You are on page 1of 4

Câu 3 : Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống i-VTEC

i-VTEC là hệ thống được phát triển dựa trện sự kết hợp hệ thống VTEC
(Variable Valve Timing & Lift Electronic Control) và hệ thống VTC (Variable
Overlap Timing Control). Trong đó VTC là hệ thống điều khiển biến thiên van
theo thời gian. VTC giúp thay đổi góc lệch của cam nạp và cam xả trên cùng
một xi lanh nhằm thay đổi góc trùng điệp của xupáp nạp và xupáp xả.

- Cấu tạo :

+ Hệ thống VTEC có chức năng xoay cam cam phối khí theo chế độ tốc độ
động cơ. Số vòng quay nhỏ thì xoay cam để giảm hành trình đóng mở của xu
páp. Khi tăng tải trọng và tăng số vóng quay thì xoay cam để tăng hành trình
đóng mở của xu páp qua cơ cấu điều chỉnh con đội.
+ Hệ thống VTC có chức năng thay đổi góc lệch của cam nạp và cam thải của
cùng một xy lanh để thay đổi góc trùng điệp của xú páp nạp & xu páp thải. Hệ
thống VTC hoạt động theo tải của động cơ.

i-VTEC là một sự cải tiến và phát triển từ VTEC, theo đó đã bổ sung thêm Hệ
Thống Điều Khiển Biến Thiên Van Theo Thời Gian – Variable Timing Control
– VTC. Ở đây, động cơ có thiết kế trục cam đặc biệt, cho phép điều khiển thời
điểm đóng/mở cam nạp 1 cách liên tục theo toàn dải tốc độ động cơ. Nhờ vào sự
phối hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau như vị trí trục cam, thời điểm đánh lửa,
thông tin từ cảm biến Oxy và vị trí bướm gas, thời gian mở của van có thể kéo
dài đến 50 độ, thay vì 25 độ như trên trục cam của động cơ Honda K24A2. Rất
giống với VTEC, bánh răng của trục cam được điều khiển bởi hệ thống điện và
dẫn động thủy lực. Kết quả của quá trình là hệ thống đã tối ưu được thời điểm
đánh lửa, tăng góc trùng điệp (góc mà cả 2 van nạp và xả cùng mở) từ đó nâng
cao mức công suất tối đa của động cơ. Dễ nhận ra rằng, ký tự “i”  chính là chữ
viết tắt của “intelligent” ( tạm dịch là “thông minh”). Sự kết hợp giữa VTEC và
VTC đã tạo ra một sự cân đối giữa hiệu năng động cơ và lượng khí thải ra mô
trường. Nói dễ hiểu, hệ thống đã giúp động cơ đạt được mức công suất mong
muốn nhưng lại tiêu tốn ít nhiên liệu hơn,từ đó xả thải ít hơn.

Honda đã thiết kế ra 2 phiên bản khác nhau của i-VTEC, đó là i-VTEC hiệu
năng cao và i-VTEC tiết kiệm nhiên liệu. Phiên bản hiệu năng cao cũng hoạt
động giống như các động cơ VTEC khác, nhưng được trang bị thêm VTC.
Trong khi đó, phiên bản tiết kiệm nhiên liệu lại hoạt động hơi khác một chút.
Theo đó, Honda không áp dụng VTEC trên trục cam xả của họ, đồng thời, trục
cam nạp lại chỉ có 2 van trên 1 xy-lanh thôi. Lúc này, ở trạng thái bính thường
(vòng tua thấp), chỉ có 1 van nạp hoạt động, trong khi van còn lại được thiết kế
ở trạng thái chờ, tức độ mở của van này vẫn có nhưng rất bé. Dễ đoán được, khi
VTEC được kích hoạt, cả 2 van nạp lại hoạt động bình thường. Điều này giúp
động cơ đáp ứng được mức công suất thiết kế ở tốc độ cao, nhưng lại cho khả
năng tiết kiệm nhiên liệu ở vòng tua thấp. Thậm chí, VTC trên loại i-VTEC này
cũng hoạt động khác thường nhằm hạn chế tối đa lượng khí thải phát ra. Kết quả
là, các kỹ sư tạo ra một xoáy lốc đặc biệt trong buồn đốt, giúp hòa khí được hòa
trộn tốt hơn, dẫn đến việc hòa khí được cháy sạch hơn, đưa đến một hiệu năng
sử dụng nhiên liệu ấn tượng, nhưng bù lại không cần quá nhiều công suất. Ở tốc
độ 2.200 vòng/phút, cả 2 van nạp đều mở, nhưng độ nâng và thời gian mở của
cả 2 van lại không được tăng lên như hệ thống VTEC truyền thống, điều này đã
khiến các fan của Honda vô cùng thất vọng. Do đó, vào năm 2012, Honda chỉ
cung cấp phiên bản i-VTUEC tiết kiệm nhiên liệu và từ bỏ i-VTEC hiệu năng
cao

Câu 4 : Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống VVTL-i;;

- Cấu tạo :

+ Van điều khiển dầu

+ Cơ cấu cam dùng 2 vấu


+ Cơ cấu chuyển vấu cam

+ Mô đun điều khiển hệ thống VVTL-i

+ Cảm biến vị trí trục khuỷu

+ Cảm biến tốc độ động cơ

+ Cảm biến nhiệt độ

+ Công tắc áp suất dầu

+ Cảm biến vi trí trục cam

Hệ thống VVTL-i dựa trên hệ thống VVT-i và áp dụng một cơ cấu đổi vấu cam
thay đổi hành trình của xupap nạp và xả. Điều này cho phép được công suất cao
mà không ảnh hưởng đến tính kinh tế nhiên liệu hay ô nhiễm khi xả.
Cơ cấu chuyển vấu cam, ECU động cơ chuyển giữa 2 vấu cam bằng van điều
khiển dầu VVTL dựa trên các tín hiệu từ cảm biến nhiệt động nước làm mát và
cảm biến vị trí trục khuỷu.
Hoạt động của hệ thống VVTL-i

1. Tốc độ thấp và trung bình ( tốc độ động cơ: dưới 6000v/p )

Van điều khiển dầu mở phía xả. Do đó, áp suất dầu không tác dụng lên cơ cấu
chuyển vấu cam. Áp suất dầu không tác dụng lên chốt hãm. Do đó, chốt hãm bọ
ấn bằng lò xo hồi theo hướng nhả khóa. Như vậy, chốt đệm sẽ lặp lại chuyển
động tịnh tiến vô hiệu hóa. Do đó nó sẽ dẫn động xupap bằng cam tốc độ thấp
và trung bình.

2. Tốc độ cao ( Tốc độ động cơ: trên 6000 v/p/nhiệt độ nước làm mát cao
hơn 60 độ C )
Phía cửa xả của van điều khiển dầu được đóng lại sao cho áp suất dầu tác dụng
lên phía cam tốc độ cao của cơ cấu chuyển vấu cam.
Lúc này, bên trong cò một, áp suất dầu ấn chốt hãm bên dưới chốt đệm để giữ
chốt đệm và cò mổ. Do đó, cam tốc độ cao ấn xuống cò mổ trước khi cam tốc
độ thấp và trung bình tiếp xúc với con lăn. Nó dẫn động các xupap bằng cam
tốc độ cao. Lúc này, ECU động cơ đồng thời phát hiện rằng vấu cam đã được
chuyển sang vấn cam tốc độ cao dựa trên tín hiệu từ công tắc áp suất dầu.

You might also like