You are on page 1of 12

2.3.

Các thông số chủ yếu của hệ thống đánh lửa

2.3.1. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U2m

Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U 2m là hiệu điện thế cực đại đo được ở hai đầu cuộn dây thứ
cấp khi tách dây cao áp ra khỏi bougie. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U 2m phải đủ lớn để
có khả năng tạo được tia lửa điện giữa hai điện cực của bougie, đặc biệt là lúc khởi động.

2.3.2. Hiệu điện thế đánh lửa Udl

Hiệu điện thế thứ cấp mà ở đó quá trình đánh lửa xảy ra, được gọi là hiệu điện thế đánh
lửa Udl . Hiệu điện thế đánh lửa là một hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuân theo định
luật Pashen.
U P.
dl= K
T

Trong đó:

P : Là áp suất buồng đốt tại thời điểm đánh lửa.

 : Khe hở bougie.

T : Nhiệt độ ở điện cực trung tâm của bougie tại thời điểm đánh lửa.

& : Hằng số phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp hòa khí.

Ở chế độ khởi động lạnh, hiệu điện thế đánh lửa Udl tăng khoảng 20 đến 30 % do nhiệt
độ điện cực bougie thấp.

Khi động cơ tăng tốc độ, thoạt tiên, U dl tăng, do áp suất nén tăng nhưng sau đó U dl giảm
từ từ do nhiệt độ điện cực bougie tăng và áp suất nén giảm do quá trình nạp xấu đi.

Hiệu điện thế đánh lửa có giá trị cực đại ở chế độ khởi động và tăng tốc, có giá trị cực
tiểu ở chế độ ổn định khi công suất cực đại.

Trong quá trình vận hành xe mới, sau 2.000 km đầu tiên, U dl tăng 20% do điện cực
bougie bị mài mòn. Sau đó Udl tiếp tục tăng do khe hở bougie tăng. Vì vậy để giảm U dl
phải hiệu chỉnh lại khe hở bougie sau mỗi 10.000 km (đối với loại bougie điện cực
thường).
2.3.3 Hệ số dự trữ Kdt

Hệ số dự trữ là tỷ số giữa hi ệu điện thế cực đại U2m và hiệu điện thế đánh lửa Udl
U 2m
K dt =
U dl
Đối với hệ thống đánh lửa thường, do U 2m thấp nên Kdt thường nhỏ hơn 1,5. Trên những
động cơ xăng hiện đại với hệ thống đánh lửa điện tử, hệ số dự trữ đánh lửa có giá trị khá
cao (Kdt ¿ 1,5 ÷2,0 ), đáp ứng được việc tăng tỷ số nén, tăng số vòng quay và tăng khe hở
bougie.

2.3.4 Năng lượng dự trữ Wdt.

Năng lượng dự trữ Wdt là năng lượng tích lũy dưới dạng từ trường trong cuộn

dây sơ cấp của bobine. Để đảm bảo tia lửa điện có đủ năng lượng để đốt cháy hoàn

toàn hòa khí, hệ thống đánh lửa phải đảm bảo năng lượng dự trữ trên cuộn sơ cấp của
bobine ở một giá trị xác định:
L 1 × I ng
Wdt¿ =50 ÷ 150 mJ
2

Trong đó :

- Wdt : Năng lượng trên cuộn sơ cấp.

- L1: Độ tự cảm của cuộn sơ cấp của bobine.

- Ing : Cường độ dòng điện sơ cấp tại thời điểm transistor công suất ngắt.

2.3.5 Tốc độ biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp S.
d u 2 ∆ u2
S= = = 300÷ 600 V/ μs
dt ∆t

Trong đó:

- S: Là tốc độ biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp.


- Δ u 2: Độ biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp.
- Δ t : Thời gian biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp.
Tốc độ biến thiên của hiệu điện thế thứ cấp S càng lớn thì tia lửa điện xuấthiện ở điện cực
bougie càng mạnh nhờ đó dòng không bị rò qua muội than trên điện cực bougie, năng
lượng tiêu hao trên mạch thứ cấp giảm.

2.3.6. Tần số và chu kì đánh lửa

Đối với động cơ xăng 4 kỳ, số tia lửa trong một giây hay còn gọi là tần số đánh lửa được
xác định bởi công thức:
nZ
f= (Hz)
120

Đối với động cơ 2 kỳ:


nZ
f= (Hz)
60

Trong đó:

- f : Tần số đánh lửa.


- n: Số vòng quay trục khuỷu động cơ.
- Z: Số xylanh động cơ.

Chu kỳ đánh lửa T: là thời gian xuất hiện 2 lần tia lửa.

T =1/f = tđ + tm

Trong đó:

- tđ : Thời gian vít ngậm hay transistor công suất bão hòa.
- tm : Thời gian vít hở hay transistor công suất ngắt.

Tần số đánh lửa f tỷ lệ thuận với vòng quay trục khuỷu động cơ và số xylanh. Khi tăng
số vòng quay của động cơ và số xylanh, tần số đánh lửa f tăng và do đó chu kỳ đánh lửa
T giảm xuống. Vì vậy, khi thiết kế cần chú ý đến 2 thống số là chu kỳ và tần số đánh lửa
để đảm bảo ở số vòng quay cao nhất của động cơ tia lửa vẫn mạnh.
2.3.7 Góc đánh lửa sớm θopt .

Góc đánh lửa sớm là góc quay của trục khuỷu động cơ tính từ thời điểm xuất hiện tia lửa
điện tại bougie cho đến khi piston lên tới điểm chết trên. Góc đánh lửa sớm ảnh hưởng rất
lớn đến công suất, tính kinh tế và độ ô nhiễm của khí thải động cơ. Góc đánh lửa sớm tối
ưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố:

θopt =¿ f (Pbđ, tbđ, P, twt, tmt, n, No …..)

Trong đó:

- Pbđ : Áp suất buồng đốt tại thời điểm đánh lửa.

- tbđ : Nhiệt độ buồng đốt.

- P : Áp suất trên đường ống nạp.

- twt : Nhiệt độ nước làm mát động cơ.

- tmt : Nhiệt độ môi trường.

- n : Số vòng quay của động cơ.

- No : Chỉ số octan của động cơ xăng

Ở các xe đời cũ, góc đánh lửa sớm chỉ được điều khiển theo hai thông số: tốc độ ( bộ sớm
ly tâm) và tải( bộ sớm áp thấp) của động cơ. Tuy nhiên, hệ thống đánh lửa ở một số
xe( TOYOTA, HONDA…), có trang bị thêm van nhiệt và sử dụng bộ phận đánh lửa sớm
theo hai chế độ nhiệt độ. Trên các xe đời mới, góc đánh lửa sớm được điều khiển bằng
điện tử nên góc đánh lửa sớm được hiệu chỉnh theo các thống số nêu trên.

2.3.8. Năng lượng tia lửa và thời gian phóng điện

Thông thường, tia lửa điện bao gồm hai thành phần là thành phần điện dung và

thành phần điện cảm. Năng lượng của tia lửa được tính theo công thức:

WP = WC +WL
Trong đó:

C2 U 2đl
WC =
2

L2 i 22
WL =
2

- WP : Năng lượng tia lửa.


- WC : Năng lượng thành phần tia lửa có tính điện dung.
- WL : Năng lượng thành phần tia lửa có tính điện cảm.
- C2 : Điện dung ký sinh của mạch thứ cấp của bougie.
- Uđl : Hiệu điện thế đánh lửa.
- L2 : Độ tự cảm mạch thứ cấp.
- i2 : Cường độ dòng điện mạch thứ cấp.

Tùy loại hệ thống đánh lửa mà năng lượng tia lửa có đủ cả hai thành phần điện cảm (thời
gian phóng điện dài) và điện dung ( thời gian phóng điện ngắn) hoặc chỉ có một thành
phần.Thời gian phóng điện giữa hai điện cực của bougie tùy theo vào loại hệ thốngđánh
lửa. Tuy nhiên, hệ thống đánh lửa phải đảm bảo năng lượng của tia lửa phải đủlớn và thời
gian phóng đủ dài để đốt cháy được hòa khí ở mọi chế độ hoạt động của động cơ.

2.4. Quá trình cháy của hòa khí

Quá trình cháy của hòa khí tính từ khi tia lửa xuất hiện ở bougie được chia thành hai giai
đoạn.

2.4.1. Giai đoạn cháy trễ

Sự bốc cháy của hỗn hợp không khí – nhiên liệu không phải xuất hiện ngay sau khi đánh
lửa .Thoạt đầu , một khu vực nhỏ ( hạt nhân) ở sát ngay tia lửa bắt đầu cháy, và quá trình
bắt cháy này lan rakhu vực xung quanh. Quãng thời gian từ khi hỗn hợp không khí -
nhiên liệu được đánh lửa cho đến khi nó bốc cháy được gọi là giai đoạn cháy trễ ( khoảng
A đến B trong sơ đồ) . Giai đoạn cháy trễ đo gần như không thay đổi và nó không bị ảnh
hưởng của điều kiện làm việc của động cơ.
Hình 2.4.1: Giai đoạn cháy trễ.

2.4.2. Giai đoạn lan truyền ngọn lửa

Sau khi hạt nhân ngọn lửa hình thành , ngọn lửa nhanh chóng lan truyền ra xung quanh.
Tốc độ lan truyền này được gọi là tốc độ lan truyền ngọn lửa, và thời kỳ này được gọi là
thời kỳ lan truyền ngọn lửa ( B-C-D trong sơ đồ) . Khi có một lượng lớn không khí được
nạp vào, hỗn hợp không khí- nhiên liệu trở nên có mật độ cao hơn . Vì thế, khoảng cách
giữa các hạt trong hỗn hợp không khí – nhiên liệu giảm xuống, nhờ thế tốc độ lan truyền
ngọn lửa tăng lên. Ngoài ra, luồng hỗn hợp không khí- nhiên liệu xoáy lốc càng mạnh thì
tốc độ lan truyền ngọn lửa càng cao. Khi tốc độ lan truyền ngọn lửa cao, cần phải định
thời đánh lửa sớm. Do đó cần phải điều khiển thời điểm đánh lửa theo điều kiện làm việc
của động cơ.
Hình 2.4.2: Giai đoạn lan truyền ngọn lửa.

Chương 3. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN DUNG – CDI

3.1. Cấu tạo

Hê ̣ thống đánh lửa CDI bao gồm mô ̣t bô ̣ tạo dao đô ̣ng, biến áp, tụ tích năng và bô ̣
điều khiển quá trình xả năng lượng của tụ điê ̣n qua bobin đánh lửa. Bên trong cụm
CDI có bố trí mạch kích, mạch này nhận tín hiê ̣u từ cảm biến đánh lửa để điều
khiển trạng thái hoạt đô ̣ng của công tắc chuyển mạch.
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI

3.2. Phân loại

Có 2 dạng đánh lửa lọai CDI:

+ AC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện xoay chiều)

+ DC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện một chiều).

3.2.1 Hệ thống đánh lửa AC-CDI :

Hệ thống đánh lửa này sử dụng nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn(cuộn lửa)
ở vô lăng khi động cơ quay. Giá trị của dòng điện này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tốc độ
của vô lăng điện (ứng với sự biến thiên từ trường của nam châm trong vô lăng điện): nếu
vô lăng điện quay chậm, từ trường biến thiên ít như vậy dòng điện sinh ra sẽ có giá trị
nhỏ; khi vô lăng quay càng lớn, dòng điện sinh ra sẽ càng lớn. Như vậy, dòng điện do
cuộn nguồn phát ra và đưa vào CDI được tích vào tụ điện có giá trị không như nhau ở
những khoảng tốc độ khác nhau của động cơ. Khi đến thời điểm đánh lửa, dòng điện do
cuộn kích tạo ra làm thông Thyristor, năng lượng đã tích trong tụ điện phóng đột ngột
qua cuộn sơ cấp của bôbin sườn, nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ làm sinh ra trong cuộn
thứ cấp của bôbin sườn dòng điện cảm ứng với điện thế rất cao(khoảng 15.000 ~ 20.000
V) làm phát sinh tia lửa điện ở bugi.
3.2.2 Hệ thống đánh lửa DC-CDI:

Hệ thống đánh lửa này không có nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn ở vô lăng,
mà nguồn cung cấp cho CDI đánh lửa là từ ắc qui (hoặc dòng điện xoay chiều đã được
nắn thành một chiều ở bộ sạc). Dòng điện cấp cho CDI vì vậy rất ổn định, sau khi vào
CDI qua bộ khuếch đại điện áp, nó sẽ được tích vào tụ điện. Các tiến trình còn lại trong
quá trình đánh lửa hoàn toàn giống với hệ thống đánh lửa AC-CDI.

3.3. Nguyên lý hoạt động

Dòng điê ̣n từ accu qua bô ̣ tạo dao đô ̣ng tạo ra các xung 12V, nhờ sự đóng ngắt này mà ở
cuô ̣n thứ cấp xuất hiê ̣n các xung điê ̣n áp có giá trị khoảng 300 - 400V. Các xung này
được chỉnh lưu qua diode và nạp cho tụ tích năng. Khi có tín hiê ̣u đánh lửa, thông qua
mạch điều khiển, công tắc chuyển mạch (SCR) sẽ ở trạng thái mở. Lúc này, năng lượng
tích luỹ trên tụ điê ̣n sẽ được phóng qua cuô ̣n sơ cấp của bobin đánh lửa và về cực âm của
tụ điê ̣n, điều này giúp tạo ra điê ̣n áp cao (30.000-60.000V) trên cuô ̣n thứ cấp của bobin
đánh lửa, năng lượng này được đưa đến các bugi để đốt cháy hoà khí bên trong các xy
lanh.

3.4. Ưu, nhược điểm của CDI

3.4.1 Ưu điểm của CDI

+ Ưu điểm chính của CDI là tụ điện có thể được sạc đầy trong thời gian rất ngắn (thường
là 1ms). Vì vậy, CDI phù hợp với một ứng dụng không có đủ thời gian dừng.

+ Hệ thống đánh lửa phóng điện bằng tụ điện có phản ứng thoáng qua ngắn, điện áp tăng
nhanh (từ 3 đến 10 kV / µs) so với hệ thống cảm ứng (300 đến 500 V / µs) và thời gian
tia lửa ngắn hơn (khoảng 50-80 µs).

+ Hiê ̣u điê ̣n thế thứ cấp tăng trưởng nhanh nên tăng được đô ̣ nhạy đánh lửa, không
phụ thuô ̣c vào điê ̣n trở rò ở bugi.

3.4.2 Nhược điểm của CDI

+ Hệ thống đánh lửa phóng điện bằng tụ điện tạo ra nhiễu điện từ rất lớn và đây là lý do
chính khiến CDI ít được các nhà sản xuất ô tô sử dụng.
+ Thời lượng tia lửa ngắn không tốt cho việc chiếu sáng hỗn hợp tương đối loãng như
được sử dụng ở mức công suất thấp. Để giải quyết vấn đề này, nhiều bộ đánh lửa CDI
phóng ra nhiều tia lửa ở tốc độ động cơ thấp.

4.5. Một số mạch điện về hệ thống đánh lửa điện dung – CDI

Hình 4.5.1: Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI điều khiển bằng vít có mạch chống rung BOSCH.
Hình 4.5.2: Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI không vít có bộ đảo điện sử dụng 2 transistor.

Hình 4.5.3: Hệ thống đánh lửa điện dung với diode D2 mắc song song cuộn sơ cấp
Hình 4.5.4: Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI trên xe gắn máy (với D2 //SCR)

You might also like