You are on page 1of 14

Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ VỚI ỐNG PHÂN PHỐI

1 .KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ VỚI ỐNG PHÂN
PHỐI

1.1. Cấu tạo chung :

Hình 27 : Cấu tạo hệ thống nhiên liệu Diesel điện tử với ống phân phối
Hệ thống Common Rail gồm các khối chức năng :
- Khối cấp dầu thấp áp : Thùng dầu, bơm tiếp dầu, bộ lọc dầu, ống dẫn dầu và
đường dầu hồi.
- Khối cấp dầu cao áp : Bơm áp cao, Ống phân phối dầu cao áp đến các vòi phun
( ống rail, ống chia chung), các tyo cao áp, van an toàn và van xả áp, vòi phun.
- Khối cơ – điện tử : các cảm biến và tín hiệu, ECU và EDU ( nếu có), vòi phun,
các van điều khiển nạp ( còn gọi là van điều khiển áp suất rail )

EBOOKBKMT.COM 1
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

1.2. Nguyên lý hoạt động


Nhiên liệu được dẫn lên từ bơm tiếp dầu đặt trong bơm áp cao được nén tới áp suất
cần thiết. Pittong trong bơm áp cao tạo ra áp suất phun cần thiết , áp suất này thay đổi
theo tốc độ động cơ và điều kiện tải từ 20 Mpa ở chế độ không tải đến 135 Mpa ở chế độ
tải cao và tốc độ vận hành cao ( trong các hệ thống Diesel điện tử thông thường thì áp
suất này từ 10 đến 80 Mpa.
ECU điều khiển SCV ( van điều khiển nạp ) để điều chỉnh áp suất nhiên liệu, điều
chỉnh lượng nhiên liệu đi vào bơm áp cao.
ECU luôn theo dõi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối bằng cảm biến áp suất
nhiên liệu và thực hiện điều khiển phản hồi.

2. CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG

2.1. Bơm áp cao


2.1.1. Bơm áp cao loại 2 pittong ( HP3)
a. Cấu tạo

EBOOKBKMT.COM 2
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Hình 28 : Cấu tạo bơm áp cao loại 2 pitton


1. Van hút
2. Pittong
3. Cam không đồng trục
4. SCV ( Van điều khiển nạp )
5. Van phân phối
6. Bơm cấp liệu
b. Nguyên lý vận hành
Píttông B dẫn nhiên liệu vào trong khi pittông A bơm nhiên liệu ra. Do đó, píttông A
và B lần lượt hút nhiên liệu từ bơm cấp liệu vào khoang cao áp và bơm nhiên liệu ra ống
phân phối.
Việc quay của cam lệch tâm làm cho cam vòng quay với một trục lệch. Cam vòng
quay và đẩy một trong hai pittông đi lên trong khi đẩy pittông kia đi xuống hoặc ngược
lại đối với hướng đi xuống.
Piston B bị đẩy xuống để nén nhiên liệu và chuyển nó vào ống phân phối khi píttông
A bị kéo xuống để hút nhiên liệu vào. Ngược lại, khi pittông A được đẩy lên để nén nhiên
liệu và dẫn nó đến ống phân phối thì pittông B được kéo lên để hút nhiên liệu lên.

EBOOKBKMT.COM 3
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Hình 29: Nguyên lý tạo áp suất trong bơm áp cao 2 pitton

c. Bơm cấp liệu

Hình 30 : Bơm cấp liệu kiểu bánh răng


lồng vào nhau
1. Rô to ngoài
2. Rô to trong
3. Bộ phận hút
4. Bộ phận xả
5. Dầu từ thùng dầu vào
6. Dầu đến bơm cao áp

2.1.2. Bơm áp cao loại 3 pitton

EBOOKBKMT.COM 4
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

a. Cấu tạo

Hình 31 : Cấu tạo bơm áp cao loại 3 pitton


1. Trục lệch tâm 6. Bơm cấp liệu
2. Cam lệch tâm 7. PCV- Van ĐK nạp
3. Piston bơm 8. Đường dầu hồi
4. Van nạp 9.Dầu hồi về từ ống rail
5. Lò xo hồi vị 10.Đường dầu đến ống rail

b. Nguyên lý vận hành


Nguyên lý của bơm cao áp dùng có ba píttông như được mô tả và gửi nhiên liệu vào
ống phân phối bằng cách lần lượt hút vào và bơm ra.
Bơm áp cao điều khiển lượng nhiên liệu dẫn vào pittông bằng PCV (van nam châm tỉ
lệ), nó có các chức năng giống như của SCV (van điều khiển hút).

EBOOKBKMT.COM 5
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Hình 32 : Nguyên lý tạo áp suất trong bơm áp cao 3 pittong


c. Bơm cấp liệu

Hình 33 : Bơm cấp liệu kiểu bánh răng ăn khớp


1. Đường dầu vào từ bình nhiên liệu
2.Đường dầu ra khoang cao áp

2.1.3. Bơm áp cao loại 4 pitton


a. Cấu tạo

EBOOKBKMT.COM 6
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

EBOOKBKMT.COM 7
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Hình 34 : Cấu tạo bơm áp cao loại 4 pitton( Dùng cho động cơ 2KD-FTV)
1. SCV 4. Cam lệch tâm
2. Van một chiều 5. Van phân phối
3. Pittong
Nhiên liệu được nạp bởi bơm cấp liệu sẽ di chuyển qua SCV và van một
chiều, và được nén bởi pítttông và được bơm qua van phân phối đến ống phân
phối.

2.2. Ống phân phối


Ống phân phối chứa nhiên liệu sáp suất cao được tạo ra bởi bơm cao áp, và
phân phối nhiên liệu đó qua các ống phun tới các vòi phun của xi lanh
Cảm biến áp suất nhiên liệu phát hiện áp suất trong ống phân phối và truyền
tín hiệu tới ECU.
Trong trường hợp hệ thống bị trục trặc, trong đó áp suất trong ống phân phối
lên cao tới mức không bình thường thì van này mở và xả áp suất. Nhiên liệu được
hồi về bình nhiên liệu.

Hình 35 : Cấu tạo ống phân phối

2.2.1. Bộ hạn chế áp suất

EBOOKBKMT.COM 8
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Bộ hạn chế áp suất không hoạt động Bộ hạn chế áp suất hoạt động
Hình 36 : Hoạt động của bộ hạn chế áp suất

Bộ hạn chế áp suất được vận hành cơ khí thông thường để xả áp suất trong
trường hợp áp suất trong ống phân phối lên cao tới mức không bình thường.

2.2.2. Van xả áp ( Bộ điều chỉnh áp suất )

Hình 37 : Hoạt động của bộ điều chỉnh áp suất.


Khi áp suất nhiên liệu của ống phân phối cao hơn áp suất phun mong muốn thì
van xả áp suất nhận được một tín hiện từ ECU động cơ để mở van và hồi nhiên

EBOOKBKMT.COM 9
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

liệu ngược về bình nhiên liệu để cho áp suất nhiên liệu có thể trở lại áp suất phun
mong muốn.

2.3. Van điều khiển hút . (SCV)


Có nhiều cách gọi van điều khiển hút tùy thuộc vào từng hãng :
Toyota : SCV ( )
Bosch : PCV ( Pressure control vale )
Delphi : IMV ( Inlet Metering Vale )
Nhiên liệu được nạp bởi bơm cấp liệu sẽ di chuyển qua SCV và van một
chiều, và được nén bởi pítttông và được bơm qua van phân phối đến ống phân
phối.
SCV hoạt động dưới sự điều khiển theo chu kỳ làm việc của ECU.
Đồng thời, việc điều khiển dòng điện được thực hiện để hạn chế dòng điện
truyền trong quá trình bật lên “ON”, vì vậy ngăn ngừa cho cuộn dây trong SCV
không bị hư hỏng.
Để điều chỉnh việc tạo áp ra suất nhiên liệu, thì lượng nhiên liệu đi vào bơm
cao áp được điều chỉnh bằng cách thay đổi thời gian mở /đóng của SCV

Hình 38 : Hoạt động của SCV

EBOOKBKMT.COM 10
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

2.4. Vòi phun


Các tín hiện từ ECU được khuếch đại bởi EDU để vận hành vòi phun. Điện áp
cao được sử dụng đặc biệt khi van được mở để mở vòi phun.
Lượng phun và thời điểm phun được điều khiển bằng cách điều chỉnh thời
điểm đóng và mở vòi phun tương tự như trong hệ thống EFI của động cơ xăng.
2.4.1. Cấu tạo
Vòi phun của Common rail khác với vòi phun của hệ thống nhiên liệu Diesel
thông thường ở chỗ gồm 2 phần :
+ Phần trên là một van điện tử được điều khiển từ ECU hoặc EDU
+ Phần dưới là phần vòi phun cơ khí nhưng cũng rất khác vơí vòi phun thông
thường: Đó là lò xo rất cứng của vòi phun thông thường được thay bằng một chốt
tỳ khá dài ( dài nhất của vòi phun).
Để đóng chặt kim phun thì phải cấp áp suất rail vào khoang chốt tỳ . Khoang
chốt tỳ có 2 van tiết lưu :
+ Tiết lưu số 1 : Thông với reco tyo cao áp từ ống phân phối đến
+ Tiết lưu số 2 : Thông với khoang của van điện ( để nếu van điện mở thì áp
suất ở khoang chốt tỳ sẽ xả về đường dầu hồi ).

EBOOKBKMT.COM 11
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Hình 39 : Cấu tạo vòi phun


1. Van ngoài 6. Van trong
2.Tiết lưu 2 7. Đường dầu
hồi
3. Tiết lưu 1 8. Khoang chốt
tỳ
4. Đường dầu từ ống phân 9.Lò xo hồi vị
phối
5. Chốt tỳ 10.Kim phun

2.4.2. Hoạt động


Khi động cơ khởi động bơm áp cao sẽ nén dầu đến áp suất rail cấp vào ống
phân phối và từ ống phân phối thông qua các tyo cao áp cấp điện đến các vòi phun
chờ sẵn. Ở đường vào của vòi phun thì dầu cao áp chia thành 2 hướng:
+ Hướng 1 : Cấp xuống khoang kim phun

EBOOKBKMT.COM 12
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

+ Hướng 2 : Thông qua van tiết lưu 1 được cấp vào khoang chốt tỳ
Trường hợp không phun : Nếu lúc này ECU chưa cấp xung điều khiển vào
van điện của vòi phun thì lò xo van điện đẩy van ngoài xuống đóng kín đường dầu
hồi ở khoang chốt tỳ . Do đó áp suất rail phía trên chốt tỳ sẽ tạo áp lực đè chặt kim
phun không cho vòi phun dầu.
Trường hợp phun : Nếu ECU cấp xung điều khiển vào van điện tạo từ trường
hút van ngoài và mở đường hồi dầu làm mất áp suất đè chốt tỳ. Khi đó áp suất rail
ở khoang kim phun sẽ đẩy kim phun cùng chốt tỳ đi lên để phun dầu vào buồng
cháy động cơ
Khi kết thúc xung điều khiển phun thì lò xo ở van điện đẩy van ngoài đóng đường
dầu hồi. Lúc này dầu ở áp suất rail lại thông qua tiết lưu 1 để cấp vào khoang chốt
tỳ tạo áp lực đè chặt kim phun kết thúc hành trình phun.

2.4.4. Điện trở vòi phun

EBOOKBKMT.COM 13
Trường Đại Học SPKT Hưng Yên Khoa Cơ Khí Động Lực

Hình 40 : Điện trở vòi phun

Với cùng một khoảng thời gian phun, sự không khớp cơ khí vẫn đang gây ra
sự khác biệt về lượng phun của mỗi vòi phun.
Để đảm bảo cho ECU hiệu chỉnh những sự không khớp đó các vòi phun được
bố trí một điện trở điều chỉnh đối với từng vòi phun
Trên cơ sở thông tin nhận được từ mỗi điện trở điều chỉnh ECU sẽ hiệu chỉnh
sự không khớp về lượng phun giữa các vòi phun. Những điện trở điều chỉnh đó
được cung cấp để tạo cho ECU khả năng nhận biết các vòi phun, và chúng không
được nối vào mạch vòi phun.

EBOOKBKMT.COM 14

You might also like