You are on page 1of 5

Câu hỏi: Nêu ưu điểm của điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 bằng máy tính?

(slide 72)

Điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng máy tính có những ưu điểm sau:
- Tăng hiệu suất động cơ: bằng cách điều chỉnh góc đánh lửa sớm từ các tín hiệu thu
thập từ các cảm biến gửi về ECU và tín hiệu từ ECU tính toán ra góc đánh lửa
sớm. Đảm bảo rằng đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong thời điểm tối ưu, cải thiện
hiệu suất tổng thể của động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu: góc đánh lửa chính xác giúp tối ưu việc đốt cháy nhiên liệu
hơn, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và giảm lượng khí thải.
- Giảm rung lắc động cơ
- Điều chỉnh linh hoạt: từ góc đánh lửa ban đầu khi mới khởi động, tùy vào chế độ
làm việc, điều kiện làm việc của động cơ và ô tô mà ECU lần lượt điều chỉnh góc
đánh lửa sớm qua các góc đánh lửa cơ bản (phụ thuộc vào tốc độ và tải động cơ)
và góc đánh lửa hiệu chỉnh (phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát, chống kích nổ,
yêu cầu của ô tô,…). Việc điều chỉnh này xảy ra linh hoạt, phản ứng tùy vào tình
huống cụ thể của động cơ và ô tô.
- Tích hợp với hệ thống khác: Hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử thường được
tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống kiểm soát động cơ và hệ thống chống
trượt, giúp tối ưu hóa hiệu suất tổng thể của ô tô.
Câu hỏi: Xét trường hợp động cơ 4 xilanh, sử dụng bộ chia điện và các cảm biến Ne, Ge
kiểu điện từ. (slide 73):
1. Tính tốc độ động cơ 𝑛𝑒 (vg/ph) khi biết chu kì 𝑇𝐺𝑒?
Chu kì TGe : chu kì của vị trí trục cam.
Chu kì TNe : chu kì của vị trí trục khuỷu.
Ta có trục khuỷu quay 2 vòng thì trục cam quay 1 vòng, vậy TGe = 2TNe
2π 60 120
ne (rad/s) = T  ne (vg/ph) = T = T
Ne Ne ¿
2. Xác định thời điểm trục khuỷu ở vị trí 𝜃𝑖𝑔𝑛 để điều khiển đánh lửa khi biết chu kì
(a) 𝑇𝑁𝑒 hoặc (b) 𝑇𝐺𝑒?

Khi động cơ hoạt động ở một tốc độ nhất định ne (vg/ph), khi này thời điểm đánh
lửa sớm 𝜃𝑖𝑔𝑛 được xác định bởi chu kì của xung cảm biến vị trí trục cam hoặc
xung của cảm biến vị trí trục khuỷu, Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu Ne
(điểm B), sau khi nhận tín hiệu Ge (điểm A), ECU xác định rằng đây là góc thời
điểm đánh lửa ban đầu khi trục khuỷu đạt đến 5 ° , 7 °, hoặc 10 ° BTDC
Câu hỏi: Dấu hiệu nhận biết bên ngoài động cơ khi xảy ra kích nổ? (slide 74)
- Cháy kích nổ là hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu tự bốc cháy khi màng lửa từ bugi
chưa kịp lan truyền tới, hiện tượng này xảy ra do bức xạ nhiệt và do kết quả của sự
nhả nhiệt phần hòa khí đã cháy gây ra. Hiện tượng cháy kích nổ mang tính nổ phá,
tốc độ cháy nhanh làm cho nhiệt độ và áp suất tăng lên đột ngột, tạo nên sóng áp
suất, truyền đi mọi phương trong xylanh với tốc độ truyền âm.
- Cháy kích nổ gây tiếng gõ kim loại đanh và sắc, rung giật động cơ và xuất hiện
khói đen, tàn than đỏ gián đoạn trong dòng khí xả.
Câu hỏi: (slide 75)
1. Kích nổ và cháy sớm là gì?
Kích nổ được trình bày ở câu hỏi trên.
Cháy sớm (hoặc đánh lửa bề mặt) là hiện tượng cháy xảy ra trước khi bugi bật tia
lửa điện, làm sai quy luật cháy bình thường của động cơ.
2. Kích nổ xảy ra trước hay sau khi đánh lửa? Giải thích?
Như đã trình bày ở câu hỏi trước, kích nổ xảy ra sau khi đánh lửa. Sau khi bugi bật
tia lửa điện và hình thành màng lửa thì màng lửa bắt đầu lan truyền. Trong quá
trình lan truyền, áp suất và nhiệt độ phần hòa khí ở phía trước màng lửa tăng lên
liên tục do bức xạ nhiệt và do bị chèn ép bởi kết quả nhả nhiệt của phần hòa khí đã
cháy gây ra, làm gia tăng phản ứng hóa học tại khu vực phía trước màng lửa. Càng
ở xa màng lửa trung tâm, phản ứng phía trước màng lửa của hòa khí càng sâu. Nếu
màng lửa lan tới kịp thời đốt cháy số hòa khí này thì đó là hiện tượng cháy bình
thường. Nếu số hòa khí trên tự phát hỏa bốc cháy khi màng lửa chưa lan tới sẽ tạo
nên màng lửa mới.
3. Kích nổ khác với cháy sớm (tự cháy) như thế nào?
Cháy sớm và cháy kích nổ là hai hiện tượng khác nhau. Cháy sớm là do kết quả
châm cháy hòa khí của một điểm hoặc một diện tích nhỏ không tạo ra sóng áp
suất, còn kích nổ là kết quả tự phát hỏa của phần hòa khí ở khu vực cuối hành
trình màng lửa, khi màng lửa chưa lan tới, do bị chèn ép ngày càng mạnh của
những phần môi chất đã cháy gây ra, cháy kích nổ xuất hiện sau khi đã bật tia lửa
điện và cháy kích nổ tạo ra sóng áp suất truyền qua lại bên trong xilanh động cơ.
Câu hỏi: Mục tiêu của chống kích nổ bằng điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 ở động cơ xăng?
Để tránh kích nổ trong xilanh thì người ta thường nhiều chỉnh góc đánh lửa sớm và nhiên
liệu. Mục tiêu của điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 là để điều chỉnh quá trình cháy kịp thời, nhiệt lượng
sinh ra được lợi dụng tốt, công suất và hiệu suất động cơ cao nhất. Lúc đó tốc độ
tăng áp suất cũng như áp suất cực đại khi cháy đều không lớn quá, góc đánh lửa sớm
khi này được gọi là góc đánh lửa tối ưu.
Câu hỏi: Dấu hiệu ở động cơ khi cảm biến kích nổ bị hư, lỗi?
Bị sụt giảm công suất, quạt gió quay mạnh, nhiệt độ nước làm mát tăng cao bất thường,
lượng nhiên liệu tiêu hao nhiều, khó khởi động, đồng thời xe xuất hiện những tiếng nổ
lụp bụp tại ống xả và đèn check engine sáng.
Câu hỏi: Trình bày nguyên lý đo tốc độ và xác định góc đánh lửa sớm của đèn cân lửa?
Những lưu ý khi sử dụng đèn cân lửa?
- Đọc hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn an toàn của đèn.
- Giữ an toàn tại khu vực làm việc
- An toàn điện: không để dụng cụ tiếp xúc với mưa hoặc điều kiện ẩm ướt.
- Không sử dụng dây điện để mang, kéo, rút dụng cụ. Giữ dây tránh xa nguồn nhiệt,
dầu, các cạnh sắc hoặc các bộ phận chuyển động. Dây hỏng hoặc vướng víu làm
tăng nguy cơ bị giật điện.
Câu hỏi:
1. Tình trạng đầu bugi cho biết tình trạng các hệ thống chức năng trên động cơ
như thế nào? (slide 83)

- Bugi đóng muội than: do lọc khí bị dơ, xe để chế độ dư xăng, xe lâu ngày không
sử dụng; do chọn sai loại bugi có chỉ số nhiệt quá cao,…
- Bugi đóng cặn nhớt: lọt dầu bôi trơn vào xylanh, do thành xylanh hoặc xéc măng
có hiện tượng bị gãy hoặc lắp sai vị trí.
- Dính nước: do động cơ xe ngập nước, nước tràn vào xylanh. Hoặc bugi bị ướt do
sử dụng xăng giả, xăng kém chất lượng.
- Cháy: do động cơ hoặc bugi bị quá nhiệt
- Mòn điện cực: do các nguyên nhân như: chất cháy đóng cặn trong buồng đốt, bô
bin hỏng, supap hỏng, chất lượng nhiên liệu kém.
- Vỡ điện cực: do các nguyên nhân khác như: chất cháy đóng cặn trong buồng đốt,
bô bin hỏng, supap hỏng, chất lượng nhiên liệu kém.
2. Dùng bugi có hệ số nhiệt không phù hợp có thể dẫn đến những tình trạng đầu bugi như
thế nào?
- Khi chỉ số nhiệt quá cao, nhiệt độ bugi vẫn quá thấp gây ra chất cặn tích tụ ở đầu
đánh lửa. Chất cặn sẽ tạo thành đường rò rỉ điện, dẫn đến đánh lửa kém.
- Khi chỉ số nhiệt quá thấp, nhiệt độ bugi tăng quá cao gây nên sự đốt cháy bất
thường (đánh lửa trước). Điều này làm cho điện cực bugi bị chảy, có thể gây
nghẽn pit-tông.
Câu hỏi: (slide 87)
1. Dấu hiệu khi có xilanh bị mất lửa?
Động cơ mất lửa sẽ bị rung giật, chạy thô (không đều), thiếu công suất. Đèn check
engine sáng.
2. Phương pháp kiểm tra nhanh xylanh bị mất lửa?
- Dùng máy chẩn đoán.
- Có thể kiểm tra mất lửa bằng cách tháo bobin đánh lửa hoặc bugi tại từng máy rồi
nổ máy, nếu tại máy nào sau khi tháo mà động cơ vẫn hoạt động như ban đầu thì
xác định mất lửa tại máy đó.
3. Hiện tượng mất lửa gây ảnh hưởng đến hoạt động xử lý khí thải của động cơ như
thế nào?
4. Giải pháp tự động dò tìm xilanh bị mất lửa?
Dùng dụng cụ chẩn đoán.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống CDI-DC? (slide 96)

You might also like