở bougie trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.

- Tia lửa trên bougie phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu.

- Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.

- Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao

và độ rung xóc lớn.

- Sự mài mòn điện cực bougie phải nằm trong khoảng thời gian cho phép.

Phân loại.
Phân loại theo phương pháp tích lũy năng lượng.

Phân loại theo phương pháp điều khiển.

Phân loại theo cách phân bố điện cao áp.

Phân loại theo phương pháp điều khiển góc đánh lửa sớm.

Phân loại theo kiểu ngắt mạch sơ cấp.

Câu 2 Hãy trình bày các thông số chủ yếu của hệ thống đánh lửa.
Các thông số chủ yếu của hệ thống đánh lửa.
Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U2m.

Hiệu điện thế đánh lửa Uđl.

Hệ số dự trữ Kdt.

Năng lượng dự trữ Wdt.

Tốc độ biến thiên hiệu điện thế thứ cấp S.

Tần số và chu kỳ đánh lửa.

Tần số và chu kỳ đánh lửa.

Năng lượng tia lửa và thời gian phóng điện.

Câu 3 Hãy trình bày quá trình phóng điện ở điện cực bougie.
Khi điện áp thứ cấp u2 đạt đến giá trị Uđl, tia lửa điện cao thế sẽ xuất hiện giữa hai
điện cực của bougie. Bằng thí nghiệm người ta chứng minh được rằng tia lửa xuất hiện ở
điện cực bougie gồm hai thành phần là thành phần điện dung và thành phần điện cảm.
Thành phần điện dung của tia lửa do năng lượng tích lũy trên mạch thứ cấp được qui
ước bởi điện dung ký sinh C2. Tia lửa điện dung được đặc trưng bởi sự sụt áp và tăng dòng
đột ngột. Dòng có thể đạt vài chục mA.
Câu 4
Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.
Cam cắt điện của bộ chia điện quay nhờ truyền động từ trục cam của động cơ và làm
nhiệm vụ mở vít, cũng có nghĩa là ngắt dòng điện sơ cấp của bobine đánh lửa. Khi đó, từ
thông đi qua cuộn thứ cấp do dòng điện sơ cấp gây nên sẽ mất đi đột ngột, làm xuất hiện
một sức điện động cao thế trong cuộn thứ cấp bobine. Điện áp này sẽ qua con quay chia
điện và dây cao áp đến các bougie đánh lửa theo thứ tự thì nổ của động cơ. Khi điện áp thứ
cấp đạt giá trị đánh lửa, giữa hai điện cực của bougie sẽ xuất hiện tia lửa điện để đốt
cháy hỗn hợp trong xylanh.
Cũng vào lúc tiếp điểm vít chớm mở, trên cuộn dây sơ cấp bobine sinh ra một sức điện

động tự cảm. Sức điện động này được nạp vào tụ C nên sẽ dập tắt tia lửa trên vít. Khi vít

đã mở hẳn, tụ điện sẽ xả qua cuộn dây sơ cấp của bobine. Dòng phóng của tụ ngược chiều

với dòng tự cảm khiến từ thông bị triệt tiêu đột ngột. Như vậy, tụ C còn đóng vai trò gia

tăng tốc độ biến thiên của từ thông, tức nâng cao hiệu điện thế trên cuộn thứ cấp.

câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến điện từ loại nam châm
đứng yên.

Nguyên lý làm việc của cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên Cảm biến điện từ loại nam
châm đứng yên có ưu điểm là rất bền, xung tín hiệu có dạng
nhọn nên ít ảnh hưởng đến sự sai lệch về thời điểm đánh lửa. Tuy nhiên, xung điện áp ra ở
chế độ khởi động nhỏ, vì vậy ở đầu vào của igniter phải sử dụng transistor có độ nhạy cao
và phải chống nhiễu cho dây tín hiệu.

You might also like