You are on page 1of 52

VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

HỆ THỐNG
ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
TRÊN Ô TÔ
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

BÀI 5 –
ĐIỀU KHIỂN
TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG
BÀI 5: ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG
Mục tiêu:
• Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại điều khiển truyền lực tự
động;
• Nêu được các thông số đặc trưng cho quá trình điều khiển truyền lực
tự động;
• Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cảm biến chính
sử dụng trong điều khiển truyền lực tự động;
• Trình bày được sơ đồ cấu trúc khối và sơ đồ mạch điện điều khiển
truyền lực tự động;
• Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều
khiển truyền lực bằng điện tử ECT.
NỘI DUNG
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
I
TỰ ĐỘNG BẰNG ĐIỆN TỬ (ECT)

SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ


II
THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN

CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHẦN


III
TỬ CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG BẰNG ĐIỆN
TỬ (ECT)
1. Phân loại hệ thống
Các hộp số đƣợc sử
dụng trong các xe FF: động cơ
ở phía trước, dẫn động bánh
trước.
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG BẰNG ĐIỆN
TỬ (ECT)
1. Phân loại hệ thống
Các hôp số đƣợc sử
dụng trong các xe FR: động cơ
ở phía trước, dẫn động bánh
sau.
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG BẰNG ĐIỆN
TỬ (ECT)
2. Yêu cầu
• Khi gài chuyển số đảm bảo nhẹ không gây ra va đập.

• Hộp số phải có tỷ số truyền thích hợp với đặc tính của


động cơ, tốc độ, điều kiện sử dụng xe, tính kinh tế.

• Hộp số phải đảm bảo khả năng có thể ngắt dòng truyền
công suất trong thời gian dài.

• Hộp số phải có khả năng thay đổi chiều quay giữa trục ra
và vào.
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG BẰNG ĐIỆN
TỬ (ECT)
3. Chức năng
• Truyền và biến đổi mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động sao cho phù
hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mômen cản sinh ra trong quá
trình ôtô chuyển động.

• Cắt dòng truyền mômen trong thời gian ngắn hoặc dài, thực hiện đổi chiều
chuyển động nhằm tạo nên chuyển động lùi cho ô tô.

• Thực hiện đổi chiều chuyển động nhằm tạo nên chuyển động lùi cho ô tô.

• Giúp ôtô khả năng chuyển động mềm mại và tính năng việt dã cần thiết trên
đường.
II. SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN

1. Cấu tạo
• Bộ biến mô: để truyền và khuyếch
đại mômen do động cơ sinh ra.

• Bộ truyền bánh răng hành tinh:


để chuyển số như giảm tốc, đảo
chiều, tăng tốc, và vị trí số trung
gian.
II. SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN

• Bộ điều khiển thuỷ lực: để điều


khiển áp suất thuỷ lực sao cho bộ
biến mô và bộ truyền bánh răng
hành tinh hoạt động êm.

• ECU động cơ & ECT: để điều


khiển các van điện từ và bộ điều
khiển thuỷ lực nhằm tạo ra điều
kiện chạy xe tối ưu.
II. SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN

2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động điều


khiển
ECU động cơ & ECT điều khiển thời
điểm chuyển số và khoá biến mô bằng
cách điều khiển các van điện từ của bộ
điều khiển thuỷ lực để duy trì điều kiện
lái tối ưu với việc dùng các tín hiệu từ
các cảm biến và các các công tắc lắp
trên động cơ và hộp số tự động.
II. SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN

Các cảm biến/công tắc đóng vai trò thu


thập các dạng dữ liệu để quyết định
các thông số điều khiển khác nhau và
biến đổi chúng thành các tín hiệu điện,
và các tín hiệu đó sẽ được truyền tới
ECU động cơ & ECT.
II. SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN

3. Thuật toán điều khiển


a. Điều khiển thời điểm chuyển số
ECU sẽ bật hoặc tắt các van điện từ
theo tín hiệu tốc độ xe từ cảm biến tốc
độ xe, tín hiệu góc mở bướm ga từ cảm
biến vị trí bướm ga và các tín hiệu
khác của các cảm biến/ công tắc. Với
cách như vậy, ECU vận hành từng van
điện từ , mở hoặc đóng các đường dẫn
dầu vào các ly hợp và phanh, cho phép
hộp số chuyển số lên hoặc xuống.
III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN TRONG
HỆ THỐNG
• Cảm biến vị trí bƣớm ga/ cảm
biến vị trí bàn đạp ga: cảm biến
này phát hiện góc mở của bướm ga.

• Công tắc bàn đạp ga: nó phát hiện


xem bàn đạp ga có bị nhấn xuống
hết mức hay không.

• Cảm biến vị trí trục khuỷu: nó


phát hiện tốc độ động cơ.
III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN TRONG
HỆ THỐNG
Cảm biến tốc độ hộp số:
• Cảm biến tốc độ đầu vào tua-bin: nó
phát hiện tốc độ trục sơ cấp của hộp
số tự động.

• Cảm biến tốc độ bánh răng trung


gian: nó phát hiện tốc độ trục thứ
cấp của hộp số tự động.
III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN TRONG
HỆ THỐNG
• Cảm biến nhiệt độ nƣớc: nó phát
hiện nhiệt độ nước làm mát.

• Cảm biến tốc độ xe: nó phát hiện


tốc độ xe.

• Cảm biến nhiệt độ dầu hộp số: nó


phát hiện nhiệt độ ATF (Dầu hộp số
tự động) trong hộp số tự động.
III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN TRONG
HỆ THỐNG
Công tắc khởi động số trung gian
ECU nhận thông tin về vị trí mà hộp
số đang hoạt động từ cảm biến vị trí
chuyển số đặt trong công tắc khởi
động số trung gian, sau đó quyết định
phương thức chuyển số thích hợp.
Các tiếp điểm của công tắc này còn
được sử dụng để bật đèn báo vị trí cần
số để báo cho lái xe biết vị trí đang
nằm của cần số.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG

Gồm 2 phƣơng pháp điều khiển:

1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

2. Điều khiển điện tử (ECT): sử dụng ECU để điều khiển và có


thêm chức năng chuẩn đoán và dự phòng.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

- Tạo ra áp suất thủy lực


Bơm dầu có chức năng tạo ra áp suất thuỷ lực. Bơm dầu sản ra áp suất thuỷ
lực cần thiết cho hoạt động của hộp số tự động bằng việc dẫn động vỏ bộ biến
mô (động cơ).
- Điều chỉnh áp suất thủy lực
Áp suất thuỷ lực tạo ra từ bơm dầu được điều chỉnh bằng van điều áp sơ cấp.
Ngoài ra, van bướm ga cũng tạo ra áp suất thuỷ lực thích hợp với công suất
phát ra của động cơ.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
- Chuyển các số li hợp ( làm cho li hợp và phanh hoạt động)
Các bộ phận chính của bộ điều khiển thuỷ lực gồm có.
• Bơm dầu
• Thân van
• Van điều áp sơ cấp
• Van điều khiển
• Van chuyển số
• Van điện từ
• Van bướm ga
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Bơm dầu
Bơm dầu được dẫn động từ bộ biến mô (động cơ) để cung cấp áp
suất thuỷ lực cần thiết cho sự vận hành của hộp số tự động.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

Thân van: Thân van bao gồm một thân van trên và một thân
van dưới. Thân van giống như một mê cung gồm rất nhiều đường
dẫn để dầu hộp số chảy qua. Thông thường, thân van gồm:
• Van điều áp sơ cấp
• Van điều khiển
• Van chuyển số (1-2, 2-3, 3-4)
• Van điện từ (số 1, số 2)
• Van bướm ga
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Van điều áp sơ cấp
• Vai trò của các bộ phận
Van điều áp sơ cấp điều chỉnh áp suất thuỷ lực (áp suất cơ bản) tới từng
bộ phận phù hợp với công suất động cơ để tránh tổn thất công suất bơm.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

Hoạt động
• Khi áp suất thuỷ lực từ bơm dầu tăng thì lò xo van bị nén, và đường dẫn dầu ra cửa xả

• được mở, và áp suất dầu cơ bản được giữ không đổi. Ngoài ra, một áp suất bướm ga
cũng được điều chỉnh bằng van, và khi góc mở của bướm ga tăng lên thì áp suất cơ
bản tăng để ngăn không cho li hợp và phanh bị trượt.

• ở vị trí “R”, áp suất cơ bản được tăng lên hơn nữa để ngăn không cho li hợp và
phanh bị trượt.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Van điều khiển
Van điều khiển được nối với cần chuyển
số và thanh nối hoặc cáp. Khi thay đổi vị
trí của cần chuyển số sẽ chuyển mạch
đường dẫn dầu của van điều khiển và cho
dầu hoạt động trong từng vị trí chuyển số.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Van chuyển số: Vai trò của các bộ phận
• Ta chuyển số bằng cách thay đổi sự vận hành của các li hợp và phanh.
• Các van chuyển số chuyển mạch đường dẫn dầu làm cho áp suất thuỷ lực
tác động lên các phanh và li hợp. Có các van chuyển số 1-2, 2-3 và 3-4.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Vận hành
Ví dụ: Van chuyển số1-2
Khi áp suất thuỷ lực tác động lên phía trên van chuyển số thì hộp số được giữ ở
số 1 vì van chuyển số ở dưới cùng và các đường dẫn dầu tới các li hợp và phanh
bị cắt.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

Van điện tử:


• Van điện từ hoạt động nhờ các tín hiệu từ ECU động cơ & ECT để vận hành
các van chuyển số và điều khiển áp suất thuỷ lực.
• Có hai loại van điện từ.
 Một van điện từ chuyển số mở và đóng các đường dẫn dầu theo các tín hiệu từ
ECU (mở đường dẫn dầu theo tín hiệu mở, và đóng lại theo tín hiệu đóng).
 Một van điện từ tuyến tính điều khiển áp suất thuỷ lực tuyến tính theo dòng
điện phát đi từ ECU.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Van bƣớm ga: Van bướm ga tạo ra áp suất bướm ga tuỳ theo góc độ của bàn
đạp ga thông qua cáp bướm ga và cam bướm ga. áp suất bướm ga tác động lên
van điều áp sơ cấp, và như vậy sẽ điều chỉnh áp suất cơ bản theo độ mở của van
bướm
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực
Các van khác: Van rơle khoá biến mô và van tín hiệu khoá biến mô
• Các van này đóng-mở khoá biến mô.
• Van rơ-le khoá biến mô đảo chiều dòng dầu thông qua bộ biến mô (li hợp khoá
biến mô) theo một áp suất tín hiệu từ van tín hiệu khoá biến mô.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

 Khi áp suất tín hiệu tác động lên phía dưới của van rơle khoá biến mô thì van
rơle khoá biến mô được đẩy lên và mở đường dẫn dầu sang phía sau của li hợp
khoá biến mô và làm cho nó hoạt động.

 Nếu áp suất tín hiệu bị cắt thì van rơle khoá biến mô bị đẩy xuống phía dưới
do áp suất cơ bản và lực lò xo tác động lên đỉnh van rơle, và sẽ mở đường
dẫn dầu vào phía trước của li hợp khoá biến mô làm cho nó được nhả ra.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1. Điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực

Van điều áp thứ cấp


• Van này điều chỉnh áp suất bộ biến mô và
áp suất bôi trơn. Sự cân bằng của hai lực
này điều chỉnh áp suất dầu của bộ biến
mô và áp suất bôi trơn.
• áp suất bộ biến mô được cung cấp từ van
điều áp sơ cấp và được truyền tới van
rơle khoá biến mô.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

Công tắc phanh:


Khi bàn đạp phanh bị ấn xuống thì
ECU động cơ & ECT huỷ trạng thái
khoá biến mô. Điều này tránh cho
động cơ khỏi bị chết do khoá biến mô.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

Công tắc đèn phƣơng thức lái:


Công tắc chọn phương thức lái cho phép người lái
xe chọn chế độ lái. Các công tắc chế độ được lắp đặt
tuỳ thuộc vào kiểu xe và thị trường.
Chế độ điều khiển tay
Chế độ tải nặng
Chế độ tuyết
Chế độ tiết kiệm
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

ECU động cơ & ECT thực


hiện các điều khiển sau đây:
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử
Điều khiển thời điểm chuyển số:
ECU động cơ & ECT đã lập trình vào trong bộ nhớ của nó về phương thức chuyển số tối ưu cho một vị trí
cần số và mỗi chế độ lái
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

Sự điều khiển thời điểm


chuyển số khác nhau tuỳ theo
chế độ của công tắc chọn
phuơng thức lái.
ECU xác định phương thúc áp
dụng và điều khiển thời điểm
chuyển số.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

Điều khiển khóa biến mô: ECU


động cơ & ECT đã lặp trình trong
bộ nhớ của nó một phương thức vận
hành li hợp khoá biến mô cho từng
chế độ lái.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử
Điều khiển khóa biến mô linh hoạt:
Hệ thống li hợp khoá biến mô linh hoạt mở rộng phạm vi hoạt động
của khoá biến mô bằng cách ổn định và giữ một độ trượt nhẹ của li
hợp khoá biến mô để nâng cao mức tiết kiệm nhiên liệu.
ECU động cơ & ECT quyết định phạm vi hoạt động của khoá biến
mô linh hoạt từ góc mở bướm ga và tốc độ xe, và sau đó ECU phát
một tín hiệu tới van điện từ tuyến tính (SLU).
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

Điều khiển khóa


biến mô linh hoạt:
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử
Điều khiển tối ƣu áp suất
động cơ:
ECT dùng cảm biến vị trí bướm ga để
phát hiện góc mở bàn đạp ga (tải) và
điều khiển áp suất cơ bản.
áp suất cơ bản được điều khiển nhờ một
van điện từ tuyến tính (SLT).
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử

Điều khiển tối ƣu áp suất li hợp:


Van điện từ tuyết tính (SLT) được sử
dụng để điều khiển tối ưu áp suất li
hợp. ECU giám sát các tín hiệu từ các
loại cảm biến khác nhau như cảm biến
tốc độ đầu vào tua-bin, cho phép van
điện từ tuyến tính (SLT) điều khiển một
cách sát sao áp suất li hợp theo công
suất động cơ và các điều kiện lái.
IV. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2. Điều khiển hoàn toàn bằng điện tử
Điều khiển mômen động cơ:
•Khi ECU quyết định thời điểm chuyển số theo các tín hiệu từ các cảm biến khác
nhau, nó sẽ kích hoạt các van điện từ điều khiển chuyển số để thực hiện chuyển
số.
• Khi việc chuyển số bắt đầu thì ECU làm muộn thời điểm đánh lửa động cơ để
giảm mômen động cơ.
•Kết quả là lực làm ăn khớp các li hợp và phanh của bộ truyền bánh răng hành
tinh bị yếu đi, và việc chuyển số sẽ được êm.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 5
Câu 1: Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại điều khiển truyền lực tự động?
Câu 2: Nêu các thông số đặc trưng cho quá trình điều khiển truyền lực tự động?
Câu 3: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cảm biến chính sử dụng trong điều khiển truyền lực
tự động?
Câu 4: Trình bày sơ đồ cấu trúc khối và sơ đồ mạch điện điều khiển truyền lực tự động?
Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển hộp số tự động có cấp AT bằng
điện tử ECT?
Câu 6: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển hộp số tự động có cấp CVT bằng
điện tử ECT?

You might also like